Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 19/2022/TT-BCA tiếp nhận phân loại xử lý đơn khiếu nại kiến nghị trong Công an

Số hiệu: 19/2022/TT-BCA Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Công An Người ký: Tô Lâm
Ngày ban hành: 29/04/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Yêu cầu với đơn khiếu nại trong CAND đủ điều kiện xử lý

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư 19/2022/TT-BCA ngày 29/4/2022 quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân.

Theo đó, đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân đủ điều kiện xử lý phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Về hình thức:

+ Đơn được viết bằng tiếng Việt; ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn.

+ Nếu viết đơn bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng;

- Về nội dung:

Trong đơn phải ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; nội dung, lý do khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; yêu cầu của người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh;

- Các tài liệu liên quan đi kèm (nếu có).

Trường hợp đơn có nhiều nội dung khiếu nại thì cán bộ xử lý hướng dẫn người gửi  tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình thì đề xuất tách riêng từng nội dung để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Thông tư 19/2022/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2022 và thay thế Thông tư 68/2013/TT-BCA ngày 26/12/2013.

BỘ CÔNG AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/2022/TT-BCA

Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 12 tháng 11 năm 2021;

Căn cứ Luật Tổ chức cơ quan Điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;

Căn cứ Nghị định số 01/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Công an;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Các cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an (sau đây gọi chung là Công an đơn vị, địa phương).

2. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên, công nhân Công an, lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là cán bộ, chiến sĩ Công an).

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc khiếu nại, kiến nghị, phản ánh.

Điều 3. Nguyên tắc xử lý đơn

1. Việc xử lý đơn phải bảo đảm tuân thủ pháp luật; nhanh chóng, kịp thời; rõ ràng, thống nhất và tạo điều kiện thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các thủ tục về khiếu nại, kiến nghị, phản ánh.

2. Đơn phải được gửi, chuyển đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh là văn bản được trình bày theo quy định của pháp luật, có nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, gửi đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết.

2. Xử lý đơn là việc tiếp nhận, phân loại đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan, đơn vị, cán bộ, chiến sĩ Công an là việc người khiếu nại đề nghị cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

4. Khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an là việc người khiếu nại đề nghị cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân xem xét lại quyết định kỷ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

5. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng hình sự là việc người khiếu nại đề nghị cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân xem xét lại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

6. Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thi hành án hình sự là việc người khiếu nại đề nghị cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thi hành án hình sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 176 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

7. Kiến nghị, phản ánh là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, công tác quản lý các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của cơ quan, đơn vị Công an.

8. Đơn có nội dung về công tác biên chế, công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác chính sách, công tác bảo hiểm trong Công an nhân dân là việc cán bộ, chiến sĩ Công an đề nghị Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét lại quyết định liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, XỬ LÝ BAN ĐẦU

Điều 5. Tiếp nhận đơn

Đơn được tiếp nhận để phân loại và xử lý từ các nguồn sau đây:

1. Đơn được gửi qua dịch vụ bưu chính; hộp thư góp ý của cơ quan, đơn vị trong Công an nhân dân.

2. Đơn do cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức đến cơ quan Công an để khiếu nại, kiến nghị, phản ánh trực tiếp.

3. Đơn do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển đến theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Căn cứ phân loại đơn

1. Đơn được phân loại không phụ thuộc vào tiêu đề, theo các căn cứ sau:

a) Nội dung trình bày trong đơn;

b) Mục đích, yêu cầu của người viết đơn.

2. Căn cứ vào thẩm quyền giải quyết, cán bộ xử lý đơn báo cáo, đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp mình xem xét, xử lý đơn theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 7. Xử lý ban đầu

1. Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Hình thức đơn: Đơn được viết bằng tiếng Việt; ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn. Trường hợp đơn viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng;

b) Nội dung đơn: Đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; nội dung, lý do khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; yêu cầu của người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh;

c) Các tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, kiến nghị, phản ánh (nếu có).

