Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 63/2020/TT-BCA điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông

Số hiệu: 63/2020/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 19/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông

Ngày 19/6/2020, Bộ Công an ban hành Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Theo đó, vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì thời gian điều tra, xác minh, giải quyết như sau:

- Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày;

Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông.

- Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần có thêm thời gian xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn;

Việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính.

Thông tư 63/2020/TT-BCA có hiệu lực ngày 01/01/2021.

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/2020/TT-BCA

Hà Nội, ngày 19 tháng 6 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 20 tháng 6 năm 2017);

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật trưng mua, trưng dụng tài sản ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ (sau đây gọi chung là tai nạn giao thông) của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Công an các đơn vị, địa phương.

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ (sau đây gọi chung là cán bộ Cảnh sát giao thông).

3. Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân có liên quan.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Điều 3. Nguyên tắc điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

1. Tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra phải được điều tra, giải quyết nhanh chóng, kịp thời, chính xác, khách quan, toàn diện; các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, xử lý tin báo về tai nạn giao thông phải khẩn trương cử cán bộ đến hiện trường để giải quyết theo quy định Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong Công an nhân dân khi điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông bảo đảm tập trung, thống nhất theo chỉ đạo của Thủ trưởng Công an các cấp. Cơ quan, đơn vị, cá nhân cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

3. Không được lợi dụng, lạm dụng công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Điều 4. Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

1. Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã học nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định.

2. Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên.

3. Đã được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TỔ CHỨC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ TIN BÁO VÀ GIẢI QUYẾT BAN ĐẦU

Điều 5. Tổ chức tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông

1. Các đơn vị Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp nhận tin báo:

a) Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Đội Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện);

b) Phòng Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ; Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh);

c) Cục Cảnh sát giao thông.

2. Các cơ quan, đơn vị nói trên phải tổ chức trực ban tiếp nhận đầy đủ các tin báo về tai nạn giao thông. Địa điểm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan, số điện thoại, có cán bộ trực 24/24 giờ và thông báo rộng rãi để mọi người biết.

3. Tiếp nhận tin báo tại trụ sở đơn vị

Cán bộ nhận tin báo về vụ tai nạn giao thông phải hỏi rõ và ghi vào Sổ theo dõi vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 01/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư này các thông tin sau:

a) Họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo tin;

b) Thời gian nhận tin báo, địa điểm xảy ra vụ việc;

c) Thiệt hại ban đầu về người: Số người chết, số người bị thương (nếu có);

d) Thông tin phương tiện (biển số xe, loại xe), thiệt hại về phương tiện đường bộ, công trình giao thông đường bộ và tài sản khác (nếu có);

đ) Họ tên, địa chỉ, số điện thoại của những người liên quan hoặc người biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra (nếu có);

e) Những thông tin khác về vụ tai nạn giao thông (nếu có);

g) Cán bộ sau khi nhận tin báo về vụ tai nạn giao thông phải báo cáo ngay lãnh đạo trực chỉ huy đơn vị để xử lý tin báo theo quy định.

4. Cán bộ Cảnh sát giao thông tiếp nhận tin báo khi đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn:

a) Trực tiếp phát hiện vụ tai nạn giao thông thì phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành giải quyết theo thẩm quyền, trường hợp không thuộc thẩm quyền thì thông báo cho cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết và có trách nhiệm phối hợp theo yêu cầu;

b) Nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông phải khẩn trương đến hiện trường để xác minh và thực hiện theo quy định tại khoản a Điều này;

c) Việc phát hiện hoặc nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông phải ghi vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có).

5. Tất cả các vụ tai nạn giao thông phải được thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối hợp khi có yêu cầu.

Điều 6. Xử lý tin báo

1. Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì xử lý như sau:

a) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường bộ cao tốc được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để xác minh có xảy ra vụ tai nạn giao thông hay không; trường hợp có vụ tai nạn giao thông xảy ra thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia, phối hợp cứu hộ, cứu nạn, hạn chế thiệt hại do vụ tai nạn giao thông gây ra; bảo vệ hiện trường, phân luồng điều tiết giao thông tránh gây ùn tắc, đồng thời cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông khác những mối nguy hiểm khi lưu thông qua khu vực hiện trường. Thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông biết hoặc yêu cầu phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định;

b) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để xử lý tin báo theo quy định, đồng thời thông báo cho trực ban Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh (nếu vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Phòng Cảnh sát giao thông) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Thông tư này.

2. Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì xử lý như sau:

a) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến đường bộ được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thực hiện như điểm a khoản 1 Điều này;

b) Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông không xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thì thông báo cho trực ban Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để xử lý tin báo, đồng thời thông báo cho trực ban Cục Cảnh sát giao thông (nếu vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Cục Cảnh sát giao thông) để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của thông tư này.

3. Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Công an cấp huyện nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông thì xử lý như sau:

a) Phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để kiểm tra, xác minh tin báo vụ tai nạn giao thông, nếu có vụ tai nạn giao thông xảy ra thì thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thuộc Cục Cảnh sát giao thông hoặc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh thì thông báo cho trực ban đơn vị được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến xảy ra vụ tai nạn giao thông biết để thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết theo thẩm quyền và phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định.

4. Trường hợp vụ tai nạn giao thông có tình tiết phức tạp làm từ 03 người chết trở lên; gây ùn tắc giao thông kéo dài liên tuyến, liên địa bàn, liên tỉnh; gây thảm họa hoặc cần thiết phải có sự phối hợp cứu nạn, cứu hộ, điều tiết, giải tỏa ùn tắc giao thông của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Công an cấp huyện phải báo cáo ngay Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua Phòng Tham mưu và Phòng Cảnh sát giao thông công an cấp tỉnh), đồng thời báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để chỉ đạo giải quyết;

b) Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh phải báo cáo ngay Giám đốc Công an cấp tỉnh (qua Phòng Tham mưu), đồng thời báo cáo Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để chỉ đạo giải quyết;

c) Cục Cảnh sát giao thông phối hợp với Giám đốc Công an cấp tỉnh có liên quan để thống nhất chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định.

5. Trường hợp vụ tai nạn giao thông có người điều khiển phương tiện bỏ chạy thì cán bộ Cảnh sát giao thông nhận tin báo phải báo cáo lãnh đạo đơn vị tăng cường cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc các đơn vị trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm tham gia phối hợp với Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để điều tiết giao thông và truy tìm người, phương tiện bỏ chạy.

6. Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc vụ tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài; liên quan đến cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải báo cáo vụ việc theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BCA ngày 12/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về chế độ báo cáo trong Công an nhân dân.

7. Trường hợp cán bộ Cảnh sát giao thông khi đến nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông nhưng các bên liên quan đã rời khỏi hiện trường (không còn hiện trường) thì phải lập Biên bản vụ việc hành chính theo mẫu số 02/TNĐB ban hành theo Thông tư này.

Điều 7. Giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông

Cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức cứu nạn, cứu hộ:

a) Quan sát hiện trường phát hiện những mối nguy hiểm như: Cháy, nổ, chất độc hại, nguy cơ gãy, đổ phương tiện đe dọa đến tính mạng của người bị thương, người còn bị mắc kẹt trong các phương tiện hoặc có thể đe dọa đến lực lượng khám nghiệm để báo cáo lãnh đạo đơn vị chỉ đạo phối hợp với các lực lượng khác trong Công an nhân dân theo Điều 14 Thông tư số 62/2020/TT-BCA ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Công an nhân dân để tổ chức cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại;

b) Xác định số người chết, bị thương, thông báo kịp thời cho cơ sở y tế nơi gần nhất để tổ chức cấp cứu người bị nạn. Trường hợp người bị thương còn nguyên vị trí tại hiện trường sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông phải đánh dấu vị trí người bị nạn, xét thấy cần thiết thì tổ chức sơ cứu trước khi đưa nạn nhân đi cấp cứu; trường hợp sử dụng phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông để đưa người bị nạn đi cấp cứu phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí dấu vết trên phương tiện; tạm giữ giấy tờ của phương tiện và giấy tờ của người điều khiển phương tiện (nếu có);

c) Trường hợp đến hiện trường mà người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông bị thương đã được đưa đi cấp cứu hoặc rời khỏi hiện trường, phải cử cán bộ xác minh nhân thân của nạn nhân; thông qua bác sỹ, nhân viên cơ sở y tế cấp cứu nạn nhân để xác minh nhanh tình trạng tổn thương cơ thể của nạn nhân;

d) Trường hợp người bị nạn từ chối đi cấp cứu thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải lập biên bản ghi nhận việc này, có sự xác nhận của nhân viên y tế (nếu có), người làm chứng;

đ) Trường hợp người bị nạn đã chết phải giữ nguyên vị trí và che đậy lại, không di chuyển các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại hiện trường;

e) Trường hợp các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông bị hư hỏng, không còn hoạt động được thì phải thông báo cho các đơn vị có chức năng cứu hộ bố trí phương tiện cẩu, kéo chuyên dụng phù hợp đến hiện trường để cứu hộ phương tiện vào nơi thích hợp theo yêu cầu của cán bộ làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông.

2. Bảo vệ hiện trường vụ tai nạn giao thông:

a) Sử dụng dây căng phản quang, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo cấm đường, biển chỉ dẫn hướng đi hoặc biển cảnh báo nguy hiểm và biển phụ, đèn chiếu sáng, đèn cảnh báo nguy hiểm được trang bị cho Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm để khoanh vùng bảo vệ hiện trường, bảo vệ an toàn cho cán bộ khám nghiệm hiện trường, có biện pháp bảo vệ tài sản của người bị nạn, hàng hoá trên phương tiện trong vụ tai nạn giao thông;

b) Bố trí cán bộ điều tiết giao thông đứng hai đầu khu vực hiện trường được khoanh vùng bảo vệ tối thiểu khoảng cách 70 mét (đối với đường bộ cao tốc tối thiểu là 100 mét) đồng thời đặt biển cảnh báo nguy hiểm, biển chỉ dẫn cách 1 mét đến 2 mét phía trước cán bộ điều tiết giao thông để cảnh báo người điều khiển phương tiện đi qua khu vực hiện trường giảm tốc độ, chú ý quan sát không gây nguy hiểm cho lực lượng khám nghiệm hiện trường;

c) Nếu có phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuyên dụng của Cảnh sát giao thông được trang bị hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng thì cho phương tiện dừng sát lề đường bên phải phía trước khu vực hiện trường theo chiều đường có nhiều phương tiện lưu thông đến khu vực hiện trường, phía sau phương tiện phải được đặt các cọc tiêu hình chóp nón theo quy định, đồng thời bật hệ thống còi, đèn ưu tiên, đèn chiếu sáng để cảnh báo cho các phương tiện khác biết.

3. Tổ chức, hướng dẫn giao thông không để xảy ra ùn tắc:

a) Trường hợp phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông có thể gây ùn tắc giao thông thì phải đánh dấu vị trí của phương tiện, vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh, ghi hình phương tiện và vị trí phương tiện rồi nhanh chóng đưa phương tiện vào vị trí thích hợp để bảo vệ (trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này);

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đã gây ùn tắc giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để có phương án tăng cường lực lượng, phương tiện, phân luồng giao thông, giải quyết ùn tắc từ xa.

4. Trường hợp người gây tai nạn giao thông bỏ chạy, ngoài việc phải thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, đồng thời tìm hiểu thông tin chi tiết về đặc điểm người gây tai nạn bỏ chạy; loại phương tiện, màu sơn, biển số của phương tiện (tra cứu trên hệ thống phần mềm đăng ký, quản lý phương tiện), đặc biệt là vị trí của phương tiện, những thiệt hại về phương tiện và hướng phương tiện bỏ chạy. Đối chiếu, xác định những dấu vết hình thành trong quá trình va chạm. Căn cứ đặc điểm phương tiện bỏ chạy, các dấu vết để lại trên phương tiện để tổ chức truy tìm người, phương tiện gây tai nạn, thông báo cho các đơn vị Cảnh sát giao thông trên tuyến phối hợp truy bắt.

