Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 105/2021/TT-BQP xây dựng và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân

Số hiệu: 105/2021/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Phan Văn Giang
Ngày ban hành: 04/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 105/2021/TT-BQP

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC XÂY DỰNG, KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Thỏa thuận quốc tế ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện, xây dựng hệ Cơ sở dữ liệu, thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.

2. Thông tư này không điều chỉnh việc ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật Thỏa thuận quốc tế và đàm phán, ký kết thực hiện hợp đồng thương mại quân sự.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan đến công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng (sau đây gọi tắt là thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân) là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng giữa bên ký kết Việt Nam trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn với bên ký kết nước ngoài, không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.

2. Bên ký kết Việt Nam bao gồm:

a) Nhà nước, Chính phủ;

b) Bộ Quốc phòng;

c) Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng);

d) Cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

3. Công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân là tổng hợp những hoạt động liên quan đến việc xây dựng, ký kết; sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Điều 4. Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế

Nguyên tắc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế và các quy định sau:

1. Việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân phải trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể ký kết; không được ràng buộc về pháp lý, trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó.

2. Chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài phải có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với nội dung của thỏa thuận quốc tế.

3. Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới, Đồn Biên phòng và tương đương chỉ ký kết thỏa thuận quốc tế với bên nước ngoài là đơn vị cấp tương đương để trao đổi thông tin, giao lưu, kết nghĩa, phối hợp quản lý biên giới phù hợp với thỏa thuận quốc tế mà Bộ Quốc phòng hoặc đơn vị cấp trên đã ký kết.

Điều 5. Tên gọi, ngôn ngữ, nội dung thỏa thuận quốc tế

1. Tên gọi thỏa thuận quốc tế gồm: Thỏa thuận, thông cáo, tuyên bố, ý định thư, bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận, biên bản trao đổi, chương trình hợp tác, kế hoạch hợp tác hoặc tên gọi khác, trừ tên gọi đặc thù của điều ước quốc tế là công ước, hiệp ước, định ước, hiệp định.

2. Ngôn ngữ của thỏa thuận quốc tế sử dụng trong quá trình trực tiếp đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế phải bằng tiếng Việt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa bên ký kết thuộc Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng Việt Nam và bên ký kết nước ngoài. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có tiếng nước ngoài thì bên ký kết thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam có trách nhiệm dịch thỏa thuận quốc tế đó ra tiếng Việt. Văn bản tiếng Việt phải bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức với văn bản bằng tiếng nước ngoài của thỏa thuận quốc tế.

3. Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;

a) Tên gọi của văn bản;

b) Tên các bên ký kết;

c) Căn cứ ký kết;

d) Nội dung, phương thức hợp tác, cơ chế trao đổi thông tin, bảo mật, kinh phí, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Trong nội dung của thỏa thuận quốc tế phải có cam kết giữa các bên đảm bảo phù hợp với pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có liên quan và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bên ký kết; không có giá trị ràng buộc về pháp lý đối với các cơ quan, đơn vị không phải bên ký kết; không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên nước ngoài theo pháp luật quốc tế;

đ) Thời điểm bắt đầu có hiệu lực, thời hạn có hiệu lực;

e) Ngày ký, địa điểm ký, ngôn ngữ ký;

g) Họ tên, chức danh của người đại diện Bên ký.

Điều 6. Thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định:

a) Xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ;

b) Xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý.

3. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh khu vực biên giới quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khu vực biên giới; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh quyết định việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Đồn Biên phòng.

Điều 7. Lập đề nghị xây dựng, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ký kết thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng lập đề nghị nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị minh; gửi về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng trước ngày 15 tháng 10 hằng năm.

2. Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm về nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, báo cáo xin ý kiến Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; tổng hợp báo cáo Bộ Quốc phòng gửi Bộ Ngoại giao theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế.

3. Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định kế hoạch xây dựng ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trước ngày 10 tháng 11 hằng năm.

4. Trường hợp đột xuất, phát sinh nhu cầu ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, báo cáo Bộ Quốc phòng bổ sung vào kế hoạch hằng năm.

Điều 8. Bảo vệ bí mật nhà nước

Việc xây dựng, đàm phán, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Chương II

XÂY DỰNG, ĐỀ XUẤT KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NHÂN DANH NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ

Điều 9. Trình tự, thủ tục xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế

Trình tự, thủ tục xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Thỏa thuận quốc tế, cụ thể:

1. Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế;

2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập;

3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình;

4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng;

5. Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;

6. Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế;

7. Trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết;

8. Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế;

9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.

Điều 10. Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch gồm:

a) Mục đích, yêu cầu;

b) Nội dung, biện pháp thực hiện;

c) Thời gian, địa điểm;

d) Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị;

đ) Kinh phí bảo đảm.

Điều 11. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập

1. Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban soạn thảo. Thành phần gồm:

a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;

b) Chỉ huy Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

c) Chỉ huy cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng;

d) Mời đại diện bộ, ngành, địa phương có liên quan.

2. Trách nhiệm của Ban soạn thảo

a) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban soạn thảo, thành lập Tổ biên tập;

b) Tổ chức xây dựng hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế và chịu trách nhiệm về nội dung, tiến độ trình dự thảo thỏa thuận quốc tế. Trường hợp dự thảo thỏa thuận quốc tế đã được bên ký kết nước ngoài chuẩn bị thì cơ quan, đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tham mưu, đề xuất thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập để triển khai thực hiện và có trách nhiệm xây dựng phương án đàm phán của bên Việt Nam;

c) Đánh giá sự phù hợp của dự thảo thỏa thuận quốc tế với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đối ngoại quốc phòng và tính khả thi của thỏa thuận quốc tế;

d) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan;

đ) Báo cáo Bộ Quốc phòng lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan;

e) Thảo luận những vấn đề cơ bản, nội dung quan trọng của dự thảo thỏa thuận quốc tế; những nội dung tiếp thu, giải trình, chỉnh lý theo ý kiến tham gia của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan;

g) Báo cáo xin ý kiến Thường vụ Quân ủy Trung ương hoặc Quân ủy Trung ương những vấn đề quan trọng về chủ trương chính sách liên quan đến đối ngoại quốc phòng;

h) Chuẩn bị hồ sơ báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước;

i) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.

