Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 20/2013/TT-BGTVT quản lý bảo trì công trình đường sắt

Số hiệu: 20/2013/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 16/08/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Bắt buộc quan trắc công trình Cầu, hầm, Nhà ga

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 20/2013/TT-BGTVT Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt căn cứ theo nội dung của Nghị định 15/2013/NĐ-CP.

Theo đó, các công trình đường sắt cấp đặc biệt và cấp 1 đối với cầu, hầm và nhà ga bắt buộc phải được quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng.

Các công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường có khả năng gây sập đổ cũng thuộc đối tượng bắt buộc phải quan trắc.

Đối với  đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm bảo trì và phải  chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì theo quy định.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/2/2014.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2013/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2013

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Đường sắt số 35/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt; Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt; tổ chức thực hiện bảo trì công trình đường sắt; quy định các khoản mục chi phí liên quan đến công tác bảo trì công trình đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.

2. Việc quản lý, bảo trì công trình đường sắt đô thị được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm: đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.

2. Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

3. Hệ thống kiến trúc đường sắt bao gồm: nhà khách đợi tàu, nhà bán vé, nhà kho hành lý, kho hàng hóa, quảng trường ga, sân ga, hàng rào khu ga, cánh dơi, bãi hàng, chòi gác ghi, chòi gác chắn, chòi gác cầu, chòi gác hầm, nhà trực, nhà đặt thiết bị thông tin, tín hiệu, máy phát điện.

4. Quy trình bảo trì công trình đường sắt là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo trì công trình đường sắt.

5. Bảo trì công trình đường sắt là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai thác sử dụng.

6. Bảo dưỡng công trình đường sắt là các hoạt động: theo dõi, chăm sóc, sửa chữa những hư hỏng nhỏ, duy tu thiết bị lắp đặt vào công trình, được tiến hành thường xuyên, định kỳ để duy trì công trình ở trạng thái khai thác, sử dụng bình thường và hạn chế phát sinh các hư hỏng công trình.

7. Sửa chữa công trình đường sắt là việc khắc phục hư hỏng của công trình được phát hiện trong quá trình khai thác, sử dụng nhằm đảm bảo sự làm việc bình thường và an toàn của công trình.

Sửa chữa công trình đường sắt bao gồm sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất:

a) Sửa chữa định kỳ công trình đường sắt là sửa chữa hư hỏng hoặc thay thế bộ phận công trình, thiết bị công trình và thiết bị công nghệ bị hư hỏng được thực hiện định kỳ theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường sắt;

b) Sửa chữa đột xuất công trình đường sắt là sửa chữa được thực hiện khi bộ phận công trình, công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động thiên tai đột xuất khác hoặc khi có biểu hiện có thể gây hư hỏng đột biến ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành công trình hoặc có khả năng xảy ra sự cố dẫn tới thảm họa.

8. Đơn vị được giao thực hiện bảo trì công trình đường sắt (sau đây viết tắt là Đơn vị bảo trì công trình đường sắt) là các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện việc quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

Điều 4. Yêu cầu công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và bảo trì công trình đường sắt

1. Công trình, thiết bị đường sắt sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa phải được nghiệm thu, bàn giao, tổ chức quản lý, bảo trì. Thời gian thực hiện công tác quản lý, bảo trì công trình được tính từ ngày chủ đầu tư, Đơn vị bảo trì công trình đường sắt ký biên bản nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

2. Bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường sắt được cơ quan có thẩm quyền công bố áp dụng và tổ chức thực hiện bảo trì theo quy định tại Chương II của Thông tư này.

3. Quy trình bảo trì công trình đường sắt được lập phù hợp với các bộ phận công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình, loại, cấp công trình và mục đích sử dụng của công trình. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy trình bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 5. Nội dung công tác quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Lưu trữ và quản lý hồ sơ hoàn công công trình đường sắt xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất.