5. Thu thập thông tin ban đầu:

a) Quan sát để phát hiện, thu thập các dấu vết dễ bị thay đổi hoặc mất; những thay đổi ảnh hưởng đến hiện trường trong quá trình tổ chức cấp cứu người bị nạn;

b) Tìm người điều khiển phương tiện và những người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông; kiểm tra, tạm giữ giấy tờ của người và phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông;

c) Tìm những người làm chứng, người biết việc để thu thập thông tin về vụ tai nạn giao thông (nếu có thì ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân);

d) Sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang cấp cho lực lượng Cảnh sát giao thông để kiểm tra ngay nồng độ cồn hoặc các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng đối với người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông tại hiện trường hoặc yêu cầu cơ sở y tế kiểm tra nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn đang được cấp cứu;

đ) Xem xét, thu thập dữ liệu điện tử qua Hệ thống giám sát giao thông của Cảnh sát giao thông; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp cung cấp dữ liệu điện tử của thiết bị giám sát hành trình gắn trên phương tiện đi qua khu vực hiện trường hoặc hình ảnh qua camera của cơ quan, tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực hiện trường trong khoảng thời gian xảy ra tai nạn giao thông (nếu có).

6. Huy động, trưng dụng phương tiện:

a) Trong trường hợp cấp bách để đưa người bị nạn đi cấp cứu, truy bắt người phạm tội, người gây tai nạn giao thông bỏ chạy, cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy hoặc nhiệm vụ khẩn cấp khác thì thực hiện quyền huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức đề nghị hoặc yêu cầu;

b) Việc trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quyết định của người có thẩm quyền và theo điều kiện, trình tự, thủ tục do Luật trưng mua, trưng dụng tài sản, Luật Công an nhân dân quy định.

7. Khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều này:

a) Nếu phát hiện vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu về hậu quả: có người chết tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, đang cấp cứu mà chết; có người bị thương dập, nát, đứt, rời tay, chân, bị mù hai mắt; vỡ nền sọ; có từ 03 người trở lên bị thương gãy tay, chân trở lên hoặc có căn cứ thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên thì thực hiện như sau:

Đối với cán bộ Cảnh sát giao thông Công an cấp huyện, báo cáo Trưởng Công an cấp huyện phân công Cảnh sát điều tra tiếp nhận điều tra, giải quyết;

Đối với cán bộ Cục Cảnh sát giao thông thì báo cáo Cục trưởng, cán bộ Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh thì báo cáo Trưởng phòng để chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có thẩm quyền điều tra, giải quyết;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông không thuộc một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a khoản này thì phân công cán bộ Cảnh sát giao thông tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết theo quy định của Thông tư này.

8. Trong 07 ngày kể từ ngày xảy ra vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công điều tra, xác minh phải thường xuyên kiểm tra thông tin về tình trạng tổn thương cơ thể, đánh giá sơ bộ thiệt hại về tài sản, báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị chỉ đạo phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông để bảo đảm việc giải quyết theo đúng quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

Mục 2. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA, XÁC MINH VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG

Điều 8. Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông

1. Khi tiến hành điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông cán bộ Cảnh sát giao thông có trách nhiệm xác minh:

a) Có hay không có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; diễn biến, nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông;

b) Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm;

c) Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;

d) Tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ gây ra;

đ) Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt, giải quyết vụ tai nạn;

e) Bất cập, sơ hở, thiếu sót trong tổ chức giao thông, chất lượng hạ tầng giao thông; quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện giao thông;

g) Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

2. Cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công đến hiện trường tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông phải lập Biên bản vụ việc hành chính theo mẫu số 02/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản vụ việc hành chính, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để ra Quyết định phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn theo mẫu 03/TNĐB ban hành theo Thông tư này và lập Kế hoạch điều tra, xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 04/TNĐB ban hành theo Thông tư này được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt; việc lập Biên bản vi phạm hành chính theo mẫu số 43/BB-VPHC ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về các biểu mẫu sử dụng để xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền Công an nhân dân (Thông tư số 07/2019/TT-BCA) được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

3. Biện pháp điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và Điều 17 Thông tư này.

Điều 9. Khám nghiệm hiện trường

1. Việc khám nghiệm hiện trường đối với những vụ tai nạn giao thông có một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a khoản 7 Điều 7 Thông tư này thì được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.

2. Việc khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn giao thông không có một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a khoản 7 Điều 7 Thông tư này thì thực hiện theo khoản 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này.

3. Những việc làm trước khi khám nghiệm hiện trường:

a) Tiếp nhận các công việc của bộ phận bảo vệ hiện trường;

b) Xác định phạm vi hiện trường; vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết; nhận định hiện trường còn nguyên vẹn hay đã bị xáo trộn. Sử dụng máy camera được trang cấp cho Cảnh sát giao thông để ghi hình lại toàn bộ khu vực hiện trường trước khi khám nghiệm;

c) Xác định thành phần khám nghiệm:

Tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông để mời thành phần tham gia khám nghiệm cho phù hợp như: Cán bộ kỹ thuật hình sự; Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Công an xã, phường, thị trấn, Đồn, Trạm nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện đơn vị đăng kiểm phương tiện giao thông đường bộ hoặc cá nhân, tổ chức có chuyên môn (liên quan đến việc khám phương tiện cơ giới đường bộ); đại diện đơn vị quản lý đường bộ, đại diện đơn vị quản lý công trình, đại diện đơn vị chuyên môn kỹ thuật về công trình liên quan đến vụ tai nạn (đối với vụ tai nạn giao thông liên quan đến công trình cầu, đường, hầm); đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại ban đầu về tài sản; người chứng kiến; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

d) Phân công nhiệm vụ cho các thành viên tham gia khám nghiệm;

đ) Chọn phương pháp khám nghiệm; xác định chiều hướng khám nghiệm phù hợp; xác định vật chuẩn (điểm làm mốc), mép đường chuẩn để định vị vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết. Vật chuẩn phải có tính bền vững theo thời gian, vị trí, dễ nhận biết, thuận lợi cho việc đo, vẽ sơ đồ hiện trường;

e) Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công cụ phục vụ cho công tác khám nghiệm hiện trường.

4. Tiến hành khám nghiệm:

Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải lập Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo mẫu số 05/TNĐB ban hành theo Thông tư này và vẽ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo mẫu số 06/TNĐB ban hành theo Thông tư này; sơ đồ hiện trường phải đồng nhất với biên bản khám nghiệm hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường cụ thể như sau:

a) Quan sát toàn bộ khu vực xảy ra vụ tai nạn giao thông để xác định vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông ở hiện trường;

b) Căn cứ chiều hướng khám nghiệm, điểm làm mốc ở hiện trường để đánh dấu theo số tự nhiên thứ tự vị trí của tất cả các nạn nhân, tang vật, phương tiện và dấu vết có liên quan đến vụ tai nạn giao thông;

c) Chụp ảnh hiện trường bao gồm: Ảnh hiện trường chung, hiện trường từng phần, quay camera (nếu có); chụp ảnh nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết có liên quan và phải đặt thước tỷ lệ. Việc chụp ảnh hiện trường phải được lập thành Bản ảnh hiện trường, sắp xếp ảnh theo thứ tự, có chú thích ảnh;

d) Đo và vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông: Sử dụng thống nhất kí hiệu và đơn vị đo; thể hiện đầy đủ tổ chức giao thông (hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, vòng xuyến, đèn tín hiệu và các hệ thống báo hiệu khác có liên quan) nơi xảy ra tai nạn; phần chú dẫn phải thể hiện tỷ lệ vẽ, dấu vết, ký hiệu trên sơ đồ hiện trường;

đ) Thu lượm tang vật, phương tiện, dấu vết để bảo quản và lấy mẫu so sánh đúng quy định của pháp luật. Những dấu vết dễ bị thay đổi hoặc biến dạng phải được thu lượm bảo quản ngay như: Vết máu, lông, tóc, sợi, xăng, dầu, các dấu vết hóa học hữu cơ khác.

5. Lập biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông

Nội dung biên bản khám nghiệm phải ghi thời gian bắt đầu và kết thúc việc khám nghiệm, địa điểm, thành phần tham gia khám nghiệm; tình trạng hiện trường trước khi khám nghiệm, điều kiện thời tiết, ánh sáng khi tiến hành khám nghiệm, quá trình khám nghiệm; cụ thể như sau:

a) Mô tả hiện trường chung như: Vị trí tai nạn xảy ra trên đường một chiều hay đường hai chiều; đường có dải phân cách loại gì; chiều rộng mặt đường, lề đường; hệ thống báo hiệu đường bộ; rào chắn, tường hộ lan loại gì, chướng ngại vật trên đường; đặc điểm, hình dạng đoạn đường (bằng phẳng hay dốc, thẳng hay cong, tầm nhìn bị che khuất hay không bị che khuất); mặt đường làm bằng bê tông xi măng, nhựa, đá răm, hay đất; tình trạng mặt đường (phẳng, nhẵn, nứt vỡ, trơn trượt);

b) Ghi nhận việc đánh số thứ tự vị trí của nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết;

c) Ghi nhận việc xác định vật chuẩn (điểm làm mốc), mép đường chuẩn, chiều hướng khám nghiệm hiện trường;

d) Mô tả vị trí đặc điểm của nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết trên hiện trường theo số thứ tự như đã đánh dấu trên hiện trường;

đ) Ghi cụ thể số lượng tang vật, phương tiện, dấu vết đã phát hiện, thu lượm bảo quản và các mẫu so sánh;

e) Ghi nhận quá trình sử dụng thiết bị điện tử máy lập mô hình hiện trường chuyên dụng để đo vị trí đặc điểm của nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết trên hiện trường, vẽ hiện trường hoặc chụp ảnh hiện trường, quay camera (nếu có).

6. Kết thúc khám nghiệm hiện trường:

a) Kiểm tra lại công việc đã thực hiện trong quá trình khám nghiệm;

b) Đánh giá dấu vết và các tài liệu thu thập được tại hiện trường để xác định tính liên quan hoặc cần phải thu thập thêm những dấu vết khác;

c) Thông qua và ký biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

7. Sau khi khám nghiệm hiện trường, cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông phải có Báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo mẫu số 07/TNĐB ban hành theo Thông tư này và đề xuất các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết tiếp theo.

Điều 10. Tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh theo thủ tục hành chính

1. Tạm giữ, xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:

a) Việc tạm giữ và xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông thực hiện theo quy định tại Điều 125, Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được lập Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo mẫu số 50/BB-TGTVPTGPCC ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA ngay tại hiện trường vụ tai nạn hoặc nơi phát hiện. Trong thời hạn 24 giờ cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 18/QĐ- TGTVPTGPCC ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA;

c) Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông không quá 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp cần tiến hành xác minh thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền bằng văn bản theo mẫu số 09A/TNĐB ban hành theo Thông tư này để ra Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo mẫu số 19/QĐ-KDTHTGTVPTGPCC ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT- BCA, thời hạn kéo dài tối đa không quá 23 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ;

Nếu vụ tai giao thông có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền giải quyết vụ tai nạn giao thông phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản theo mẫu 09B/TNĐB ban hành theo Thông tư này để xin gia hạn tạm giữ; việc gia hạn phải có Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo mẫu số 19/QĐ-KDTHTGTVPTGPCC ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT- BCA, thời hạn gia hạn không quá 30 ngày;

d) Khi trả tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải có Quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 20/QĐ-TLTVPTGPCC ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA, đồng thời lập Biên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 60/BB-TLGTTVPT ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA;

đ) Sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện. Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.

2. Tạm giữ người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính

Việc tạm giữ người có liên quan đến vụ tai nạn giao thông chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác và phải do người có thẩm quyền quy định tại Điều 123 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quyết định.

Điều 11. Khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông

1. Thành phần tham gia khám nghiệm thực hiện theo điểm c khoản 3 Điều 9 của Thông tư này.

2. Các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải được tiến hành khám nghiệm và lập Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ theo mẫu số 08/TNĐB ban hành theo Thông tư này tại hiện trường hoặc nơi tạm giữ phương tiện ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường. Nếu có nhiều phương tiện giao thông thì tiến hành khám nghiệm lần lượt từng phương tiện giao thông, mỗi phương tiện lập 01 biên bản khám nghiệm phương tiện.