2. Đơn không đủ điều kiện xử lý bao gồm:

a) Đơn không đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đơn được gửi cho nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong đó có cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người có thẩm quyền giải quyết mà cơ quan, đơn vị tiếp nhận đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết;

c) Đơn trùng nội dung đã chuyển đơn hoặc đã được hướng dẫn theo quy định;

d) Đơn có nội dung chống đối đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đơn có nội dung chia rẽ đoàn kết dân tộc, tôn giáo; đơn có lời lẽ thô tục, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị;

đ) Đơn rách nát, chữ viết bị tẩy xóa, không rõ, không thể đọc được.

3. Đơn có nhiều nội dung về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì cán bộ xử lý đơn hướng dẫn người gửi đơn tách riêng từng nội dung để gửi đến đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình thì đề xuất tách riêng từng nội dung để giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

4. Thời hạn xử lý đơn khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Khiếu nại năm 2011; thời hạn xử lý đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Tiếp công dân năm 2013.

Mục 2. XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRONG CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 8. Xử lý đơn khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính

1. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp nào thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp đó thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu khiếu nại thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Luật Khiếu nại năm 2011 thì cán bộ xử lý đơn phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và thông báo bằng văn bản về việc không thụ lý đơn cho người khiếu nại biết.

2. Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính không thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an tiếp nhận đơn:

a) Cán bộ xử lý đơn căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư này, đề xuất chuyển khiếu nại đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền xem xét, giải quyết;

b) Thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến;

c) Thông báo việc chuyển đơn cho cơ quan Thanh tra Công an cùng cấp (nếu có).

3. Trường hợp cơ quan, đơn vị Công an nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp dưới trực tiếp, nhưng quá thời hạn quy định tại Điều 28 Luật Khiếu nại năm 2011 mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết thì cán bộ xử lý đơn đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai thụ lý giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển khiếu nại đến.

Điều 9. Xử lý đơn khiếu nại quyết định kỷ luật

1. Phân loại đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp nào thì đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp đó thụ lý giải quyết.

Điều 10. Xử lý đơn khiếu nại quyết định tố tụng, hành vi tố tụng hình sự; quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án hình sự

1. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì cán bộ xử lý đơn đề xuất cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định tại Điều 475 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

2. Đối với khiếu nại bản kết luận điều tra của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì cán bộ xử lý đơn đề xuất chuyển Thủ trưởng Cơ quan điều tra cùng cấp giải quyết.

3. Đối với khiếu nại bản kết luận điều tra của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì cán bộ xử lý đơn đề xuất chuyển Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp giải quyết.

4. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam thì cán bộ xử lý đơn đề xuất chuyển Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

5. Đối với khiếu nại quyết định, hành vi trái pháp luật trong thi hành án hình sự thì cán bộ xử lý đơn đề xuất chuyển Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 178 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Điều 11. Xử lý đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật

1. Việc xử lý đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật được thực hiện như sau:

a) Phân loại đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

b) Không thụ lý, không chuyển các loại đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 Luật Khiếu nại năm 2011;

c) Hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến cấp có thẩm quyền để giải quyết.

2. Trường hợp đơn khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật nhưng qua nghiên cứu, xem xét phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại được quy định tại Điều 38 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 124/2020NĐ-CP ngày 19/10/2020) thì cán bộ xử lý đơn phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp mình xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 12 . Xử lý đơn kiến nghị, phản ánh

Việc xử lý đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện như sau:

1. Phân loại đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Đơn có nội dung về công tác biên chế, công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác chính sách, công tác bảo hiểm trong Công an nhân dân theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư này thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp nào thì chuyển đến Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cấp đó giải quyết theo thẩm quyền.

3. Đơn kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị Công an nào thì chuyển đến cơ quan, đơn vị đó xem xét, giải quyết; nếu đã đồng gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

Mục 3. XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, ĐƠN KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH KHÔNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN

Điều 13. Xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh

Việc xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện như sau:

1. Phân loại đơn theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

2. Hướng dẫn người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh gửi đơn, chuyển đơn đến đúng cơ quan, đơn vị, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết.

3. Trả lại đơn, giấy tờ, tài liệu gốc của người khiếu nại, kiến nghị, phản ánh (nếu có).

4. Việc hướng dẫn gửi đơn, chuyển đơn được thực hiện bằng văn bản của cấp có thẩm quyền trong Công an nhân dân.

5. Trường hợp tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này thì cán bộ xử lý đơn báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định và có văn bản phúc đáp.

