BỘ TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
16/2013/TT-BTP
|
Hà Nội,
ngày 11 tháng 11 năm 2013
|
THÔNG TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 13/2011/TT-BTP NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM
2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP VỀ VIỆC BAN HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIỂU MẪU VÀ
MẪU SỔ LÝ LỊCH TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Lý lịch tư pháp ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị
định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm
2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp;
Căn cứ Nghị
định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm
2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Tư pháp;
Bộ trưởng Bộ
Tư pháp ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu và mẫu sổ lý
lịch tư pháp.
Điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2011/TT-BTP ngày 27 tháng 6
năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu
và mẫu sổ lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Thông tư số 13/2011/TT-BTP)
1. Điều 3 được sửa đổi như sau:
“Điều 3. Ban hành biểu
mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp
1. Ban hành
08 loại biểu mẫu và 04 mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư này (Phụ lục số 02).
2. Kích cỡ
của 08 loại biểu mẫu và 04 mẫu sổ lý lịch tư pháp được thống nhất sử dụng khổ
giấy A4 (210 mm x 297mm).
3. Hệ thống biểu
mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp được sử dụng và lưu trữ tại cơ quan quản lý cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp dưới dạng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử. Hệ thống biểu
mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp dưới dạng dữ liệu điện tử có giá trị sử dụng
như hệ thống biểu mẫu, mẫu sổ lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy.
4. Hệ thống biểu
mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp dưới dạng dữ liệu điện tử phải bảo đảm các tiêu
chuẩn sau:
a) Nội dung,
cấu trúc và kiểu thông tin của biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp điện tử phải
phù hợp với nội dung, hình thức của các biểu mẫu, mẫu sổ ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Hệ thống biểu
mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp dưới dạng dữ liệu điện tử phải bảo đảm được kết
xuất, in ấn thuận tiện trong quá trình sử dụng và lưu trữ thông tin trong cơ sở
dữ liệu lý lịch tư pháp.”
2. Khoản
2, khoản 3 Điều 4 được sửa đổi như sau:
“2. Các biểu mẫu
Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cá nhân và văn bản yêu cầu
cấp Phiếu lý lịch tư pháp dành cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội được đăng tải trên Cổng thông tin
điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn). Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập
trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp để tải về và sử dụng miễn phí các
loại biểu mẫu nói trên khi làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Cá nhân, cơ
quan, tổ chức đến làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp được cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cung cấp để sử dụng miễn phí 02 loại Tờ
khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và 02 văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch
tư pháp theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ quan
quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tổ chức sử dụng 08 loại biểu mẫu và 04
loại sổ lý lịch tư pháp ban hành kèm theo Thông tư này.”
3. Điều 5
được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 5. Lập mã số Lý lịch tư pháp và mã số
bản án
1. Nguyên tắc lập mã số Lý lịch tư pháp:
a) Mã số Lý lịch tư pháp được lập trên cơ sở Bảng
mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ban hành
kèm theo Thông tư này (Phụ lục số 01);
b) Trong cơ
sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp mỗi người chỉ có duy nhất một mã số
Lý lịch tư pháp;
c) Trung tâm
Lý lịch tư pháp quốc gia sử dụng chính mã số Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp lập
để lưu trữ và quản lý Lý lịch tư pháp trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
2. Cách lập
mã số Lý lịch tư pháp:
a) Mã số Lý
lịch tư pháp bao gồm: mã Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền lập của Trung tâm Lý
lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp, năm lập Lý lịch tư pháp, số thứ tự lập
Lý lịch tư pháp;
b) Mã Lý lịch
tư pháp thuộc thẩm quyền lập của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư
pháp được quy định trong Bảng mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp;
c) Số thứ tự
lập Lý lịch tư pháp gồm 05 chữ số, bắt đầu từ số 00001. Số thứ tự này sẽ quay
vòng theo từng năm (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12). Sau một năm, số thứ tự sẽ
trở về 00001.
Ví dụ: Mã số
Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A được lập: 25HN2013/00001, trong đó:
- “25HN” là
mã Lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền lập của Sở Tư pháp thành phố Hà Nội;
- “2013” là
năm lập Lý lịch tư pháp cho Nguyễn Văn A;
- “00001” là
số thứ tự lập Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A.
3. Cách lập
mã số bản án:
Mã số bản án
được lập theo mã số Lý lịch tư pháp và thêm thứ tự cập nhật bản án.
Ví dụ: Nguyễn
Văn A có mã số Lý lịch tư pháp là 25HN2013/00001, bản án đầu tiên được cập nhật
trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A có mã số là 25HN2013/00001/01, tương tự
bản án tiếp theo nếu được cập nhật có mã số là 25HN2013/00001/02.
