PHỤ
LỤC 2
GIẢI THÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VÀ HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 42/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 12 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Biểu 01/HCSN-BCT:
Báo cáo lao động và thu nhập
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Lao động của các đơn vị hành chính sự
nghiệp thuộc Bộ là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong đơn vị tại thời
điểm thống kê, bao gồm: Lao động trong biên chế, lao động hợp đồng, kể cả những
người đang nghỉ chờ việc hay chờ chế độ nghỉ hưu nhưng vẫn thuộc đơn vị quản
lý.
Tổng số lao động thời điểm là tổng số lao
động tại tất cả các chức danh tại thời điểm báo cáo. Số lao động thời điểm cuối
kỳ là số lao động của đơn vị tại thời điểm 30/6 (đối với báo cáo 6 tháng) và tại
thời điểm 31/12 (đối với báo cáo năm). Trong đó, ghi riêng số lao động nữ và
lao động cơ hữu, hợp đồng.
Số lao động tăng trong kỳ là số lao động
do đơn vị tuyến mới trong kỳ báo cáo (kể cả có hợp đồng và không có hợp đồng).
Số lao động giảm trong kỳ là số lao động
trong danh sách quản lý và trả lương trong kỳ của đơn vị thực tế giảm dưới các
hình thức như: Nghỉ hưu, cho nghỉ việc do kết thúc hợp đồng, sa thải,...
Lao động không có nhu cầu sử dụng có đến
cuối kỳ:
ghi số lao động không có nhu cầu sử dụng có đến cuối kỳ báo cáo (do thay đổi cơ
cấu, công nghệ, sáp nhật, hợp nhất, chia tách, dôi dư...) nhưng đơn vị chưa giải
quyết được.
Lao động cơ hữu là những lao động
làm việc lâu dài tại đơn vị, được đơn vị ký hợp đồng làm việc không xác định thời
hạn.
Tổng thu nhập của người lao động đang
làm việc
là thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất
như lương, gồm: Tiền làm thêm, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tự kinh doanh... Các khoản
thu nhập này có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Lương và các khoản có tính chất lương là khoản tiền
được trả cho thời gian làm việc bình thường, bao gồm lương cơ bản, tiền trợ cấp
sinh hoạt và các khoản trợ cấp thường xuyên khác.
Bảo hiểm xã hội trả thay lương là khoản bảo
hiểm xã hội chi trả cho người lao động của đơn vị trong thời gian nghỉ ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, ...
Các khoản thu nhập khác bao gồm các khoản
chi mà nguồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của đơn vị hoặc từ các dịch
vụ khác.
Thu nhập bình quân một lao động đang làm
việc
là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một lao động làm công ăn lương,
tự kinh doanh.
Phương pháp tính:
Thu nhập bình quân của lao động đang làm
việc =
Trong đó:
i: Thời gian tham chiếu (thường là 1
tháng);
Li: Số lao động làm công ăn lương tại thời
điểm thống kê;
Wi: Thu nhập của lao động làm công ăn
lương trong thời gian tham chiếu.
Số lao động của đơn vị chỉ tính những
lao động trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương, những lao động sau đây không
tính vào lao động của đơn vị:
+ Giảng viên trợ giảng mà Nhà trường
không phải trả lương và sinh hoạt phí.
+ Học sinh, sinh viên của các trường đào
tạo, dạy nghề gửi đến thực tập mà đơn vị không phải trả lương và sinh hoạt phí.
+ Phạm nhân của các trại gửi đến lao động
cải tạo.
+ Những người làm công tác chuyên trách
Đảng, đoàn thể do quỹ Đảng, đoàn thể trả lương.
- Tiền lương, thưởng và các khoản phụ cấp,
thu nhập khác có tính chất như lương, gồm:
+ Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp
và tiền thưởng trong lương;
+ Các khoản phụ cấp và thu nhập khác của
người lao động được hạch toán vào chi phí như phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại,
ăn giữa ca (trường hợp thuê dịch vụ ăn uống bên ngoài không tính vào yếu tố
này), trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên
khác cho người lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật
như: thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động).
Một số chi phí liên quan trực tiếp đến
người lao động nhưng không được tính là thu nhập của người lao động như chi phí
về quần áo bảo hộ lao động, đào tạo, tuyển mộ, chi phí vui chơi giải trí, tham
quan, du lịch, chi phí cho ô tô đưa đón công nhân hàng ngày, ...
Chỉ tiêu lao động và thu nhập được ghi
theo Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 - cấp 1 (Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc Ban hành Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007).
Số liệu lao động - thu nhập lấy theo số
phát sinh trong kỳ của đơn vị, trong đó số thu nhập là số phải thanh toán cho
người lao động trong kỳ, cho dù khoản đó đã được thanh toán hay còn nợ người
lao động.
Các khoản trả cho người lao động bằng hiện
vật được tính theo giá mà sổ sách kế toán đã thực hiện.
2. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tổng số lao động có đến cuối
kỳ báo cáo theo từng nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao
động của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của
đơn vị tại thời điểm 31/12.
- Cột 2, 3: Ghi số lao động của đơn vị
phân theo giới tính nữ nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động của đơn vị tại
thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn vị tại thời điểm
31/12.
- Cột 3: Ghi số lao động cơ hữu của đơn
vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động cơ hữu của đơn vị tại thời điểm
30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động cơ hữu của đơn vị tại thời điểm
31/12.