Điều 12. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, tờ trình và các tài liệu liên quan.

2. Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

3. Nội dung dự thảo tờ trình gồm:

a) Sự cần thiết xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế;

b) Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế;

c) Đánh giá việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này;

d) Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế dự định ký kết về mặt chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và các tác động khác;

đ) Đánh giá sự phù hợp về nội dung của thỏa thuận quốc tế đó với thỏa thuận quốc tế về cùng một lĩnh vực mà Nhà nước, Chính phủ đã ký kết; mức độ tương thích giữa quy định của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam;

e) Tên gọi, hình thức và danh nghĩa ký, ngôn ngữ, hiệu lực;

g) Đề xuất người ký thỏa thuận quốc tế;

h) Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế và phương án đàm phán;

i) Những vấn đề còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan đề xuất với cơ quan, tổ chức hữu quan, giữa bên ký kết Việt Nam với bên ký kết nước ngoài và kiến nghị biện pháp xử lý.

Điều 13. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng về hồ sơ xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.

2. Hồ sơ lấy ý kiến về xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế gồm:

a) Công văn lấy ý kiến;

b) Dự thảo tờ trình;

c) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo;

d) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 14. Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan

Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, báo cáo Bộ Quốc phòng gửi lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan.

Điều 15. Kiểm tra, thẩm định dự thảo hồ sơ thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan kiểm tra là Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan thẩm định là Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

2. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng để kiểm tra và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng để thẩm định trước khi báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ hoặc báo cáo Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.

3. Hồ sơ gửi kiểm tra, thẩm định gồm:

a) Công văn đề nghị kiểm tra, thẩm định;

b) Dự thảo tờ trình;

c) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

d) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;

đ) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao, bộ, ngành và cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng có liên quan;

e) Bản sao văn bản tham gia ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;

g) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

4. Thời hạn kiểm tra, thẩm định

a) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có văn bản kiểm tra, thẩm định gửi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;

b) Trường hợp hồ sơ đề nghị kiểm tra, thẩm định chưa đủ tài liệu theo quy định tại khoản 3 Điều này, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng yêu cầu cơ quan, đơn vị bổ sung hồ sơ. Thời hạn kiểm tra, thẩm định tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.

5. Nội dung kiểm tra

a) Sự cần thiết xây dựng, mục đích ký kết thỏa thuận quốc tế (đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài);

b) Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

c) Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

d) Đánh giá năng lực chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế bên nước ngoài có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực thực hiện phù hợp với nội dung thỏa thuận quốc tế;

đ) Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký kết, người ký, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bản thỏa thuận quốc tế;

e) Tính thống nhất của văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng nước ngoài.

6. Nội dung thẩm định

a) Sự cần thiết xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế (cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn);

b) Tính hợp hiến, hợp pháp, sự phù hợp của dự thảo thỏa thuận quốc tế với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên; tính khả thi của thỏa thuận quốc tế;

c) Đảm bảo những nội dung của thỏa thuận quốc tế phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể ký kết và không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế;

d) Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế đảm bảo không được ràng buộc trách nhiệm thực hiện của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và cơ quan, đơn vị, tổ chức khác không ký kết thỏa thuận quốc tế đó;

đ) Việc tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế;

e) Các vấn đề pháp lý khác có liên quan trong dự thảo thỏa thuận quốc tế.

7. Trường hợp thỏa thuận quốc tế có nội dung, tính chất quan trọng, phức tạp thì Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Điều 16. Trình cấp có thẩm quyền quyết định đàm phán, ký kết

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ thỏa thuận quốc tế, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương và thành lập Đoàn đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh Chính phủ; kiến nghị Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định chủ trương và thành lập Đoàn đàm phán thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước.

2. Hồ sơ gồm:

a) Tờ trình của Bộ Quốc phòng;

b) Dự thảo tờ trình của Chính phủ trình Chủ tịch nước (đối với thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước);

c) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

d) Dự thảo quyết định thành lập Đoàn đàm phán thỏa thuận quốc tế;

đ) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;

e) Bản sao ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;

g) Phương án đàm phán và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Điều 17. Đàm phán và ký kết thỏa thuận quốc tế

Sau khi Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước đồng ý nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế và phương án đàm phán, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho bên ký kết nước ngoài và tổ chức đàm phán:

1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền để tổ chức ký thỏa thuận quốc tế.

2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan chỉnh lý dự thảo, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức ký thỏa thuận quốc tế.

3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi cơ bản nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo.

4. Ký thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 10, Điều 11 Luật Thỏa thuận quốc tế.

Điều 18. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện thủ tục sau ký kết

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết:

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng dự thảo văn bản của Bộ Quốc phòng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ việc ký kết thỏa thuận quốc tế.

2. Văn phòng Bộ Quốc phòng lưu trữ bản gốc và gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan.

Chương III

XÂY DỰNG, KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NHÂN DANH BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 19. Trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế

Trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 20. Lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Điều 21. Thành lập Ban soạn thảo

1. Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban soạn thảo. Thành phần Ban soạn thảo thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Ban soạn thảo thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 Điều 11 Thông tư này và các quy định sau:

a) Thảo luận những vấn đề cơ bản, nội dung quan trọng của dự thảo thỏa thuận quốc tế;

b) Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng có liên quan đến nội dung của dự thảo thỏa thuận quốc tế; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thỏa thuận quốc tế;

c) Báo cáo Bộ Quốc phòng lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan đến nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế. Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan;

d) Chuẩn bị hồ sơ về thỏa thuận quốc tế để trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định đàm phán, ký kết;

đ) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo Bộ Quốc phòng về tiến độ soạn thảo thỏa thuận quốc tế theo kế hoạch.

Điều 22. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình và các tài liệu liên quan.

2. Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

3. Nội dung dự thảo tờ trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

Điều 23. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng về hồ sơ xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.

2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

3. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 24. Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, báo cáo Bộ Quốc phòng gửi lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan.

2. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan. Trường hợp Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan được lấy ý kiến không đồng ý việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Luật Thỏa thuận quốc tế..