3. Kiểm tra toàn bộ giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ của phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông như: Giấy phép lái xe, giấy tờ tùy thân (nếu có), đăng ký xe (đối chiếu với biển số, số khung, số máy), giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện quy định phải có), giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới, các loại giấy tờ có liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải của phương tiện và hàng hóa vận chuyển trên phương tiện (nếu có).

4. Khám nghiệm ô tô và các loại xe tương tự ô tô được tiến hành từ bên ngoài vào bên trong, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới kể cả gầm xe; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống treo, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương, gạt nước, thiết bị lưu trữ dữ liệu hoạt động của động cơ và hệ thống an toàn của phương tiện và các trang thiết bị khác của phương tiện theo các nội dung kiểm định an toàn kỹ thuật của xe cơ giới đường bộ.

5. Khám nghiệm xe mô tô, xe máy được tiến hành bên ngoài xe, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống phanh, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương và các trang thiết bị khác của phương tiện.

6. Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải ghi cụ thể: Giấy tờ, đặc điểm phương tiện; mô tả các dấu vết; ghi nhận thiệt hại, hư hỏng của phương tiện, ghi nhận việc thu giữ mẫu vật, dấu vết và các thiết bị kỹ thuật (như camera hành trình, thiết bị giám sát hành trình, hộp đen phương tiện, các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử khác) để phục vụ công tác giám định.

7. Thông qua và ký Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan vụ tai nạn giao thông.

Điều 12. Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông

Biên bản ghi lời khai của người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian (giờ, ngày, tháng, năm), địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, giấy phép lái xe, nhân thân của người điều khiển phương tiện; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; vị trí của phương tiện giao thông trên mặt đường, hướng chuyển động, tốc độ, các thao tác kỹ thuật; tình trạng sức khỏe, nhận biết của người điều khiển phương tiện giao thông trước khi vụ tai nạn xảy ra và việc xử lý của họ như thế nào trước, trong và sau khi vụ tai nạn xảy ra.

Điều 13. Ghi lời khai của những người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông

1. Biên bản ghi lời khai của người bị nạn và người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người bị nạn và người có liên quan khác; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; lời khai của người bị nạn, người có liên quan. Nội dung lời khai phải làm rõ về diễn biến, nguyên nhân vụ tai nạn, thương tích trên người do vụ tai nạn gây ra.

2. Trường hợp có người bị thương nặng hoặc có thể bị tử vong phải ghi lời khai ngay; cần đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng. Nếu người bị nạn do bị thương nặng không thể nói được phải lập biên bản ghi nhận về việc đó.

Điều 14. Ghi lời khai của những người làm chứng

1. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng theo mẫu số 10/TNĐB ban hành theo Thông tư này, phải ghi rõ thời gian, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp, nhân thân của người làm chứng; thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, mật độ giao thông; nội dung lời khai phải làm rõ những vấn đề sau đây:

a) Mối quan hệ của người làm chứng với các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông;

b) Vị trí, khoảng cách giữa người làm chứng với nơi xảy ra tai nạn giao thông, thời tiết, ánh sáng khi xảy ra tai nạn, do đâu mà họ biết về vụ tai nạn giao thông;

c) Hướng chuyển động của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông (người và phương tiện);

d) Phần đường và tốc độ, thao tác xử lý của người điều khiển phương tiện trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn giao thông;

đ) Vị trí của tang vật, phương tiện, người sau khi xảy ra tai nạn giao thông, vị trí đó có bị thay đổi không, nếu có thay đổi, xê dịch do ai làm, vì sao? và thay đổi như thế nào;

e) Trạng thái tâm lý của người gây tai nạn biểu hiện ra bên ngoài (ảnh hưởng của rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, tình trạng sức khoẻ);

g) Các yếu tố khác có liên quan đến vụ tai nạn giao thông mà họ biết, còn ai biết về vụ tai nạn giao thông xảy ra.

2. Khi thấy cần thiết, tổ chức cho người làm chứng thực nghiệm để xác định tính khách quan, xác thực về lời khai.

3. Trường hợp chưa thể ghi lời khai của người làm chứng ngay tại hiện trường thì cán bộ Cảnh sát giao thông ghi lời khai phải ghi lại thông tin về nơi thường trú, công tác, học tập, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người làm chứng, sau đó đến nơi ở, nơi làm việc của người làm chứng hoặc mời người đó đến trụ sở Công an để lấy lời khai. Đối với người dưới 18 tuổi, khi lấy lời khai phải mời người giám hộ (cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy giáo, cô giáo) của người đó tham dự và ký tên vào biên bản.

4. Trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều người làm chứng, phải chọn lọc lời khai của người có đủ căn cứ để xác minh; trường hợp qua xác minh ban đầu xác định không có người làm chứng, cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền.

Điều 15. Một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông

Ngoài thực hiện quy định tại các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14Điều 16 Thông tư này; tùy theo tính chất, mức độ của từng vụ tai nạn giao thông, khi tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết phải thực hiện một số hoạt động sau đây:

1. Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn:

a) Xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn phải được nạn nhân đồng ý và ghi nhận tỉ mỉ; mô tả cụ thể, chi tiết trong Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn theo mẫu số 11/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Đánh dấu vị trí thương tích vào Sơ đồ vị trí dấu vết trên thân thể người bị nạn theo mẫu số 12/TNĐB ban hành theo Thông tư này, chụp ảnh dấu vết thương tích. Nếu là nạn nhân nữ thì phải cử cán bộ nữ tham gia khám dấu vết thương tích và có người cùng giới chứng kiến;

b) Nếu nạn nhân đi cấp cứu, phải thu thập giấy chứng nhận thương tích, hồ sơ bệnh án điều trị thương tích do vụ tai nạn gây ra hoặc kết quả trưng cầu giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể;

c) Nếu nạn nhân không đi cấp cứu nhưng có đề nghị giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể thì phải thực hiện quy định tại điểm a khoản này và báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan có chức năng giám định theo quy định của pháp luật.

2. Xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường liên quan đến vụ tai nạn giao thông:

a) Thành phần tham gia xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường thực hiện theo điểm c khoản 3 Điều 9 Thông tư này;

b) Xác định chỉ tiêu kỹ thuật của cầu:

Đo chiều dài, bề rộng mặt cầu; chiều dài nhịp, số nhịp, số trụ cầu so với chỉ tiêu kỹ thuật cầu;

Mô tả, ghi nhận hệ thống báo hiệu đường bộ: Đèn tín hiệu; biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu trên cầu và hai đầu cầu;

Mô tả, ghi nhận vết nứt, vỡ, hư hỏng trên cầu nơi xảy ra tai nạn; Kiểm tra, xem xét dấu vết do tai nạn để lại trên mặt cầu, thành cầu;

c) Xác định chỉ tiêu kỹ thuật của đường:

Xác định bán kính đường cong, độ siêu cao, độ dốc dọc của đoạn đường;

Xác định tầm nhìn nhỏ nhất theo chiều dọc (nếu có độ dốc dọc lớn), tầm nhìn theo chiều ngang;

Một số chỉ tiêu kỹ thuật thực tế so với thiết kế đường;

Ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn để lại trên đường;

d) Việc xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường phải được lập biên bản theo mẫu số 13/TNĐB ban hành theo Thông tư này.

3. Kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển và các giấy tờ có liên quan:

a) Kiểm tra, xác minh việc vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (đặc biệt là gây tai nạn giao thông) của phương tiện, người điều khiển phương tiện;

b) Kiểm tra, xác minh giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề, giấy tờ tùy thân của người điều khiển phương tiện, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, các loại giấy tờ có liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải của phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển trên phương tiện. Các loại giấy tờ này có bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc do cơ quan có thẩm quyền cấp hay không;

c) Việc kiểm tra, xác minh phương tiện, người điều khiển phương tiện; hành khách, hàng hóa vận chuyển, tải trọng theo quy định trên phương tiện và các giấy tờ có liên quan phải mời đại diện cơ sở, doanh nghiệp (người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, lĩnh vực định giá tài sản) để xác định giá trị thiệt hại về tài sản, đồng thời lập Biên bản xác minh theo mẫu số 44/BB-XM ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA.

4. Dựng lại hiện trường:

a) Trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông, nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh. Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch, quyết định của người có thẩm quyền;

b) Nội dung dựng lại hiện trường cần xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu;

c) Kết thúc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông phải lập Biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông được dựng lại; những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.

Điều 16. Giám định chuyên môn

1. Trường hợp cần giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể người bị nạn, định giá thiệt hại về tài sản, giám định dấu vết; giám định chuyên môn kỹ thuật phương tiện, cầu, đường, phà, tổ chức giao thông, chất lượng công trình giao thông liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra Quyết định trưng cầu giám định theo mẫu số 37/QĐ- TCGĐ ban hành theo Thông tư số 07/2019/TT-BCA để yêu cầu, đề nghị cơ quan có chức năng giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm mà người bị nạn từ chối giám định thương tật, định giá tài sản phải lập biên bản ghi rõ lý do từ chối, có xác nhận của họ hoặc người chứng kiến.

Điều 17. Xem xét kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông

Cán bộ Cảnh sát giao thông trong khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 của Thông tư này, mà xác định:

1. Vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì báo cáo kết quả và đề xuất giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 09A/TNĐB ban hành theo Thông tư này đến lãnh đạo có thẩm quyền ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 14/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Việc giải quyết vụ tai nạn giao thông được thực hiện theo Điều 19 Thông tư này.

2. Vụ tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm:

a) Cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Công an cấp huyện phải báo cáo Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ, tài liệu, tang vật, phương tiện vụ tai nạn giao thông cho Đội điều tra tổng hợp tiếp nhận điều tra, giải quyết;

b) Cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông phải báo cáo Cục trưởng, cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh phải báo cáo Trưởng phòng để chỉ đạo việc điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo Điều 20 Thông tư này.

3. Trường hợp phát hiện vụ việc do cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý gây ra vụ tai nạn giao thông để xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản cho người khác hoặc để che giấu hành vi phạm tội khác thì cán bộ Cảnh sát giao thông phải báo cáo lãnh đạo đơn vị chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền điều tra, giải quyết.

Mục 3. GIẢI QUYẾT VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG

Điều 18. Thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông

Vụ tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết như sau:

1. Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn 07 ngày; trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông. Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

2. Kết thúc thời hạn điều tra, xác minh thì lực lượng Cảnh sát giao thông phải ra Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 14/TNĐB ban hành theo Thông tư này và tiến hành xử lý theo quy định pháp luật hành chính.

Điều 19. Giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính

Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu của hoạt động điều tra, xác minh, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:

1. Mời các bên liên quan hoặc đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở đơn vị để thông báo kết quả điều tra, xác minh (kết luận nguyên nhân, diễn biến vụ tai nạn giao thông, xác định lỗi của những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông và hình thức xử lý vi phạm hành chính), đồng thời lập Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 15/TNĐB ban hành theo Thông tư này. Lập

Biên bản vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Nếu một trong các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông vắng mặt có lý do chính đáng, thì phải lập biên bản ghi nhận việc vắng mặt và hẹn thời gian đến giải quyết.

2. Báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

3. Cho các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông tự giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự tại trụ sở cơ quan, đơn vị.

Trường hợp các bên liên quan trong vụ tai nạn giao thông không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự thì phải lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

5. Đối với vụ tai nạn giao thông do Cơ quan điều tra thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nhưng hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ tai nạn giao thông cho cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông để xử lý vi phạm hành chính thì cán bộ Cảnh sát giao thông được giao tiếp nhận thụ lý báo cáo người có thẩm quyền thực hiện theo quy định tại Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và thực hiện quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.

6. Kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, nếu cơ quan, đơn vị thụ lý vụ tai nạn giao thông phát hiện những tồn tại, bất cập, thiếu sót trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông, việc quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý phương tiện thì có văn bản kiến nghị với cơ quan quản lý, ngành chủ quản để có biện pháp khắc phục.