- Cột 4: Ghi số lao động hợp đồng của
đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động hợp đồng của đơn vị tại thời
điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động hợp đồng của đơn vị tại thời
điểm 31/12.
- Cột 5: Ghi số lao động bình quân trong
kỳ báo cáo theo từng nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao
động của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của
đơn vị tại thời điểm 31/12.
- Cột 6: Ghi tổng số thu nhập có đến cuối
kỳ báo cáo theo từng nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số thu
nhập của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của
đơn vị tại thời điểm 31/12.
- Cột 7,8,9: Ghi tổng thu nhập của người
lao động chia theo từng khoản mục tiền lương và các khoản có tính chất lương, bảo
hiểm xã hội trả thay lương và các khoản thu nhập khác, nếu là báo cáo 6 tháng
ghi tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12.
Lưu ý: Cột 6 = Cột 7 + Cột 8 + Cột 9.
- Cột 11: Ghi số lao động tăng trong kỳ
tương ứng với các nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động
của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn
vị tại thời điểm 31/12.
- Cột 12: Ghi số lao động giảm trong kỳ
tương ứng với các nội dung tại Cột B, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tổng số lao động
của đơn vị tại thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tổng số lao động của đơn
vị tại thời điểm 31/12.
- Cột 13: Ghi số lao động về hưu trong kỳ
báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B.
- Cột 14: Ghi số lao động dôi dư trong kỳ
báo cáo tương ứng với các nội dung tại Cột B.
3. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo đơn vị thuộc Bộ.
- Phân tổ theo ngành kinh tế.
4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo 6 tháng.
- Báo cáo năm.
5. Nguồn số liệu
Báo cáo lao động thu nhập (từ sổ sách
theo dõi lao động, hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng lương...) của các
đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ.
II. Biểu 02a/HCSN-BCT:
Báo cáo đào tạo
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
a. Hình thức đào tạo
Đào tạo trình độ đại học được thực hiện
từ 4 - 6 năm học theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung
học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 2,5 năm đến 4 năm học đối với
người có bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành.
Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện
từ 2 - 3 năm học tùy theo ngành nghề đào tạo đối với người học có bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1,5 năm đến 2 năm học đối
với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành.
Đào tạo trình độ trung cấp được thực hiện
từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ 1 đến 2 năm
đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Đào tạo ngắn hạn được thực hiện dưới 6
tháng đến 1 năm tùy theo ngành nghề đào tạo.
b. Số lượng học sinh, sinh
viên tuyển mới, theo học, tốt nghiệp
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học
sinh, sinh viên ở các bậc đào tạo. Đây là cơ sở để xác định đầu vào của lực lượng
lao động qua đào tạo, làm căn cứ cho việc lập kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực
phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của ngành, tỉnh, vùng và quốc
gia.
Số học sinh, sinh viên đầu năm học là những học
sinh, sinh viên có tại thời điểm đầu năm.
Số lượng học sinh, sinh viên tuyển mới là số học
sinh, sinh viên được tuyển vào năm đầu tiên của khóa học theo từng cấp trình độ
và hình thức đào tạo khác nhau. Chỉ tính số lượng thực tế nhập học, không tính
theo số có giấy báo gọi nhập học.
Số lượng học sinh, sinh viên theo học là số người học
có tên trong danh sách, đang theo học tất cả các khóa học theo từng cấp trình độ
và hình thức đào tạo khác nhau tại thời điểm đầu năm học của mỗi trường.
Số lượng học sinh, sinh viên tốt nghiệp là số học
sinh, sinh viên đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo
vệ tốt nghiệp và đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ theo từng cấp trình độ và các
loại hình đào tạo khác nhau.
Số học sinh, sinh viên phân theo hình thức
đào tạo
được tính là số lượng học sinh, sinh viên ở từng trình độ đại học, cao đẳng,
trung cấp và được ghi chi tiết theo các hình thức đào tạo gồm: Tập trung (chính
quy), không tập trung (tại chức, văn bằng 2) và liên thông.
Số học sinh, sinh viên phân theo khối
ngành đào tạo
được tính là số lượng học sinh, sinh viên ở từng trình độ đại học, cao đẳng,
trung cấp và được ghi chi tiết theo khối ngành thuộc Danh mục Giáo dục, đào tạo
Việt Nam cấp 2 ban hành theo Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Phương pháp tính
- Số học sinh, sinh viên tuyển mới = Tổng
số học sinh, sinh viên tuyển mới và thực tế nhập học trong kỳ báo cáo.
- Số học sinh, sinh viên theo học = Tổng
số học sinh, sinh viên thực tế đang theo học tất cả các khóa học tại thời điểm
báo cáo.
- Số học sinh, sinh viên tốt nghiệp = Tổng
số học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp và được cấp bằng hoặc chứng chỉ trong kỳ
báo cáo.
2. Cách ghi biểu
- Cột B: Tên các chỉ tiêu thu thập.
- Cột 1: Ghi tổng số thực tế sinh viên tại
năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại
học.
- Cột 2: Ghi tổng số thực tế sinh viên
trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại học.
- Cột 3: Ghi số lượng nữ giới trong tổng
số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại
học.
- Cột 4: Dân tộc - thống kê số lượng
sinh viên thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế
sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đại học.