Đối với Lý
lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ
thẩm theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số
06/2013/TT-BTP ngày 06/02/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc quản
lý, sử dụng và khai thác cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (sau đây gọi là Thông tư
số 06/2013/TT-BTP) thì mã số bản án được lập
như sau:
Trường hợp Lý
lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án sơ thẩm theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 06/2013/TT-BTP thì mã số
bản án xét xử phúc thẩm cập nhật trong Lý lịch tư pháp sử dụng theo mã số của
bản án xét xử sơ thẩm, thêm ký hiệu PT.
Trường hợp Lý
lịch tư pháp được lập trên cơ sở bản án phúc thẩm theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 11 Thông tư số 06/2013/TT-BTP thì mã số
của bản án xét xử sơ thẩm cập nhật trong Lý lịch tư pháp được sử dụng theo mã
số của bản án xét xử phúc thẩm, thêm ký hiệu ST.”
4. Bổ sung Điều 5a như sau:
“Điều 5a. Xử lý thông tin lý
lịch tư pháp của người đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Trường hợp nhận được Lý
lịch tư pháp của người đã có Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người đó từng cư
trú lập thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có nhiệm vụ sau đây:
a) Đối với hồ sơ lý lịch tư
pháp bằng giấy, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện hợp nhất các hồ sơ
lý lịch tư pháp bằng giấy của người đó vào hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy của
Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú;
b) Đối với dữ liệu lý lịch
tư pháp điện tử, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện ghi chú và kết
nối các bản Lý lịch tư pháp điện tử của người đó trong cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp điện tử tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia;
Đối với bản Lý lịch tư pháp
điện tử do Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú lập thì ghi chú: “Từng cư trú
tại…, đã có Lý lịch tư pháp, mã số Lý lịch tư pháp…”; đối với bản Lý lịch
tư pháp điện tử do Sở Tư pháp nơi người đó từng cư trú lập thì ghi chú: “Đang
cư trú tại…, đã có Lý lịch tư pháp, mã số Lý lịch tư pháp….”.
Ví dụ: Trung tâm Lý lịch tư
pháp quốc gia nhận được Lý lịch tư pháp có mã số 25HN2013/00001 của Sở Tư pháp
nhưng người đó đã có Lý lịch tư pháp có mã số 31HM2011/00012 do từng cư trú tại
thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia tiến hành ghi chú vào
Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội lập nội dung sau: “Từng cư
trú tại thành phố Hồ Chí Minh, đã có Lý lịch tư pháp mã số Lý lịch tư pháp:
31HM2011/00012”; ghi chú vào Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí
Minh lập như sau: “Đang cư trú tại thành phố Hà Nội, đã có Lý lịch tư pháp
mã số Lý lịch tư pháp: 25HN2013/00001”.
c) Trung tâm Lý lịch
tư pháp quốc gia thực hiện thông báo cho Sở Tư pháp nơi người đó đang cư trú và
Sở Tư pháp nơi người đó đã cư trú về việc người đó cư trú ở nhiều tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
2. Sở Tư pháp nơi nhận được
thông báo của Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện ghi chú vào Lý lịch
tư pháp của người bị kết án về việc người đó đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.”
5. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Cập nhật thông tin
về cá nhân và thông tin chung về án tích trong Lý lịch tư pháp
1. Thông tin về cá nhân
trong Lý lịch tư pháp bao gồm:
a) Thông tin về nhân thân
của người có Lý lịch tư pháp được cập nhật vào các mục tương ứng trong Lý lịch
tư pháp của người đó;
b) Thông tin về thay đổi,
cải chính hộ tịch, thông tin về chứng tử, thông tin về việc cư trú ở nhiều
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của người có Lý lịch tư pháp được cập
nhật vào mục Ghi chú trong phần Thông tin về cá nhân.
2. Thông tin chung về án
tích trong Lý lịch tư pháp là thông tin tóm tắt về các bản án được cập nhật
trong Lý lịch tư pháp và ghi theo thứ tự thời gian cập nhật bản án đó.
a) Mã số bản án được cập
nhật tại phần thông tin chung về án tích theo quy định tại khoản
3 Điều 5 Thông tư này;
b) Thời điểm được xóa án
tích cập nhật trong các trường hợp nhận được quyết định xóa án tích của Tòa án,
giấy chứng nhận xóa án tích của Tòa án hoặc có kết quả xác minh đủ điều kiện
đương nhiên được xóa án tích;
c) Kết quả Giám đốc thẩm/Tái
thẩm:
Trường hợp giữ nguyên bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì ghi “Giữ nguyên bản án, quyết
định”;
Trường hợp hủy bỏ bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật thì ghi “Hủy bản án, quyết định”.