Điều 20. Giải quyết vụ tai nạn giao thông phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo chức năng của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để Cục trưởng, Trưởng phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn điều tra theo Điều 38 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015Điều 40 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

2. Hồ sơ vụ tai nạn giao thông chuyển cho Cơ quan Cảnh sát điều tra:

a) Một số tài liệu dùng cho cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra được ban hành theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ sổ sách về điều tra hình sự (Thông tư số 61/2017/TT-BCA);

b) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông; Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông; Bản ảnh hiện trường; thiết bị lưu trữ hình ảnh động (nếu có);

c) Biên bản khám nghiệm phương tiện; Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện; quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện; các giấy tờ của người điều khiển phương tiện, phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);

d) Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông gồm: Biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện; Biên bản ghi lời khai người bị nạn; Biên bản ghi lời khai người có liên quan khác trong vụ tai nạn giao thông; Biên bản ghi lời khai người làm chứng, người biết việc;

đ) Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn, Sơ đồ vị trí dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn, Biên bản về việc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông (nếu có);

e) Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản; các tài liệu khác có liên quan (nếu có);

g) Tang vật, phương tiện, vật chứng liên quan đến vụ tai nạn (nếu có);

h) Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án theo mẫu số 219 Thông tư số 61/2017/TT-BCA.

Điều 21. Hồ sơ cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm

1. Khi doanh nghiệp bảo hiểm có công văn đề nghị hoặc giấy giới thiệu cử cán bộ của mình đến liên hệ với cơ quan, đơn vị Công an đang thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông để trích sao hồ sơ phục vụ cho việc giải quyết quyền lợi của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông có tham gia bảo hiểm thì căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, lãnh đạo cơ quan, đơn vị thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông có trách nhiệm cung cấp tài liệu (bản phô tô, đóng dấu sao y bản chính có xác nhận của lãnh đạo cơ quan, đơn vị) theo quy định của pháp luật.

2. Việc cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp bảo hiểm phải được ghi vào mục hình thức giải quyết trong Sổ theo dõi vụ tai nạn giao thông theo mẫu số 01/TNĐB ban hành theo Thông tư này và có Phiếu cung cấp tài liệu cho doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu số 16/TNĐB ban hành theo Thông tư này.

Điều 22. Cập nhật thông tin các vụ tai nạn giao thông vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông

1. Cảnh sát giao thông phải ghi nhận tất cả các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm vào Sổ theo dõi vụ tai nạn giao thông và cập nhật thông tin vụ tai nạn giao thông vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông như sau:

a) Trong vòng 12 giờ, phải cập nhật ngay những thông tin ban đầu về vụ tai nạn giao thông vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông gồm: Thời gian, địa điểm xảy ra tai nạn, số người chết, số người bị thương;

b) Trong quá trình điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông tiếp tục chỉnh sửa, cập nhật thêm các thông tin về phương tiện liên quan trong vụ tai nạn giao thông như: biển số, nhãn hiệu, số loại, số chứng nhận kiểm định, hạn kiểm định, chủ phương tiện; thông tin về người điều khiển, người đi bộ và người bị nạn: họ và tên, ngày sinh, giới tính, quốc tịch, nghề nghiệp, địa chỉ, số giấy phép lái xe, thời hạn sử dụng, hạng giấy phép lái xe, tình trạng thương tật, sử dụng rượu, bia, chất ma túy, chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm; kết quả điều tra, kết luận nguyên nhân vụ tai nạn và thông tin có liên quan khác;

c) Đối với Công an cấp huyện chưa được triển khai hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông phải gửi đầy đủ thông tin vụ tai nạn giao thông bằng văn bản về Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh để nhập vào hệ thống Cơ sở dữ liệu. Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đôn đốc Công an cấp huyện cung cấp đầy đủ thông tin vụ tai nạn giao thông để nhập vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông.

2. Khi đã nhập đầy đủ toàn bộ thông tin trong vụ tai nạn giao thông, cán bộ Cảnh sát giao thông gửi yêu cầu duyệt hoàn thành. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét, kiểm duyệt những thông tin đã nhập để duyệt hoàn thành hồ sơ vụ tai nạn giao thông trong hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông hoặc không duyệt, yêu cầu cán bộ Cảnh sát giao thông chỉnh sửa lại thông tin cho chính xác so với hồ sơ, tài liệu thu thập trong quá trình điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

3. Đối với vụ tai nạn giao thông xảy ra trên tuyến, địa bàn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm nhưng do Cơ quan Cảnh sát điều tra thụ lý điều tra, giải quyết thì cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông phụ trách tuyến, địa bàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Cảnh sát điều tra từ khi khám nghiệm hiện trường cho đến khi kết thúc điều tra; tiếp nhận kết quả điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông của Cơ quan Cảnh sát điều tra (thông tin về các phương tiện liên quan, thông tin về người điều khiển phương tiện, người bị nạn, người đi bộ, Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Bản kết luận điều tra hoặc một số tài liệu liên quan khác) để nhập thông tin đầy đủ vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông.

4. Hồ sơ vụ tai nạn giao thông trong hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông còn sai sót về thông tin, muốn xóa hoặc mở khóa (đối với hồ sơ đã duyệt hoàn thành), cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo lãnh đạo cơ quan, đơn vị gửi yêu cầu xóa hoặc mở khóa tới Cục Cảnh sát giao thông để xem xét xóa hoặc mở khóa.

5. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày kết thúc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông, các cơ quan, đơn vị phải hoàn thành việc nhập đầy đủ thông tin vụ tai nạn vào hệ thống Cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông.

Điều 23. Kiểm tra công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông

Việc kiểm tra công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông được thực hiện theo Thông tư này và Thông tư số 28/2019/TT-BCA ngày 20/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về kiểm tra công tác trong Công an nhân dân.

Điều 24. Các biểu mẫu sử dụng trong công tác điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông

1. Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh trong quá trình điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông nếu phát hiện vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm thì sử dụng một số biểu mẫu quy định tại Thông tư số 61/2017/TT-BCA gồm:

a) Quyết định phân công cho cấp phó, cán bộ điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (Mẫu số 91);

b) Quyết định thay đổi cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (Mẫu số 92);

c) Quyết định thay đổi cán bộ điều tra tiến hành điều tra vụ án hình sự (Mẫu số 93);

d) Quyết định thay đổi quyết định/lệnh của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (Mẫu số 94);

đ) Quyết định hủy bỏ quyết định/lệnh của cấp phó trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự (Mẫu số 95);

e) Quyết định ủy quyền cho cấp phó khi cấp trưởng vắng mặt (Mẫu số 96);

g) Quyết định khởi tố vụ án hình sự (Mẫu số 97);

h) Biên bản giao, nhận hồ sơ vụ án (Mẫu số 219);

2. Điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông theo thủ tục hành chính thì áp dụng một số biểu mẫu được quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BCA , gồm:

a) Quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu số 30/QĐ-GQXP);

b) Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính (Mẫu số 44/BB-XM);

c) Biên bản vi phạm hành chính (Mẫu số 43/BB-VPHC);

d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Mẫu 02/QĐ-XPHC);

đ) Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (Mẫu số 50/BB-TGTVPTGPCC);

e) Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (Mẫu số 18/QĐ-TGTVPTGPCC);

g) Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (Mẫu số 19/QĐ-KDTHTGTVPTGPCC);

h) Quyết định trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính (Mẫu số 20/QĐ-TLTVPTGPCC);

i) Biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp (Mẫu số 60/BB- TLGTTVPT);

k) Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Mẫu số 15/QĐ-TGN);

l) Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính (Mẫu số 16/QĐ-KDTHTGN);

m) Quyết định trưng cầu giám định (Mẫu số 37/QĐ-TCGĐ).

3. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu sau đây:

a) Sổ theo dõi vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 01/TNĐB);

b) Biên bản vụ việc hành chính (Mẫu số 02/TNĐB);

c) Quyết định phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 03/TNĐB);

d) Kế hoạch điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 04/TNĐB);

đ) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ (Mẫu số 05/TNĐB);

e) Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ (Mẫu số 06/TNĐB);

g) Báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 07/TNĐB);

h) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ (Mẫu số 08/TNĐB);

i) Báo cáo đề xuất giải quyết vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 09A/TNĐB);

i) Báo cáo đề xuất gia hạn tạm giữ phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 09B/TNĐB);

k) Biên bản ghi lời khai (Mẫu số 10/TNĐB).

l) Biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn (Mẫu số 11/TNĐB); m) Sơ đồ vị trí, dấu vết thương tích trên cơ thể người bị nạn (Mẫu 12/TNĐB); n) Biên bản xác định chỉ tiêu kỹ thuật cầu, đường liên quan đến vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 13/TNĐB);

o) Thông báo kết quả điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 14/TNĐB);

p) Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông (Mẫu số 15/TNĐB);

q) Phiếu cung cấp tài liệu (những tài liệu có trong hồ sơ vụ tai nạn giao thông) cho doanh nghiệp bảo hiểm (Mẫu số 16/TNĐB);

Mục 4. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ TRONG ĐIỀU TRA, GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG

Điều 25. Trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến người và phương tiện giao thông đường bộ của nước ngoài

1. Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông liên quan đến người và phương tiện giao thông đường bộ của nước ngoài thì thực hiện theo Chương II Thông tư này; đồng thời, áp dụng Thông tư liên ngành số 01/TTLN-KS-NV-TP-NG ngày 08/9/1988 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc điều tra, xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao thông nước ngoài gây ra hoặc áp dụng theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc có quy định khác.

2. Cơ quan Công an khi tiến hành các hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết ban đầu vụ tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật, của Thông tư này phải xác định tư cách pháp lý của người nước ngoài, quy chế pháp lý của phương tiện gây tai nạn, người bị nạn và tổn thương sức khỏe, thiệt hại tài sản kèm theo các vấn đề khác có liên quan. Cơ quan Công an có quyền yêu cầu người gây tai nạn phải xuất trình các giấy tờ tùy thân cần thiết và yêu cầu họ ký vào các biên bản điều tra, xác minh tại hiện trường, trường hợp họ không ký thì ghi vào biên bản và có người chứng kiến; đồng thời tiếp tục tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông như sau:

a) Người có thân phận ngoại giao được quy định tại Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam thì việc tiếp nhận lời khai của họ với tư cách là nhân chứng chỉ được tiến hành với sự đồng ý rõ ràng của người đó. Nếu những yêu cầu nói trên bị từ chối thì cũng phải ghi rõ vào biên bản;

b) Đối với người nước ngoài không có thân phận ngoại giao (chuyên gia, các nhà kinh doanh, học sinh, thực tập sinh, khách du lịch tại Việt Nam, người nước ngoài tham gia hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam) có liên quan đến vụ tai nạn giao thông thì việc điều tra, giải quyết như đối với công dân Việt Nam. Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp tạm giữ người thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định tạm giữ theo quy định tại Điều 123 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để trao đổi với cơ quan ngoại vụ thống nhất giải quyết;

Việc ghi lời khai người nước ngoài được tiến hành theo các thủ tục thông thường tại trụ sở cơ quan Công an. Người nước ngoài có thể tự chọn phiên dịch hoặc Cơ quan Công an có thể mời người phiên dịch. Trong trường hợp viên chức ngoại giao hoặc Lãnh sự chấp thuận làm nhân chứng thì việc tiếp nhận bản khai hoặc xác minh lời khai của họ có thể được tiến hành tại nơi thuận tiện cho họ và được họ đồng ý.

Điều 26. Tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến người, phương tiện của Quân đội nhân dân

1. Đối với vụ tai nạn giao thông xác định được ngay không có dấu hiệu tội phạm, liên quan đến người, phương tiện của Quân đội nhân dân thì lực lượng Cảnh sát giao thông điều tra, giải quyết, đồng thời phối hợp với đơn vị quản lý người và phương tiện quân đội liên quan đến vụ tai nạn giao thông để xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.

2. Đối với những vụ tai nạn giao thông qua công tác điều tra, xác minh ban đầu mà xác định có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì lực lượng Cảnh sát giao thông bàn giao toàn bộ hồ sơ, tài liệu, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn giao thông cho Cơ quan điều tra hình sự Quân đội nhân dân có thẩm quyền để giải quyết và sao lưu hồ sơ để theo dõi. Sau khi bàn giao cho Cơ quan điều tra hình sự của Quân đội nhân dân, lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm tiếp tục phối hợp theo đề nghị của Cơ quan điều tra hình sự Quân đội nhân dân.