Điều 14. Xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh có họ tên, chữ ký của nhiều người

Trường hợp tiếp nhận đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh có họ tên, chữ ký của nhiều người thì cán bộ xử lý đơn hướng dẫn cử người đại diện theo quy định của pháp luật và gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền giải quyết.

Mục 4. QUẢN LÝ VÀ THEO DÕI VIỆC XỬ LÝ ĐƠN

Điều 15. Quản lý, theo dõi đơn

1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân tiếp nhận đơn theo quy định tại Điều 5 Thông tư này có trách nhiệm vào Sổ theo dõi đơn (đóng dấu “ĐẾN”, ghi rõ ngày nhận đơn), nhập vào hệ thống Cơ sở dữ liệu về công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh (nếu có).

2. Cơ quan, đơn vị, cá nhân tiếp nhận đơn có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền đã chuyển đơn biết theo quy định của pháp luật.

3. Cơ quan, đơn vị, cá nhân tiếp nhận, xử lý đơn có trách nhiệm bảo quản, không làm hư hỏng, thất lạc, không làm thay đổi hình thức và nội dung đơn; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc xử lý đơn theo quy định của pháp luật.

4. Việc lưu trữ, vào Sổ theo dõi đơn hoặc sao lưu dữ liệu trên hệ thống Cơ sở dữ liệu về công tác tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo vệ bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Điều 16. Lưu đơn

1. Việc lưu đơn được thực hiện với các loại đơn sau:

a) Đơn không đủ điều kiện xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;

b) Đơn khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật mà không thuộc trường hợp quy định tại Điều 38 Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.

2. Thời hạn lưu đơn quy định tại khoản 1 Điều này là một năm. Hết thời hạn nêu trên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định việc tiêu hủy đơn theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 17. Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Thanh tra Công an nhân dân

1. Thanh tra Bộ Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về:

a) Giải quyết khiếu nại hành chính, khiếu nại kỷ luật;

b) Theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự, thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.

2. Thanh tra Công an giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cùng cấp thống nhất quản lý nhà nước về:

a) Công tác giải quyết khiếu nại hành chính, khiếu nại kỷ luật của đơn vị, địa phương;

b) Theo dõi kết quả giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự, thi hành án hình sự của đơn vị, địa phương.

3. Đối với Công an đơn vị, địa phương không có tổ chức Thanh tra, việc quản lý công tác giải quyết khiếu nại do Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương đó chịu trách nhiệm phân công, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân

1. Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của lực lượng cảnh sát điều tra các cấp.

2. Văn phòng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của lực lượng an ninh điều tra các cấp.

3. Cơ quan điều tra giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cùng cấp quản lý về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự của đơn vị, địa phương.

Điều 19. Quản lý công tác giải quyết khiếu nại của Cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân

1. Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng Bộ Công an chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.

2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, có trách nhiệm giúp Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an cùng cấp quản lý về công tác giải quyết khiếu nại thuộc lĩnh vực thi hành án hình sự của đơn vị, địa phương.

Điều 20. Trách nhiệm của Thanh tra Công an nhân dân

1. Thanh tra Công an các cấp có trách nhiệm tham mưu, đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền; trừ khiếu nại lần đầu về quyết định kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an.

2. Trường hợp khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu về kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an, Thanh tra Công an các cấp tham mưu, đề xuất giao cơ quan chức năng có thẩm quyền trong Công an nhân dân thụ lý, giải quyết theo quy định.

3. Trường hợp khiếu nại quyết định kỷ luật của Giám đốc học viện, Hiệu trưởng các trường Công an nhân dân đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết, Thanh tra Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ quý, sáu tháng, một năm hoặc khi có yêu cầu, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị Công an các cấp, báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp qua cơ quan Thanh tra cùng cấp về kết quả giải quyết khiếu nại.

2. Báo cáo định kỳ về khiếu nại và giải quyết khiếu nại của các cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Bộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an (gửi qua Thanh tra Bộ Công an trước ngày 20 của tháng cuối kỳ báo cáo) được thực hiện như sau:

a) Đối với báo cáo định kỳ quý: Báo cáo Quý I được tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước đến ngày 14 tháng 3 của năm báo cáo. Báo cáo Quý III được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 9 của năm báo cáo;

b) Đối với báo cáo định kỳ sáu tháng: Từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 6 của năm báo cáo;

c) Đối với báo cáo định kỳ hằng năm: Từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.