Điều 25. Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế

1. Dự thảo thỏa thuận quốc tế phải được Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng kiểm tra và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thẩm định trước khi cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.

2. Hồ sơ, thời hạn, nội dung kiểm tra, thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này.

3. Trường hợp thỏa thuận quốc tế có nội dung, tính chất quan trọng, phức tạp thi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Điều 26. Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trinh ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán và thành lập Đoàn đàm phán.

2. Hồ sơ trình gồm:

a) Tờ trình về việc ký kết thỏa thuận quốc tế;

b) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

c) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và bộ, ngành có liên quan, ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

d) Bản sao ý kiến tham gia của cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng, văn bản tham gia ý kiến góp ý của Bộ Ngoại giao và bộ, ngành có liên quan, văn bản kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

đ) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;

e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Điều 27. Đàm phán thỏa thuận quốc tế

Sau khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng thông báo cho bên ký kết nước ngoài và tổ chức đàm phán. Đoàn đàm phán thực hiện theo Phương án đàm phán được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.

2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý dự thảo báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.

3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, Đoàn đàm phán phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo hoặc dừng đàm phán.

Điều 28. Ký kết thỏa thuận quốc tế

1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định và tiến hành ký kết hoặc ủy quyền bằng văn bản cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ký thỏa thuận quốc tế.

2. Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về hình thức.

3. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký thỏa thuận quốc tế.

Điều 29. Báo cáo việc ký kết, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết:

1. Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng dự thảo văn bản của Bộ Quốc phòng trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ký kết thỏa thuận quốc tế.

2. Văn phòng Bộ Quốc phòng lưu trữ bản gốc, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế cho Bộ Ngoại giao, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng.

Chương IV

XÂY DỰNG, KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NHÂN DANH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 30. Trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết thỏa thuận quốc tế

1. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế.

2. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập (nếu cần thiết).

3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình.

4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan.

5. Kiểm tra, thẩm định thỏa thuận quốc tế.

6. Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế.

7. Đàm phán thỏa thuận quốc tế.

8. Ký thỏa thuận quốc tế.

9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết.

Điều 31. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch soạn thảo thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng kế hoạch soạn thảo thỏa thuận quốc tế, báo cáo Bộ Quốc phòng phê duyệt.

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Điều 32. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập (nếu cần thiết)

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Ban soạn thảo thỏa thuận quốc tế. Thành phần gồm:

a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;

b) Đại diện Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng (nếu cần thiết);

c) Chỉ huy cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng;

d) Chỉ huy (cán bộ) cơ quan đối ngoại, pháp chế của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo.

2. Trách nhiệm Ban soạn thảo:

a) Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này;

b) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo đối với chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng về tiến độ soạn thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định.

Điều 33. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình và các tài liệu liên quan.

2. Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

3. Nội dung dự thảo tờ trình thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

Điều 34. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan trong Bộ Quốc phòng về hồ sơ xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế. Tùy theo tính chất, nội dung của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo Bộ Quốc phòng lấy ý kiến Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan.

2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

3. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Điều 35. Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ ký kết thỏa thuận quốc tế về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng để kiểm tra và Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng để thẩm định trước khi trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.

2. Hồ sơ, thời hạn, nội dung kiểm tra, thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này.

3. Trường hợp thỏa thuận quốc tế có nội dung, tính chất quan trọng, phức tạp thi Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định. Hội đồng tư vấn thẩm định gồm thành viên của các cơ quan, đơn vị có liên quan.

Điều 36. Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo tiếp thu, giải trình ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, hoàn chỉnh hồ sơ, trình Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định đàm phán.

2. Hồ sơ trình gồm:

a) Tờ trình của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng;

b) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

c) Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng và bộ, ngành có liên quan, ý kiến kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

d) Bản sao ý kiến tham gia của cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng, văn bản tham gia ý kiến góp ý của bộ, ngành có liên quan, văn bản kiểm tra của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, văn bản thẩm định của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;

đ) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;

e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Điều 37. Đàm phán thỏa thuận quốc tế

Sau khi Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục ĐỐI ngoại Bộ Quốc phòng thông báo cho bên ký kết nước ngoài và thành lập Đoàn đàm phán để tổ chức đàm phán.

1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.

2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhung không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý dự thảo báo cáo Bộ Quốc phòng tổ chức ký kết thỏa thuận quốc tế.

3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định phương án đàm phán tiếp theo hoặc dừng đàm phán.

Điều 38. Ký kết thỏa thuận quốc tế

1. Sau khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đồng ý bằng văn bản việc ký kết thỏa thuận quốc tế, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp ký hoặc ủy quyền bằng văn bản đến cấp cục và tương đương thuộc quyền quản lý ký thỏa thuận quốc tế.

2. Trước khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, đối chiếu văn bản bằng tiếng Việt với văn bản bằng tiếng nước ngoài để bảo đảm chính xác về nội dung và thống nhất về thể thức.

3. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký thỏa thuận quốc tế.

Điều 39. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện thủ tục sau ký kết

Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng báo cáo Bộ Quốc phòng bằng văn bản kết quả ký kết thỏa thuận quốc tế; lưu trữ bản gốc theo quy định của pháp luật về lưu trữ, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế đến Văn phòng Bộ Quốc phòng, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ký kết.

Chương V

XÂY DỰNG, KÝ KẾT THỎA THUẬN QUỐC TẾ NHÂN DANH CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC QUYỀN QUẢN LÝ CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG

Điều 40. Trình tự, thủ tục xây dựng thỏa thuận quốc tế

1. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch soạn thảo thỏa thuận quốc tế.

2. Thành lập Tổ soạn thảo (nếu cần thiết).

3. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình.

4. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan.

5. Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế.

6. Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế.

7. Đàm phán thỏa thuận quốc tế.

8. Ký thỏa thuận quốc tế.

9. Báo cáo kết quả ký kết và thực hiện các thủ tục sau ký kết

Điều 41. Lập kế hoạch, phê duyệt kế hoạch soạn thảo thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn được giao chủ trì soạn thảo lập kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế báo cáo chỉ huy cơ quan, đơn vị theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định.

