BỘ
NỘI VỤ-BỘ TƯ PHÁP
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1671-HCTP
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 09 năm 1956
|
THÔNG TƯ
CHẤN CHỈNH VIỆC THỰC HIỆN CHẾ ĐỊNH HỘI THẨM NHÂN DÂN
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ -
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Kính gửi:
|
- Các Ủy ban hành chính các
liên khu, thành phố và tỉnh
- Các Tòa án nhân dân các liên khu, thành phố và tỉnh
|
Trong việc thực hiện chế định hội
thẩm nhân dân ở khu và tỉnh, Liên Bộ có những nhận xét sau đây:
1. Nhiều Ủy ban hành chính và
Tòa án chưa chú ý đúng mức đến việc thực hiện chế định hội thẩm nhân dân. Do
đó, những hội thẩm nhân dân thường trực đã điều động đi công tác khác hoặc những
hội thẩm nhân dân đã rơi rụng qua phát động giảm tô và cải cách ruộng đất,các Ủy
ban và Tòa án đều không cử người thay thế. Hiện nay, hầu hết các Tòa án tỉnh và
khu không có danh sách hội thẩm nhân dân. Mỗi khi mở phiên tòa, thường phải mời
một số cán bộ chính quyền và đoàn thể làm hội thẩm nhân dân, việc mời thường gặp
nhiều khó khăn, có khi phải hoãn phiên tòa vì hội thẩm nhân dân bận không đến
được.
2. Việc bồi dưỡng cho hội thẩm
nhân dân về đường lối chính sách và lề lối làm việc cũng ít được các Tòa án chú
ý. Một số hội thẩm nhân dân thường trực trở thành cán bộ chuyên môn ít liên hệ
với quần chúng.
3. Số hội thẩm nhân dân khu và tỉnh
còn quá ít mà số việc đưa ra xét xử lại nhiều, hội thẩm nhân dân lại bận luôn
nên không đảm bảo được chu đáo nhiệm vụ của mình.
Do những khuyết điểm nói trên,
việc thực hiện chế định hội thẩm nhân dân còn hình thức, tác dụng của việc nhân
dân tham gia xét xử còn bị hạn chế nhiều.
4. Tuy nhiên chúng ta cũng đã
rút được một kinh nghiệm tốt là đã tùy tính chất vụ án mà chọn một số cán bộ hoặc
đại biểu các tầng lớp nhân dân (như trong vụ án có liên quan đến chính sách tôn
giáo hoặc chính sách dân tộc thì mời đại biểu tôn giáo hoặc đại biểu dân tộc;
hoặc bị can thuộc tầng lớp nào thì mời đại biểu của tầng lớp ấy), bồi dưỡng cho
họ làm hội thẩm nhân dân. Cách cử hội thẩm nhân dân này bao gồm các thành phần
rộng rãi đã mang lại ảnh hưởng chính trị tốt về mặt đoàn kết nhân dân, và tăng
cuờng sự liên hệ giữa chính quyền và nhân dân.
Hiện nay, nhiệm vụ trung tâm của
ngành Tư pháp là phải đẩy mạnh công tác trấn áp bọn phá hoại và bọn gián điệp để
bảo vệ việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, bảo vệ công cuộc củng cố miền Bắc.
Trong việc trấn áp chủ yếu là phải dựa vào lực lượng đấu tranh của quần chúng,
do đó cần phải khai thác đến cao độ tác dụng của quần chúng tham gia vào công
việc xét xử, đồng thời tranh thủ sự đồng tình của quần chúng. Trong mọi việc của
tòa án, xét xử về chính trị, về hình hoặc về hộ, sự tham gia thiết thực của các
hội thẩm nhân dân sẽ làm cho Tòa án của chúng ta biểu hiện được rõ rệt tính chất
nhân dân của nó.
Căn cứ vào kinh nghiệm và ý kiến
của nhiều địa phương, Liên Bộ đề ra chủ trương sau đây để chấn chỉnh chế định hội
thẩm nhân dân khu và tỉnh (trừ Khu tự trị Thái – Mèo có quy định riêng. Còn về
hội thẩm nhân dân huyện, Liên Bộ hiện đang nghiên cứu).