3. Báo cáo đột xuất phải gửi kịp thời theo yêu cầu.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 6 năm 2022, thay thế Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

2. Khiếu nại đang được xem xét hoặc thụ lý giải quyết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 68/2013/TT-BCA ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn xử lý khiếu nại, kiến nghị, phản ánh; giải quyết khiếu nại và quản lý công tác giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân.

3. Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu trong Thông tư này khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản mới thì thực hiện theo quy định mới ban hành.

Điều 23. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Thanh tra Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này trong toàn lực lượng Công an nhân dân. Thanh tra Công an các cấp có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Thông tư này trong phạm vi đơn vị, địa phương mình.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ Công an (qua Thanh tra Bộ Công an) để hướng dẫn kịp thời./.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Tô Lâm

MINISTRY OF PUBLIC SECURITY
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 19/2022/TT-BCA

Hanoi, April 29, 2022

 

CIRCULAR

ON RECEIPT, CLASSIFICATION, AND HANDLING OF COMPLAINTS, PETITIONS AGAINST THE PEOPLE'S POLICE

Pursuant to the Law on Complaints dated November 11, 2011;

Pursuant to the Law on Citizen Reception dated November 25, 2013;

Pursuant to Criminal Procedure Code dated the November 27, 2015;

Pursuant to the Law on amendments to Criminal Procedure Code dated November 12, 2021;

Pursuant to the Law on Organization of Criminal Investigation Agencies dated November 26, 2015;

Pursuant to the Law on Criminal Judgment Enforcement dated June 14, 2019;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to Decree No. 01/2018/ND-CP dated August 6, 2018 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Public Security;

At the proposal of the Chief Inspector of the Ministry of Public Security;

The Minister of Public Security promulgates a Circular on receipt, classification, and handling of complaints, petitions against the people's police.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular set forth receipt, classification, and handling of complaints, petitions against the people's police.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Commissioned officers, non-commissioned officers, police students, police workers, contract workers (hereinafter referred to as police officers and soldiers).

3. Agencies, organizations and individuals involved in complaints, petitions.

Article 3. Principles for handling complaints

1. The handling of complaints must ensure compliance with the law; in a fast, timely; clear, unified manner and enable agencies, organizations and individuals in carrying out procedures pertaining to complaints, petitions.

2. The complaint must be sent and transferred to the proper agency, organization, unit or competent person.

Article 4. Interpretation of terms

For the purposes of this Circular, these terms below shall be construed as follows:

1. Complaint/petition is a document presented in accordance with law, containing a complaint or petition, and sent to a competent agency, organization or person for handling.

2. Handling of complaint/petition means the receipt, classification of complaints and petitions and forwarding them to competent agencies, organizations, or persons for settlement in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Complaint against a disciplinary decision against a police officer or soldier means that the complainant requests a competent authority in the People's Public Security to review the disciplinary decision if there are grounds to believe that such decision is illegal, infringing upon their legitimate rights and interests.

5. Complaint against a criminal procedure decision or act means that the complainant requests a competent authority in the People’s Public Security to review the criminal procedural decision or act of an agency, unit or person with competence to conduct proceedings if there are grounds to believe that such decision or act is illegal and infringing upon their legitimate rights and interests as prescribed in Articles 469 and 470 of the Criminal Procedure Code 2015.

6. Complaint against a decision or act of an agency or person with criminal judgment enforcement competence means that the complainant requests a competent authority in the People's Public Security to review the decision or act of that agency or person if there are grounds to believe that such decision or act is illegal and infringing upon their legitimate rights and interests as prescribed in Article 176 of the Law on enforcement of criminal judgment in 2019.

7. Petition means a document in which an agency, organization or individual provides information, present opinions and wishes, and propose solutions to competent agencies, units or persons in the People's Public Security on issues related to the implementation of guidelines, policies and laws, the management of the fields under the responsibility of the police agencies and units.