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch xây dựng thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

Điều 42. Thành lập Tổ soạn thảo (nếu cần thiết)

1. Cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định thành lập Tổ soạn thảo thỏa thuận quốc tế. Thành phần Tổ soạn thảo gồm:

a) Chỉ huy cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo;

b) Đại diện cơ quan (cán bộ) làm công tác đối ngoại, pháp chế (nếu có);

c) Chỉ huy cơ quan, đơn vị có liên quan;

d) Các thành phần khác (nếu cần thiết);

2. Trách nhiệm Tổ soạn thảo

a) Tổ chức xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế và chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế. Trường hợp dự thảo thỏa thuận quốc tế đã được bên ký kết nước ngoài chuẩn bị thì cơ quan, đơn vị được giao chủ trì có trách nhiệm tham mưu, đề xuất thành lập Tổ soạn thảo (nếu cần) để triển khai thực hiện và Tổ soạn thảo có trách nhiệm xây dựng phương án đàm phán của bên Việt Nam báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;

b) Đánh giá sự phù hợp của dự thảo thỏa thuận quốc tế với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị; đảm bảo tính khả thi của thỏa thuận quốc tế;

c) Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu có liên quan đến nội dung thỏa thuận quốc tế;

d) Thảo luận về nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế;

đ) Tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung của dự thảo thỏa thuận quốc, tế; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo thỏa thuận quốc tế; lấy ý kiến cơ quan (cán bộ) làm công tác pháp chế, đối ngoại cùng cấp và cấp trên trực tiếp (nếu có);

e) Chuẩn bị hồ sơ về thỏa thuận quốc tế để trình Chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định việc đàm phán, ký kết;

g) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định.

Điều 43. Xây dựng dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo chủ trì xây dựng nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế, dự thảo tờ trình và các tài liệu liên quan.

2. Nội dung dự thảo thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này.

3. Nội dung dự thảo tờ trình theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này.

Điều 44. Lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, đơn vị có liên quan và cơ quan (cán bộ) đối ngoại, pháp chế về hồ sơ xây dựng, đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.

2. Hồ sơ gửi lấy ý kiến thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

3. Cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 (bảy) ngày kể từ ngày nhện đủ hồ sơ.

Điều 45. Kiểm tra, thẩm định hồ sơ dự thảo thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo lấy ý kiến kiểm tra, thẩm định của cơ quan (cán bộ) làm công tác đối ngoại, pháp chế. Trường hợp không có tổ chức, cán bộ làm công tác đối ngoại, pháp chế thì cơ quan, cán bộ đối ngoại, pháp chế cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định.

2. Hồ sơ gửi kiểm tra, thẩm định gồm:

a) Dự thảo tờ trình;

b) Dự thảo thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;

c) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;

d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan;

đ) Bản sao văn bản tham gia ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan;

e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

3. Thời hạn kiểm tra, thẩm định: 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

4. Nội dung kiểm tra, thẩm định thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này.

Điều 46. Quyết định đàm phán thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo giải trình, tiếp thu ý kiến kiểm tra, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, trình Chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này xem xét, quyết định.

2. Hồ sơ trình gồm:

a) Tờ trình;

b) Dự thảo thỏa thuận quốc tế;

c) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, đơn vị có liên quan;

d) Bản sao văn bản kiểm tra và thẩm định;

đ) Bản sao ý kiến tham gia của cơ quan, đơn vị có liên quan;

e) Dự thảo kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế;

g) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).

Điều 47. Đàm phán thỏa thuận quốc tế

Sau khi được Chỉ huy cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định cho đàm phán, cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo thông báo cho bên ký kết nước ngoài qua đường ngoại giao:

1. Trường hợp bên ký kết nước ngoài thống nhất với nội dung dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị là chủ thể ký kết dự thảo thỏa thuận quốc tế phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức ký.

2. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác nhưng không làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị là chủ thể ký kết phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan, đơn vị có liên quan chỉnh lý dự thảo và tổ chức ký.

3. Trường hợp bên ký kết nước ngoài có ý kiến khác làm thay đổi nội dung cơ bản của dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế, cơ quan, đơn vị là chủ thể ký kết phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, đề xuất, báo cáo cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp đến cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định tổ chức đàm phán trực tiếp để thống nhất nội dung dự văn bản thỏa thuận quốc tế hoặc dừng việc đàm phán.

Điều 48. Ký thỏa thuận quốc tế

Sau khi Chỉ huy cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, Chỉ huy cơ quan, đơn vị ký hoặc ủy quyền ký thỏa thuận quốc tế bằng văn bản cho cấp phó thuộc quyền và quyết định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức ký.

Điều 49. Báo cáo việc ký kết, gửi bản sao thỏa thuận quốc tế

Trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết, cơ quan, đơn vị ký thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lưu trữ bản gốc thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật về lưu trữ, báo cáo và gửi bản sao thỏa thuận quốc tế về Chỉ huy cấp trên để tổng hợp báo cáo cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng để gửi bản sao thỏa thuận quốc tế về Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Quốc phòng, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan.

Chương VI

HIỆU LỰC, SỬA ĐỔI BỔ SUNG, GIA HẠN, CHẤM DỨT, RÚT KHỎI, TẠM ĐÌNH CHỈ; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC RÚT GỌN VÀ THỰC HIỆN THỎA THUẬN QUỐC TẾ

Điều 50. Hiệu lực của thỏa thuận quốc tế

1. Thỏa thuận quốc tế có hiệu lực theo quy định tại thỏa thuận quốc tế đó.

2. Trong trường hợp thỏa thuận quốc tế không quy định về hiệu lực thì thỏa thuận quốc tế có hiệu lực theo sự thống nhất bằng văn bản giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.

Điều 51. Sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế

1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Điều 6 Thông tư này có thẩm quyền quyết định sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế đó.

2. Trình tự, thủ tục sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế được tiến hành theo trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế được quy định tại Thông tư này.

Điều 52. Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế

1. Thỏa thuận quốc tế có thể bị chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.

2. Bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế nếu quá trình thực hiện thỏa thuận quốc tế có sự vi phạm một trong các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Điều 6 Thông tư này có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế đó.

4. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế được tiến hành theo trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế được quy định tại Thông tư này.