A. HƯỚNG
CHUNG:
Mở rộng danh sách hội thẩm nhân
dân nhằm phát triển việc nhân dân tham gia tư pháp, đồng thời đảm bảo cho Tòa
án được dễ dàng trong việc mời hội thẩm nhân dân tham gia xét xử nhưng cũng chú
trọng chất lượng của hội thẩm nhân dân để đảm bảo cho việc xét xử được tốt,
nâng cao được tác dụng của hội thẩm nhân dân trong Tòa án.
B. THÀNH PHẦN
HỘI THẨM NHÂN DÂN:
Mỗi Tòa án nhân dân cấp khu và mỗi
Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải có một danh sách hội thẩm nhân dân gồm các thành
phần rộng rãi như sau:
- Các đại biểu đoàn thể lấy
trong các Ban Chấp hành các đoàn thể ở trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
(chủ yếu là nông hội, công đoàn: chú trọng phụ nữ).
- Các đại biểu dân tộc thiểu số,
các đại biểu tôn giáo ở những nơi có nhiều đồng bào thiểu số, có nhiều giáo
dân. Các đại biểu thuộc các tầng lớp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, nhân sĩ, trí
thức, và các chiến sĩ thi đua.
Về thành phần hội thẩm nhân dân
đại biểu các đoàn thể thì:
- Hội thẩm nhân dân cấp khu có
thể lấy xuống đến các Ban Chấp hành các đoàn thể cấp tỉnh:
- Hội thẩm nhân dân cấp tỉnh có
thể lấy xuống đến các Ban Chấp hành các đoàn thể cấp huyện. Những đặc khu hoặc
thành phố không có huyện, quận thì có thể lấy xuống đến các Ban Chấp hành đoàn
thể xã hoặc khu phố.
C. CÁCH CHỌN
VÀ SỐ LƯỢNG HỘI THẨM NHÂN DÂN:
1. Tỉnh: số hội thẩm nhân dân tỉnh
lấy trong các Ban Chấp hành các đoàn thể tỉnh có thể lấy từ 3 đến 6, và lấy
trong các Ban Chấp hành các đoàn thể huyện có thể từ 2 đến 4 ở mỗi huyện.
2. Khu: số hội thẩm nhân dân khu
lấy trong các Ban Chấp hành các đoàn thể khu có thể từ 4 đến 8, và lấy trong
các Ban Chấp hành các đoàn thể tỉnh có thể từ 3 đến 6 ở mỗi tỉnh.
Những người đã được cử làm hội
thẩm nhân dân tỉnh cũng có thể được cử làm hội thẩm nhân dân khu.
Những hội thẩm nhân dân nào đã
ngồi xử sơ thẩm một vụ án không được ngồi xử lại vụ án đó nếu có chống án.
3. Thành phố: số hội thẩm nhân
dân thành phố có thể từ 40 đến 60.
- Đa số phải là công nhân, đoàn
viên trong các Ban Chấp hành các công đoàn xí nghiệp (do Liên hiệp công
đoàn thành phố cử, có nam, có nữ).
- Nếu có những quận nội, ngoại
thành thì lấy một số trong các Ban Cán sự thanh niên, phụ nữ ở mỗi quận.
- Nếu có huyện ngoại thành, cần
chú ý chọn một số trong Ban Chấp hành nông hội ở mỗi huyện.
- Ở những thành phố không có tổ
chức quận, sẽ chọn một số ở mỗi khu phố trong Ban đại biểu nhân dân khu phố.
- Tòa án nhân dân phúc thẩm Hà-nội
và Tòa án nhân dân sơ thẩm Hà-nội có thể chung một danh sách hội thẩm nhân dân
(và do hai Tòa án cùng phân phối hội thẩm nhân dân cho các phiên tòa trong
tháng như đã làm lâu nay).
4. Đặc khu:
- Tòa án nhân dân đặc Khu Hồng-quảng:
cách chọn Hội thẩm nhân dân cũng như đối với các tòa án nhân dân tỉnh.
- Tòa án nhân dân phúc thẩm Hải-phòng
- Hồng-quảng có thể không có danh sách hội thẩm nhân dân riêng: khi xử ở Hải-phòng
sẽ lấy hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân sơ thẩm Hải-phòng, xử ở Hồng-quảng
sẽ lấy hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân Hồng-quảng.