6. Điều 7 được sửa đổi, bổ
sung như sau:
“Điều 7. Cập nhật thông tin
về án tích trong Lý lịch tư pháp
1. Thông tin về án tích là nội dung
của từng bản án đã được đánh mã số ở Phần II. “Thông tin chung về án tích”. Mỗi
bản án được cập nhật có 04 phần chính bao gồm:
a) Nội dung bản án;
b) Tình trạng thi hành án: cập nhật
nội dung của các quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác nhận, văn bản thông báo
(sau đây gọi chung là quyết định, giấy chứng nhận) liên quan đến quá trình thi
hành bản án;
c) Giám đốc thẩm/Tái thẩm: cập nhật
nội dung của 02 loại quyết định.
Trường hợp Lý lịch tư pháp được lập
trên cơ sở nhiều bản án, quyết định thì thông tin về bản án, quyết định bị hủy
theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm được xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13 Thông tư số 06/2013/TT-BTP;
d) Xoá án tích: cập nhật nội dung của quyết
định xóa án tích, giấy chứng nhận xoá án tích và kết quả xác minh điều kiện
đương nhiên được xoá án tích.
2. Trường hợp người bị kết án có nhiều
án tích thì cập nhật các án tích đó theo thứ tự thời gian nhận được thông tin
lý lịch tư pháp.
3. Thông tin lý lịch tư pháp được cập
nhật trong phần Tình trạng thi hành án bao gồm những thông tin sau:
a) Thông tin lý lịch tư pháp do các cơ
quan cung cấp theo quy định tại Điều 15 Luật Lý lịch tư pháp,
Điều 13, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 Thông tư liên tịch
số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 10/5/2012 của Bộ Tư pháp,
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng hướng dẫn trình tự, thủ tục tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông
tin lý lịch tư pháp được cập nhật vào các mục tương ứng trong phần Tình trạng
thi hành án;
b) Trường hợp nhận được quyết định thi hành
án phạt tù có thời hạn, án phạt tù cho hưởng án treo, án phạt cải tạo không
giam giữ, án phạt tử hình, án phạt chung thân, án phạt trục xuất; quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm; quyết định ủy thác thi hành án hình sự; quyết định đình
chỉ việc thi hành án phạt tù thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
thực hiện cập nhật thông tin vào mục “Quyết định thi hành bản án hình sự” trong
phần Tình trạng thi hành án.
Trường hợp nhận được quyết định ủy thác thi
hành án dân sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thực hiện cập
nhật thông tin vào mục “Quyết định thi hành án phạt tiền, án phí và các nghĩa
vụ dân sự khác” trong phần Tình trạng thi hành án;
c) Trường hợp nhận được thông tin lý lịch tư
pháp bổ sung khác trong quá trình thi hành án của người có Lý lịch tư pháp như quyết
định tổng hợp hình phạt; quyết định thu hồi quyết định về thi hành án; thông
báo về việc phạm nhân chết thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
thực hiện cập nhật thông tin đó vào mục “Quyết định, giấy chứng nhận, giấy xác
nhận, văn bản thông báo khác” trong phần Tình trạng thi hành án.
4. Cập nhật mục Xóa
án tích:
a) Trường hợp nhận được Giấy chứng nhận xóa
án tích, Quyết định xóa án tích thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư
pháp cập nhật nội dung của giấy chứng nhận hoặc quyết định đó vào các mục tương
ứng, mục nội dung chứng nhận hoặc quyết định ghi rõ “đã được xóa án tích kể từ
ngày…tháng…năm….”;
b) Trường hợp thực hiện xác minh về điều kiện
đương nhiên được xóa án tích thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
cập nhật nội dung Kết quả xác minh trong mục Xác minh điều kiện đương nhiên
được xóa án tích như sau:
Nếu người bị kết án thuộc một trong
các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số
111/2010/NĐ-CP ngày 23/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp
(sau đây gọi là Nghị định số 111/2010/NĐ-CP)
thì ghi là “đã được xóa án tích”.
Nếu người bị kết án thuộc trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì
ghi là “có án tích”.
Nếu người bị kết án thuộc trường hợp quy
định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP thì
chưa cập nhật thông tin về đương nhiên được xóa án tích trong Lý lịch tư pháp
của người đó mà chờ kết quả xét xử của Tòa án.”