Điều 27. Tai nạn cháy, nổ phương tiện giao thông đường bộ

Khi các phương tiện giao thông bị cháy, nổ thì Cảnh sát giao thông phải thông báo ngay cho Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nơi xảy ra tai nạn giao thông đến giải quyết; đồng thời tổ chức phân luồng giao thông, cấm người và phương tiện đi vào khu vực có cháy, nổ. Cảnh sát giao thông có trách nhiệm phối hợp và giữ gìn trật tự giao thông ở khu vực hiện trường vụ tai nạn.

Điều 28. Tai nạn giao thông liên quan trực tiếp đến phương tiện giao thông chở hoá chất độc hại

Khi xảy ra vụ tai nạn giao thông mà phương tiện tham gia giao thông vận chuyển chất độc hại thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành phong tỏa nơi xảy ra tai nạn giao thông trong một khu vực cần thiết và đặt các biển báo hiệu, cấm người và các phương tiện đi vào. Đồng thời, báo cáo ngay Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu cán bộ Cảnh sát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông thì báo cáo cho Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông) chỉ đạo, thông báo cơ quan hữu quan phối hợp giải quyết.

Điều 29. Những vụ tai nạn giao thông dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng

1. Trường hợp vụ tai nạn giao thông có thân nhân của người bị nạn hoặc những phần tử quá khích đòi yêu sách, hành hung người gây tai nạn, ngăn đường làm cản trở giao thông ở mức độ chưa nghiêm trọng thì chủ động giải thích, phân hoá đối tượng, giải tán đám đông không để xảy ra phức tạp.

2. Trường hợp xảy ra các hành vi gây rối nghiêm trọng thì phải báo cáo lãnh đạo đơn vị để đề nghị chính quyền và các lực lượng khác của địa phương tăng cường hỗ trợ; đồng thời bảo vệ hiện trường, phương tiện và người điều khiển phương tiện; bảo toàn lực lượng và tiếp tục nắm tình hình phục vụ cho công tác điều tra, xác minh, giải quyết.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30. Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 77/2012/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông đường bộ.

3. Đối với những vụ tai nạn giao thông xảy ra trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/2012/TT-BCA.

Điều 31. Trách nhiệm thi hành

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

2. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thi hành Thông tư, nếu có khó khăn, vướng mắc thì Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Cảnh sát giao thông) để kịp thời hướng dẫn./.

Nơi nhận:
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tư pháp;
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Công an các tỉnh, tp trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Bộ Công an;
- Lưu: VT, C08.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

MINISTRY OF PUBLIC SECURITY OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 63/2020/TT-BCA

Hanoi, June 19, 2020

 

CIRCULAR

PROCEDURES FOR INVESTIGATION AND HANDLING OF ROAD TRAFFIC ACCIDENTS BY TRAFFIC POLICE FORCES

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to the Criminal Code dated November 27, 2015 (the Law on amendments to the Criminal Code dated June 20, 2017);

Pursuant to the Criminal Procedure Code dated November 27, 2015;

Pursuant to the Law on Organization of Criminal Investigation Bodies dated November 26, 2015;

Pursuant to the Law on the People’s Public Security Force dated November 20, 2018;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government’s Decree No. 01/2018/ND-CP dated August 06, 2018 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;

At the request of the Director of Department of Traffic Police;

The Minister of Public Security promulgates Circular on procedures for investigation and handling of road traffic accidents by traffic police forces.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides for procedures for investigation and handling of road traffic accidents (hereinafter referred to as “traffic accidents") by traffic police forces.

Article 2. Regulated entities

1. Police officers serving in competent units and local departments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Relevant People’s Public Security officers and non-commissioned officers.

4. Agencies, organizations and individuals related to investigation and handling of traffic accidents.

 Article 3. Principles of investigation and handling of traffic accidents

1. All traffic accidents shall be investigated and handled in a quick, prompt, proper, objective and comprehensive manner; agencies and units receiving and processing notifications of traffic accidents shall urgently appoint officers to be present at the crash scene for handling according to regulations of this Circular and other relevant laws.

2. Traffic police forces shall closely cooperate with other People’s Public Security forces in investigating and handling traffic accidents, thereby ensuring centralization and uniformity under the direction of the chiefs of public security authorities at all levels. Inferior agencies, units and individuals shall follow instructions and directions about investigation and handling of traffic accidents of superior agencies, units and individuals; individuals shall be responsible to the heads of units and the law for their acts and decisions.

3. It is prohibited to abuse and misuse investigation and handling of traffic accidents in order to infringe the State’s interests and legitimate rights and interests of organizations or individuals.

Article 4. Standards applicable to a traffic police officer in charge of investigation and handling of traffic accidents

1. Graduate from a Vietnam People’s Security University or Vietnam People's Police University or obtain at least a bachelor's degree in law. Graduates of non-police universities must complete security or police training courses.

2. Have worked as traffic police forces for at least 06 months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. ORGANIZATION OF RECEIPT AND PROCESSING OF NOTIFICATIONS AND INITIAL HANDLING

Article 5. Organization of receipt of notifications of traffic accidents

1. Traffic police units responsible for receiving notifications include:

a) Traffic police teams; public order and traffic police teams of Public Security Divisions of districts, towns, provincial or central-affiliated cities (hereinafter referred to as “traffic police teams of Public Security Divisions of districts);

b) Traffic Police Divisions; Road Traffic Police Divisions; Road and Rail Traffic Police Divisions controlled by Public Security Departments of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “Traffic Police Divisions of Provincial Public Security Departments”);

c) Department of Traffic Police.

2. The above-mentioned agencies and units shall assign officers on-watch in order to receive notifications of traffic accidents in a full manner. They must have convenient locations for receipt of notifications of traffic accidents and signboards which indicate their names and phone numbers, assign officers to stand by continuously at such locations and disseminate information to the public.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The recipient shall specify the following information and record it in a traffic accident logbook, using form No. 01/TNDB enclosed with this Circular:

a) Full name, address, phone number (if any) of the notification giver;

b) Time for receiving the notification, location where the accident occurs;

c) Initial loss of life: number of fatalities, number of injured persons (if any);

d) Information about vehicles (license plates and type of vehicles), loss of vehicles, traffic works and other properties (if any);

dd) Full name, address, phone number of each relevant person or person who knows the accident (if any);

e) Other information about the traffic accident (if any);

g) After receiving the notification of the traffic accident, the recipient shall immediately report to the leader on his/her command duty of the unit for further processing according to regulations.

4. The traffic police officer who receives the notification, when carrying out patrol, control and handling of violations within his/her route or area, shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Be present at the crash scene for verification and handling according to regulations in Clause a of this Article;

c) Record the detection or receipt of the notification of the traffic accident in a plan book and a logbook of patrol and control of road traffic according to Clause 3 of this Article (if any).

5. All traffic accidents shall be notified to the Public Security Division of district where these accidents occur for handling within its jurisdiction or cooperation upon request.

Article 6. Processing notifications

1. When receiving notification of a traffic accident, the leader on his/her command duty of the Department of Traffic Police shall:

a) Assign traffic police officers to be present at the crash scene to verify whether or not the traffic accident occurs if notified that the accident occurs in an expressway along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed; if the accident occurs, according to its characteristics and extent, direct and appoint police forces to participate and cooperate in rescue and minimization of losses caused by the traffic accident; protect the crash scene, separate and regulate traffic to avoid traffic congestion, and issue warnings to other vehicles about danger when they cross through the crash scene. Notify the Public Security Division of district where the traffic accident occurs or require cooperation in investigation, verification and handling of the accident according to regulations;

b) If the accident does not occur in the expressway along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed, notify officers on-watch of the Public Security Division of district where the accident occurs for processing according to regulations and those of the Police Division of provincial Public Security Department (if the accident occurs in a road along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed by the Police Division) for handling according to regulations in this Circular.

2. When receiving notification of a traffic accident, the leader on his/her command duty of the Traffic Police Division of provincial Public Security Department shall:

a) If the accident occurs in a road along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed, handle accidents according to regulations in point a Clause 1 of this Article;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. When receiving notification of a traffic accident, the leader on his/her command duty of the Public Security Division of district shall:

a) Assign traffic police officers to be present at the crash scene to inspect and verify the notification. If the accident occurs, the tasks of investigation, verification and handling shall be performed according to regulations;

b) If the accident occurs in the road along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed by the Department of Traffic Police or the Traffic Police Division of provincial Public Security Department, notify officers on-watch assigned to carry out patrol, control and handling of violations in the road for investigation, verification and handling within their jurisdiction and cooperation in investigation, verification and handling of the traffic accident according to regulations.

4. If the traffic accident has complex facts, causing at least 03 deaths; leads to prolonged traffic congestion in inter-roads, inter-regions and inter-provinces or a disaster or it is required to make cooperation in rescue, regulation and clearance of traffic congestion by Public Security Departments of provinces and central-affiliated cities:

a) Regarding the traffic accident that occurs in a road or area along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed by the Public Security Division of district, the Director of Provincial Public Security Department (via Counseling Division and Traffic Police Division) and the Ministry of Public Security (via Department of Traffic Police) shall be immediately notified for direction;

b) Regarding the traffic accident that occurs in a road along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed by the Traffic Police Division of the provincial Public Security Department, the Director of Provincial Public Security Department (via Counseling Division) and the Ministry of Public Security (via Department of Traffic Police) shall be immediately notified for direction;

c) The Department of Traffic Police shall cooperate with the Director of provincial Public Security Department which is relevant in reaching agreement to direct Traffic Police Divisions of provincial Public Security Department and district Public Security Division to handle the traffic accident according to regulations.

5. In case of a hit and run, the traffic police officer who receives notification shall notify the leader of unit to appoint additional police officers of units assigned to carry out patrol, control and handling of violations in roads to participate in cooperation with the Public Security Division of district where the traffic accident occurs to regulate traffic and search the fleeting operator and vehicle.

6. When Traffic Police Divisions of the provincial Public Security Department and the Public Security Division of district receive the notification of traffic accidents according to regulations in Clause 4 of this Article or those related to foreigners and police officers, they shall notify these accidents according to regulations in Circular No. 05/2019/TT-BCA dated March 12, 2019 of the Minister of Public Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Initial actions when traffic police officers carrying out patrol and control detect traffic accidents or are assigned to be present at crash scenes

When a traffic police officer carrying out patrol and control detects a traffic accident or is assigned to be present at the crash scene by the competent leader, he/she shall perform the following tasks:

1. Rescue organization:

a) Supervise the crash scene to detect hazards, including fire, explosion and toxic substances, and the risk of collapse of the vehicle, threatening the life of injured persons and those stuck in the vehicle or crash scene investigators and then report them to the leader of unit for direction and cooperation with other People’s Public Security forces according to regulations in Article 14 of Circular No. 62/2020/TT-BCA dated June 19, 2020 of the Minister of Public Security, thereby organizing rescue and minimizing losses;

b) Determine number of fatalities and injured persons and promptly notify the nearest health facility to organize further emergency care to victims. After the accident, in case the injured person has not been moved, mark his/her position and give first aid before he/she is sent to get emergency treatment if necessary; in case the vehicle related to the accident is used to send the victim to emergency department, mark the vehicle’s position and traces on it; temporarily seize documents on the vehicle and its operator (if any);

c) In case the traffic police officer is present at the crash scene but the injured person is sent to get emergency treatment or leaves the crash scene, appoint officers to verify the injured person’s identity; quickly verify his/her impairments with the help of doctors and medical staff of the health facility where the injured person is sent to get emergency treatment;

d) In case the victim refuses to receive emergency treatment, make a record of such refusal which is certified by the medical staff (if any) and the witness;

dd) In case the victim is dead, remain his/her position unchanged and cover the victim, and do not move vehicles related to the accident in the crash scene;

e) In case vehicles involved in the traffic accident are damaged and no longer operate, notify rescue units in order to allocate appropriate cranes and towing vehicles to the crash scene with a view to rescuing vehicles and moving them to a suitable place at the request of the officer in charge of investigation and handling of the traffic accident.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Use reflective tape, traffic cones, prohibitory traffic sign, direction signs or danger warning signs and auxiliary signs, lights and warning lights provided for the traffic police force in charge of patrol, control and handling of violations to zone the crash scene for protection, protect crash scene investigators, and implement measures to protect property of the victim and goods on the vehicle in the accident;

b) Assign traffic regulation officers to stand at both ends of the crash scene which is zoned for protection with a minimum distance of 70 meters (for expressway, a minimum distance of 100 meters) and place danger warning signs and direction signs 01 to 2m away from the officers in order to warn the operator of vehicle across the crash scene to slow down and pay attention, avoiding danger to crash scene investigators;

b) In case there is a vehicle of the traffic police force equipped with police sirens, emergency lights and lights, instruct the vehicle’s operator to park it alongside the right curb in front of the crash scene in the direction of the road with many vehicles to the crash scene, place traffic cones behind the vehicle according to regulations and turn on sirens, emergency lights and lights to give warnings to other vehicles.