2. Lập hồ sơ quản lý công trình đường sắt

a) Đối với cầu, cống đường sắt, gồm các tài liệu sau:

- Lý lịch cầu, cống: ghi đặc điểm kỹ thuật, trạng thái chủ yếu của công trình; cập nhật tình hình diễn biến, thay đổi qua các lần sửa chữa; các hư hỏng lớn đã xảy ra trong quá trình sử dụng; các kết quả kiểm tra định kỳ, kiểm định;

- Sổ kiểm tra thường xuyên: ghi chép kết quả kiểm tra và quan sát tình hình hư hỏng thường xuyên của công trình;

- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ thi công công trình, hồ sơ hoàn công công trình và các văn bản liên quan khác.

b) Đối với đường sắt, gồm các tài liệu sau:

- Sổ kiểm tra đường (đường thẳng và đường cong), sổ kiểm tra ghi, sổ tuần đường, sổ gác chắn, biên bản kiểm tra ray, biểu theo dõi nền đường; hồ sơ công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão;

- Cập nhật các biến động về sử dụng đất dành cho đường sắt; cập nhật số liệu về tốc độ, tải trọng cho phép; số lượt tàu thông qua; cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất;

- Hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công như bình đồ, mặt cắt dọc, mặt cắt ngang, mặt cắt địa chất, hệ thống thoát nước, hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng, hồ sơ mốc chỉ giới.

c) Đối với hầm đường sắt, gồm các tài liệu sau:

- Sổ công tác hàng ngày: ghi lịch tuần tra bảo vệ hầm; quản lý điện thoại ở hai đầu hầm; theo dõi trạng thái của hầm (kể cả việc đo đạc khi cần thiết), các khe nứt trên vỏ hầm, tường cánh, tường chủ, cửa hầm, cống rãnh thoát nước, lượng nước rò rỉ vào hầm; vá các vết nứt, vỡ nát, dọn cỏ, khơi cống rãnh, sửa rãnh đỉnh, sửa các thiết bị chiếu sáng, thông tin, thông gió đơn giản; theo dõi và sửa chữa bảo đảm an toàn phần đường trong hầm;

- Phiếu hầm: ghi sơ lược lý lịch hầm gồm tên hầm, lý trình, tuyến đường sắt, khổ đường, khu gian; những đặc trưng của hầm gồm chiều dài, số khoang, những số liệu mặt cắt của hầm, hướng cửa hầm và hướng gió chính, các số liệu về mặt bằng và mặt cắt dọc, vật liệu xây dựng hầm; các bản vẽ mặt cắt ngang, mặt cắt dọc và mặt bằng hầm;

- Hồ sơ thiết kế thi công và hoàn công, bao gồm cả tài liệu địa chất thủy văn kèm theo.

d) Đối với hệ thống công trình kè, kiến trúc đường sắt: hồ sơ thiết kế, hoàn công công trình; cập nhật kết quả các đợt kiểm tra, các dự án sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất, các biến động liên quan đến công trình.

đ) Đối với hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt: hồ sơ thiết kế kỹ thuật hệ thống, hồ sơ hoàn công, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, thiết bị lắp đặt, thời gian đưa vào sử dụng, thời gian bảo hành thiết bị; sổ kiểm tra, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị; biểu theo dõi thống kê tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị, hệ thống thiết bị.

3. Lập hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt

a) Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm: tình trạng sử dụng đất hành lang an toàn giao thông đường sắt; các công trình ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt; các vi phạm, thời điểm vi phạm và quá trình xử lý vi phạm;

b) Hồ sơ liên quan đến hệ thống đường ngang, lối đi dân sinh phải lập riêng để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ;

c) Hồ sơ quản lý đường gom nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm: hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.

4. Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ công trình đường sắt; phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt.

5. Theo dõi tình hình hư hỏng công trình đường sắt; tổ chức tuần tra, kiểm tra thường xuyên, phát hiện kịp thời hư hỏng và các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng đường sắt; tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân các cấp xử lý theo quy định.

6. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật thường xuyên, định kỳ; kiểm tra đột xuất công trình đường sắt sau mỗi đợt lụt, bão hoặc các tác động bất thường khác.

7. Lập biểu mẫu theo dõi số vụ tai nạn đường sắt, xác định nguyên nhân ban đầu từng vụ tai nạn; phối hợp với cơ quan công an, chính quyền địa phương để giải quyết tai nạn giao thông đường sắt theo thẩm quyền.

8. Lập hồ sơ theo dõi các vị trí tiềm ẩn hay xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các vị trí có bán kính cong nhỏ làm giảm khả năng thông qua đoàn tàu.

9. Báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định.

Điều 6. Nội dung công tác bảo trì công trình đường sắt

Nội dung công tác bảo trì công trình đường sắt có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình.