8. Petition related to payroll, employment, internal political protection, policies, insurance in the People’s Public Security means that a police officer or solider requests the head of the competent agency or person to review a decision related to his/her lawful rights and interests.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1. RECEIPT, CLASSIFICATION, INITIAL HANDLING

Article 5. Receipt of complaints/petitions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Complaints/petitions sent by postal service; to comment boxes of agencies and units in the People's Public Security.

2. Complaints/petitions made in person by individuals or representatives of agencies or organizations to a police agency.

3. Complaints/petitions submitted by leaders of the Party, State, National Assembly deputies, National Assembly Delegation, agencies of the National Assembly and the National Assembly Standing Committee, Vietnam Fatherland Front Committee and member organizations of the Front, press agencies and other agencies, organizations and units transferred in accordance with law.

Article 6. Bases for classification of complaints/petitions

1. Complaints/petitions are classified regardless of title, on the following grounds:

a) Contents presented in the complaint/petition;

b) Purposes and requirements of the complainant/petitioner.

2. Based on the handling competence, the handling officer shall report or propose the head of the police agency or unit to consider and handle the complaint/petition in accordance with law.

Article 7. Initial handling

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Form: The complaint/petition is written in Vietnamese; clearly states the date, month and year of the complaint/petition; full name and address of the complainant/petitioner; signature or fingerprint of the complainant/petitioner. In case the complaint/petition is written in a foreign language, a notarized translation must be attached;

b) Contents of the complaint/petition: The complaint/petition must clearly state the name and address of the agency, organization or individual subject to the complaint/petition; contents and reasons for complaint/petition; requests of the complainant/petitioner;

c) Documents related to the complaint/petition (if any).

2. A complaint/petition is not eligible for handling if:

a) The complaint/petition does not satisfy the requirements specified in Clause 1 of this Article;

b) The complaint/petition is sent to many agencies, organizations, and persons, including competent and non-competent agencies, organizations, or persons for handling;

c) The complaint/petition has the same contents as another complaint/petition that has been transferred or has been guided as prescribed;

d) The complaint/petition contains contents opposing the guidelines and policies of the Party, policies and laws of the State; the complaint/petition contains the content that drives a wedge between the peoples or religion; the complaint/petition contains profanity, defamation, and offence to the honor and reputation of individuals, agencies, and units;

d) The complaint/petition is torn, the handwriting is erased, unclear or unreadable.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The time limit for handling a complaint shall comply with Article 27 of the Law on Complaints 2011; the time limit for handling petitions shall comply with Article 28 of the Law on Citizen Reception 2013.

Section 2. HANDLING OF COMPLAINTS/PETITIONS IN THE PEOPLE’S PUBLIC SECURITY

Article 8. Handling of complaints against administrative decisions and acts

1. The handling officer shall request the head of the police agency or unit with competence under which the complaint against an administrative decision or administrative act falls according to the provisions of law. If the complaint falls into one of the cases specified in Article 11 of the Law on Complaints 2011, the handling officer must report it to the head of the agency or unit and notify the complainant of its non-acceptance in writing.

2. In case a complaint against administrative decision or administrative act is not under the settlement competence of the head of the police agency or unit that receives the complaint:

a) The handling officer shall, based on Article 6 of this Circular, propose to transfer the complaint to the head of the competent police agency or unit for settlement;

b) Notify the complainant and the agency, organization or person to which the complaint is forwarded;

c) Notify the transfer of the complaint to the police inspection agency of the same level (if any).

3. In case the police agency or unit receives a complaint against an administrative decision or administrative act falling under the settlement competence of the head of the agency or unit of the police at the immediate lower level, but beyond the prescribed time limit in Article 28 of the Law on Complaints 2011, if the first-time complaint is not settled, the handling officer shall propose the head of the police agency or unit competent to settle the second-time complaint to accept and settle it; and also notify in writing to the complainant, to the agency, organization or individual to which the complaint is forwarded.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Classification of complaints shall comply with Article 6 of this Circular.

2. A complaint shall be properly settled by the head of the police agency or unit with competence under which the complaint falls.

Article 10. Handling of complaints against criminal procedural decisions or criminal acts; illegal decisions and illegal acts in criminal judgment enforcement

1. For a complaint against a criminal procedural decision or act of an investigator, investigating officer, deputy head or head of an investigating body, or a person tasked with conducting certain activities of investigation, the handling officer shall propose the competent agency, unit or person to consider and settle it according to Article 475 of the Criminal Procedure Code 2015.