7. Bổ sung khoản 4 Điều 10 như sau:
“4. Lý lịch tư pháp được cung cấp cho Trung
tâm Lý lịch tư pháp quốc gia dưới dạng văn bản giấy hoặc dưới dạng dữ liệu điện
tử.
Lý lịch tư pháp được cung cấp dưới dạng dữ
liệu điện tử phải bảo đảm quy định về hình thức cung cấp tại khoản 2 Điều 8 và
tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử theo quy định tại khoản
3 Điều 15 Thông tư số 06/2013/TT-BTP.
Lý lịch tư pháp được cung cấp dưới dạng văn
bản giấy phải sử dụng giấy có chất lượng tốt, nội dung được in rõ ràng, được
đóng dấu của Sở Tư pháp ở góc bên trái, phía trên, nơi ghi tên cơ quan lập Lý
lịch tư pháp. Lý lịch tư pháp có nhiều tờ phải được đóng dấu giáp lai.
Sở Tư pháp có nhiệm vụ gửi Lý lịch tư pháp
cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn
thành việc lập Lý lịch tư pháp.”
8. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Gửi thông tin lý lịch tư
pháp bổ sung
1. Trường hợp Lý lịch tư pháp được cập
nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy định tại Điều 27,
Điều 28, Điều 29, khoản 1 Điều 30, Điều 33 Luật Lý lịch tư pháp và Điều 13 Thông tư số 06/2013/TT-BTP,
căn cứ vào nội dung thông tin được cập nhật trong Lý lịch tư pháp, Sở Tư pháp
gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư
pháp bổ sung theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp Sở Tư pháp thực hiện lập
Lý lịch tư pháp và đồng thời cập nhật thông tin lý lịch tư pháp bổ sung vào Lý
lịch tư pháp đã lập thì Sở Tư pháp gửi cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia
bản Lý lịch tư pháp được lập đã có các thông tin lý lịch tư pháp bổ sung được
cập nhật, không gửi Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung theo quy
định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp nhận được các quyết
định, giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và Điều 19 của Luật Lý lịch tư pháp thì Trung
tâm Lý lịch tư pháp quốc gia gửi bản sao của các quyết định, giấy chứng nhận
này cho Sở Tư pháp nơi người bị kết án cư trú theo quy định tại khoản
2 Điều 22 Luật Lý lịch tư pháp.
4. Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy
quyền có thẩm quyền ký Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung và chịu
trách nhiệm về nội dung của Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung.
5. Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
bổ sung được cung cấp dưới dạng văn bản giấy hoặc dữ liệu điện tử.
Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ
sung được cung cấp dưới dạng dữ liệu điện tử phải bảo đảm quy định về hình thức
cung cấp tại khoản 2 Điều 8 và tiêu chuẩn của dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử
theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông
tư số 06/2013/TT-BTP.”
9. Điều
13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Ghi Phiếu
cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung trong trường hợp cập nhật các quyết
định, giấy chứng nhận liên quan đến tình trạng thi hành án
1. Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư
pháp bổ sung phải ghi rõ các thông tin về quyết định, giấy chứng nhận được cập
nhật bổ sung trong Lý lịch tư pháp, bao gồm: loại thông tin là tên quyết định,
giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch tư pháp; số văn bản; ngày tháng năm
ra văn bản, cơ quan ban hành văn bản và nội dung của văn bản.
Ví dụ:
Loại
thông tin: Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
|
Số văn bản
|
01/2011/QĐ-CA
|
Ngày
tháng năm ra văn bản
|
10/01/2011
|
Cơ quan ban hành văn bản
|
Tòa
án nhân dân…
|
Nội
dung của văn bản
|
Thời
gian được hoãn: 03 tháng; Ngày quyết định có hiệu lực: 10/01/2011; Cơ quan,
tổ chức theo dõi, quản lý: UBND xã…
|
Ghi
chú
|
|
2. Mục nội dung của văn bản được cập
nhật trong Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư pháp bổ sung, cụ thể như sau:
a) Trường hợp cập nhật quyết định thi
hành án phạt tù có thời hạn, án phạt tù cho hưởng án treo, án phạt tù chung
thân, án phạt cải tạo không giam giữ, án phạt tử hình, án phạt trục xuất thì
ghi rõ: hình phạt chính phải thi hành, hình phạt bổ sung (nếu có), thời điểm
chấp hành án phạt chính.
Trường hợp cập nhật quyết định đình
chỉ xét xử phúc thẩm thì ghi rõ: ngày tháng năm đình chỉ xét xử phúc thẩm và
bản án hình sự sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Trường hợp cập nhật quyết định ủy thác
thi hành án hình sự thì ghi rõ: cơ quan được ủy thác thi hành án, án phạt được
ủy thác thi hành án, ngày tháng năm ủy thác thi hành án.