3. Traffic regulation for avoidance of traffic congestion:

a) In case the vehicle related to the traffic accident causes traffic congestion, mark the vehicle’s position and traces on it, take photos and make videos of the vehicle and its position and then quickly put the vehicle on a suitable place for protection (except for the case specified in Point dd, Clause 1 of this Article);

b) In case the traffic accident causes traffic congestion, notify the unit's leader to make a plan to assign additional police forces, provide vehicles, separate traffic and resolve congestion in a remote manner.

4. In case of a hit and run, apart from compliance with regulations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, seek detailed information on characteristics of the fleeing operator; type of the vehicle, its color and license plate (search on the vehicle management and registration software), especially the vehicle’s position and damage to the vehicle and the direction of the fleeing vehicle. Compare and identify the traces created during the collision. According to characteristics of the fleeing vehicle and traces left on it, organize a search for the person or vehicle causing the accident, and notify traffic police units in charge of the road for cooperation in the arrest.

5. Initial collection of information:

a) Make observation to detect and collect traces that are easily changed or lost; and changes that affect the crash scene during organization of emergency treatment of the victim(s);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Find witnesses and relevant persons to collect information about the accident (if any, clearly state full name, address, phone number, ID card or Citizen ID card number of each person);

d) Use professional technical equipment and vehicles provided for the traffic police force to immediately test the concentration of alcohol or other stimulants that are prohibited by law with regard to the vehicle operator involved in the traffic accident at the crash scene or request the health facility to test the blood alcohol concentration of the vehicle operator involved in the accident and receiving emergency treatment;

dd) Consider and collect electronic data through the Traffic Police's Traffic Monitoring System; request agencies/organizations/individuals to make cooperation in providing electronic data of the vehicle tracking device fixed to any vehicle across the crash scene or photos via cameras of agencies/organizations/individuals around the crash scene during the traffic accident (if any).

6. Mobilization and requisition of means/vehicles:

a) In urgent cases, exercise the right to mobilize vehicles, means of communication and other means of agencies/organizations/individuals and operators and users of such vehicles and means in order to send victims to emergency department, arrest criminals and fleeing vehicle operators, serve rescue and firefighting or perform other urgent tasks. Such means/vehicles are mobilized in the form of proposal or request;

b) Vehicles, means of communication and other means of agencies, organizations, and individuals shall be requisitioned according to the decision of the competent person and conditions and procedures specified in the Law on Compulsory Purchase and Requisition of Property and the Law on People's Public Security Force.

7. Performance of tasks according to regulations in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article:

a) If there is any victim in the traffic accident who dies at the crash scene or on the way to the hospital, or during an emergency treatment or has any of the following injuries: crushed, mangled or mutilated arm or leg, blindness in both eyes, basilar skull fracture; there are at least 03 persons whose arms and legs are broken, or there is damage to property valued at 100 million dong or more:

The traffic police officer of the Public Security Division of district shall notify the head of the Public Security Division of district to assign investigation police forces to receive the investigation and handle the accident.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case the traffic accident does not cause one of the consequences specified in Point a of this Clause, assign traffic police officers to carry out investigation, verification and resolution according to regulations of this Circular.

8. Within 07 days from the date of the traffic accident, the traffic police officer assigned to investigate and verify the accident shall regularly check information on impairments, make a preliminary assessment of damage to property, formulate reports and request the unit's leader to direct and cooperate with the investigation police authority of the Public Security Division of district where the traffic accident occurs to handle it in accordance with regulations of this Circular and relevant laws.

Section 2. CONTENTS AND MEASURES FOR INVESTIGATION AND VERIFICATION OF TRAFFIC ACCIDENTS

Article 8. Contents of investigation and verification of facts of traffic accidents

1. When investigating and verifying a traffic accident, the traffic police officer is responsible for verifying:

a) Whether or not there is any violation against regulations on road traffic order and safety; developments and causes of the traffic accident;

b) Individuals and organizations committing violations against regulations on road traffic order and safety, errors, and identities of violators;

c) Aggravating and mitigating circumstances;

d) Nature and extent of damage caused by violations against regulations on road traffic order and safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Inadequacies, loopholes, and shortcomings in traffic organization and quality of traffic infrastructure; management of vehicles and their operators;

g) During consideration and decision on penalties, the person having authority to impose penalties may request assessment solicitation. The assessment solicitation shall comply with regulations of the law on expertise.

2. Traffic police officers assigned to be present at the crash scene for implementation of measures for investigating, verifying and handling the traffic accident shall make an administrative record according to Form No. 02/TNDB enclosed with this Circular. Within 24 hours from the time on which the record is made, traffic police officers making the record shall notify the competent leader to make a decision to assign officers in charge of investigation, verification and resolution of the accident according to Form 03/TNDB enclosed with this Circular and prepare a plan to investigate, verify and handle the traffic accidents according to Form 04/TNDB enclosed with this Circular approved by the competent leader. The administrative violation record according to Form No. 43/BB-VPHC enclosed with Circular No. 07/2019/TT-BCA dated March 20, 2019 of the Minister of Public Security shall be made immediately upon identification of the organization or individual committing the violation.

3. Measures for investigating and verifying facts of the traffic accident are implemented according to Articles 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 and Article 17 of this Circular.

Article 9. Crash scene investigation

1. Regarding traffic accidents causing one of the consequences specified in point a, Clause 7 Article 7 of this Circular, the crash scene investigation shall be conducted according to regulations of the Criminal Procedure Code.

2. Regarding traffic accidents that do not cause one of the consequences specified in point a, Clause 7 Article 7 of this Circular, the crash scene investigation shall be conducted according to regulations of Clauses 3, 4, 5, 6 and 7 of this Article.

3. Before crash scene investigation, the following tasks shall be performed:

a) Receive works of crash scene protectors;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Identify investigators:

Depending on the nature and extent of the traffic accident, invite appropriate investigators to participate in the investigation, including criminal technical officers, fire and rescue police officers; public security forces of a commune, commune-level town or station where the traffic accident occurs; a representative of a unit registering and inspecting road vehicles or professional organizations/individuals (related to investigation into road vehicles); a representative of a road management unit, representative of a work management unit, representative of a technical unit in charge of works related to the accident (with regard to traffic accidents related to bridges, roads and tunnels); a representative of the authority of commune where the accident occurs, a representative of an establishment/enterprise (an expert on prices and property valuation) for determination of the initial damage to property; witnesses and persons with relevant interests and obligations;

d) Assign tasks to participants in the investigation;

dd) Select investigation methods; identify appropriate direction of the investigation; determine evidence markers and edges of reference lines to locate victims, exhibits, vehicles, and traces. Such evidence markers shall be durable over time and placed at easy-to-spot positions, thereby facilitating measurement and drawing of the diagram of the crash scene.

e) Prepare technical devices, means and tools to serve the crash scene investigation.

4. Conducting investigation into the crash scene:

Upon investigation into a crash scene of a road traffic accident, make an investigation record, using Form No. 05/TNDB enclosed with this Circular and draw a diagram of the crash scene according to Form No. 06/TNDB enclosed with this Circular; the diagram shall be consistent with the investigation record. The crash scene investigation shall be conducted as follows:

a) Observe the whole area where the traffic accident occurs in order to locate victims, exhibits, vehicles and traces related to the accident at the crash scene;

b) According to the direction of investigation and evidence markers at the crash scene, place evidence markers with natural numbers at positions of victims, exhibits, vehicles and traces related to the traffic accident;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Carry out measurement and draw a diagram of the crash scene: use symbols and measurement units in a unified manner; show all signs, crosswalks, roundabouts, traffic lights and other relevant signaling systems in the crash scene; scales, traces and symbols in the diagram shall be specified in its note.

dd) Collect exhibits, means/vehicles and traces for preservation and take samples for comparison according to regulations of law. Traces that are easily changed or deformed, including blood, hair, fibers, gasoline, oil, and other traces of organic chemistry shall be collected and preserved immediately.

5. Making a crash scene investigation record

The investigation record shall specify the time to start and end the investigation, location and investigators; and describe the crash scene before the investigation, weather conditions and lights before and during the investigation. To be specific:

a) Describe whether the accident occurs in one-way road or two-way road; type of median strips; width of road and sidewalk; road signaling system; type of fences, guardrails, obstacles on the road; characteristics and shape of the road (flat or steep road, straight or curved road, limited or unlimited sight); whether the road surface is made of cement concrete, asphalt, crushed stone or soil; road surface (flat, smooth, cracked or slippery road);

b) Record ordinal numbers at positions of victims, exhibits, means/vehicles and traces;

c) Record determination of evidence markers, edges of reference lines and the direction of the investigation;

d) Describe positions and characteristics of victims, exhibits, means/vehicles and traces according to the ordinal numbers at the crash scene;

dd) Specify quantity of exhibits, means/vehicles and traces detected, collected and preserved and samples used for comparison;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Completing crash scene investigation:

a) Re-check works performed during the investigation;

b) Assess traces and documents collected at the crash scene in order to confirm whether or not they are relevant to the accident or it is necessary to collect other traces;

c) Approve and sign the crash scene investigation record and the crash scene diagram.

7. After the investigation, the traffic police officer assigned to investigate, verify and handle the accident shall make a crash scene investigation report, using Form No. 07/TNDB enclosed with this Circular and propose measures for further investigation, verification and handling.

Article 10. Temporary seizure and handling of exhibits and means/vehicles, licenses and practicing certificates and temporary detention of operators of vehicles involved in traffic accidents for investigation and verification according to administrative procedures

1. Exhibits and means/vehicles, licenses and practicing certificates related to a traffic accident shall be temporarily seized and handled for investigation and verification according to administrative procedures as follows:

a) Exhibits and means/vehicles, licenses and practicing certificates related to the traffic accident shall be temporarily seized and handled according to regulations in Article 125 and Article 126 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations and other regulations of relevant laws;

b) A record of temporary seizure of exhibits and means/vehicles, licenses and practicing certificates related to the traffic accident shall be made immediately at the crash scene or place where the accident is detected according to Form No. 50/BB-TGTVPTGPCC enclosed with Circular No. 07/2019/TT-BCA Within 24 hours, the traffic police officer making the record shall notify the competent leader to issue a Decision on temporary seizure of exhibits and means/vehicles, licenses and practicing certificates related to the traffic accident according to Form No 18/QD- TGTVPTGPCC enclosed with Circular No. 07/2019/TT-BCA;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If the accident has many complex facts and falls into one of cases to be explained according to regulations in paragraph 2, Clause 2 and Clause 3 Article 61 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations and it is required to have additional time for evidence verification and collection, the person having authority to handle the accident shall send a written report, using Form No. 09B/TNDB enclosed with this Circular to his/her head for extension of the duration of the temporary seizure; there must be a Decision to extend the duration of the temporary seizure according to Form No. 19/QD-KDTHTGTVPTGPCC enclosed with Circular No. 07/2019/TT- BCA for extension. The extension shall not exceed 30 days;

d) Upon returning exhibits and means/vehicles, licenses and practicing certificates related to the traffic accident, a Decision to return exhibits and means/vehicles, licenses and practicing certificates related to the traffic accident, using Form No. 20/QD-TLTVPTGPCC enclosed with Circular No. 07/2019/TT-BCA shall be issued, and at the same time, a record of such return, using Form No. 60/BB-TLGTTVPT enclosed with Circular No. 07/2019/TT-BCA shall be made.

dd) After completion of an examination of vehicles, if their operators do not have faults and commit violations against other regulations of law, such vehicles shall be immediately returned to their owners or operators. It is prohibited to temporarily seize vehicles of parties related to the traffic accident in order to serve as the basis for compensation for damage.

