BỘ
NỘI VỤ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
79-TC-CQTT
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 01 năm 1958
|
THÔNG TƯ
VỀ TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN Ở CÁC THỊ XÃ
Kính gửi:
|
- Ủy ban Hành chính Khu Tự trị
Việt Bắc, Khu Tả Ngạn, Khu Tự trị Thái-Mèo, Khu 3, Khu 4, Khu Hồng Quảng, Ban
Cán sự Lào – Hà – Yên.
- Ủy ban Hành chính Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Hải Ninh
|
Bộ có nhận được một số đề nghị của
Ủy ban Hành chính khu và tỉnh đổi thị trấn thành thị xã hoặc chia thị xã thành
khu phố, hoặc sửa đổi lại địa giới thị xã.
Căn cứ vào yêu cầu trên, và để bổ
khuyết cho thông tư số 03-TT/TC ngày 27-02-1953 của Bộ về việc quy định tổ chức
chính quyền ở các thị xã thị trấn, thông tư này nêu thêm những nét lớn về mấy vấn
đề sau đây:
I. – Tiêu chuẩn để lập thị xã.
II. – Khi nào thì thị xã cần
chia khu phố.
III. – Tổ chức chính quyền và tổ
chức nhân dân ở thị xã.
IV. - Địa giới của thị xã.
I. TIÊU CHUẨN
ĐỂ LẬP THỊ XÃ
Thị xã là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa của một tỉnh.
Về Chính trị: là trung tâm hành
chính và chính trị của một tỉnh. Dân cư đông, có các tầng lớp và tôn giáo khác
nhau, nhưng chủ yếu là nơi tập trung công nhân và nhân dân lao động làm nghề tiểu
thủ công.
Về kinh tế: là nơi tập trung
công thương nghiệp, có nhiều nghề thủ công, có nhiều cửa hàng có đường giao
thông vận tải. Có nơi có xí nghiệp, nhà máy.
Về văn hóa: có các trường học của
tỉnh, có câu lạc bộ hoặc nhà thông tin, có nơi có rạp hát, rạp chiếu bóng.
Các đặc điểm kể trên của thị xã
là đặc điểm của tỉnh lỵ. Do đó tỉnh lỵ tổ chức thành thị xã. Những nơi không phải
là tỉnh lỵ, dân số 4.000 người trở lên tình hình chính trị, kinh tế văn hóa có
những nét gần giống như đặc điểm của tỉnh lỵ và cần thiết phải tỉnh trực tiếp
lãnh đạo, thì cũng có thể tổ chức thành thị xã được.
Việc thành lập hay bãi bỏ một thị
xã là việc sửa đổi lại địa giới một thị xã do Thủ tướng phủ ra nghị định, theo
đề nghị của Bộ Nội vụ (theo sắc lệnh số 21-SL ngày 12-02-1950).
II. – KHI NÀO
THÌ THỊ XÃ CẦN CHIA KHU PHỐ
Những thị xã dân số còn ít chưa
tới 1 vạn người thì không nên chia khu phố, như vậy để cho tổ chức đỡ cồng kềnh
và công tác lãnh đạo của Ủy ban Hành chính thị xã được sát với dân phố hơn.
Chỉ khi nào dân số thị xã có từ
một vạn người trở lên, hoặc còn dưới một ít nhưng địa giới thị xã rộng (độ 4, 5
cây số vuông trở lên) dân ở thành nhiều khu vực, khu nọ cách khu kia hàng cây số,
thì mới cần chia thành khu phố. Dân phố một khu phố khoảng từ 2.000 đến 4.000
người.
Khi ghép một số phố (và xóm) nào
ở trong thị xã để thành lập khu phố mà dân số còn dưới mức tối thiểu một ít,
thì có thể châm chước nếu là một khu vực biệt lập, không còn phố (và xóm) nào ở
gần đó để ghép thêm, hoặc là một khu vực thuần chất về phương diện dân tộc, hay
nghề nghiệp cần thiết lập thành khu phố riêng.
