BỘ
Y TẾ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
13-BYT/TT
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1990
|
THÔNG TƯ
SỐ 13-BYT/TT NGÀY 17-8-1990 HƯỚNG DẪN VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CÁC ĐOÀN CỦA NƯỚC TA RA NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC ĐOÀN NƯỚC NGOÀI VÀO NƯỚC
TA ĐỂ LÀM VIỆC, HỌC TẬP TRONG LĨNH VỰC Y TẾ
Thực hiện Nghị định của Hội đồng
Bộ trưởng số 184-HĐBT ngày 18-11-1989 ban hành bản Quy định về quản lý các đoàn
của nước ta ra nước ngoài, các đoàn nước ngoài vào nước ta và Quy chế xét duyệt
nhân sự của Ban bí thư số 37-QĐ/TƯ ngày 7-1-1988; Bộ Y tế hướng dẫn việc thực
hiện quy định về quản lý đoàn ra, đoàn vào trong lĩnh vực y tế như sau:
I- VỀ NGUYÊN
TẮC:
1- Việc cử đoàn ra đoàn vào phải
xuất phát từ yêu cầu cần thiết, hết sức tiết kiệm, đảm bảo được an ninh và hiệu
quả kinh tế.
2- Các đoàn ra, đoàn vào phải
căn cứ vào các thoả thuận được xác định trong các kế hoạch hợp tác, hiệp định,
hoặc các văn bản pháp lý quốc tế.
3- Việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch
đoàn ra, đoàn vào ở mỗi đơn vị là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.
4- Các đoàn ra, đoàn vào như tôn
giáo, khoa học xã hội, di tản như đoàn của Mỹ sang ta hoặc đoàn của ta sang Mỹ,
đoàn các nước ta chưa có quan hệ ngoại giao v.v... phải có ý kiến chính thức của
Bộ Ngoại giao và Bộ Nội vụ nước ta sau đó mới tiến hành các thủ tục cụ thể
khác.
5- Các đơn vị không được phép ký
kết kế hoạch hợp tác quốc tế để cử các đoàn ra và mời các đoàn vào ngoài kế hoạch
hoặc chưa có ý kiến chính thức của cấp trên có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng).
6- Các cán bộ được đi công tác,
học tập ở nước ngoài sau khi về nước 07 ngày, phải đến Vụ hợp tác quốc tế và
các Vụ chức năng để nộp báo cáo kết quả chuyên môn, báo cáo tài chính, nhận xét
của Sứ quán sở tại và nộp các văn bằng chứng chỉ được cấp ở nước ngoài. Với các
đoàn vào sau khi rời Việt Nam 10 ngày, các đơn vị phải báo cáo kết quả đợt công
tác của khách lên Vụ hợp tác quốc tế và các Vụ chức năng.
7- Kế hoạch đoàn ra, đoàn vào
hàng năm của đơn vị phải gửi về Vụ hợp tác quốc tế, Vụ tổ chức lao động chậm nhất
vào tháng 10 năm trước để Vụ hợp tác quốc tế tổng hợp trình Bộ trưởng.
8- Không được gợi ý và không được
nhận lời mời tham dự Hội nghị, học tập và các khoá đào tạo khi chưa có ý kiến của
Lãnh đạo Bộ.
II- ĐỐI VỚI
THỦ TỤC ĐOÀN RA
1- Khi các cơ sở nhận được thông
báo chỉ tiêu cần phải thực hiện đúng quy chế, thủ tục xét chọn của Bộ và hoàn tất
sớm hồ sơ để nộp cho Vụ tổ chức lao động trước 02 tháng tính đến ngày đương sự
lên đường.
2- Hồ sơ nhân sự gồm có: (Vụ tổ
chức lao động)
- Lý lịch cán bộ có dán ảnh 4 x
6 : 3 bản.
- Quyết định của thủ trưởng đơn
vị trực thuộc cử cán bộ đi: 2 bản.