2. For a complaint against an investigation conclusion of the deputy head of an investigating body, the handling officer shall propose a transfer to the head of the investigating body of the same level for settlement.

3. For a complaint against the investigation conclusions of the head of an investigating body, the handling officer shall propose a transfer to the People’s Procuracy of the same level for settlement.

4. For a complaint against a procedural decision or act on urgent case, arrest, custody or temporary detention, the handling officer shall forward it to the head of the competent agency or unit for settlement according to Article 474 of the Criminal Procedure Code 2015.

5. For a complaint against an illegal decision or act in criminal judgment enforcement, the handling officer shall transfer it to the head of the competent agency, unit or person for settlement as prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6 and 7 Article 178 of the Law on Criminal judgment enforcement 2019.

Article 11. Handling of complaints against legally effective complaint-handling decisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Classify complaints as prescribed in Article 6 of this Circular;

b) Do to accept or transfer all kinds of complaints against the legally effective complaint-handling decisions as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 44 of the Law on Complaints 2011;

c) Guide the complainant to send the complaint to the competent authority for settlement.

2. Where a complaint against a complaint-handling decision has taken legal effect, but a review identifies that the handling of the complaint violated the law, causing damage to the interests of the State, lawful rights and interests of the complainant are specified in Article 38 of Decree No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020 of the Government on elaboration of the Law on Complaints (hereinafter referred to as Decree No. 124/2020ND-CP dated October 19, 2020), the handling officer must report to the head of his/her agency or unit for consideration and handling in accordance with law.

Article 12. Handling petitions

The handling of petitions shall be carried out as follows:

1. Classify complaints as prescribed in Article 6 of this Circular.

2. A petition related to payroll, employment, internal political protection, policies, or insurance in the People’s Public Security prescribed in clause 8 Article 4 of this Circular shall be sent to the head of the competent police agency.

3. A petition shall be sent to the police agency with the competence under which it falls; and also kept for records as prescribed in Article 16 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Handling complaints/petitions

The handling of complaints/petitions shall be carried out as follows:

1. Classify complaints/petitioners as prescribed in Article 6 of this Circular.

2. Guide complainants/petitioners to send complaints/petitions it properly competent agencies, organizations, units or persons for settlement.

3. Return the original petitions and documents of the complainants/petitioners (if any).

4. The instructions for complaint/petition submission and complaint/petition transfer shall be made in writing by a competent authority in the People’s Public Security.

5. In case of receiving a complaint/petition transferred by an agency, organization or individual as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Circular, the handling officer shall report to the head of the competent agency for settlement according to regulations and have a written response.

Article 14. Handling of complaints, petitions with full names and signatures of many people

In case of receiving a complaint/petition with the names and signatures of more than one person, the handling officer shall guide the appointment of a representative in accordance with law and send the complaint/petition to the agency or organization who has the authority to settle.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Management and monitoring of complaints/petitions

1. The agency, unit or individual that receives the complaint/petition as prescribed in Article 5 of this Circular shall record the complaint/petition in the monitoring book (stamped "TO", stating the date of receipt of the complaint/petition) and entering it into the system of data on the reception, classification and handling of complaints, petitions (if any).

2. The agency, unit or individual that receives the complaint/petition shall notify the competent agency, unit or person that has transferred the complaint/petition in accordance with law.

3. The agency, unit or individual that receives the complaint/petition is responsible for preserving, not damaging, losing or changing the form and contents of the complaint/petition; monitor, urge and inspect the handling of the complaint/petition in accordance with law.

4. The maintenance, records of the complaint/petition in monitoring book or backing up data on the database system on the receipt, classification and handling of complaints/petitions shall be made in accordance with the law on storage and protection of State secrets in the field of inspection, settlement of complaints and whistleblowing reports and prevention and control of corruption.

Article 16. Complaint/petition storage

1. The storage of complaints/petitions is done with the following types:

a) The complaint/petition is not eligible for handling as prescribed in Clause 2, Article 7 of this Circular;

b) A complaint against a legally effective complaint-handling decision that does not fall into the case specified in Article 38 of Decree No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 17. Management of the People's Public Security Inspectorate's complaint settlement

1. The Inspectorate of the Ministry of Public Security shall assist the Minister of Public Security in performing the unified state management of:

a) Settle administrative complaints, disciplinary complaints;

b) Monitor the results of complaint settlement in the field of criminal procedure and criminal judgment enforcement in the People’s Public Security.