- Cột 5: Ghi tổng số thực tế sinh viên tại
năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo
cao đẳng.
- Cột 6: Ghi tổng số thực tế sinh viên
trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo cao đẳng.
- Cột 7: Ghi số lượng nữ giới trong tổng
số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo đào
tạo cao đẳng.
- Cột 8: Dân tộc - thống kê số lượng
sinh viên thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế
sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo cao đẳng.
- Cột 9: Ghi tổng số thực tế học sinh tại
năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo
trung cấp.
- Cột 10: Ghi tổng số thực tế học sinh
trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đối với đào tạo
trung cấp.
- Cột 11: Ghi số lượng nữ giới trong tổng
số thực tế sinh viên theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo
trung cấp.
- Cột 12: Dân tộc - thống kê số lượng học
sinh thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế học
sinh theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo trung cấp.
- Cột 13: Ghi tổng số thực tế học sinh tại
năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo sơ
cấp nghề ngắn hạn.
- Cột 14: Ghi tổng số thực tế học sinh
trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo sơ cấp
nghề ngắn hạn.
- Cột 15: Ghi số lượng nữ giới trong tổng
số thực tế học sinh theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đối với đào
tạo sơ cấp nghề ngắn hạn.
- Cột 16: Dân tộc - thống kê số lượng học
sinh thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số thực tế học
sinh theo từng nội dung tương ứng tại Cột B đối với đào tạo sơ cấp nghề ngắn hạn.
3. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo đơn vị thuộc Bộ.
- Phân theo trình độ, hình thức đào tạo
(đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề ngắn hạn).
- Phân theo khối ngành đào tạo.
- Phân theo dân tộc và giới tính.
4. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm
5. Nguồn số liệu
Số liệu từ báo cáo về đào tạo của các Viện,
Trường thuộc Bộ.
III. Biểu 02b/HCSN-BCT:
Báo cáo đào tạo sau đại học
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Số người được đào tạo sau đại học bao gồm
toàn bộ những người hiện đang được đào tạo trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ
tại các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu khoa học ở trong nước và nước
ngoài.
Học viên cao học là những người hiện
đang được đào tạo trình độ thạc sỹ, thời gian đào tạo là 2 năm đối với người có
bằng tốt nghiệp đại học.
Học viên nghiên cứu sinh là những người
hiện đang được đào tạo trình độ tiến sỹ, thời gian đào tạo là 4 năm đối với người
có bằng đại học và từ 2 đến 3 năm đối với người có bằng thạc sỹ. Trong trường hợp
đặc biệt, thời gian đào tạo trình độ tiến sỹ có thể được kéo dài theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phân theo trình tự học tập và thời gian
xác định có học viên đầu năm học, học viên tuyển mới và học viên tốt nghiệp.
- Số học viên đầu năm học là những học
viên có tại thời điểm đầu năm học.
- Số học viên theo học gồm tổng số học
viên thực tế đang theo học tất cả các khóa học theo hình thức đào tạo (nghiên cứu
sinh, cao học) tại các Viện, Trường thuộc Bộ tại thời điểm báo cáo.
- Số học viên tuyển mới là số học viên
được tuyển vào năm đầu tiên của khóa học. Chỉ tính số lượng thực tế nhập học,
không tính theo số có giấy báo gọi nhập học.
- Số học viên tốt nghiệp là tổng số học
viên đã học hết chương trình đào tạo, đã dự thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ tốt nghiệp
và đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ của đơn vị đào tạo.
- Số học viên phân theo hình thức đào tạo
được tính là số lượng học viên được ghi chi tiết theo các hình thức đào tạo:
Nghiên cứu sinh và cao học.
- Số học viên phân theo ngành đào tạo được
ghi chi tiết theo Danh mục Giáo dục, đào tạo Việt Nam cấp 2 ban hành theo Quyết
định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm
2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cách ghi biểu
- Cột B: Tên các chỉ tiêu thu thập.
- Cột 1: Ghi tổng số học viên tại năm
trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B.
- Cột 2: Ghi tổng số thực tế học viên
trong năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng tại Cột B.
- Cột 3: Ghi tỷ lệ phần trăm của số học
viên trong năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo theo từng nội dung tương ứng
tại Cột B.
3. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo đơn vị thuộc Bộ.
- Phân theo trình độ, hình thức đào tạo
(nghiên cứu sinh, cao học).
- Phân theo khối ngành đào tạo.
- Phân theo giới tính.
4. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm
5. Nguồn số liệu
Số liệu từ báo cáo về đào tạo của các Viện,
Trường thuộc Bộ.
IV. Biểu 03/HCSN-BCT:
Báo cáo số lượng cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu và
trình độ của giảng viên, giáo viên đang làm việc tại các Viện, Trường thuộc Bộ.
Đây là cơ sở để lập kế hoạch tuyển sinh đào tạo.
Cán bộ quản lý (gọi tắt là cán bộ) là
người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều
hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong Nhà trường. Những người
có chức vụ quản lý như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các trưởng, phó phòng,
các cán bộ làm việc ở các phòng ban như phòng giáo vụ, kế hoạch tài vụ, các
phòng ban liên quan khác.
Viên chức phục vụ đào tạo (gọi tắt là
viên chức) là những người được tuyển dụng vào các vị trí công tác chuyên môn tại
các phòng chức năng, Khoa, Bộ môn..., không trực tiếp giảng dạy hoặc có thời
gian giảng dạy dưới 50% thời gian làm việc lại trường.