Ủy ban Hành chính tỉnh phải báo
cáo các dự kiến chia một thị xã thành khu phố lên Ủy ban Hành chính khu xét duyệt;
trước khi thực hiện, Ủy ban Hành chính khu sẽ báo cáo lên Bộ Nội vụ.
III. - TỔ CHỨC
CHÍNH QUYỀN VÀ TỔ CHỨC NHÂN DÂN Ở THỊ XÃ
1) Tổ chức chính quyền xã:
a – Hội đồng nhân dân và Ủy ban
Hành chính thị xã.
b – Các Ủy ban Hành chính khu phố
(ở các thị xã có khu phố)
a) Hội đồng nhân dân và Ủy ban
Hành chính thị xã:
Hội đồng nhân dân thị xã là cơ
quan chính quyền cao nhất ở thị xã, do nhân dân thị xã bầu ra. Ủy ban Hành
chính thị xã có từ 5 đến 7 ủy viên do Hội đồng nhân dân thị xã bầu ra. Khi chưa
bầu cử Hội đồng nhân dân thì Ủy ban Hành chính thị xã do trên chỉ định (Ủy ban
Hành chính tỉnh đề nghị, Ủy ban Hành chính khu xét duyệt).
Đối với khu không có cấp tỉnh
thì thị xã trực thuộc khu.
Ủy ban Hành chính thị xã và Ủy
ban Hành chính huyện đều là cấp chính quyền trực thuộc tỉnh. Nhưng hầu hết thị
xã là tỉnh lỵ, Ủy ban Hành chính thị xã ở cạnh Ủy ban Hành chính tỉnh (mọi công
tác lãnh đạo, thực hiện ở thị xã đều ảnh hưởng rộng lớn trong toàn tỉnh) do đó
quyền hạn nhiệm vụ của Ủy ban Hành chính thị xã so với Ủy ban Hành chính huyện
có điểm khác nhau vì Ủy ban Hành chính thị xã làm nhiệm vụ cơ sở và thừa hành
nhiều, phải trực tiếp nắm tình hình, trực tiếp giải quyết công việc với dân.
b) Các Ủy ban Hành chính khu phố:
Ở những thị xã có khu phố, thì mỗi
khu phố có một Ủy ban Hành chính khu phố gồm từ 5 đến 7 ủy viên là cơ quan đại
diện cho Ủy ban Hành chính thị xã, làm một số công tác hành chính ở khu phố:
Thi hành và giúp đỡ Ủy ban Hành
chính thị xã lãnh đạo nhân dân thực hiện các sắc lệnh, pháp luật, thông tư, chỉ
thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ.
- Thị thực một số giấy tờ về
hành chính (đơn xin kinh doanh, xin đổi giấy thông hành, v.v…).
- Quản lý một số công tác về văn
hóa xã hội như: vận động nhân dân đi học bình dân học vụ, bài trừ tệ nạn xã hội,
giáo dục vệ sinh phòng bệnh,v.v…
- Giúp đỡ Ủy ban Hành chính thị
xã bảo vệ tài sản công cộng, duy trì bảo vệ trị an (quản lý hộ khẩu) (phối hợp
với đồn công an thị xã).
- Giúp đỡ các cán bộ của cơ quan
chuyên môn khi xuống khu phố thực hiện nhiệm vụ.
- Phản ảnh ý kiến và nguyện vọng
của nhân dân.
Ủy ban Hành chính khu phố do Ủy ban
Hành chính thị xã nghiên cứu chỉ định rồi báo cáo lên Ủy ban Hành chính tỉnh
xét duyệt. Khi nghiên cứu chỉ định cần thăm dò ý kiến nhân dân.
Ủy ban Hành chính khu phố làm việc
có con dấu và trụ sở. Dấu của Ủy ban Hành chính khu phố tạm theo khuôn khổ của Ủy
ban Hành chính xã.