- Quyết định của Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố, đặc khu: 2 bản (với các cán bộ do địa phương quản lý).
- Quyết định của Bộ chủ quản 02
bản (đối với cán bộ thuộc các bộ khác quản lý).
- Bản sao văn bằng tốt nghiệp: 1
bản.
- Đề cương nghiên cứu tiếng Việt,
tiếng Anh.
- Xác minh lý lịch của giám đốc,
phó giám đốc Sở công an địa phương hoặc của lãnh đạo Cục A25 Bộ Nội vụ: 3 bản.
- Phiếu đề nghị xét chọn (theo mẫu
của Bộ Y tế): 2 bản.
- Phiếu khám sức khoẻ (phiếu trả
lời kết quả soi chiếu X quang tuỳ từng trường hợp cụ thể).
- Điểm thi ngoại ngữ của cán bộ
cử đi học và đi công tác nước ngoài.
3- Hồ sơ làm Hộ chiếu: (Vụ hợp
tác quốc tế).
- 10 ảnh 4 x 6 và làm thủ tục
xin cấp Hộ chiếu và Visa theo sự hướng dẫn tại chỗ của Vụ hợp tác quốc tế.
Tại công văn số 1933/KTĐN ngày 2
tháng 7 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định, từ nay Vụ lãnh sự Bộ Ngoại
giao chỉ được phép làm hộ chiếu và cấp thị thực (Visa) khi đã có ý kiến chính
thức bằng văn bản của Bộ Nội vụ, hoặc cơ quan được phân cấp xét duyệt nhân sự. Như
vậy để làm được hộ chiếu và xin cấp Visa đương sự phải có:
1- Quyết định của Lãnh đạo Bộ
ký.
2- Công văn của Vụ tổ chức lao động
có xác nhận của Cục A25 Bộ Nội vụ.
III- ĐỐI VỚI
THỦ TỤC ĐOÀN VÀO
1- Các đoàn vào phải có trong kế
hoạch đã trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nếu khách vào đột xuất do yêu cầu
chính trị, ngoại giao, nhân đạo, cơ quan đón tiếp phải làm công văn xin phép Bộ
để đón đoàn.
2- Chậm nhất trước 15 ngày trước
khi đón khách ngoài khu vực xã hội chủ nghĩa cơ quan đón khách phải làm việc với
cơ quan Nội vụ về nhân sự của khách (bằng văn bản), sau đó mới thông báo cho
khách nhập cảnh.
3- Phải có nội dung, chương
trình làm việc cụ thể chuyển đến Vụ hợp tác quốc tế trước 3 ngày khi đoàn vào.
Các cơ quan đón tiếp phải có cán bộ có đủ trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để làm
việc với khách.
4- Trong thời gian khách ở Việt
Nam, cơ quan đón tiếp phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan Nội vụ, các cơ quan hữu
quan và là người chịu trách nhiệm trong việc quản lý khách.
5- Sau khi kết thúc việc đón
khách 15 ngày cơ quan chủ quản phải có báo cáo đánh giá kết quả công tác gửi đến
Vụ hợp tác quốc tế và các Vụ có liên quan.
6- Về thủ tục cụ thể mời khách
vào:
- Tổ chức hoặc khách được mời
hay vào theo kế hoạch phải có thư thông báo chi tiết nội dung, mục đích vào, thời
gian, làm việc với cơ quan nào ? kinh phí, lý lịch cá nhân, ảnh.
- Khi nhận được công văn trả lời
của cơ quan nội vụ, Bộ chủ quản sẽ điện trực tiếp cho khách nhập cảnh.
Đây là những nguyên tắc cơ bản
và những quy định cụ thể của Quy chế quản lý đoàn ra, đoàn vào, Bộ đề nghị các
đơn vị trực thuộc, các Giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố, đặc khu và y tế của
ngành, các Vụ, Ban, Văn phòng cơ quan Bộ và Chủ nhiệm các chương trình y tế thực
hiện nghiêm chỉnh những nội dung này.