Cán bộ quản lý, viên chức phục vụ đào tạo
được tính tại thời điểm báo cáo và được phân tổ theo chức danh đảm nhận.
Giảng viên, giáo viên là người làm nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, bao gồm những người trực tiếp giảng dạy,
các tổ trưởng, tổ phó bộ môn; các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa... kể cả những
người đang trong thời kỳ tập sự hay thỉnh giảng có thời gian giảng dạy tại Viện,
Trường trên 50% thời gian làm việc. Không kể những cán bộ ngạch quản lý.
Những người có chức vụ quản lý như: Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, các trưởng, phó phòng, các cán bộ làm việc ở các
phòng, ban như Phòng Giáo vụ, Kế hoạch tài vụ, các phòng ban liên quan khác có
tham gia giảng dạy dưới 50% thời gian không tính là giảng viên, giáo viên giảng
dạy.
Cơ cấu giảng viên, giáo viên gồm 2 loại:
- Cơ hữu là những giảng viên, giáo viên
thuộc biên chế nhà nước, tham gia giảng dạy lâu dài tại nhà trường và được hưởng
lương từ ngân sách sự nghiệp, giảng viên được ký hợp đồng dài hạn (lớn hơn 3
năm).
- Hợp đồng là những giảng viên, giáo
viên không thuộc biên chế nhà nước của trường, chỉ giảng dạy tại trường theo hợp
đồng ngắn hạn (nhỏ hơn 3 năm). Các giảng viên, giáo viên này sẽ chỉ được tiếp tục
tham gia giảng dạy trên cơ sở một hợp đồng (gia hạn) khác. Giảng viên, giáo
viên hợp đồng không hưởng lương từ ngân sách sự nghiệp.
- Giảng viên phân tổ theo danh hiệu Nhà
giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú là số lượng giảng viên được Nhà nước phong tặng
danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú.
- Giảng viên phân tổ theo học hàm là số
lượng giảng viên có học hàm giáo sư hoặc phó giáo sư theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ về tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó
giáo sư.
- Giảng viên, giáo viên phân tổ theo
trình độ chuyên môn: là số lượng giảng viên, giáo viên được phân tổ ở các trình
độ chuyên môn khác nhau.
Trình độ chuyên môn của giảng viên, giáo
viên là trình độ theo bằng cấp cao nhất được ngành Giáo dục và Đào tạo cấp
(không lấy theo trình độ tương đương), được xếp theo 5 nhóm: Tiến sỹ, thạc sỹ,
đại học, cao đẳng và trình độ chuyên môn khác.
Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng gọi
chung là nhà giáo thỉnh giảng là người có đủ tiêu chuẩn và trình độ nhà giáo được
cơ sở giáo dục nghề nghiệp mời đến giảng dạy theo chế độ thỉnh giảng. Người được
mời thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức khác
phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.
Giảng viên, giáo viên thỉnh giảng được
tính là tổng số giảng viên, giáo viên thỉnh giảng tại trường trong năm báo cáo.
Phương pháp tính: Thống kê cộng dồn.
2. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi tổng số cán bộ, giảng viên,
nhân viên của đơn vị tương ứng với nội dung chỉ tiêu tại Cột B.
- Cột 2: Ghi số lượng nữ giới trong mỗi
chỉ tiêu.
- Cột 3: Ghi số lượng giảng viên, giáo
viên thuộc dân tộc ít người (ngoài dân tộc Kinh/Hoa) trong tổng số giảng viên,
giáo viên của đơn vị.
- Cột 4, 5: Ghi số giảng viên, giáo viên
được phân tổ theo danh hiệu.
- Cột 6, 7: Ghi số giảng viên, giáo viên
được phân tổ theo học hàm.
- Cột 8 đến Cột 13: Ghi số giảng viên,
giáo viên được phân tổ theo trình độ chuyên môn.
3. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo đơn vị thuộc Bộ.
- Phân theo học hàm, học vị.
- Phân theo trình độ chuyên môn.
- Phân theo giới tính.
4. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm
5. Nguồn số liệu
Số liệu từ báo cáo về đào tạo của các Viện,
Trường thuộc Bộ.
V. Biểu 04/HCSN-BCT:
Báo cáo cơ sở vật chất
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Là chỉ tiêu phản ánh cơ cấu, số lượng cơ
sở vật chất của đơn vị.
Cơ sở vật chất của Viện, Trường là toàn
bộ tài sản, đất đai, máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy.
Trong chế độ báo cáo này, báo cáo thống
kê cơ sở vật chất của Viện, Trường bao gồm các yếu tố sau:
- Số lượng cơ sở đào tạo là số địa điểm
của Viện, Trường sở hữu dùng cho công tác giáo dục, đào tạo (Không bao gồm cơ sở
thực hiện các chương trình liên kết trong nước và nước ngoài đặt tại địa điểm của
đơn vị khác).
- Diện tích đất quản lý là tổng số diện
tích đất thuộc quyền quản lý của Viện, Trường tính đến thời điểm báo cáo hàng
năm.
- Diện tích đất do cơ sở đào tạo quản lý
là số diện tích đất thuộc quyền quản lý của Viện, Trường tại các cơ sở đào tạo
tính đến thời điểm báo cáo hàng năm.