2) Tổ chức nhân dân gồm có:
a - Ban đại diện và Ban bảo vệ.
b - Tổ nhân dân
a) Các ban đại biểu và Ban bảo vệ:
Thị xã căn cứ theo khu vực cư
trú và quản lý hộ khẩu chia ra thành nhiều tiểu khu. Mỗi tiểu khu có một ban đại
diện và một ban bảo vệ đều là những tổ chức quần chúng do nhân dân ở cùng một
tiểu khu bầu ra. Phạm việc quản lý của ban đại biểu (và ban bảo vệ cần thống nhất
chỉ nên từ 120 đến 200 hộ, số hộ vừa phải sẽ tiện hiểu nhau; yêu cầu về lợi ích
cũng tương đối để nhất trí. Mỗi ban đại biểu gồm một số ủy viên bằng tổng số tổ
nhân dân của tiểu khu đó. Mỗi chỗ nhân dân ở trong tiểu khu sẽ lựa chọn bầu ra
một người làm ủy viên của ban đại biểu. Các ủy viên sẽ cử ra một Trưởng ban và
một hay hai Phó ban Thủ trưởng, Phó ban, các ủy viên khác cần trực tiếp kiêm
nhiệm tổ trưởng tổ nhân dân. Ban đại biểu tuy có giúp đỡ chính quyền thúc đẩy
tiến hành các công tác, nhưng không phải là: một cơ quan chính quyền, mà là một
tổ chức của nhân dân lập ra để tự giải quyết những công việc thuộc lợi ích công
cộng của nhân dân (dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Hành chính thị xã, hoặc Ủy ban
Hành chính khu phố).
Nhiệm vụ là:
- Làm những việc có liên quan đến
lợi ích công cộng của toàn thể nhân dân ở trong tiểu khu như: tổ chức tương trợ
đói, rét, làm vệ sinh đường phố, giải quyết địa điểm làm lớp học Bình dân học vụ,
v.v… (lợi ích công cộng của nhân dân rất rộng và bao quát phải căn cứ vào tình
hình thực tế và yêu cầu của từng tiểu khu mà đặt trọng tâm, trọng điểm thực hiện).
- Phản ảnh ý kiến và yêu cầu của
nhân dân lên Ủy ban Hành chính thị xã (thị xã không có khu phố) hoặc lên Ủy ban
Hành chính khu phố (thị xã có khu phố). (Ý kiến và yêu cầu của nhân dân có nhiều,
cần tập trung phản ảnh những việc có quan hệ đến lợi ích công cộng, những ý kiến
và thắc mắc hoặc bổ sung của nhân dân về chính sách).
- Động viên nhân dân hưởng ứng
và tuân theo pháp luật của Chính phủ.
- Phối hợp với bảo vệ làm công
tác trị an (đề cao cảnh giác của quần chúng, nhắc nhở tuân theo trật tự chung,
thể lệ bảo đảm trị an).
Trước đây để giúp việc chuyên
môn cho Ủy ban Hành chính khu phố, ở một số nơi có tổ chức ra những tiểu ban
(như tiểu ban Bình dân học vụ, tiểu ban Y tế v.v…) nay không nên tổ chức nữa vì
nhiệm vụ của các tiểu ban đó đã nằm trong nhiệm vụ của các ban đại biểu.
Trường hợp ban đại biểu cần thêm
người phụ lực chăm lo một số việc (khi khối lượng nhiều) thì có thể động viên sử
dụng các phần tử tích cực ở các tổ nhân dân.
b) Tổ nhân dân:
Dưới ban Đại biểu có các tổ nhân
dân; mỗi tổ gồm từ 15 hộ đến 20 hộ có một tổ trưởng và một hay hai tổ phó.
3. Quan hệ giữa các tổ chức ở thị
xã:
a) Ủy ban Hành chính thị xã với
các cơ quan chuyên môn:
Các cơ quan chuyên môn ở thị xã
cần phải đặt nề nếp liên hệ chặt chẽ với thị xã để thị xã kết hợp được việc thực
hiện chủ trương của ngành đó với công tác lãnh đạo nhân dân thị xã.