- Tòa án nhân dân khu vực
Vĩnh-linh: chọn 2 người trong các Ban Chấp hành các đoàn thể khu vực
Vĩnh-linh và từ 1 đến 2 người khá nhất trong các Ban Chấp hành đoàn thể ở mỗi
xã.
5. Mỗi Tòa án nhân dân cấp khu
và mỗi Tòa án nhân dân cấp tỉnh, ngoài số hội thẩm nhân dân lấy trong các Ban
Chấp hành các đoàn thể, sẽ tùy tình hình địa phương mà cử một số hội thẩm nhân
dân gồm các đại biểu dân tộc thiểu số, các đại biểu tôn giáo hoặc các đại biểu
thuộc các tầng lớp khác như đã nói ở trên. Số này sẽ không quá 1/4 của toàn
danh sách.
Các danh sách hội thẩm nhân dân
của các cấp Tòa án đều do Ủy ban hành chính cấp trên duyệt y; hoặc do Bộ Tư
pháp duyệt y nếu cấp Ủy ban hành chính lập danh sách ấy trực thuộc Trung ương.
6. Trong nhiệm kỳ một năm, có vị
hội thẩm nhân dân nào được điều động đi nơi khác hoặc vì trở ngại gì không thể
tiếp tục nhiệm vụ thì cũng sẽ theo như thể thực lập danh sách nói trên mà cử
người thay thế kịp thời.
7. Việc lấy hội thẩm nhân dân
trong danh sách ngồi phiên tòa xét xử là hình thức chủ yếu. Nhưng trong trường
hợp đặc biệt như vụ án có liên quan đến chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc
hoặc có liên quan đến các tầng lớp nhân sĩ, trí thức, tư sản, nếu xét thật cần
thiết phải có đại biểu tôn giáo hay dân tộc ấy hoặc đại biểu các tầng lớp ấy
tham gia xét xử để gây ảnh hưởng chính trị mà trong danh sách hội thẩm nhân dân
không có đại biểu ấy thì Tòa án có thể đề nghị với Ủy ban hành chính cấp tương
đương xét chọn và ra quyết nghị cử làm hội thẩm nhân dân trong phiên tòa.
D. LỀ LỐI LÀM
VIỆC GIỮA TÒA ÁN VÀ HỘI THẨM NHÂN DÂN:
- Sau khi đã lập xong danh sách
hội thẩm nhân dân, các Tòa án nhân dân tỉnh và thành phố triệu tập một cuộc họp
các hội thẩm nhân dân (có mời hội thẩm nhân dân khu nằm ở tỉnh tham dự) để phổ
biến về nhiệm vụ quyền hạn và lề lối làm việc của hội thẩm nhân dân. Trong cuộc
họp đó, tòa án cũng sơ bộ trao đổi với hội thẩm nhân dân về lịch công tác của hội
thẩm nhân dân đối với tòa án để các hội thẩm nhân dân có thể chuẩn bị trước để
tham gia công tác tư pháp. Cần tránh tình trạng một số hội thẩm nhân dân phải
ngồi xử nhiều quá, một số khác lại rất ít hoặc không tham gia công tác xét xử.
- Các Tòa án cần chú ý tiếp tục
thường xuyên bồi dưỡng hội thẩm nhân dân làm công tác xét xử được tốt; mỗi khi
nhận được tài liệu, văn bản gì về tư pháp xét thấy cần thiết cho hội thẩm nhân
dân thì Tòa án cố gắng tùy phương tiện mà phổ biến cho hội thẩm nhân dân. Nhưng
chủ yếu là nên triệu tập hội thẩm nhân dân dự các cuộc hội nghị quan trọng có
kiểm thảo về đường lối truy tố và xét xử (như hội nghị nửa năm, toàn năm do tòa
án tổ chức).
- Trừ trường hợp thật đặc biệt
ra, còn thì nói chung tòa án phải báo trước chậm nhất là 7 ngày trước ngày
phiên tòa đó biết. Giấy báo phải gửi thông qua cơ quan hoặc Ban Chấp hành đoàn
thể biết tiện sắp xếp cho hội thẩm nhân dân được mời, thực sự bận công tác
không thể đến dự phiên tòa được thì cũng phải báo sớm cho Tòa án biết kịp mời
người khác. Hội thẩm nhân dân được mời phải đến trước ngày phiên tòa ít nhất là
một ngày để có đủ thì giờ nghiên cứu hồ sơ, bàn bạc về việc xét xử, v.v... Trường
hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu hội thẩm nhân dân điều tra thêm trước khi
ngồi tòa.