- Diện tích xây dựng: Là tổng số diện tích
đã xây dựng phục vụ cho hoạt động giảng dạy và các hoạt động khác thuộc phạm vi
Viện, Trường tính đến thời điểm báo cáo hàng năm, bao gồm:
+ Giảng đường/phòng học: Là nơi tổ chức
hoạt động giảng dạy trong trường học.
+ Văn phòng: Là nơi làm việc của cán bộ
quản lý, nghiệp vụ, phục vụ đào tạo và Nhà giáo ngoài thời gian giảng dạy.
+ Thư viện: Là nơi để tài liệu, giáo
trình, sách, báo, tạp chí..., có người quản lý để giáo viên, sinh viên, học
sinh đến mượn, đọc và nghiên cứu.
+ Phòng thí nghiệm; xưởng thực tập, thực
hành: Là nơi thực hiện các thí nghiệm, thực tập, thực hành các nội dung học và
được sử dụng trong giờ thực hành của học sinh, sinh viên.
+ Ký túc xá: Là nơi ở của sinh viên, học
sinh trong quá trình tham gia học tập tại Viện/Trường.
- Diện tích khác: Là diện tích của câu lạc
bộ, sân thể thao, bể bơi, sân vận động, vườn thí nghiệm, nhà đa năng...
Phương pháp tính: Các chỉ tiêu về cơ sở
vật chất của Viện, Trường được tính theo diện tích (m2) và số phòng
thực có tính tại thời điểm báo cáo hàng năm.
2. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi số diện tích của các chỉ
tiêu tương ứng quy định tại Cột B tại thời điểm năm trước năm báo cáo.
- Cột 2: Ghi số lượng phòng theo các chỉ
tiêu tương ứng quy định tại Cột B và số lượng máy vi tính tại thời điểm năm trước
năm báo cáo.
- Cột 3: Ghi số diện tích của các chỉ
tiêu tương ứng quy định tại Cột B ước thực hiện trong năm báo cáo.
- Cột 4: Ghi số lượng phòng theo các chỉ
tiêu tương ứng quy định tại Cột B và số lượng máy vi tính trong năm báo cáo.
- Cột 5: Ghi tỷ lệ phần trăm số diện
tích của các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B ước trong năm báo cáo so với
năm trước năm báo cáo.
- Cột 6: Ghi tỷ lệ phần trăm của số lượng
phòng theo các chỉ tiêu tương ứng quy định tại Cột B và số lượng máy vi tính
trong năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo.
Lưu ý:
Tổng diện tích đất quản lý = Diện tích đất
do cơ sở đào tạo quản lý = Tổng diện tích xây dựng + Diện tích khác.
(ô đánh dấu x là không ghi).
3. Phân tổ chủ yếu
Phân theo đơn vị thuộc Bộ.
4. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm
5. Nguồn số liệu
Số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo tổng
hợp của các Viện, Trường thuộc Bộ.
VI. Biểu 05/HCSN-BCT:
Báo cáo các chỉ tiêu tài chính
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
a. Tổng thu
Tổng thu là tổng giá trị các khoản làm
tăng lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền thu về từ các nguồn thu khác
nhau trong kỳ kế toán.
Tổng thu bao gồm: Thu từ học phí, lệ
phí; thu từ hoạt động sản xuất cung ứng dịch vụ; thu từ ngân sách nhà nước cấp
và thu từ các nguồn khác
Trong đó:
- Thu học phí, lệ phí là tổng giá trị
các khoản thu từ học phí, lệ phí làm tăng lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản
tiền thu về từ các nguồn thu học phí, lệ phí trong kỳ kế toán.
Tổng thu học phí là tổng tiền thu được từ
các loại hình đào tạo trong năm tài khóa.
Tổng thu lệ phí là tổng tiền thu được từ
các hoạt động đào tạo và hỗ trợ đào tạo, các hoạt động khác (nếu có)...
- Thu từ ngân sách nhà nước cấp: Bao gồm
kinh phí chi thường xuyên hoạt động bộ máy; mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất,
trang thiết bị; đào tạo bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; kinh phí các chương
trình mục tiêu việc làm dạy nghề; kinh phí các chương trình mục tiêu giáo dục
đào tạo; kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản; tinh giản biên chế; kinh phí khác...
- Thu từ các nguồn khác: Bao gồm thu hợp
đồng; thu các dự án vay nợ, viện trợ; thu khác.
b. Tổng chi
Tổng chi là tổng giá trị các khoản làm
giảm lợi ích kinh tế dưới hình thức các khoản tiền chi ra trong kỳ kế toán.
Tổng chi được tính bằng tổng số tiền Viện,
Trường chi cho các nội dung theo phạm vi tính trong năm báo cáo.
Tổng chi bao gồm:
- Chi thường xuyên cho hoạt động bộ máy:
Chi cho người lao động; học bổng cho học sinh, sinh viên; chi quản lý bộ máy;
chi mua sắm sửa chữa thường xuyên tài sản; chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn;
bù chênh lệch miễn giảm học phí (nếu có); chi hoạt động thường xuyên khác.
- Chi cho sản xuất, cung ứng dịch vụ.
- Chi mua sắm, sửa chữa tài sản cố định.
- Chi đào tạo bồi dưỡng.
- Chi nghiên cứu khoa học.
- Chi cho các chương trình mục tiêu việc
làm dạy nghề và giáo dục đào tạo.