Trường hợp cập nhật quyết định đình
chỉ việc thi hành án phạt tù thì ghi rõ: án phạt được đình chỉ, ngày tháng năm
đình chỉ thi hành án phạt tù;
b) Trường hợp cập nhật quyết định miễn
chấp hành án phạt tù có thời hạn, quyết định miễn chấp hành án phạt cải tạo
không giam giữ, quyết định miễn chấp hành án phạt cấm cư trú, quyết định miễn
chấp hành án phạt quản chế thì ghi rõ: án phạt được miễn chấp hành, ngày tháng
năm được miễn, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;
c) Trường hợp cập nhật quyết định hoãn
chấp hành án phạt tù, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì ghi rõ:
thời gian được hoãn hoặc được tạm đình chỉ, ngày tháng năm quyết định có hiệu
lực, cơ quan, tổ chức theo dõi, quản lý;
d) Trường hợp cập nhật quyết định giảm
thời hạn chấp hành án phạt tù, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt cải
tạo không giam giữ thì ghi rõ: hình phạt được giảm thời hạn chấp hành, thời
gian được giảm, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;
đ) Trường hợp cập nhật quyết định rút
ngắn thời gian thử thách án treo thì ghi rõ: thời gian được rút ngắn, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;
e) Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận
đã chấp hành xong án phạt tù/ án phạt cải tạo không giam giữ/ thời gian thử
thách án treo thì ghi rõ: án phạt chấp hành xong, về nơi cư trú, hình phạt bổ
sung tiếp tục phải chấp hành, ngày tháng năm chấp hành xong án phạt.
Trường hợp cập nhật văn bản thông báo
kết quả thi hành án phạt trục xuất thì ghi rõ: kết quả thi hành án phạt trục
xuất, ngày tháng năm thi hành án phạt trục xuất;
g) Trường hợp cập nhật quyết định tiếp
nhận chuyển giao, quyết định thi hành quyết định tiếp nhận chuyển giao/Thông
báo về việc thực hiện quyết định dẫn độ thì ghi rõ: nội dung quyết định hoặc
thông báo, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực;
h) Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận
đã chấp hành xong án phạt cư trú, án phạt quản chế, án phạt tước một số quyền
công dân, án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định thì ghi rõ: án phạt chấp hành xong, ngày tháng năm chấp hành xong án phạt;
i) Trường hợp cập nhật quyết định ân
giảm án phạt tử hình thì ghi rõ: nội dung ân giảm, ngày tháng năm quyết định có
hiệu lực;
k) Trường hợp cập nhật quyết định thi
hành án phạt tiền, án phạt tịch thu tài sản, án phí và nghĩa vụ dân sự khác thì
ghi rõ: các khoản phải thi hành, ngày tháng năm quyết định có hiệu lực.
Trường hợp cập nhật quyết định ủy thác
thi hành án dân sự thì ghi rõ: cơ quan được ủy thác thi hành án, án phạt được
ủy thác thi hành án, ngày tháng năm ủy thác thi hành án;
l) Trường hợp cập nhật quyết định miễn,
giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước, quyết định đình
chỉ thi hành án dân sự ghi rõ: án phạt được miễn, giảm hoặc đình chỉ, ngày
tháng năm quyết định có hiệu lực;
m) Trường hợp cập nhật giấy xác nhận
kết quả thi hành án dân sự thì ghi rõ: nội dung xác nhận (toàn bộ, một phần);
nghĩa vụ dân sự còn phải thi hành (nếu có);
n) Trường hợp cập nhật văn bản xác
nhận đã chấp hành xong hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí và các nghĩa vụ
dân sự khác trong bản án hình sự thì ghi rõ: nội dung xác nhận, ngày tháng năm
chấp hành xong án phạt;
o) Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận
đặc xá thì ghi rõ: ngày được đặc xá tha tù trước thời hạn, nơi cư trú sau khi
được đặc xá, hình phạt bổ sung tiếp tục phải chấp hành (nếu có).