2. Temporary detention of persons related to a traffic accident according to administrative procedures

Persons related to the traffic accident shall be temporarily detained only if it is necessary to immediately prevent and stop acts of disturbing public order and causing injury to others and the temporary detention shall be decided by the competent person according to regulations in Article 123 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations.

Article 11. Examination of vehicles related to traffic accidents

1. Examiners of an examination of vehicles related to a traffic accident are persons specified in point c Clause 3 Article 9 of this Circular.

2. Vehicles related to the traffic accident shall be examined and a record of such examination shall be made immediately at the crash scene or place where these vehicles are temporarily seized according to Form No. 08/TNDB enclosed with this Circular after completion of the crash scene investigation. If there are many vehicles, each vehicle shall be separately examined and an examination record will be made for each vehicle.

3. It is required to inspect all documents of each vehicle and its operator involved in the traffic accident, including driving license, identity documents (if any), vehicle registration certificate (compared with license plate, chassis number and engine number), Certificate of technical safety and environmental protection inspection (with regard to any vehicle required to obtain the certificate), Certificate of compulsory civil liability insurance of the motor vehicle owner, and other documents related to conditions for transport business applicable to the vehicle and goods transported by the vehicle (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. The examination of motorcycles shall be conducted from the outside to the inside, from front to back, from right to left, from top to bottom; scale rulers shall be place, photos shall be taken and videos shall be made via a camera (if any). The brake system, clutch, throttle, gear, clock, lights, horn, mirrors and other equipment of each motorcycle shall be inspected.

6. A record of examination of vehicles related to a traffic accident shall clearly state documents and characteristics of vehicles; traces; damage to vehicles, collection and preservation of samples, traces and technical equipment (including dash cams, journey monitoring devices, black boxes, electronic storage devices) in order to serve inspection and assessment.

7. The examination record shall be approved and signed.

Article 12. Depositions of vehicle operators related to traffic accidents

A record of depositions of vehicle operators related to a traffic accident shall be made, using Form No. 10/TNDB enclosed with this Circular. The record shall clearly state specific time and location for making it; full name and position of the record maker; full name, address, occupation, driver's license, personal identity of each vehicle operator; time and location of the accident, traffic density; positions of vehicles on the road, direction of movement, speed, technical operations; each vehicle operator’s health and awareness before the accident occurs and his/her acts before, during and after the accident.

Article 13. Depositions of victims and other persons related to traffic accidents

1. A record of depositions of victims and other persons related to a traffic accident shall be made, using Form No. 10/TNDB enclosed with this Circular. The record shall clearly state specific time and location for making it; full name and position of the record maker; full name, address, occupation, driver's license, personal identity of each victim/relevant person; time and location of the accident, traffic density; depositions of victims and relevant persons. Such depositions shall specify developments and causes of the traffic accident, and injuries caused by the accident.

2. If the victim suffers serious injuries or may die, his/her deposition shall be taken immediately; enquires shall be concise and clear. If the victim is unable to speak due to serious injuries, a record of such case shall be made.

Article 14. Depositions of witnesses

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Relationship between the witnesses and relevant parties;

b) Location of and distance between each witness and the location of the accident, weather, lights when the accident occurs, and source of information about the accident.

c) Direction of movement of relevant persons and vehicles;

d) Road section and speed, actions performed by the vehicle operators before, during and after the traffic accident;

dd) Positions of exhibits, means/vehicles, and persons after the traffic accident, whether or not such positions are changed, persons causing such change and reasons thereof, and how such positions are changed (if any);

e) External psychological state of each person causing the accident (impacts of alcohol, beer or other strong stimulants, health status);

g) Other factors related to the traffic accident and all persons who know the traffic accident.

2. When necessary, witnesses shall undergo experiments so as to determine the objectivity and authenticity of their depositions.

3. In case such depositions have yet to be recorded immediately at the crash scene, the traffic police officer in charge of recording depositions shall record information about place of permanent residence, workplace, school and phone number (if any) of each witness and then come his/her workplace/school or invite him/her to come the public security office to record his/her deposition. When a person under 18 gives his/her deposition, his/her guardian (father/mother, legal representative or teacher) shall be present and sign the deposition record.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Other activities which serve collection of documents related to traffic accidents

Apart from compliance with regulations in Articles 9, 10, 11, 12, 13, 14 and 16 of this Circular; depending on the nature and extent of each traffic accident, when conducting investigation, verification and handling, the following activities shall be implemented:

1. Injury examination of victims:

a) The injury examination of a victim shall obtain his/her consent and be meticulously recorded. Injuries shall be clearly and fully specified in a record of injury examination according to Form No. 11/TNDB enclosed with this Circular. Injuries shall be marked on an injury diagram according to Form No. 12/TNDB enclosed with this Circular. Photos of injuries shall be taken. In case of a female victim, the injury examination shall be conducted by a female officer and witnessed by a female witness.

b) If the victim gets emergency treatment, an injury confirmation, a medical record of injury treatment or a result of assessment solicitation of whole person impairment shall be collected;

c) If the victim does not get emergency treatment but it is required to assess whole person impairment, regulations in point a of this Clause shall be applied and the competent leader shall propose or request the functional authority to make assessment according to regulations of law.

2. Determination of bridge and road specifications related to the traffic accident:

a) Participants in the determination of bridge and road specifications are persons specified in point c Clause 3 Article 9 of this Circular;

b) Bridge specifications shall be determined as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Describe and record the road signaling system: traffic lights, signs, crosswalks, traffic cones on the bridge and both ends of the bridge;

Describe and record cracks and damage on the bridge where the accident occurs; inspect and investigate traces on the bridge surface and wall;

c) Road specifications shall be determined as follows:

Determine radius of curvature, super elevation and vertical slope of the road;

Determine minimum vertical visibility (in case the vertical slope is high), and horizontal visibility;

Determine some actual specifications in comparison with road design;

Record traces created by the accident on the road;

d) A record of determination of bridge and road specifications shall be made, using Form No. 13/TNDB enclosed with this Circular.

3. Inspection and verification of vehicles and their operators; passengers and goods and relevant documents;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Inspect and verify driving license, practicing certificate, and identity documents of each vehicle operator, vehicle registration certificate, certificate of technical safety and environmental protection inspection, documents related to conditions for transport business applicable to each vehicle; passengers of and goods transported by each vehicle. Certify whether or not such documents are erased or altered or issued by the competent authority;

c) Regarding inspection and verification of vehicles and their operators; passengers and goods and load according to regulations and relevant documents, invite representatives of establishments/enterprises (experts on prices and property valuation) for determination of damage to property and at the same time make a verification record, using Form No. 44/BB-XM enclosed with Circular No. 07/2019/TT-BCA.

4. Crash scene simulation:

a) During investigation and verification of the traffic accident, if there is any ground that the crash scene is chaotic or fake or it is necessary to investigate, verify and handle the traffic accident, the crash scene simulation shall be carried out for investigation and verification. The crash scene simulation shall be planned and decided by the competent person;

b) When the crash scene simulation is carried out, it shall be required to re-locate victims, exhibits, means/vehicles, traces at the crash scene and re-consider circumstances, acts and facts of the accident; re-measure and draw the scene diagram; take photos to serve as the basis for comparison

c) After completion of the crash scene simulation, a record of investigation into the stimulated crash scene shall be made and a diagram of the stimulated crash scene shall be re-drawn. Participants in the crash scene simulation shall sign and write their full names on such record and diagram.

Article 16. Professional assessment

1. In case it is required to value damage to property and assess whole person impairment of each victim, traces, bridge, road and ferry specifications, traffic organization, quality of traffic works directly related to a traffic accident in order to serve as the basis for handling of the accident according to regulations of law, traffic police officers assigned to investigate, verify and handle the traffic accident shall notify their competent leader to issue a Decision on assessment solicitation, using Form No. 37/QD- TCGD enclosed with Circular No. 07/2019/TT-BCA, thereby requesting the functional authority to conduct assessment and property valuation according to regulations of law.

2. If the traffic accident shows no sign of a criminal offence and the victims refuse injury assessment and property valuation, a record of such refusal, specifying reasons shall be made and certified by such victims or witnesses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



When performing tasks according to regulations in Articles 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 and 16 of this Circular:

1. In case of traffic accident without any sign of a criminal offence, traffic police officers shall report results and propose measures for handling the accident according to Form No. 09A/TNDB enclosed with this Circular to their leaders having authority to give Notification of results of investigation, verification and handling of the traffic accident according to Form No. 14/TNDB enclosed with this Circular. The traffic accident handling shall comply with regulations in Article 19 of this Circular.

2. In case of traffic accident with signs of criminal offences:

a) Traffic police officers of Public Security Division of district shall notify the head of the Public Security Division of district to transfer accident files, documents, exhibits and means/vehicles to an Investigation Team for investigation and handling.

b) Traffic police officers of Department of Traffic Police shall notify the Director, and traffic police officers of the Traffic Police Division of the provincial Public Security Department shall notify the head to provide guidance on investigation and handling of the accident according to Article 20 of this Circular;

3. If there is any organization or individual deliberately causes the traffic accident in order to harm the life, health and property of another person or conceal other offences, traffic police officers shall notify their leaders to transfer accident files, documents, exhibits and means/vehicles to the investigation police authority for investigation and handling.

Section 3. HANDLING OF TRAFFIC ACCIDENTS

Article 18. Duration of investigation, verification and handling of traffic accidents

Duration of investigation, verification and handling of a traffic accident without sign of a criminal offence:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. After the duration of investigation and handling expires, the traffic police force shall issue a Notification of results of investigation, verification and handling of the traffic accident, using Form No. 14/TNDB enclosed with this Circular and carry out handling according to the administrative law.

Article 19. Handling of traffic accidents according to administrative procedures

According to files and documents of investigation and verification of a traffic accident, traffic police officers shall notify their competent leaders to handle the accident. The following tasks shall be performed:

1. Invite relevant parties or their legal representatives to the unit’s head office in order to notify investigation and verification results (conclusion of causes and developments of the accident, faults of the relevant parties and administrative penalties) and at the same time make a record of handling of the traffic accident, using Form No. 15/TNDB enclosed with this Circular. A record of administrative violations (if any) shall be made according to regulations of the Law on Handling of Administrative Violations;

If one of the relevant parties is absent for a legitimate reason, a record of such absence shall be made and an appointment note shall be issued to this person.

2. Request their competent leaders to issue a Decision to handle administrative violations (if any).

3. Allow relevant parties to self-make civil compensation at the agency/unit’s head office

In case relevant parties do not reach an agreement on civil compensation, make a record and at the same time instruct them to contact with the Court for handling according to civil proceeding.

4. After completion of the investigation, verification and handling of the traffic accident, complete accident files and report to their leaders on such completion; make statistics and reports on the traffic accident, and keep files according to regulations of the Ministry of Public Security and relevant laws.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. After completion of investigation, verification and handling of the traffic accident, if the agency/unit in charge of handling of the accident detects shortcomings and inadequacies in state management of traffic infrastructure, traffic organization, and management of vehicles and their operators, a written proposal shall be sent to the management agency or governing body for remedial measures.

Article 20. Handling of traffic accidents with signs of criminal offences according to functions of an agency assigned to carry out investigation

1. During investigation, verification and handling of a traffic accident, if it is detected that there is any sign of criminal offence, offices assigned to investigate, verify and handle the traffic accident of the Department of Traffic Police shall notify their director and those of Traffic Police Division of provincial Public Security Department shall notify their head. After that, the director and the head will issue a Decision to initiate criminal prosecution and perform tasks and powers over investigation according to Article 38 of the 2015 Law on Organization of Criminal Investigation Bodies and Article 40 of the 2015 Criminal Procedure Code.