- Trước mỗi phiên tòa, Tòa án
cùng với hội thẩm nhân dân thảo luận để thống nhất ý kiến về mục đích và yêu cầu
của phiên tòa, giúp đỡ hội thẩm nhân dân nắm vững nội dung vụ án và những
chính sách của Chính phủ áp dụng vào vụ án để hội thẩm nhân dân góp ý kiến được
thiết thực và chính xác vào việc xét xử vụ án. Hội thẩm nhân dân có thể được
phân công thẩm vấn một số vụ án hoặc một số điểm trong từng vụ án. Sau phiên tòa,
hội thẩm nhân dân còn phải ở lại dự cuộc kiểm thảo phiên tòa.
- Về việc phân công giữa hội thẩm
nhân dân, trước đây có một số hội thẩm nhân dân vào làm việc thường xuyên tại
Tòa án (hội thẩm nhân dân thường trực).
Nhưng trong thực tế thì hội thẩm
nhân dân thường trực đã biến thành cán bộ chuyên môn, mất liên hệ với quần
chúng, như vậy không đúng với tính chất của chế định hội thẩm nhân dân. Với việc
mở rộng danh sách như đã quy định trong thông tư này thì việc mới hội thẩm nhân
dân sẽ dễ dàng hơn trước. Vì thế, nói chung, tòa án không nên có hội thẩm nhân
dân thường trực như cũ nữa.
Riêng đối với các vùng dân tộc
thiểu số, nếu xét cần thiết đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số cho ngành thì có thể
tạm thời có hội thẩm nhân dân thường trực. Về mặt khác, hội thẩm nhân dân thường
trực người dân tộc địa phương còn có nhiều thuận lợi cho Tòa án trong việc tiếp
xúc với dân chúng, trong việc điều tra xét xử, vì các hội thẩm nhân dân ấy
thông thạo tiếng nói và am hiểu phong tục tập quán của địa phương. Nhưng cần
chú ý là không nên phân công cho hội thẩm nhân dân thường trực những công việc
có tính chất bàn giấy.
Nhận được thông tư này, các Ủy
ban hành chính khu, tỉnh, thành chú ý lập ngay danh sách hội thẩm nhân dân khu,
tỉnh, thành, theo mẫu đính sau, (những danh sách hội thẩm nhân dân do Ủy ban
hành chính khu duyệt y rồi, xin gửi cho Bộ Tư pháp một bản. Những danh sách hội
thẩm nhân dân do Bộ Tư pháp duyệt y thì gửi 3 bản).
Lập được danh sách rồi, các Tòa
án phải đặc biệt chú ý đến việc phổ biến cho các hội thẩm nhân dân về nhiệm vụ,
quyền hạn và lề lối làm việc của hội thẩm nhân dân.
Đề nghị các Ủy ban hành chính
khu và Tòa án nhân dân khu báo cáo cho Liên Bộ biết kết quả thi hành thông tư
này.
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Phan Kế Toại
|
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Vũ Đình Hòe
|
MẪU DANH SÁCH
HỘI THẨM NHÂN DÂN KHU, TỈNH THÀNH
ỦY BAN HÀNH CHÍNH
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
**************
|
DANH SÁCH
HỘI
THẨM NHÂN DÂN TÒA ÁN NHÂN DÂN
Thứ tự
|
HỌ VÀ TÊN
|
Tuổi
|
Sinh trú quán
|
Nghề nghiệp
|
Thành phần xã hội
|
Trình độ văn hóa
|
Trình độ chính trị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ở cơ quan đòan thể, xí nghiệp….
|
Chức vụ trong cơ quan, đòan thể,
xí nghiệp….
|
Đảng phái và chức vụ trong đảng
phái
|
Tôn giáo và chức vụ trong tôn
giáo
|
GHI CHÚ
|
|
|
|
|
|
Ngày ……….tháng ……..năm 195
Ủy ban hành chính lập danh sách
ký tên và đóng dấu