- Chi đầu tư xây dựng.
- Chi hỗ trợ chi phí học tập cho đối tượng
chính sách.
- Chi cho thuế và các khoản phải nộp
ngân sách.
- Trích lập các quỹ.
- Các khoản chi khác.
2. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi số liệu các chỉ tiêu tương ứng
tại Cột B tại thời điểm năm trước năm báo cáo.
- Cột 2: Ghi số liệu các chỉ tiêu tương ứng
tại Cột B tại thời điểm ước thực hiện năm báo cáo.
- Cột 3: Ghi số liệu các chỉ tiêu tương ứng
tại Cột B cho kế hoạch năm sau.
3. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo đơn vị thuộc Bộ.
- Phân theo nguồn thu.
- Phân theo chương trình.
- Phân theo mục đích.
4. Kỳ báo cáo
Báo cáo năm.
5. Nguồn số liệu
Số liệu từ báo cáo tài chính (Bảng cân đối
kế toán,...) của các Viện, Trường thuộc Bộ.
VII. Biểu 06/HCSN-BCT:
Báo cáo thực hiện các dự án đầu tư
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Vốn đầu tư thực hiện là toàn bộ tiền vốn
bỏ ra (chi tiêu) để làm tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để
nâng cao mức song vật chất và tinh thần trong một thời kỳ nhất định (tháng,
quý, năm).
Nội hàm của vốn đầu tư thực hiện gồm các
nội dung sau:
- Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định là
chi phí làm tăng thêm giá trị tài sản cố định, gồm: Vốn đầu tư xây dựng mới nhà
cửa, vật kiến trúc, mua sắm tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và chi
phí cho sửa chữa lớn tài sản cố định (tức là những chi phí bằng tiền để tạo mới,
mở rộng, xây dựng lại, khôi phục hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố
định của nền kinh tế). Toàn bộ chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và
quy hoạch xây dựng chuẩn bị cho việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc
thiết bị cũng được tính vào khoản mục này.
- Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động
là chi phí duy trì và phát triển sản xuất gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật
liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây
dựng cơ bản. Đây là khoản vốn lưu động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu.
- Vốn đầu tư thực hiện khác gồm tất cả
các khoản đầu tư nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội.
Vốn đầu tư thực hiện được phân tổ như
sau:
- Chia theo nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn ngân sách nhà nước là khoản
chi của ngân sách nhà nước để chuẩn bị đầu tư và thực hiện các chương trình, dự
án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu tư khác theo quy định của
pháp luật.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để bố
trí cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp
hoặc không xã hội hóa được thuộc các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước gồm vốn
đầu tư từ ngân sách trung ương và vốn đầu tư từ ngân sách địa phương.
Các nguồn vốn đầu tư có tính chất ngân
sách nhà nước lấy từ các khoản phí, lệ phí, quảng cáo, xổ số kiến thiết, quỹ đất...
để đầu tư cũng được tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
+ Vốn trái phiếu Chính phủ là nguồn
vốn đầu tư từ loại trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành để huy động vốn đầu tư
cho chương trình, dự án đầu tư cụ thể thuộc phạm vi đầu tư của Nhà nước.
+ Vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước là vốn đầu tư cho những dự án đầu tư mà chủ đầu tư có thể vay vốn
hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư trong những ngành, lĩnh vực quan trọng, chương
trình kinh tế lớn của Nhà nước, các vùng khó khăn nhà nước khuyến khích đầu tư
bảo đảm có hiệu quả kinh tế - xã hội, có khả năng hoàn trả vốn vay.
Các dự án đầu tư được vay vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước là các dự án thuộc danh mục các dự án vay vốn tín dụng
đầu tư ban hành kèm theo Nghị định hiện hành quy định về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước.
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ là nguồn vốn đầu tư được hình
thành từ hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế,
các tổ chức liên Chính phủ hoặc liên quốc gia.
Vốn ODA gồm ODA viện trợ không hoàn lại
và ODA vốn vay.
Vốn vay ưu đãi là hình thức cung cấp vốn
vay có điều kiện ưu đãi hơn so với vay thương mại nhưng yếu tố không hoàn lại
chưa đạt tiêu chuẩn của ODA vốn vay.
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi do Chính
phủ Việt Nam vay để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước được
tính là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước phần vốn nước ngoài.
+ Vốn vay gồm vay ngân hàng
thương mại và vốn vay từ các nguồn khác. Đây là khoản tiền mà chủ đầu tư đi vay
từ các tổ chức tín dụng trong nước (không kể tín dụng đầu tư của Nhà nước đã
nêu ở trên), vay các ngân hàng nước ngoài, vay các tổ chức quốc tế và vay các tổ
chức, cá nhân khác để đầu tư sản xuất kinh doanh.
+ Vốn tự có là nguồn vốn thuộc sở
hữu của chủ đầu tư được hình thành từ lợi nhuận, trích ra để đầu tư; từ tiền
thanh lý tài sản, từ khấu hao tài sản cố định, từ các quỹ, huy động cổ phần,
góp vốn liên doanh của các bên đối tác liên doanh...
+ Vốn khác là nguồn vốn đóng góp
tự nguyện, cho, biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, là nguồn
vốn huy động ngoài các nguồn vốn trên.