2. Files on the traffic accident transferred to the investigation police authority include:

a) Some documents used for investigation by the agency assigned to carry out investigation and issued by Circular No. 61/2017/TT-BCA dated December 14, 2017 of the Minister of Public Security;

b) Record of investigation into the crash scene; Diagram of the crash scene; Photo of the crash scene; animated image storage device (if any);

c) Vehicle examination record; Record of temporary seizure of exhibits and means/vehicles; Decision on temporary seizure of exhibits and means/vehicles; documents of vehicles and their operators, goods on such vehicles (if any);

d) Records of depositions of persons related to the traffic accident, including record of depositions of vehicle operators; record of depositions of victims; record of depositions of other relevant persons; record of depositions of witnesses or informers

dd) Record of injury examination of victims, Injury Diagram, Record of crash scene simulation (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Exhibits, means/vehicles and evidences related to the traffic accident (if any);

h) Record of transfer and receipt of accident files according to Form No. 219 of Circular No. 61/2017/TT-BCA.

Article 21. Documents provided for insurance companies

1. When an insurance company sends a written request or a letter of appointment of its officer to the public security agency/unit investigating, verifying and handling the traffic accident to ask for extract of accident files serving handling of interests of relevant parties participating in insurance, the leader of such agency/unit shall provide documents (copies and certified true copies confirmed by the agency/unit) within its functions, tasks and powers according to regulations of law.

2. The provision of documents for insurance companies shall be recorded on a section of handling methods in a traffic accident logbook, using Form No. 01/TNDB enclosed with this Circular and a Note of such provision shall be made according to Form No. 16/TNDB enclosed with this Circular.

Article 22. Updating information on traffic accidents on traffic accident database.

1. Traffic police officers shall record all traffic accidents which occur in routes and areas along which the tasks of carrying out patrol and handling violations are performed in the traffic accident logbook and update information about traffic accidents to the traffic accident database. To be specific:

a) Within 12 hours, initial information on traffic accidents shall be immediately updated to the traffic accident database. The information includes time and location of each accident, number of deaths, and number of injured persons;

b) During investigation, verification and handling of traffic accidents, traffic police officers shall continue to correct and update information about each vehicle involved in traffic accidents, including its license plate, brand, type, inspection certificate number, inspection date and owner; information about each vehicle operator, pedestrian and victim, including full name, date of birth, gender, nationality, occupation, address, driving license number, expiry date, driving license class, injuries, use of alcohol, beer, drugs, and other strong stimulants prohibited by law; investigation results, conclusions on causes of traffic accidents and other relevant information;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When all information on traffic accidents has been fully updated, traffic police officers shall ask for approval for completion. Leaders of agencies and units shall consider, inspect and approve the updated information to approve the completion of traffic accident files in the traffic accident database or refuse approval and request traffic police officers to correct information in order to obtain accurate information compared to that in files and documents collected during investigation, verification and handling of traffic accidents.

3. Regarding traffic accidents that occur in routes or areas along which the tasks of carrying out patrol and control and handling violations are performed by the traffic police agency/unit but are investigated and handled by the investigation police authority, the agency or unit in charge of such routes or areas shall be responsible for closely cooperating with the investigation police authority from the time of crash scene investigation until the end of the investigation; and receiving results of investigation and handling of traffic accidents from the investigation police authority (information about relevant vehicles, their operators, victims, pedestrians, Decision to initiate criminal prosecution, Decision on charges against the suspect, investigation conclusion or some other relevant documents) to update complete information to the traffic accident database.

4. If the information included in accident files is not accurate or it is required to delete or open accident files approved in the traffic accident database, traffic police officers shall notify their agency/unit's leader who will send a request for deletion or opening of such files to the Department of Traffic Police to consider deleting or opening these accident files.

5. Within 07 days, from the date of completion of investigation, verification and handling of traffic accidents, agencies and units shall update full information about accidents to the traffic accident database.

Article 23. Inspection of investigation and handling of traffic accidents

The inspection of investigation and handling of traffic accidents shall comply with regulations in this Circular and Circular No. 28/2019/TT-BCA dated August 20, 2019 of the Minister of Public Security.

Article 24. Forms used for investigation, verification and handling of traffic accidents by traffic police forces

1. During investigation, verification and handling of a traffic accident, if the traffic accident shows any sign of criminal offence, the Department of Traffic Police and the Traffic Police Division of the provincial Public Security Department may use some forms specified in Circular No. 61/2017/TT-BCA, including:

a) Decision to appoint deputy heads and investigation officers for institution of and investigation into criminal proceedings (Form No. 91);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Decision to replace investigation officers carrying out investigation into criminal proceedings (Form No. 93);

d) Decision to change decisions/orders made by deputy heads for institution of and investigation into criminal proceedings (Form No. 94);

dd) Decision to annul decisions/orders made by deputy heads for institution of and investigation into criminal proceedings (Form No. 95);

e) Decision to authorize deputy heads when heads are absent (Form No. 96);

g) Decision to initiate criminal prosecution (Form No. 97);

h) Record of transfer and receipt of accident files (Form No. 219);

2. Regarding investigation and handling of a traffic accident according to administrative procedures, some forms specified in Circular No. 07/2019/TT-BCA may be used, including:

a) Decision to delegate powers to handle administrative violations (Form No. 30/QD-GQXP);

b) Record of verification of facts of administrative violations (Form No. 44/BB-XM);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Decision to impose administrative penalties (Form No. 02/QD-XPHC);

dd) Record of temporary seizure of exhibits, means/vehicles, driving licenses and practicing certificates according to administrative procedures (Form No. 50/BB-TGTVPTGPCC);

e) Decision on temporary seizure of exhibits, means/vehicles, driving licenses and practicing certificates according to administrative procedures (Form No. 18/QD-TGTVPTGPCC);

g) Decision to extend duration of temporary seizure of exhibits, means/vehicles, driving licenses and practicing certificates according to administrative procedures (Form No. 19/QD-KDTHTGTVPTGPCC);

h) Decision to return exhibits, means/vehicles, driving licenses and practicing certificates according to administrative procedures (Form No. 20/QD-TLTVPTGPCC);

i) Record of return of documents, exhibits or means/vehicles used for commission of administrative violations to their legal users, owners and managers (Form No. 60/BB- TLGTTVPT);

k) Decision on temporary detention of persons according to administrative procedures (Form No. 15/QD-TGN);

l) Decision to extend duration of temporary detention of persons according to administrative procedures (Form No. 16/QD-KDTHTGN);

m) Decision on assessment solicitation (Form No. 37/QD-TCGD).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Traffic accident logbook (Form No. 01/TNDB);

b) Record of administrative violations (Form No. 02/TNDB);

c) Decision to assign officers in charge of investigation, verification and handling of traffic accident (Form No. 03/TNDB);

d) Plan on investigation, verification and handling of traffic accident (Form No. 04/TNDB);

d) Crash scene investigation record (Form No. 05/TNDB);

e) Crash scene diagram (Form No. 06/TNDB);

g) Crash scene investigation report (Form No. 07/TNDB);

h) Record of examination of vehicles related to traffic accident (Form No. 08/TNDB);

i) Proposal for handling of traffic accident (Form No. 09A/TNDB);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Deposition record (Form No. 10/TNDB).

l) Record of injury examination of victims (Form No. 11/TNDB); m) Injury Diagram (Form No. 12/TNDB); n) Record of determination of bridge and road specifications (Form No. 13/TNDB);

o) Notification of results of investigation and verification of traffic accident (Form No. 14/TNDB);

p) Record of handling of traffic accident (Form No. 15/TNDB);

q) Document provision note (documents included in accident files) sent to insurance company (Form No. 16/TNDB);

Section 4. SOME SPECIFIC CASES IN INVESTIGATION AND HANDLING OF TRAFFIC ACCIDENTS

Article 25. Traffic accidents related to foreign persons and vehicles

1. With regard to traffic accidents related to foreign persons and vehicles, regulations in Chapter II of this Circular and Interdisciplinary Circular No. 01/TTLN-KS-NV-TP-NG dated September 08, 1998 of the Supreme People's Procuracy of Vietnam, the Ministry of Home Affairs (now the Ministry of Public Security), the Ministry of Justice and the Ministry of Foreign Affairs on guidelines for investigation and handling of violations against road traffic regulations committed by foreign persons and vehicles or international treaties or agreements to which Vietnam is a signatory or other regulations shall be applied.

2. When carrying out initial investigation, verification and handling of traffic accidents according to regulations of law and this Circular, public security authorities shall identify the legal status of each foreign, legal documents of vehicles causing such traffic accidents, victims, damage to health and property and other relevant issues. Public security authorities are entitled to request persons causing traffic accidents to present their personal documents and sign records of investigation and verification at crash scenes. If they refuse to sign, such refusal shall be written on records and certified by witnesses. At the same time, measures for investigating, verifying and handling traffic accidents shall be taken. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Regarding foreign persons not having diplomatic status (experts, businessmen, students, interns, tourists in Vietnam, foreigners participating in other activities in Vietnamese territory) related to traffic accidents, procedures for investigation and handling of such accidents shall be the same as those applicable to Vietnamese citizens. In case of temporary detention of persons, persons having authority to decide such temporary detention shall be notified according to regulations in Article 123 of the 2012 Law on Handling of Administrative Violations to reach agreement with the foreign affairs agency on handling;

Depositions of foreign persons shall be taken according to common procedures at public security authorities’ head offices. These persons may be choose their interpreters or public security authorities may invite interpreters. In case diplomatic officials or consuls agree to act as witnesses, their depositions may be taken or verified at places that are convenient for them and they shall grant their consent.

Article 26. Traffic accidents related to persons and vehicles of the People's Army

1. With regard to traffic accidents without any sign of criminal offence, related to persons and vehicles of the People's Army, traffic police officers shall conduct investigation and handling, and cooperate with units managing persons and vehicles of the People's Army related to traffic accidents to handle administrative violations according to regulations of this Circular and relevant laws.

2. With regard to traffic accidents with signs of criminal offences via initial investigation and verification under the jurisdiction of the Military Court according to regulations in Article 272 of the 2015 Criminal Procedure Code, traffic police officers shall transfer all files, documents and means/vehicles related to such traffic accidents to criminal investigation authorities of the People's Army for handling and storage of files. After the transfer, traffic police officers shall continue to make cooperation at the request of such criminal investigation authorities of the People's Army.

Article 27. Fire and explosion of road vehicles

In case of fire and explosion of vehicles, traffic police officers shall immediately notify fire and rescue police officers at places of traffic accidents for handling; and separate traffic and forbid persons and vehicles to enter fire and explosion areas. Traffic police officers shall make cooperation and maintain traffic order at crash scenes.

Article 28. Traffic accidents directly related to vehicles transporting toxic chemicals

When a traffic accident occurs and vehicles related to such accident are carrying toxic chemicals, traffic police officers shall establish and secure a perimeter around the crash scene, place signs and forbid persons and vehicles enter the crash scene. At the same time, the Director of provincial Public Security Department shall be immediately notified (in case traffic police officers belong to the Department of Traffic Police, they shall notify the Director of Department of Traffic Police) for direction and issuance of announcement to relevant agencies for cooperation in handling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. In case the victim’s family or outraged people are present at the scene and make demands, attack the person that caused the accident, block the road, thereby obstructing traffic at a less-serious level, traffic police officers shall proactively provide explanation, separate these people and disperse the crowd to de-escalate the situation.

2. In case of acts of causing public disorder that are serious, traffic police officers shall notify their leaders to request local governments and forces to provide additional assistance; and protect the crash scene, vehicles and their operators; protect the force, and carry on the investigation.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 30. Effect and transitional clauses

1. This Circular comes into force from January 01, 2021.

2. This Circular replaces Circular No. 77/2012/TT-BCA dated December 28, 2012 of the Minister of Public Security.

3. Regarding traffic accidents that occur before January 01, 2021, regulations in Circular No. 77/2012/TT-BCA shall be applied.

Article 31. Responsibility for implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Heads of units affiliated to the Ministry of Public Security and Directors of Public Security Departments of provinces and central-affiliated cities shall be responsible for implementation of this Circular.

3. Any difficulty arising during the implementation of this Circular shall be reported to the Ministry of Public Security (via Department of Traffic Police) for prompt guidance./.

 

 

 

MINISTER




General To Lam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 63/2020/TT-BCA ngày 19/06/2020 quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


123.253

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.157.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!