2. The Inspectorate of the Ministry of Public Security shall assist the head of police agency of the same level in performing the unified state management of:

a) The settlement of administrative complaints and disciplinary complaints of agencies and localities;

b) Monitor the results of complaint settlement in the field of criminal procedure and criminal judgment enforcement of the agencies and localities.

3. For a police agency or locality that does not have an inspection organization, the management of complaint settlement shall be assigned and organized by the head of the police department of that agency or locality in accordance with the law.

Article 18. Management of complaint settlement by investigating bodies in the People's Public Security

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Office of the Investigative Police Agency of the Ministry of Public Security is responsible for monitoring and synthesizing the settlement of complaints in the field of criminal proceedings by the investigating police force at all levels.

3. Investigating agencies assist heads of police agencies of the same level in managing complaints in the field of criminal procedure of their agencies or localities.

Article 19. Management of complaint settlement by criminal judgment enforcement agencies in the People’s Public Security

1. The Police Department in charge of prisons, correctional facilities, reformatory schools affiliated to the Ministry of Public Security is responsible for monitoring and summarizing the settlement of complaints in the field of criminal judgment enforcement in the People's Public Security.

2. The agency that manages criminal judgment enforcement of the Ministry of Public Security, the criminal judgment enforcement agency of the provincial-level police department, and the criminal judgment enforcement agency of the district-level police department shall assist the heads of agencies at the same level to manage the complaint settlement in the field of criminal judgment enforcement of the agency or locality.

Article 20. Responsibilities of the People's Public Security Inspectorate

1. Police inspectorates at all levels are responsible for advising and proposing heads of police agencies to settle complaints within their competence; except for the first complaints against disciplinary decisions against officers and soldiers.

2. In case of a complaint against the first-time complaint settlement decision on disciplinary action against police officers and soldiers, police inspectorates at all levels shall advise and propose to assign the competent authority in the People's Public Security to accept and resolve it according to regulations.

3. If the complaint against the disciplinary decision of the director of the academy or the principal of the People's Public Security school has been settled for the first time but it has still been further complained, or the first complaint has expired but has not been resolved, the Inspectorate of the Ministry of Public Security shall take charge and coordinate with specialized agencies in advising the competent person to settle in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Quarterly, six-monthly, annually or upon request, heads of police agencies at all levels shall report to heads of immediate superiors through the same-level inspection agencies on the results of settlement of complaints.

2. Periodic reports on complaints and complaint settlement by agencies under the Ministry's agencies, the Public Security of the provinces and centrally-affiliated cities to report to the Minister of Public Security (sent through the Ministry Inspectorate before the 20th of the last month of the reporting period) shall be done as follows:

a) For quarterly reports: Quarter I reports begin from December 15 of the previous year to March 14 of the reporting year. Quarter III reports begin from June 15 to September 14 of the reporting year;

b) For six-month reports: From December 15 of the previous year to June 14 of the reporting year;

c) For annual reports: From December 15 of the previous year to December 14 of the reporting year.

3. Ad-hoc reports must be sent in a timely manner upon request.

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 22. Entry in force

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Complaints that have being reviewed or accepted for settlement before the effective date of this Circular shall continue to comply with the Circular No. 68/2013/TT-BCA dated December 26, 2013 of the Minister of Public Security on guidelines for the handling of complaints, petitions; complaint settlement and management of complaint settlement in the People’s Public Security.

3. If legislative documents referred to in this Circular are amended, supplemented or superseded with new ones, the new documents shall apply.

Article 23. Implementation

1. Police heads of agencies and localities shall implement this Circular.

2. The Inspectorate of the Ministry of Public Security shall guide, examine and urge the implementation of this Circular in the entire People's Public Security force. Police inspectorates at all levels are responsible for guiding, examining and urging the implementation of this Circular within their agencies and localities.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Public Security (via the Inspectorate of the Ministry of Public Security) for consideration./.

 

 

MINISTER




General To Lam

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 19/2022/TT-BCA ngày 29/04/2022 quy định việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, đơn kiến nghị, phản ánh trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


19.502

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.30.137
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!