Điều 53. Trình tự, thủ tục rút gọn

1. Trình tự, thủ tục rút gọn áp dụng đối với việc ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 38, Điều 39, Điều 40 và Điều 41 Luật Thỏa thuận quốc tế.

2. Trình tự, thủ tục rút gọn đối với việc ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng do cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này quyết định.

Điều 54. Lưu trữ thỏa thuận quốc tế

1. Việc lưu trữ thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

2. Văn phòng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lưu trữ bản gốc văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng; gửi bản sao cho Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định.

3. Cơ quan, đơn vị ký kết thỏa thuận quốc tế có trách nhiệm lưu trữ bản gốc văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp mình,

Điều 55. Thực hiện thỏa thuận quốc tế

1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày thỏa thuận quốc tế được ký kết, cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng thỏa thuận quốc tế, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế, trình chỉ huy cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch triển khai thực hiện thỏa thuận quốc tế gồm:

a) Lộ trình thực hiện thỏa thuận quốc tế;

b) Phân công trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế;

c) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác để thực hiện thỏa thuận quốc tế;

d) Tuyên truyền, phổ biến thỏa thuận quốc tế;

đ) Các biện pháp tổ chức, quản lý, tài chính và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Điều 56. Rà soát, hệ thống hóa thỏa thuận quốc tế

1. Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng tổ chức và thực hiện rà soát, hệ thống hoá các thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì kiến nghị cơ quan chức năng kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản thỏa thuận quốc tế mới hoặc thay thế văn bản thỏa thuận quốc tế đó.

2. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa các thỏa thuận quốc tế của cấp mình. Nếu phát hiện căn cứ pháp lý, thẩm quyền không đúng hoặc nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mâu thuẫn chồng chéo, không còn phù hợp vơi tình hình thực tiễn thì kiến nghị cấp có thẩm quyền đã quyết định ký kết quyết định việc sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hiệu lực thỏa thuận quốc tế đó.

3. Hoạt động rà soát, hệ thống hóa văn bản thỏa thuận quốc tế phải được tiến hành định kỳ, thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản và kịp thời công bố tập hệ thống hóa văn bản thỏa thuận quốc tế còn hiệu lực, hết hiệu lực.

4. Định kỳ hằng năm, Bộ Quốc phòng công bố danh mục văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng hết hiệu lực, ngưng hiệu lực. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng công bố danh mục văn bản thỏa thuận quốc tế nhân danh cấp thuộc quyền quản lý hết hiệu lực, ngưng hiệu lực.

Điều 57. Cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế

1. Cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân là tập hợp các thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng dưới dạng văn bản điện tử.

2. Cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được xây dựng, sử dụng chung nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, phục vụ yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện các thỏa thuận quốc tế đã ký kết.

3. Thông tin về nội dung thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân cập nhật vào cơ sở dữ liệu gồm:

a) Tên gọi, nội dung thỏa thuận quốc tế, tên các bên ký, ngày ký, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực;

b) Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ ký và các văn bản ký kết để triển khai thực hiện (nếu có);

c) Quá trình thay đổi hiệu lực của văn bản;

d) Những thông tin cần thiết khác (nếu có).

4. Thỏa thuận quốc tế được xác định độ mật không đăng tải trên cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế.

5. Kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật văn bản trên cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRONG CÔNG TÁC THỎA THUẬN QUỐC TẾ

Điều 58. Quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân

Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thuộc phạm vi quản lý, bao gồm:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

2. Đề xuất, xây dựng, kiểm tra, thẩm định, ký kết, sao gửi, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

4. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.

5. Kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

Điều 59. Trách nhiệm của Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng

Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân, bao gồm:

1. Tham mưu, đề xuất Bộ Quốc phòng việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

2. Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm và đột xuất về đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế; xây dựng báo cáo về hoạt động ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

3. Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.

4. Kiểm tra dự thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Thông tư này.

5. Tổ chức thống kê, lưu trữ thỏa thuận quốc tế.

6. Chủ trì, phối hợp giám sát, kiểm tra, thanh tra, khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế,

7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

8. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức đối ngoại, cán bộ đối ngoại cơ quan, đơn vị, phối hợp tham mưu, đề xuất người chỉ huy cấp mình trong công tác thỏa thuận quốc tế.

10. Tổng hợp dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị gửi Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính Bộ Quốc phòng) để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

11. Hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo về công tác thỏa thuận quốc tế của Bộ Quốc phòng gửi Bộ Ngoại giao theo quy định tại khoản 2 Điều 42 và khoản 1, khoản 3 Điều 46 Luật Thỏa thuận quốc tế.

13. Thực hiện các nhiệm vụ về công tác thỏa thuận quốc tế được giao trong Thông tư này.

Điều 60. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

2. Tổ chức và thực hiện rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

3. Thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế theo quy định tại Thông tư này.

4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thỏa thuận quốc tế.

5. Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thỏa thuận quốc tế thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.

6. Phối hợp sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.

7. Phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc đề xuất, xây dựng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế bảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật.

8. Phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế.

9. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế cơ quan, đơn vị, phối hợp tham mưu, đề xuất người chỉ huy cấp minh trong công tác thỏa thuận quốc tế.

Điều 61. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ An ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị

1. Theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh và bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

2. Đảm bảo an ninh, an toàn trong việc xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế, chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hoạt động cài cắm móc nối xâm hại đến quyền và lợi ích của bên ký kết Việt Nam.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan bảo vệ an ninh đơn vị phối hợp bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác thỏa thuận quốc tế.

Điều 62. Trách nhiệm của Cục Tài chính Bộ Quốc phòng

Căn cứ dự toán của các cơ quan, đơn vị do Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng gửi, tổng hợp đề xuất dự toán ngân sách và phương án phân bổ, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

Điều 63. Trách nhiệm của Văn phòng Bộ Quốc phòng

1. Thẩm tra hồ sơ, rà soát bảo đảm trình tự, thủ tục, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.

2. Phối hợp với Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị có liên quan phục vụ Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trước, trong và sau quá trình ký kết thỏa thuận quốc tế.

