Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 220NV/PC thiết quân luật lệnh giới nghiêm

Số hiệu: 220NV/PC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp Người ký: Nguyễn Văn Hưởng, Cù Huy Cận
Ngày ban hành: 10/07/1946 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 220NV/PC

Hà nội, ngày 10 tháng 07 năm 1946 

 

THÔNG TƯ

Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng bộ Tư pháp gửi các ông Chủ tịch ủy ban Hành chính Bắc, Trung, Nam kỳ, Chưởng lý tòa Thượng thẩm Hà nội, Huế, Sài gòn

Sắc lệnh số 77 ngày 29 tháng 5 năm 1945 nói về việc thiết quân luật và lệnh giới nghiêm: hai phương pháp này có nhiều tính cách khác nhau, nên cần phải giải thích cho rõ ràng để việc áp dụng đạo sắc lệnh kể trên khỏi sai lạc.

Thiết quân luật và lệnh giới nghiêm đều là những phương pháp bất thường chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt.

Nhưng thiết quân luật có tính cách quan hệ hơn lệnh giới nghiêm.

Phương pháp này chỉ mang dùng khi nào sự an toàn của quốc gia có thể bị đe dọa vì một cuộc ngoại xâm hay một cuộc nổi loạn to.

Còn lệnh giới nghiêm là một phương pháp để duy  trì trật  tự, ở các phố xá trong một địa phương khi nào những việc trộm cướp, thủy tặc, hỏa tai xảy ra.

Vì mục đích khác nhau, nên thủ tục thi hành và hiệu lực của hai phương pháp đó khác nhau.

A) THIẾT QUÂN LUẬT

I.- Chỉ riêng có Chủ tịch Chính phủ Dân chủ Cộng hòa mới có quyền ký sắc lệnh thiết quân luật. Sắc lệnh này phải kể rõ ràng:

1. – những nơi (tỉnh, phủ, huyện,, châu, thành phố, thị xã) thiết quân luật;

2. – thời hạn thiết quân luật là bao nhiêu.

II. - Ở những nơi nào thiết quân luật thì cơ quan hành chánh phải lập tức giao hết quyền hành cho cơ quan quân sự. Tất cả những việc phạm pháp về khinh tội hay trọng tội sẽ giao tòa án quân sự xử. Tòa án chuyên môn có quyền xử những việc hộ và những việc phạm pháp về vi cảnh. Còn đối với việc phạm pháp về khinh tội hay trọng tội mà tòa án quân sự không đòi truy tố và xử lý thì tòa án chuyên môn cứ việc điều tra và xử như thường. Nói tóm lại, tóa án quân sự bất cứ lúc nào muốn xét xử và xử một việc phạm pháp nào thì toàn án chuyên môn phải giao hồ sơ ngay. Nếu tòa án quân sự không đòi hỏi gì thì ông Biện lý cứ theo lệ thường cho điều tra và truy tố tất cả các việc phạm pháp.

Sở dĩ có sự giao phó quyền cai trị và quyền xử án khinh tội và trọng tội cho các nhà chức trách về quân đội này là vì muốn trừ khử ngoại xâm hay tiêu diệt nội loạn cho dễ dàng. Những nhà chức trách quân sự nào có quyền điều khiển bộ máy cai trị sẽ do bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng ra nghị định chung để định rõ ràng sự cộng tác giữa hai cơ quan trong thời kỳ thiết quân luật.

III. – Cũng vì lẽ vừa kể trên, các nhà nhà chức trách về quân đội còn được quyền hạn chế quyền công dân như:

a) bất cứ nhật dạ khám xét nhà công chúng. Những cấp chỉ huy nào có quyền ra lệnh khám xét sẽ do ông Bộ trưởng bộ Quốc phòng quy định,

b) trục xuất những thành tích  bất hảo,

c) bắt các tư gia phải nộp súng đạn tịch thu những súng đạn của tư gia không tuân lệnh nộp.

d) ngăn cấm các cuộc hội họp biểu tình, báo chí có tính cách nguy hiểm cho sự an toàn chung.

B) LỆNH GIỚI NGHIÊM

I. – Vì chỉ có tính cách địa phương nên Chủ tịch Ủy ban hành chánh phủ huyện, châu, thành phố, thị xã hoặc xã được quyền ra lệnh giới nghiêm. Lệnh ấy phải viết vào giấy, chỉ rõ lệnh giới nghiêm sẽ thi hành ở những nơi nào, thời hạn là bao nhiêu giờ vì thời hạn lệnh giới nghiêm dài nhất là 24 giờ. Giấy ấy phải mang yết thị ở các công sở và Ủy ban hành chánh phải dùng đủ cách để báo cáo cho dân chúng biết.

II. – Lệnh giới nghiêm chỉ có hiệu lực ở ngoài đường phố thôi. Sự đi lại ở ngoài phố và ở các nơi công cộng (rạp hát, chớp bóng, cao lâu),  có thể bị hạn chế, còn trong nhà các tư gia không hạn chế một tí nào cả.

Hết thời hạn định trong giấy yết thị, thì lệnh giới nghiêm sẽ hết hiệu lực. Nếu Ủy ban hành chánh xét cần phải gia thêm hạn thì mỗi lần gia thêm một hạn là 24 giờ phải ký  một lệnh khác và phải cho yết thị cùng loan báo cho công chúng biết lại.

III. – Quyền công dân không bị hạn chế: thí dụ muốn khám nhà bắt người phải có lệnh viết của thẩm phán viên.

IV. – Cơ quan hành chánh cao nhất và tòa án chuyên môn không có sự thay đổi gì.

T.M. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG

 
 

 
Cù Huy Cận

T.M. BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG

 

 
 
Nguyễn Văn Hưởng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 220NV/PC ngày 10/07/1946 về việc thiết quân luật và lệnh giới nghiêm do Bộ Nội Vụ- Bộ Tư Pháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.638

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.28.133
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!