2. Cách ghi biểu
- Cột C: Ghi số quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư (đối với dự án được phê duyệt chủ trương đầu tư) và số quyết định
đầu tư (đối với dự án được phê duyệt đầu tư) (gồm ký hiệu và ngày tháng năm) lần
đầu và các lần điều chỉnh (nếu có).
- Cột D: Ghi thời gian khởi công theo
quyết định và biên bản nghiệm thu bàn giao công trình đưa vào sử dụng của dự án
đầu tư.
- Cột E: Ghi tổng mức đầu tư của dự án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt, kể cả tổng mức được điều chỉnh.
- Cột F: Ghi giá trị vốn ngân sách nhà
nước trong tổng mức đầu tư của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kể cả tổng
mức được điều chỉnh.
- Cột G: Ghi tổng dự toán được duyệt của
dự án do cấp có thẩm quyền phê duyệt, kể cả tổng dự toán được điều chỉnh.
- Cột 2 đến cột 8: Ghi chi tiết số liệu
vốn đầu tư của dự án theo kế hoạch phân theo vốn ngân sách nhà nước, vốn trái
phiếu Chính phủ, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn
hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn vay
thương mại và vốn của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tại thời điểm 30/6, nếu
là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12.
- Cột 10 đến cột 16: Ghi chi tiết số liệu
vốn đầu tư của dự án ước thực hiện trong kỳ báo cáo phân theo vốn ngân sách nhà
nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước
bảo lãnh, vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài; vốn vay thương mại và vốn của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tại thời
điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12.
- Cột 18 đến cột 24: Ghi chi tiết số liệu
vốn đầu tư của dự án ước thực hiện lũy kế đến hết kỳ báo cáo phân theo vốn ngân
sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng Nhà nước, vốn tín dụng do
Nhà nước bảo lãnh, vốn hỗ trợ phát triển (ODA) và vốn ưu đãi của các nhà tài trợ
nước ngoài; vốn vay thương mại và vốn của đơn vị, nếu là báo cáo 6 tháng ghi tại
thời điểm 30/6, nếu là báo cáo năm ghi tại thời điểm 31/12.
Lưu ý:
Cột 1 = Cột 2+ ... + Cột 8.
Cột 9 = Cột 10+ ... + Cột 16.
Cột 17 = Cột 18+ ... + Cột 21.
3. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo đơn vị thuộc Bộ.
- Phân theo nguồn vốn đầu tư.
- Phân theo dự án đầu tư.
- Phân theo khoản mục đầu tư.
4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo 6 tháng.
- Báo cáo năm.
5. Nguồn số liệu
Số liệu từ báo cáo tài chính (Bảng cân đối
kế toán,...), báo cáo đầu tư... của các đơn vị thuộc Bộ.
VIII. Biểu 07/HCSN-BCT:
Báo cáo thực hiện giải ngân vốn đầu tư dự án
1. Khái niệm, nội dung, phương pháp tính
Giá trị thực hiện giải ngân vốn đầu tư
xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí theo đúng thiết kế dự toán được phê duyệt, hợp
đồng đã ký kết và bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế
toán và những quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
Vốn đầu tư được giải ngân trong giới hạn
tổng mức đầu tư đã duyệt hoặc đã được điều chỉnh (nếu có).
* Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ tiêu
phản ánh toàn bộ những chi phí được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây mới,
mở rộng, xây dựng lại và khôi phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định,
bao gồm: Chi phí khảo sát, quy hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế; chi
phí xây dựng; chi phí mua sắm, lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi
trong tổng dự toán.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản có thể được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau. Vốn đầu tư
xây dựng cơ bản được phân thành 3 nhóm chính:
- Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị
(vốn xây lắp) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt
máy móc, thiết bị của công trình gồm chi phí xây dựng công trình, chi phí lắp đặt
máy móc, thiết bị vào vị trí công trình, chi phí hoàn thiện công trình.
- Vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị
(vốn thiết bị) là phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc mua sắm máy móc,
thiết bị và các dụng cụ, khí cụ, gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo
quy định hiện hành, gồm: Giá trị thiết bị, máy móc, dụng cụ, khí cụ, gia súc được
coi là tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bảo quản, gia công, kiểm tra máy
móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ trước khi đưa vào lắp đặt. Vốn thiết bị gồm
cả giá trị mua sắm thiết bị máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp
đặt.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản khác là phần
vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp và vốn thiết bị, gồm: Chi
phí tư vấn, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lý, chi giải phóng mặt bằng,
chi đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành công trình, các khoản chi khác.
Chủ đầu tư, cơ quan tài chính, ngân hàng
(tùy theo nguồn vốn đầu tư của dự án) có trách nhiệm thanh toán cho nhà thầu
theo quy định.
Đối với các dự án hoặc gói thầu xây lắp
tổ chức đấu thầu được thực hiện tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành
theo quy định sau đây:
Tạm ứng vốn: Đối với giá trị gói thầu
từ 50 tỷ đồng trở lên, mức tạm ứng bằng 10% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế
hoạch vốn hàng năm của gói thầu; Giá trị gói thầu từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng, mức
tạm ứng bằng 15% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của
gói thầu; Giá trị gói thầu dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng bằng 20% giá trị hợp đồng
nhưng không vượt kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu. Việc tạm ứng vốn được thực
hiện ngay khi hợp đồng có hiệu lực thi hành và bên nhận tạm ứng thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ bảo lãnh tiền tạm ứng.