Trường hợp cập nhật giấy chứng nhận
đại xá thì ghi rõ: số giấy chứng nhận, ngày tháng năm ra văn bản, cơ quan cấp
giấy chứng nhận, số quyết định đại xá, ngày tháng năm được đại xá tha tù, nơi
cư trú sau khi được đại xá;
p) Trường hợp cập nhật quyết định,
giấy chứng nhận khác thì ghi rõ: nội dung của quyết định, giấy chứng nhận đó
theo nội dung được cập nhật trong Lý lịch tư pháp, ngày tháng năm văn bản có
hiệu lực;
q) Trường hợp cập nhật quyết định giám
đốc thẩm, quyết định tái thẩm, giấy chứng nhận xóa án tích, quyết định xóa án
tích thì ghi rõ: số văn bản, ngày tháng năm ra văn bản, Tòa án ra quyết định hoặc
Tòa án cấp giấy chứng nhận, nội dung quyết định hoặc nội dung chứng nhận, ngày
tháng năm văn bản có hiệu lực;
r) Trường hợp cập nhật kết quả xác
minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì ghi rõ: ngày tháng năm xác
minh, nơi thực hiện việc xác minh, kết quả xác minh.”
10. Bổ sung Điều
13a như sau:
“Điều 13a. Gửi thông tin bổ sung, đính chính
trong trường hợp thông tin lý lịch tư pháp chưa đầy đủ, có sai sót
1. Trường hợp cung cấp thông tin bổ sung,
đính chính cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Lý lịch tư pháp hoặc theo yêu cầu của
Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thì Sở Tư pháp có nhiệm vụ bổ sung, đính
chính thông tin lý lịch tư pháp bằng văn bản cho Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc
gia.
2. Văn bản về việc bổ sung, đính chính thông
tin của Sở Tư pháp bao gồm những nội dung sau: mã số Lý lịch tư pháp; họ và
tên, ngày tháng năm sinh của người có Lý lịch tư pháp; nội dung bổ sung, đính
chính thông tin.
Trường hợp bổ sung, đính chính các thông tin
bao gồm: mã số Lý lịch tư pháp, họ và tên của người có Lý lịch tư pháp, thông
tin của toàn bộ bản án, quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch
tư pháp thì Sở Tư pháp gửi văn bản kèm theo bản Lý lịch tư pháp đã được bổ
sung, đính chính những thông tin đó.
Trường hợp bổ sung, đính chính một trong các
thông tin khác về nhân thân, thông tin của bản án, quyết định, giấy chứng nhận
được cập nhật trong Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp chỉ gửi văn bản bổ sung,
đính chính thông tin trong đó ghi rõ nội dung được bổ sung, đính chính.
Trường hợp bổ sung, đính chính thông tin của
nhiều người, Sở Tư pháp gửi văn bản kèm theo danh sách Lý lịch tư pháp được bổ
sung, đính chính thông tin.
3. Trong trường hợp cần bổ sung, đính chính
thông tin đã gửi cho Sở Tư pháp, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia gửi văn bản
thông báo về việc bổ sung, đính chính thông tin lý lịch tư pháp kèm theo các
văn bản khác có liên quan.
Trường hợp bổ sung, đính chính thông tin của
nhiều người, Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia gửi văn bản kèm theo danh sách
được bổ sung, đính chính thông tin.”
11. Điểm b khoản
1 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau
“b) Đối với người đã bị kết án mà chưa
đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “Có án tích” và ghi rõ nội dung bản án
vào các ô, cột trong Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp người được cấp Phiếu lý
lịch tư pháp có án tích và án tích đó được xét xử theo thủ tục phúc thẩm thì
cập nhật án tích đó vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1, cụ thể như sau:
Nội dung cập nhật vào cột “số bản án,
ngày tháng năm, Tòa án đã tuyên” được cập nhật theo thông tin của bản án hình
sự phúc thẩm.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm
không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm thì
cập nhật thông tin về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung trong bản án
hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm
sửa các nội dung về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung của bản án
hình sự sơ thẩm thì cập nhật nội dung về tội danh, hình phạt chính, hình phạt
bổ sung đã được sửa theo bản án phúc thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm
chỉ sửa một trong các nội dung về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung
của bản án hình sự sơ thẩm thì Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp
cập nhật nội dung đã sửa theo bản án hình sự phúc thẩm và nội dung được giữ
nguyên của bản án hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp.”
12. Điểm
b, c khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như
sau:
“b) Đối với người đã bị kết án thì chỉ ghi
nội dung án tích vào các ô, mục tương ứng trong Phiếu lý lịch tư pháp và ghi
đầy đủ án tích đã được xóa, thời điểm được xóa án tích, án tích chưa được xóa.
Án tích nào không có các nội dung tại
các mục Hình phạt bổ sung, Nghĩa vụ dân sự, án phí thì ghi dấu “//” vào các mục
đó.
Trường hợp người bị kết án có nhiều án
tích thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian bị
kết án.