Điều 7. Quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về bảo trì công trình đường sắt

1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm bảo trì công trình đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.

2. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền chịu trách nhiệm bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư; chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì công trình theo quy định.

Chương 2.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 8. Lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt

1. Lập kế hoạch bảo trì

a) Căn cứ vào tình trạng kỹ thuật, nhu cầu vận tải trên từng tuyến đường sắt đang khai thác, quy trình bảo trì, định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định hiện hành của Nhà nước, Đơn vị bảo trì công trình đường sắt lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt và gửi 01 bộ báo cáo về Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trước ngày 15 tháng 6 hàng năm;

b) Trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của các Đơn vị bảo trì công trình đường sắt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm rà soát và tổng hợp kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (theo Biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này) trình Bộ Giao thông vận tải. Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt được lập thành 02 bộ (gửi 01 bộ đến Bộ Giao thông vận tải, 01 bộ đến Cục Đường sắt Việt Nam). Đồng thời, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lập dự toán thu, chi ngân sách nguồn vốn sự nghiệp kinh tế gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính;

c) Nội dung kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm bao gồm: kế hoạch bảo dưỡng, kế hoạch sửa chữa theo từng tuyến (đoạn tuyến) và các công tác khác (nếu có). Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt phải nêu được đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình chủ yếu; đơn vị, khối lượng, dự toán kinh phí thực hiện; thời gian thực hiện; phương thức thực hiện và mức độ ưu tiên.

2. Phê duyệt kế hoạch bảo trì

a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm thẩm tra và lập báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải;

b) Trên cơ sở kế hoạch bảo trì công trình đường sắt của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trình, báo cáo thẩm tra của Cục Đường sắt Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải thẩm định, chấp thuận kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt; tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt vào dự toán thu, chi ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ Giao thông vận tải, gửi Bộ Tài chính trước ngày 20 tháng 7 hàng năm;

c) Sau khi có thông báo của Bộ Tài chính về dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, Bộ Giao thông vận tải phân bổ cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tiến hành rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt phù hợp với nguồn kinh phí được phân bổ; lập hồ sơ và gửi đến các đơn vị liên quan để thẩm tra, thẩm định theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Cục Đường sắt Việt Nam tiến hành thẩm tra và lập báo cáo theo quy định, gửi Bộ Giao thông vận tải;

d) Bộ Giao thông vận tải thẩm định, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì công trình đường sắt hàng năm sau khi nhận đầy đủ hồ sơ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt, tờ trình, báo cáo thẩm tra và ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan (nếu có).

3. Kế hoạch bảo trì công trình đường sắt được điều chỉnh, bổ sung trong quá trình thực hiện để phù hợp với điều kiện thực tế. Bộ Giao thông vận tải quyết định việc điều chỉnh kế hoạch bảo trì.

4. Việc sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tùy theo mức độ chi phí, thủ tục được thực hiện như sau:

a) Đối với việc sửa chữa công trình, thiết bị có chi phí dưới 500 triệu đồng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tự quyết định theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 10 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ;

b) Đối với trường hợp sửa chữa công trình, thiết bị đường sắt có chi phí từ 500 triệu đồng trở lên, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.

5. Việc lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng và đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư được thực hiện theo quy định của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.

Điều 9. Thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt

1. Đối với đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư, căn cứ kế hoạch bảo trì công trình đường sắt hàng năm được phê duyệt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia.

2. Đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt do mình đầu tư.

Điều 10. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và đánh giá sự an toàn công trình đường sắt

1. Đơn vị bảo trì công trình đường sắt thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt theo quy trình bảo trì công trình được duyệt; tổ chức đánh giá sự an toàn công trình khi cần thiết.

2. Việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đường sắt thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 11 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Đánh giá sự an toàn công trình đường sắt thông qua kiểm định chất lượng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Đề cương kiểm định chất lượng công trình đường sắt bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Mục đích kiểm định, yêu cầu kiểm định, nội dung thực hiện kiểm định, quy trình và phương pháp kiểm định;

b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong việc thực hiện kiểm định;

c) Danh sách nhân sự và người được phân công chủ trì thực hiện kiểm định, các thông tin về năng lực của các cá nhân tham gia thực hiện;

d) Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử dụng để thực hiện kiểm định;

đ) Thứ tự các bước kiểm định;

e) Chi phí thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành công tác kiểm định;

g) Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.