Thu hồi vốn tạm ứng: Tiền tạm ứng
được thu hồi dần qua các lần thanh toán, mức thu hồi của từng lần do hai bên thống
nhất ghi trong hợp đồng nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi
giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.
Đối với việc mua sắm thiết bị, vốn tạm ứng
được cấp theo tiến độ thanh toán của chủ đầu tư với đơn vị cung ứng, gia công
chế tạo thiết bị đã được quy định trong hợp đồng kinh tế và được thực hiện cho
đến khi thiết bị đã nhập kho của chủ đầu tư (đối với thiết bị không cần lắp đặt)
hoặc đã được lắp đặt xong và nghiệm thu (đối với thiết bị công nghệ phải lắp đặt).
Đối với các hợp đồng tư vấn, mức vốn tạm
ứng tối thiểu là 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 10 tỷ đồng
và 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị đến 10 tỷ đồng nhưng không
vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho công việc phải thuê tư vấn.
Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt
bằng nhiều nhất không vượt kế hoạch vốn hàng năm và được thu hồi khi đã thực hiện
công việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Trong năm kết thúc xây dựng hoặc đưa hạng
mục công trình hoặc công trình vào khai thác sử dụng, khối lượng xây lắp hạng mục
công trình hoặc công trình của năm đó chỉ được thanh toán hết khi có đủ quyết
toán công trình với chủ đầu tư; đối với nhà thầu nước ngoài việc tạm giữ và
thanh toán theo thông lệ quốc tế.
Việc thanh toán vốn đầu tư được thực hiện
theo tiến độ và theo giá trúng thầu (đối với hợp đồng trọn gói) hoặc thanh toán
theo đơn giá trúng thầu và các điều kiện cụ thể ghi trong hợp đồng (đối với hợp
đồng có điều chỉnh giá) trên cơ sở nghiệm thu khối lượng và chất lượng từng kỳ
thanh toán.
Sau khi kết thúc dự án, việc thanh quyết
toán các gói thầu không được vượt tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được người
có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.
Trong quá trình thực hiện dự án, nếu chủ
đầu tư chậm thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành thì chủ đầu tư phải
trả tiền lãi vay ngân hàng cho nhà thầu đối với khối lượng chậm thanh toán đó kể
cả trường hợp đấu thầu và chỉ định thầu hoặc các hình thức giao thầu khác. Ngược
lại, nhà thầu không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, gây thiệt hại
kinh tế cho dự án thì chủ đầu tư thực hiện chế độ phạt theo quy định của pháp luật.
Các quy định trên đây được áp dụng cho cả
hợp đồng giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ; nhà thầu chính, nhà thầu phụ và
chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định nêu trên.
Đối với vốn sự nghiệp dùng cho xây dựng,
vốn quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông
thôn, việc thanh toán vốn đầu tư theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Xây dựng.
* Vốn khác bao gồm: Vốn ngân sách, vốn
trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng nhà nước, vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn
hỗ trợ phát triển, vốn vay thương mại, vốn đơn vị (được giải thích cụ thể tại Biểu
số 06/HCSN-BCT).
2. Cách ghi biểu
- Cột 1: Ghi kế hoạch vốn
đầu tư năm theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B.
- Cột 2: Ghi giá trị khối lượng đã thực
hiện nhưng chưa được nghiệm thu trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được
quy định tại cột B.
- Cột 3: Ghi giá trị khối lượng đã thực
hiện nhưng chưa được nghiệm thu lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến kỳ
báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định lại cột B.
- Cột 4: Ghi giá trị khối lượng hoàn
thành đã được nghiệm thu trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định
tại cột B.
- Cột 5: Ghi giá trị khối lượng hoàn
thành đã nghiệm thu lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến kỳ báo cáo theo
các nội dung tương ứng được quy định tại cột B.
- Cột 6: Ghi tổng số vốn đã được giải
ngân (tạm ứng + khối lượng thanh toán) trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương
ứng được quy định tại cột B.
- Cột 7: Ghi số vốn tạm ứng đã được giải
ngân trong kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B.
- Cột 8: Ghi tổng số vốn đã được giải
ngân (tạm ứng + khối lượng thanh toán) lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến
kỳ báo cáo theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B.
- Cột 9: Ghi số vốn tạm ứng đã được giải
ngân lũy kế từ khi triển khai dự án đầu tư đến kỳ báo cáo theo các nội dung
tương ứng được quy định tại cột B.
- Cột 10: Ghi giá trị khối lượng hoàn
thành đã được nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán trong kỳ báo cáo theo các nội
dung tương ứng được quy định tại cột B.
- Cột 11: Ghi giá trị khối lượng hoàn
thành đã được nghiệm thu nhưng chưa được thanh toán lũy kế từ khi triển khai dự
án đầu tư theo các nội dung tương ứng được quy định tại cột B.
3. Phân tổ chủ yếu
- Phân theo đơn vị.
- Phân theo nguồn vốn.
- Phân theo dự án.
- Phân theo nhóm dự án A, B, C.
4. Kỳ báo cáo
- Báo cáo 6 tháng.
- Báo cáo năm.
5. Nguồn số liệu
Số liệu từ báo cáo tài chính (Bảng cân đối
kế toán,...), báo cáo đầu tư... của các đơn vị./.