THANH
TRA NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
124/TT-TTr
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 7 năm 1990
|
THÔNG TƯ
CỦA THANH TRA NHÀ NƯỚC SỐ 124/TT-TTR NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM
1990 HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC CỦA CÁC TỔ CHỨC THANH TRA NHÀ NƯỚC
Căn cứ vào Pháp lệnh Thanh
tra được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 1 tháng 4 năm 1990 và Nghị định số
244-HĐBT ngày 30 tháng 6 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Nhà nước
hướng dẫn về tổ chức của các tổ chức Thanh tra Nhà nước như sau:
I. NHỮNG
NGUYÊN TẮC CHUNG
1. Những cơ quan thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước (từ cấp huyện trở lên) đều phải thành lập tổ chức Thanh
tra Nhà nước chuyên trách (không sát nhập với tổ chức chuyên môn khác và ngược
lại).
- Những cơ quan, đơn vị không có
chức năng quản lý Nhà nước thì thủ trưởng có trách nhiệm tổ chức và thực hiện
chế độ kiểm tra, thanh tra theo quy định tại điều 10 của Nghị định số 244-HĐBT
ngày 30-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng.
2. Quy định bộ máy của các tổ chức
thanh tra Nhà nước phải đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi
tổ chức thanh tra Nhà nước quy định trong Pháp lệnh Thanh tra và Nghị định số
244-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng, có tính đến đặc điểm cơ cấu
kinh tế - xã hội, đặc điểm nhiệm vụ quản lý Nhà nước của cấp, ngành mình.
3. Bố trí những cán bộ có phẩm
chất chính trị tốt, có hiểu biết về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội,
chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành đảm bảo chất lượng và số lượng cần thiết để
các tổ chức thanh tra Nhà nước thực sự phát huy hiệu quả, hiệu lực công tác
thanh tra.
4. Chế độ trách nhiệm, mối quan
hệ công tác giữa Chánh thanh tra với các Phó chánh thanh tra thực hiện theo chế
độ thủ trưởng.
II. TỔ CHỨC CỦA
THANH TRA BỘ, UỶ BAN NHÀ NƯỚC,CƠ QUAN THUỘC HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG (DƯỚI ĐÂY GỌI TẮT
LÀ THANH TRA - BỘ)
Căn cứ vào các Điều 13, 14, 15 của
Pháp lệnh Thanh tra và Điều 2 của Nghị định số 244-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội
đồng Bộ trưởng nay hướng dẫn về tổ chức của thanh tra Bộ như sau:
1. Mỗi Bộ chỉ thành lập một tổ
chức thanh tra Bộ bao gồm các hoạt động thanh tra Nhà nước thuộc Bộ; chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của Bộ trưởng và sự chỉ đạo về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của
Thanh tra Nhà nước.
- Bộ máy của thanh tra Bộ tuỳ
tình hình cụ thể của mỗi Bộ có thể thành lập các phòng hoặc tổ thanh tra theo từng
lĩnh vực hoặc thực hiện theo quy chế thủ trưởng trực tiếp với thanh tra viên,
chuyên viên.
- Đối với các Bộ quản lý chỉ đạo
theo ngành dọc hoặc theo ngành dọc là chủ yếu (như Quốc phòng, Nội vụ, Ngân
hàng Nhà nước...) thì tổ chức và mối quan hệ chỉ đạo của Thanh tra Bộ với tổ chức
thanh tra của cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước trực thuộc Bộ được quy định
trong quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ.
2. Thanh tra Bộ có Chánh thanh
tra và các Phó chánh thanh tra, Bộ nào còn hai Phó chánh thanh tra trở lên thì
phân công một Phó chánh thanh tra thường trực, trường hợp Thứ trưởng là Chánh
thanh tra thì không kiêm nhiệm việc khác. Chánh thanh tra chịu trách nhiệm trước
Bộ trưởng, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng thanh tra Nhà nước về
toàn bộ công tác thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
3. Tổ chức cụ thể của từng Thanh
tra Bộ sẽ quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của thanh tra Bộ do Bộ
trưởng quyết định sau khi thống nhất với Tổng thanh tra Nhà nước.
III. TỔ CHỨC
CỦA THANH TRA TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VÀ CẤP TƯƠNG ĐƯƠNG (DƯỚI
ĐÂY GỌI TẮT LÀ THANH TRA TỈNH)
Căn cứ vào các Điều 16, 17, 18 của
Pháp lệnh Thanh tra và Điều 3 của Nghị định số 244-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội
đồng Bộ trưởng, tổ chức Thanh tra tỉnh được quy định như sau:
1. Bộ máy của thanh tra tỉnh gồm
các phòng sau đây:
- Phòng thanh tra kinh tế - xã hội:
Giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh quản lý Nhà nước và thực hiện quyền thanh tra về
kinh tế - xã hội.
- Phòng thanh tra xét khiếu tố:
Giúp lãnh đạo Thanh tra tỉnh quản lý Nhà nước và thực hiện quyền thanh tra
trong công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Văn phòng - tổng hợp: Giúp
lãnh đạo Thanh tra tỉnh theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động thanh tra trong tỉnh
xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, các cấp
trong tỉnh thực hiện. Quản lý cán bộ thanh tra thuộc thẩm quyền của Chánh thanh
tra tỉnh, thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức, xây dựng lực lượng thanh tra, thực
hiện chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra. Tổ chức việc hướng
dẫn nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra và thanh tra nhân dân. Quản lý
công tác hành chính, quản trị, phục vụ sự điều hành công việc hàng ngày của
lãnh đạo Thanh tra tỉnh.