Ngoài ra hiện nay cần phân biệt
những loại công tác chuyên môn nào mà tỉnh giao cho Ủy ban Hành chính thị xã phụ
trách thì từ việc lập chương trình đến kế hoạch thực hiện, cơ quan chuyên môn
đó phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban Hành chính thị xã, còn lọai công
tác nào tỉnh trực tiếp nắm một phần, thị xã một phần thì phải định rõ việc nào
cơ quan chuyên môn báo cáo với thị xã, việc nào không.
b) Ủy ban Hành chính thị xã với Ủy
ban Hành chính Khu phố:
Ủy ban Hành chính thị xã cần
quan niệm đúng tính chất và nhiệm vụ của Ủy ban Hành chính khu phố (như đã nói
trên), để tránh tình trạng nhất nhất mọi việc đều dồn xuống Ủy ban Hành chính
khu phố. Các ủy viên trong Ủy ban Hành chính thị xã cần phân công nắm khu phố
và đi sát giúp đỡ Ủy ban Hành chính khu phố
c) Ủy ban Hành chính thị xã, Ủy
ban Hành chính khu phố với các ban Đại biểu:
Để kịp thời nắm vững công tác đường
lối và để chỉ đạo thiết thực các ban đại biểu, Ủy ban Hành chính thị xã (ở thị
xã không có khu phố) Ủy ban Hành chính khu phố (ở thị xã có khu phố) cần phải
tìm hiểu công tác của ban đại biểu và bố trí thời gian để có ủy viên tham gia
các cuộc họp của ban đại biểu. Khi chỉ đạo cần chú ý thống nhất kết hợp hoạt động
của ban đại biểu với hoạt động của các tổ chức đoàn thể khác, tránh tình trạng
dẫm chân nhau.
d) Các ban Đại biểu với nhân dân
trong tiểu khu:
Khi tiến hành công tác, ban đại
biểu phải dựa vào tính tích cực và tự động tính của nhân dân mà động viên nhân
dân tự giác tiến hành, tránh cưỡng bức, mệnh lệnh. Mỗi người dân cần phải tích
cực thi hành và vận động người khác thi hành chủ trương công tác của ban đại biểu.
IV. - ĐỊA GIỚI
CỦA THỊ XÃ
Trong kháng chiến vì sự cần thiết
cho công tác đấu tranh với địch, nên có địa phương đã sát nhập vào thị xã một số
thôn, xã ngoại thị.
Nay cần nghiên cứu để chỉ giữ lại
những thôn xã có quan hệ thật mật thiết với thị xã, cần thiết ngay cho sự phát
triển về kinh tế và an ninh trật tự của thị xã, còn các thôn xã khác thì trả về
huyện cũ. Như vậy vừa thích hợp với tình hình lãnh đạo, vừa thuận lợi cho việc
xây dựng kiến thiết thị xã; chỉ trường hợp thực đặc biệt có thôn xã nào mà việc
trả về huyện sẽ gây những khó khăn trở ngại lớn, khó cho thôn xã đó khắc phục
được, thì mới giữ lại vào thị xã.
Khi trả các thôn xã về huyện cần
chú ý giáo dục, vận động, để nhân dân thuận tình.
Đối với các thôn xã nào tuy hiện
nay cũng có quan hệ phần nào về chính trị, kinh tế, đối với thị xã, nguyện vọng
của nhân dân ở những nơi này cũng muốn được sát nhập vào thị xã, nhưng nếu
nghiên cứu thấy tính chất nông thôn còn nặng, không sát nhập ngay vào thị xã
cũng được, chưa gây nên khó khăn trở ngại gì, thì không nên sát nhập vội. Tương
lai thực sự cần thiết đến đâu sẽ đặt vấn đề sát nhập đến đó.
Thông tư này nêu lên một số nét
lớn về tổ chức của thị xã để các Ủy ban căn cứ vào đó hướng dẫn thi hành. Trong
khi thi hành nếu gặp khó khăn hoặc có kinh nghiệm gì mới thì kịp thời báo cho Bộ
biết.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Phan Kế Toại
|