Trường hợp người bị kết án được xét xử theo
thủ tục phúc thẩm thì án tích đó được cập nhật vào Phiếu lý lịch tư pháp số 2,
cụ thể như sau:
Nội dung cập nhật vào mục “Bản án
số…ngày…tháng…năm…của Tòa án…” được cập nhật theo thông tin của bản án hình sự
phúc thẩm.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm
không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án hình sự sơ thẩm thì
cập nhật nội dung của bản án hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp, đồng
thời cập nhật vào mục ghi chú là “giữ nguyên bản án sơ thẩm số… ngày…tháng…năm
của Tòa án…” .
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm
sửa các nội dung về tội danh, điều khoản của Bộ
luật Hình sự được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân
sự, án phí của bản án hình sự sơ thẩm thì cập nhật nội dung đã được sửa theo
bản án phúc thẩm vào Phiếu lý lịch tư pháp, đồng thời cập nhật vào mục ghi chú
là “sửa bản án sơ thẩm số… ngày…tháng…năm của Tòa án…”.
Trường hợp bản án hình sự phúc thẩm
chỉ sửa một trong các nội dung về tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự được
áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự, án phí của bản án
hình sự sơ thẩm thì cập nhật nội dung đã được sửa theo bản án hình sự phúc thẩm
và nội dung được giữ nguyên của bản án hình sự sơ thẩm vào Phiếu lý lịch tư
pháp, đồng thời cập nhật vào mục ghi chú những nội dung nào được sửa theo bản
án hình sự phúc thẩm;
c) Nội dung về “Tình trạng thi hành
án” ghi theo nội dung được cập nhật trong Lý lịch tư pháp của người đó tại thời
điểm yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Ví dụ: Tại thời điểm yêu cầu cấp Phiếu
lý lịch tư pháp, trong Lý lịch tư pháp của Nguyễn Văn A được cập nhật đến mục “Quyết
định hoãn chấp hành án phạt tù” thì Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của Nguyễn Văn A
trong mục “Tình trạng thi hành án” ghi là: Hoãn chấp hành án phạt tù theo Quyết
định số…, ngày...tháng…năm… của Tòa án nhân dân….
Trường hợp người bị kết án đã được xóa
án tích thì mục “Tình trạng thi hành án” ghi rõ: “Đã chấp hành xong bản án”.
13. Điều
15 được sửa đổi như sau:
“Điều 15. Thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp
Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp
quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền có thẩm quyền ký Phiếu
lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.”
14. Điều 16 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 16. Sử dụng và bảo vệ sổ lý lịch tư
pháp
1. Các thông tin trong sổ lý lịch tư
pháp phải được cập nhật liên tục, không bỏ trống. Số thứ tự trong sổ phải liên
tục đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm, bắt đầu từ số 01.
2. Việc cập nhật, lưu trữ và bảo vệ sổ
lý lịch tư pháp dưới dạng điện tử được thực hiện như sau:
a) Số thứ tự trong sổ lý lịch tư pháp
dưới dạng điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý
lịch tư pháp có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp lưu trữ, bảo vệ đối với sổ lý
lịch tư pháp dưới dạng điện tử theo quy định tại Điều 23 Nghị
định số 111/2010/NĐ-CP và Mục 3 Chương II Thông tư số
06/2013/TT-BTP.
3. Việc ghi chép, lưu trữ và bảo vệ sổ
lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy được thực hiện như sau:
a) Sổ lý lịch tư pháp phải viết liên
tục từng trang, không bỏ trống. Trường hợp chưa hết năm mà đã viết đến trang
cuối cùng của sổ thì sử dụng sang sổ khác, lấy số thứ tự tiếp theo từ sổ trước;
trường hợp đã hết năm mà sổ chưa sử dụng hết thì tiếp tục sử dụng cho năm sau,
lấy số thứ tự bắt đầu từ số 01. Số thứ tự đầu tiên của năm sử dụng sổ phải ghi
rõ 01/năm sử dụng sổ;
Ví dụ: Số thứ tự đầu tiên trong năm
2013 là 01/2013.
b) Ngoài bìa sổ, quyển số là số thứ tự
của quyển sổ đó trong năm, ghi rõ ngày tháng năm mở sổ và khóa sổ.
Ví dụ 1: Trong năm 2013 chỉ ghi hết 01
quyển sổ, thì ngoài bìa sổ ghi rõ:
- Quyển số: 01/2013;
- Mở sổ: ngày 01 tháng 01 năm 2013;
- Khóa sổ: ngày 31 tháng 12 năm 2013.