5. Kết quả kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa công trình phải được ghi chép, lập hồ sơ để quản lý, theo dõi; phải được cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt.

Điều 11. Công trình, bộ phận công trình đường sắt bắt buộc phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng

1. Trong quá trình khai thác, sử dụng, các công trình đường sắt có dấu hiệu lún, nứt, nghiêng hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường khác có khả năng gây sập đổ và các công trình sau đây bắt buộc phải được quan trắc:

a) Cầu: cấp đặc biệt, cấp 1;

b) Hầm: cấp đặc biệt, cấp 1;

c) Nhà ga: cấp đặc biệt, cấp 1.

2. Các bộ phận công trình đường sắt cần được quan trắc là hệ kết cấu chịu lực chính của công trình mà khi bị hư hỏng có thể dẫn đến sập đổ công trình.

3. Nội dung quan trắc công trình đường sắt bao gồm: vị trí quan trắc, thông số quan trắc (biến dạng, nghiêng, lún, nứt, võng ...), thời gian quan trắc, số lượng chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác do Đơn vị thực hiện quan trắc lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

4. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình đường sắt trong quá trình khai thác, sử dụng:

a) Phải quan trắc theo phương án do Đơn vị thực hiện quan trắc lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phương án quan trắc phải quy định về phương pháp đo, các thiết bị đo, sơ đồ bố trí và cấu tạo các dấu mốc; tổ chức thực hiện quan trắc; phương pháp xử lý số liệu đo và các nội dung cần thiết khác;

c) Đơn vị thực hiện quan trắc phải lập và báo cáo kết quả quan trắc, trong đó các số liệu quan trắc phải được đánh giá so sánh với giá trị giới hạn đã nêu trong quy trình bảo trì công trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan; đề xuất và khuyến cáo đối với chủ sở hữu công trình trong trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn cho phép đã nêu trong quy trình bảo trì công trình hoặc có dấu hiệu bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời; tiến hành đánh giá an toàn công trình theo các quy định hiện hành;

d) Đơn vị thực hiện quan trắc phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, kinh nghiệm trong quan trắc công trình, có kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố công trình theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quản lý chất lượng công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư) và các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền (đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư) chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng công trình đường sắt theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Hồ sơ bảo trì công trình đường sắt được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Thời hạn bảo hành đối với công tác sửa chữa công trình đường sắt theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

Điều 13. Xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình đường sắt hết tuổi thọ thiết kế

1. Công trình đường sắt hết tuổi thọ thiết kế là công trình đã có thời gian khai thác, sử dụng lớn hơn tuổi thọ thiết kế của công trình. Tuổi thọ thiết kế của công trình được xác định theo quy định của hồ sơ thiết kế.

Trường hợp hồ sơ thiết kế của công trình bị mất hoặc không quy định tuổi thọ, tuổi thọ của công trình được xác định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan hoặc theo kết quả kiểm định chất lượng công trình.

2. Trước khi công trình đường sắt hết hạn tuổi thọ thiết kế, nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư) và các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền (đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư) phải thực hiện các công việc sau:

a) Tổ chức kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;

b) Sửa chữa công trình (nếu có hư hỏng) để đảm bảo công năng, an toàn sử dụng và quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với công trình từ cấp II trở xuống nhưng không gây ra thảm họa khi có sự cố theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

c) Báo cáo Bộ Giao thông vận tải đối với công trình từ cấp I trở lên, công trình khi xảy ra sự cố có thể gây thảm họa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

3. Nội dung báo cáo bao gồm:

a) Kết quả đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình;

b) Đề nghị việc xử lý công trình theo một trong các tình huống: tiếp tục sử dụng công trình hoặc chuyển đổi công năng sử dụng, sửa chữa công trình nếu cần thiết; sử dụng hạn chế một phần công trình; hạn chế sử dụng công trình hoặc ngừng sử dụng hoàn toàn công trình. Việc đề xuất xử lý công trình cần có thứ tự ưu tiên và phù hợp với nguồn vốn được bố trí.

4. Báo cáo gửi về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam để được xem xét, xử lý đối với công trình đường sắt đến hạn tuổi thọ thiết kế.

5. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước

a) Cục Đường sắt Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra và lập báo cáo, đề xuất hướng xử lý đối với công trình đường sắt đến hạn tuổi thọ thiết kế, gửi Bộ Giao thông vận tải;

b) Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định biện pháp xử lý đối với công trình đường sắt đến hạn tuổi thọ thiết kế theo quy định.

Điều 14. Chế độ báo cáo thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Chế độ báo cáo:

a) Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư gửi về Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường sắt Việt Nam, định kỳ 06 tháng trước ngày 15 tháng 7, hàng năm trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo; đồng thời báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ;

b) Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền quản lý, bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do chủ sở hữu khác đầu tư thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình gửi về Cục Đường sắt Việt Nam định kỳ hàng năm trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;

c) Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện chế độ báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (bao gồm cả đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, đường sắt chuyên dùng và đường sắt do chủ sở hữu khác đầu tư) về Bộ Giao thông vận tải, định kỳ hàng năm trước ngày 25 tháng 01 của năm tiếp theo.

2. Nội dung báo cáo phải nêu đầy đủ các thông tin sau: tên công trình, hạng mục công trình thực hiện; khối lượng và kinh phí thực hiện; thời gian hoàn thành; những điều chỉnh, phát sinh so với kế hoạch được duyệt; đánh giá kết quả thực hiện (theo kế hoạch được duyệt); đề xuất và kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác bảo trì công trình đường sắt (theo Biểu mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này).

Điều 15. Xử lý đối với công trình, bộ phận công trình đường sắt không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng

1. Công trình, bộ phận công trình đường sắt không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng là công trình, bộ phận công trình hư hỏng nặng, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ biểu hiện qua các dấu hiệu như nứt, võng, lún, nghiêng vượt quá giá trị giới hạn cho phép đã nêu trong quy trình bảo trì công trình đường sắt hoặc trong các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan.

2. Khi phát hiện công trình đường sắt không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (đối với đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư) và các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền (đối với đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư) chịu trách nhiệm báo cáo ngay về Bộ Giao thông vận tải; đồng thời thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

3. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin về biểu hiện xuống cấp về chất lượng công trình đường sắt, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, Bộ Giao thông vận tải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 114/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

4. Trường hợp công trình đường sắt xảy ra sự cố trong quá trình khai thác, sử dụng, việc giải quyết sự cố thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Điều 16. Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật trong công tác bảo trì công trình đường sắt

1. Đối với công tác bảo dưỡng công trình đường sắt:

a) Áp dụng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Đối với các hạng mục công trình chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, áp dụng các định mức tương ứng của các ngành khác hoặc của địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.

2. Đối với công tác sửa chữa định kỳ, sửa chữa đột xuất công trình đường sắt: áp dụng theo quy định đối với công trình xây dựng cơ bản và các quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.

Chương 3.

CHI PHÍ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 17. Nguồn kinh phí bảo trì công trình đường sắt

1. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt do nhà nước đầu tư được hình thành từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

2. Việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì công trình đường sắt thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

3. Kinh phí bảo trì công trình đường sắt chuyên dùng, đường sắt do các chủ sở hữu khác đầu tư được bố trí theo quy định của chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền.

Điều 18. Chi phí bảo trì công trình đường sắt

1. Nội dung các khoản mục chi phí liên quan đến thực hiện bảo trì công trình đường sắt bao gồm:

a) Chi phí lập, thẩm tra, thẩm định quy trình bảo trì công trình và định mức kinh tế - kỹ thuật phục vụ công tác bảo trì công trình đường sắt;

b) Chi phí lập kế hoạch bảo trì công trình đường sắt (bao gồm cả chi phí khảo sát; lập, thẩm tra và thẩm định chi phí bảo trì công trình);

c) Chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ và đột xuất;

d) Chi phí quan trắc công trình đường sắt đối với công trình có yêu cầu quan trắc;

đ) Chi phí bảo dưỡng công trình đường sắt;

e) Chi phí kiểm định chất lượng công trình khi cần thiết;

g) Chi phí sửa chữa công trình định kỳ và đột xuất;

h) Chi phí lập, quản lý hồ sơ bảo trì công trình đường sắt và cập nhật cơ sở dữ liệu kết cấu hạ tầng đường sắt.