3. Thực hiện sao, gửi và lưu trữ các thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng theo quy định.

Điều 64. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

1. Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý ngành, địa bàn chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tham mưu, đề xuất xây dựng, ký kết, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ, Bộ Quốc phòng và nhân danh cơ quan, đơn vị mình.

2. Cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và chỉ huy cấp trên trong tham mưu, đề xuất xây dựng, ký kết, thực hiện, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan, đơn vị cấp mình.

3. Hằng năm (trước ngày 30 tháng 10) hoặc đột xuất theo yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo công tác thỏa thuận quốc tế của cơ quan, đơn vị mình với Bộ Quốc phòng (qua Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng) và thực hiện các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 65. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 9 nám 2021. Bãi bỏ các quy định về thỏa thuận quốc tế, văn bản hợp tác quốc tế trong Thông tư số 95/2015/TT-BQP ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục xây dựng, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế; xây dựng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân.

Điều 66. Quy định chuyển tiếp

1. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì các quy định viện dẫn tại Thông tư này thực hiện theo quy định của văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tương ứng.

2. Thỏa thuận quốc tế chưa được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng đã được tiến hành theo trình tự, thủ tục ký kết quy định tại Thông tư số 95/2015/TT-BQP thì được tổ chức ký kết, không phải thực hiện lại trình tự, thủ tục ký kết theo quy định tại Thông tư này.

3. Đối với thỏa thuận quốc tế đã được ký kết theo quy định tại Thông tư 95/2015/TT-BQP, việc sao gửi, thực hiện, rà soát, hệ thống hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 67. Kinh phí đảm bảo

Kinh phí bảo đảm cho công tác thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.

Điều 68. Trách nhiệm thi hành

1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo việc thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Thủ trưởng Bộ Quốc phòng(7);
- Các đầu mối trực thuộc BQP(72);
- Vụ Pháp chế BQP;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL/Bộ Tư pháp;
- Cổng TTĐT Chính phủ, Công báo;
- Cổng TTĐT BQP;
- Lưu: VT, NC, ĐN, PC. Hien88.

BỘ TRƯỞNG




Đại tướng Phan Văn Giang

MINISTRY OF NATIONAL DEFENCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 105/2021/TT-BQP

Hanoi, August 04, 2021

 

CIRCULAR

FORMULATION, CONCLUSION AND IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS IN THE PEOPLE'S ARMY

Pursuant to the Law on International Agreements dated November 13, 2020;

Pursuant to the Government’s Decree No. 164/2017/ND-CP dated December 30, 2017 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of National Defense;

At the request of the Director of Legal Department affiliated to the Ministry of National Defense;

The Minister of National Defense promulgates Circular on formulation, conclusion and implementation of international agreements in the People's Army.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. This Circular provides for principles, power and procedures for formulation, conclusion, amendment, extension, invalidation, withdrawal from, suspension of implementation, establishment of database, implementation of international agreements in the People's Army and responsibilities of agencies and units.

2. This Circular does not regulate conclusion and implementation of international agreements specified in clause 2 Article 1 of the Law on International Agreements and negotiation, conclusion and execution of military commercial contracts.

Article 2. Regulated entities

This Circular applies to agencies, units and individuals involved in international agreement-related works in the People's Army.

Article 3. Term interpretation

For the purpose of this Circular, these terms below shall be construed as follows:

1. International agreement in military or national defense sector (hereinafter referred to as "international agreement in the People's Army”) refers to a written agreement on international cooperation under the management of the Ministry of National Defense between a Vietnamese contracting party, within its functions, tasks and powers, and a foreign contracting party, which does not give rise to, alter or terminate a right or obligation of the Socialist Republic of Vietnam under international law.

2. Vietnamese contracting party refers to:

a) The State, the Government;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The General Staff, General Political Department and agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense (hereinafter referred to as “agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense);

d) Agencies and units managed by agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense.

3. “International agreement-related works” in the People's Army refer to activities in relation to formulation, conclusion, amendment, extension, invalidation, withdrawal from, suspension of implementation and implementation of international agreements.

Article 4. Principles of conclusion and implementation of international agreements

Principles of conclusion and implementation of international agreements in the People's Army shall be conformable to Article 3 of the Law on International Agreements and the following regulations. To be specific:

1. Formulation and conclusion of international agreements in the name of agencies and units in the People's Army shall be consistent with functions, tasks and powers of signatories; and the State, the National Assembly, the Government, the Ministry of National Defense and other agencies, units and organizations that have not concluded these international agreements shall not be legally bound and responsible for implementation.

2. Foreign signatories to international agreements shall have functions, tasks and powers that are consistent with contents of international agreements.

3. Military commands of districts in border areas, Border Guard Posts and equivalent-level agencies only conclude international agreements with foreign contracting parties that are equivalent local governments on information exchange, pairing and cooperation in border management in accordance with international agreements concluded by the Ministry of National Defense or their superior authorities.

Article 5. Name, language and contents of international agreement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Language of an international agreement used during direct negotiation and conclusion of the international agreement shall be Vietnamese, unless otherwise agreed between the Vietnamese contracting party (the State, the Government or the Ministry of National Defense) and the foreign contracting party.  In case where the international agreement is only written in a foreign language, the contracting party under the Ministry of National Defense of Vietnam shall translate the international agreement into Vietnamese. The document in Vietnamese shall keep the content accurate and the form consistent with the document in foreign language ​​of the international agreement.

3. Main contents of the international agreement;

a) Title of the document;

b) Name of each contracting party;

c) Bases for conclusion;

d) Contents, methods for cooperation, information exchange mechanism, confidentiality, funding, responsibilities of contracting parties, settlement of disputes, amendments to, extension, invalidation, withdrawal from and suspension of implementation of the international agreement.

The international agreement shall include commitments of the contracting parties in accordance with relevant national and international laws and within functions, tasks and powers of the contracting parties; an agency/unit that has not concluded the international agreement shall not be legally bound by the international agreement; the international agreement does not give rise to, alter or terminate a right or obligation of the Socialist Republic of Vietnam and the foreign contracting party under international law;

d) Time of entry into force and the effective period;

e) Date of conclusion, place of conclusion, language of conclusion;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 6. Power to decide formulation and conclusion of international agreements

1. The Minister of National Defense has power to decide:

a) Formulation and proposal for conclusion of international agreements in the name of the State, the Government;

b) Formulation and conclusion of international agreements in the name of the Ministry of National Defense and agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense.

2. Agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense have power to decide formulation, conclusion and implementation of international agreements in the name agencies and units under their management.

3. Military Commands of provinces in border areas have power to decide formulation, conclusion and implementation of international agreements in the name of Military Commands of districts in border areas; provincial-level Border Guard Commands have power to decide formulation, conclusion and implementation of international agreements in the name of Border Guard Posts.

Article 7. Making proposals for formulation and amendments to plans to conclude international agreements

1. Agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense shall make proposals for conclusion, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements in the name of the State, the Government, the National Defense and their agencies and units; and submit such proposals to the Department of Foreign Relations of the Ministry of National Defense before October 15 every year.

2. The Department of Foreign Relations of the Ministry of National Defense shall preside over and cooperate with relevant agencies and units in preparing annual and long-term plans regarding the demands for conclusion, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements in the People’s Army, and seeking opinions from the General Staff and the General Political Department; and submit a consolidated report thereon to the Ministry of National Defense for submission to the Ministry of Foreign Affairs according to regulations of the Law on International Agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. If there is any unexpected demand for conclusion, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements, agencies and units shall preside over and cooperate with the Department of Foreign Relations of the Ministry of National Defense in reporting to the Ministry of National Defense for addition to annual plans.

Article 8. Protection of state secrets

Formulation, negotiation, conclusion and implementation of international agreements in the people's army shall comply with regulations of the law on protection of state secrets.

Chapter II

FORMULATION AND PROPOSAL FOR CONCLUSION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS IN THE NAME OF THE STATE, THE GOVERNMENT

Article 9. Procedures for formulation and proposal for conclusion of international agreements

Procedures for formulation and proposal for conclusion of an international agreement in the name of the State, the Government shall comply with regulations in Article 9 of the Law on International Agreements. To be specific:

1. Make a plan to formulate the international agreement;

2. Establish a drafting committee, an editing team;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Seek opinions from agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense;

5. Seek opinions from the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities;

6. Inspect and assess a draft dossier on the international agreement;

7. Request a competent authority to decide negotiation and conclusion;

8. Negotiate and conclude the international agreement;

9. Report conclusion results and follow procedures after the conclusion.

Article 10. Making plan to formulate international agreement

1. An agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense shall preside over and cooperate with relevant agencies and units in making a plan to formulate an international agreement and submitting such plan to the Ministry of National Defense for consideration and decision.

2. Basic contents of the plan include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Contents and methods for formulation;

c) Time and place;

d) Responsibilities of the agency/unit;

dd) Funding.

Article 11. Establishing drafting committee/editing team

1. The Ministry of National Defense decides to establish a drafting committee.   The drafting committee includes:

a) Commander of the agency/unit that presides over drafting international agreement;

b) Commander of the Department of Foreign Relations and Director of the Legal Department under the Ministry of National Defense;

c) Commanders of relevant agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Responsibilities of the drafting committee

a) Issue regulations on operations conducted by the drafting committee and establish an editing team;

b) Organize formulation of a draft international agreement dossier and take responsibility for contents and progress in submission of the draft international agreement.  If the draft international agreement has been prepared by the foreign contracting party, the presiding agency/unit assigned to preside over drafting international agreement shall be responsible for advising and proposing establishment of a drafting committee and an editing team that formulate the international agreement and are responsible for making a plan for negotiation on the Vietnamese side;

b) Assess conformity of the draft international agreement with viewpoints and guidelines of the Communist Party, policies and laws of the State on national defense and foreign affairs and feasibility of the international agreement;

d) Organize research into relevant information and documents;

dd) Request the Ministry of National Defense to seek opinions from the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries, central authorities, agencies, units, organizations and individuals;

e) Discuss basic issues and important contents of the draft international agreement; responses, explanations and corrections following opinions of the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries, central authorities, agencies, units, organizations and individuals;

g) Report and seek opinions from the Standing Commission of Central Communist Party or the Central Military Commission on important issues on guidelines and policies related to national defense and foreign affairs;

h) Prepare a dossier and report and send them to the Minister of National Defense for submission to the Prime Minister to issue a decision with regard to the international agreement in the name of the Government; send the dossier and report to the Government for submission to the President of Vietnam to issue a decision with regard to the international agreement in the name of the State;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 12. Formulating draft international agreement/draft proposal

1. An agency/unit presiding over drafting international agreement shall formulate contents of a draft international agreement, a draft proposal and relevant documents.

2. Contents of the draft international agreement shall comply with regulations in clause 3 Article 5 of this Circular.

3. Contents of the draft proposal include:

a) Necessity for formulation and conclusion of the international agreement;

b) Objectives of and viewpoints on direction of formulation of the draft international agreement;

c) Assessment of compliance with the principles specified in Article 4 of this Circular;

c) Assessment of impacts of the international agreement to be concluded on politics, economy, society, national defense and security and other impacts;

dd) Assessment of conformity in terms of contents of the international agreement with the international agreement concluded by the State, the Government of the same sector; compatibility between the international agreement and regulations of Vietnamese law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Proposed signatory to the international agreement;

h) Main contents of the international agreement and methods for negotiation;

i) Issues subject to different opinions between the proposing agency and relevant agencies and organizations, between the Vietnamese contracting party and the foreign contracting party and recommendations for settlement of such issues.

Article 13. Seeking opinions from agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall be responsible for seeking opinions from relevant agencies/units affiliated to the Ministry of National Defense about a dossier on formulation and proposal for conclusion of the international agreement.

2. The dossier on formulation and proposal for conclusion of the international agreement submitted to obtain opinions includes:

a) Official Dispatch submitted to obtain opinions;

b) Draft proposal;

c) Draft international agreement in Vietnamese and foreign language.  In case where the international agreement is only written in a foreign language, it shall be translated into Vietnamese and the Vietnamese translation shall be enclosed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Surveyed agencies and units shall reply in writing within 7 days from the date of receipt of the complete dossier according to regulations in clause 2 of this Article.