Đối với những tỉnh, thành phố
xét thấy thực sự cần thiết về lĩnh vực thanh tra kinh tế - xã hội có thể thành
lập 2 hoặc 3 phòng gồm: (Phòng thanh tra kinh tế, phòng thanh tra nội chính -
văn xã) hoặc (phòng thanh tra kinh tế - khối sản xuất, phòng thanh tra kinh tế
- khối lưu thông, phòng thanh tra nội chính - văn xã).
3. Về biên chế cán bộ của Thanh
tra tỉnh hướng dẫn như sau:
- Thanh tra thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh biên chế tối thiểu là: 60 người.
- Thanh tra Đặc khu Vũng Tàu -
Côn Đảo, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế biên chế tối thiểu
là: 20 người.
- Thanh tra thuộc các tỉnh,
thành phố còn lại biên chế tối thiểu là: 30 người.
IV. TỔ CHỨC CỦA
THANH TRA SỞ
1. Căn cứ vào Điều 19 của Pháp lệnh
Thanh tra và các Điều 4, 5 của Nghị định số 244-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội đồng
Bộ trưởng, Thanh tra sở là tổ chức thanh tra chuyên trách có con dấu riêng
(không sát nhập với tổ chức chuyên môn khác và ngược lại).
2. Thanh tra Sở có Chánh thanh
tra và một Phó chánh thanh tra, Chánh thanh tra chịu trách nhiệm trực tiếp trước
Giám đốc Sở và Chánh thanh tra tỉnh về toàn bộ công tác thanh tra trong phạm vi
quản lý Nhà nước của Sở; Phó chánh thanh tra giúp Chánh thanh tra phụ trách một
số lĩnh vực công tác; mỗi thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ do Chánh thanh tra
hoặc Phó chánh thanh tra trực tiếp giao.
3. Biên chế của Thanh tra sở tuỳ
thuộc vào yêu cầu cụ thể nhiệm vụ quản lý Nhà nước của mỗi sở để quy định nhưng
phải đảm bảo biên chế tối thiểu cần có là 3 người.
Tổ chức và biên chế của Thanh
tra Sở do Giám đốc Sở đề nghị, Chánh thanh tra tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh quyết định.
4. Đối với cơ quan thuộc ngành
Quốc phòng, Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước v.v... chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
thì tổ chức thanh tra của các cơ quan này thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt
động của Thanh tra Bộ.
V. TỔ CHỨC CỦA
THANH TRA HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH (DƯỚI ĐÂY GỌI TẮT LÀ THANH
TRA HUYỆN)
1. Căn cứ vào các Điều 20, 21,
22 của Pháp lệnh Thanh tra và Điều 3 của Nghị định số 244-HĐBT ngày 30-6-1990 của
Hội đồng Bộ trưởng, mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải thành lập
một tổ chức thanh tra Nhà nước chuyên trách, có con dấu riêng (không sát nhập với
tổ chức chuyên môn khác và ngược lại).
2. Thanh tra huyện có Chánh
thanh tra và một Phó chánh thanh tra: Chánh thanh tra chịu trách nhiệm trực tiếp
trước Uỷ ban nhân dân huyện và Chánh thanh tra tỉnh về toàn bộ công tác thanh
tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân huyện; Phó Chánh thanh
tra giúp Chánh thanh tra phụ trách một lĩnh vực công tác; mỗi thanh tra viên thực
hiện nhiệm vụ theo sự phân công trực tiếp của Chánh thanh tra hoặc Phó chánh
thanh tra.
3. Về biên chế của Thanh tra huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hướng dẫn như sau:
- Thanh tra huyện, thị xã biên
chế tối thiểu là: 5 người.
- Thanh tra quận, thành phố thuộc
tỉnh biên chế tối thiểu là: 7 người.
VI. THANH TRA
NHÀ NƯỚC Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Căn cứ vào điều 23 của Pháp lệnh
Thanh tra và điều 6 của Nghị định 244-HĐBT ngày 30-6-1990 của Hội đồng Bộ trưởng
thì ở xã, phường, thị trấn không hình thành tổ chức thanh tra mà chức năng
thanh tra Nhà nước ở đây do Uỷ ban nhân dân cùng cấp đảm nhiệm. Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp phụ trách; mỗi uỷ viên Uỷ ban có trách
nhiệm thanh tra theo từng lĩnh vực công tác do mình phụ trách.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường,
thị trấn chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Chánh
thanh tra huyện về toàn bộ công tác thanh tra trong phạm vi quản lý Nhà nước của
địa phương mình.
Căn cứ vào Thông tư này, Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc
xây dựng, kiện toàn tổ chức và cán bộ thanh tra bảo đảm điều kiện cần thiết, để
các tổ chức thanh tra hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước của mỗi cấp, mỗi ngành.
Trong quá trình thực hiện có vấn
đề gì vướng mắc đề nghị trao đổi với Thanh tra Nhà nước để sửa đổi, bổ sung.