Ví dụ 2: Mở sổ năm 2013 nhưng hết năm
chưa sử dụng hết sổ thì tiếp tục sử dụng cho năm 2014, đến ngày 01 tháng 3 năm
2014 sử dụng hết sổ thì ngoài bìa sổ ghi rõ:
- Quyển số: 01/2013, 01/2014;
- Mở sổ: ngày 01 tháng 01 năm 2013;
- Khóa sổ: ngày 01 tháng 3 năm 2014.
c) Sổ lý lịch tư pháp phải được đóng
dấu giáp lai giữa các trang. Khi sử dụng hết sổ lý lịch tư pháp thì thực hiện
việc khóa sổ. Khi khóa sổ lý lịch tư pháp thì phải ghi rõ vào trang cuối tổng
số trang và tổng số trường hợp đã được ghi trong sổ. Thủ trưởng cơ quan quản lý
cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp ký xác nhận và được đóng dấu của cơ quan quản lý
cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp;
d) Bìa sổ phải sử dụng loại giấy bìa
cứng, chất lượng giấy tốt. Sổ lý lịch tư pháp phải được lưu trữ, bảo quản để sử
dụng lâu dài, phục vụ cho hoạt động quản lý lý lịch tư pháp;
đ) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý
lịch tư pháp có nhiệm vụ thực hiện các biện pháp bảo vệ phòng, chống côn trùng,
nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng sổ lý lịch tư pháp.
4. Thông tin về thay đổi, cải chính hộ
tịch, giấy chứng tử được ghi vào sổ tiếp nhận riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 06/2013/TT-BTP bao gồm những nội
dung sau: số thứ tự, ngày tiếp nhận, cơ quan cung cấp, số ký hiệu văn bản, họ
và tên, loại thông tin và người tiếp nhận.”
Điều 2. Ban hành Bảng mã Lý
lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, Danh mục biểu mẫu
và mẫu sổ lý lịch tư pháp, biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư
này như sau:
1. Ban hành Bảng
mã Lý lịch tư pháp của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp thay
thế Bảng mã cơ quan quản lý cơ sở dữ
liệu lý lịch tư pháp kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP.
2. Ban hành Danh
mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp thay thế Danh mục biểu mẫu và mẫu sổ lý lịch tư pháp
kèm theo Thông tư số 13/2011/TT-BTP.
3. Ban hành 08 biểu mẫu và 04 mẫu sổ
lý lịch tư pháp thay thế 08 biểu mẫu và 05 mẫu sổ lý lịch tư pháp kèm theo Thông
tư số 13/2011/TT-BTP như sau:
a) Lý lịch tư pháp: biểu mẫu số 01/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 01/TT-LLTP;
b) Phiếu cung cấp thông tin lý lịch tư
pháp bổ sung: biểu mẫu số 02/2013/TT-LLTP
thay thế biểu mẫu số 02/TT-LLTP;
c) Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch
tư pháp: biểu mẫu số 03/2013/TT-LLTP
thay thế biểu mẫu số 03/TT-LLTP;
d) Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch
tư pháp trường hợp ủy quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân
là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2: biểu mẫu số 04/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 04/TT-LLTP;
đ) Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch
tư pháp số 1 dùng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã
hội: biểu mẫu số 05a/2013/TT-LLTP
thay thế biểu mẫu số 05a/TT-LLTP;
e) Văn bản yêu cầu cấp Phiếu lý lịch
tư pháp số 2 dùng cho cơ quan tiến hành tố tụng: biểu mẫu số 05b/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 05b/TT-LLTP;
g) Phiếu lý lịch tư pháp số 1: biểu mẫu số 06/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 06/TT-LLTP;
h) Phiếu lý lịch tư pháp số 2: biểu mẫu số 07/2013/TT-LLTP thay thế biểu mẫu số 07/TT-LLTP;
i) Sổ tiếp nhận thông tin lý lịch tư
pháp: mẫu sổ 08/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 08/TT-LLTP;
k) Sổ cung cấp thông tin lý lịch tư
pháp: mẫu sổ 09/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 09/TT-LLTP;
l) Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp: mẫu sổ 10/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 10/TT-LLTP (Sổ cấp Phiếu
lý lịch tư pháp số 1) và mẫu sổ
11/TT-LLTP (Sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2);
m) Sổ lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp: mẫu sổ 11/2013/TT-LLTP thay thế mẫu sổ 12/TT-LLTP.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này,
nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời
bằng văn bản về Bộ Tư pháp để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg Chính phủ;
- Văn
phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử của Chính
phủ;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư
pháp);
- Lưu: VT, Trung tâm LLTPQG.
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Hồng Sơn
|