2. Việc xác định chi phí thực hiện bảo trì công trình đường sắt theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Hiệu Iực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.

Điều 20. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Vụ trưởng - Trưởng Ban thuộc Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản, gửi về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Như khoản 1 Điều 20;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Đường sắt Việt Nam;
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (20 bản).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

PHỤ LỤC 1

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA NĂM ...

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Chi phí (triệu đồng)

Thời gian thực hiện

Phương thức thực hiện

Mức độ ưu tiên

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

TỔNG SỐ (A+B+C)

A

BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH

1

Đơn vị A (Đơn vị bảo trì công trình đường sắt)

Km

1.1

Tuyến đường sắt ... (từ Km đến Km...)

Km

1.2

Tuyến đường sắt ... (từ Km đến Km...)

Km

2

Đơn vị B (Đơn vị bảo trì công trình đường sắt)

Km

2.1

Tuyến đường sắt ... (từ Km đến Km...)

Km

2.2

Tuyến đường sắt ... (từ Km đến Km...)

Km

20

Đơn vị ... (Đơn vị bảo trì công trình đường sắt)

Km

20.1

Tuyến đường sắt ... (từ Km đến Km...)

Km

20.2

Tuyến đường sắt ... (từ Km đến Km...)

Km

...

B

SỬA CHỮA (B1+B2)

B1

SỬA CHỮA ĐỊNH KỲ (1+2)

1

Chuẩn bị đầu tư

1.1

Công trình chuyển tiếp

1.1.1

Tuyến đường sắt...

- …………

- …………

1.1.2

Tuyến đường sắt…

- …………

- …………

1.2

Công trình làm mới

1.2.1

Tuyến đường sắt...

- …………

- …………

1.2.2

Tuyến đường sắt...

- …………

- …………

2

Thực hiện đầu tư

2.1

Công trình < 500 triệu đồng

2.1.1

Tuyến đường sắt ....

- …………

- …………

2.1.2

Tuyến đường sắt ....

- …………

- …………

2.2

Công trình ³ 500 triệu

2.2.1

Công trình chuyển tiếp

2.2.1.1

Tuyến đường sắt....

- …………

- …………

2.2.1.2

Tuyến đường sắt....

- …………

- …………

2.2.2

Cônq trình làm mới

2.2.2.1

Tuyến đường sắt....

- …………

- …………

2.2.2.2

Tuyến đường sắt....

- …………

- …………

B2

SỬA CHỮA ĐỘT XUẤT (*)

C

CÔNG TÁC KHÁC

Cập nhật cơ sở dữ liệu

Quản lý hồ sơ bảo trì công trình

Lập quy trình bảo trì

Lập định mức kinh tế-kỹ thuật

CHI TIẾT NỘI DUNG BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH (A)

1

Đơn vị A (Đơn vị bảo trì công trình đường sắt)

1.1

Tuyến đường sắt ....(từ Km... đến Km...)

- Đường chính tuyến

Km

- Đường ga

Km

- Ghi

Bộ

- Cầu

Km

- Cống

Km

- Hầm

Km

- Nhà ga, kho ga

m2

- Ke ga, bãi hàng

m2

- Điểm gác đường ngang

Điểm

- Đường truyền tải

Km/tr

- Trạm tổng đài

Trạm

- Tín hiệu ra vào ga

Hệ

- Thiết bị khống chế

Bộ

- Thiết bị điều khiển

Đài

- Cáp tín hiệu

Km/s

- Thiết bị nguồn

Cung

- …………

2

Đơn vị B (Đơn vị bảo trì công trình đường sắt)

- …………

- …………

20

Đơn vị ...(Đơn vị bảo trì công trình đường sắt)

- …………

- …………

Ghi chú: Sửa chữa đột xuất (*) không nằm trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, sẽ được bổ sung vào kế hoạch trong quá trình thực hiện khi công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy và những tác động thiên tai đột xuất khác ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành công trình.

PHỤ LỤC 2

BÁO CÁO THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA (... tháng/năm .....)

TT

Hạng mục công việc

Đơn vị

Khối lượng

Kinh phí (triệu đồng)

Thời gian thực hiện

Những điều chỉnh so với kế hoạch được giao

Mức độ hoàn thành (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 20/2013/TT-BGTVT ngày 16/08/2013 Quy định về quản lý và bảo trì công trình đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.725

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.40.171
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!