Article 14. Seeking opinions from the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities;

The agency/unit presiding over drafting international agreement shall complete the dossier according to regulations in clause 2 Article 13 of this Circular and submit it to the Ministry of National Defense to seek opinions from the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities; consolidate, receive and explain opinions of the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities.

Article 15. Inspecting and assessing draft international agreement dossier

1. The inspecting agency is the Department of Foreign Relations and the assessing agency is the Legal Department under the Ministry of National Defense;

2. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall submit a dossier on conclusion of the international agreement to the Department of Foreign Relations for inspection and the Legal Department for assessment before reporting to the Minister of National Defense to request the Prime Minister to consider deciding negotiation and conclusion of the international agreement in the name of the Government or reporting to the Government to request the President of Vietnam to consider deciding negotiation and conclusion of the international agreement in the name of the State.

3. A dossier submitted for inspection and assessment includes:

a) A written request for inspection and assessment;

b) Draft proposal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Draft plan to implement the international agreement;

dd) Report on receipt and explanation about opinions of the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries, central authorities, agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense;

e) Copy of document on opinions provided by relevant agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense, the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities;

g) Other relevant documents (if any).

4. Period of inspection and assessment

a) Within 07 days from the date of receipt of the complete dossier, the Department of Foreign Relations and the Legal Department of the Ministry of National Defense shall issue a document on inspection and assessment and submit such document to the agency/unit presiding over drafting international agreement;

b) If the documents included in the dossier according to Clause 3 of this Article are inadequate, the Department of Foreign Relations and the Legal Department of the Ministry of National Defense shall request the agency/unit to provide additional documents.  The period of inspection and assessment begins from the date of receipt of the complete dossier.

5. Contents to be inspected include:

a) Necessity for formulation and purposes for conclusion of the international agreement (assessment of the relation between Vietnam and the foreign contracting party);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Assessment of the conformity of the international agreement with the relevant international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory;

d) Assessment of capacity of the foreign signatory to the international agreement that has functions, tasks, powers and capacity in conformity with contents of the international agreement.

dd) Name, form, in the name of, signatory, language, entry into force and technique of the international agreement;

e) Consistency of the international agreement written in Vietnamese and that written in foreign language.

6. Contents to be assessed

a) Necessity for formulation and conclusion of the international agreement (political, legal and practical bases);

b) Conformity of the international agreement with the Constitution and the law and relevant treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory; feasibility of the international agreement;

c) Ensuring that the international agreement is consistent with functions, tasks and powers of the signatory and does not give rise to, alter or terminate a right or obligation of the Socialist Republic of Vietnam under international law;

d) Making sure that the State, the National Assembly, the Government, and other agencies, units and organizations that have not concluded the international agreements shall not be responsible for implementation of the international agreement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Other legal issues related to the international agreement.

7. If the international agreement contains important and complicated contents, the Legal Department of the Ministry of National Defense shall establish a Council in charge of provision of advice on assessment.  The Council is composed of members of relevant agencies and units.

Article 16. Requesting competent authority to decide negotiation and conclusion

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall complete a dossier on international agreement and notify the Minister of National Defense that will request the Prime Minister to consider deciding guidelines and establishment of a Team negotiating the international agreement in the name of the Government; recommend the Government to request the President of Vietnam to decide guidelines and establishment of a Team negotiating the international agreement in the name of the State.

2. The dossier includes:

a) Proposal made by the Ministry of National Defense;

b) Draft proposal made by the Government and submitted to the President of Vietnam (regarding the international agreement in the name of the State);

c) Draft international agreement written in Vietnamese and a foreign language;

d) Draft decision on establishment of the Team negotiating the international agreement;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Consolidated report on receipt and explanation about opinions of the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities;

g) Plan for negotiation and other relevant documents (if any).

Article 17. Negotiating and concluding international agreement

After the Prime Minister and the President of Vietnam agree on contents of the draft international agreement and the negotiation plan, the Ministry of National Defense shall cooperate with the Ministry of Foreign Affairs in notifying the foreign contracting party and opening negotiation:

1. If the foreign contracting party reaches agreement on contents of the draft international agreement, the Ministry of National Defense shall cooperate with the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities in notifying the competent authority to organize the conclusion of the international agreement.  

2. If the foreign contracting party does not reach agreement on contents but basic contents of the draft international agreement are not changed, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall assist the Ministry of National Defense in presiding over and cooperating with relevant ministries and central authorities in correcting the draft international agreement and notifying the competent authority to organize the conclusion of the international agreement. 

3. If the foreign contracting party wishes to make significant changes to the contents of the draft international agreement, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall assist the Ministry of National Defense in presiding over and cooperating with the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities in advising, proposing and requesting the competent authority to consider deciding the next plan for negotiation.

4. The conclusion of international agreement shall comply with clause 4 Article 9, Article 10, Article 11 of the Law on International Agreements.

Article 18. Reporting conclusion results and following procedures after conclusion

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations and the Central Office of the Ministry of National Defense in drafting documents of the Ministry of National Defense that will submit such documents to the Minister of National Defense to report to the President of Vietnam or the Prime Minister on conclusion of the international agreement.

2. The Central Office of the Ministry of National Defense shall archive the original copy and send copies of the international agreement to the Ministry of Foreign Affairs, the Department of Foreign Relations, the Legal Department and relevant agencies and units.

Chapter III

 FORMULATION AND CONCLUSION OF INTERNATIONAL AGREEMENT IN THE NAME OF THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE

Article 19. Procedures for formulation and conclusion of international agreement

Procedures for formulation and conclusion of an international agreement in the name of the Ministry of National Defense shall comply with regulations in Article 9 of this Circular.

Article 20. Making plan to formulate international agreement

1. An agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense shall preside over and cooperate with relevant agencies and units in making a plan to formulate an international agreement and submitting this plan to the Ministry of National Defense for consideration and decision.

2. Basic contents of the plan to formulate the international agreement shall comply with regulations in clause 2 Article 10 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The Ministry of National Defense decides to establish a drafting committee.   Components of the drafting committee shall comply with regulations in point a, point b, point c clause 1 Article 11 of this Circular.

2. Responsibilities of the drafting committee shall comply with regulations in point a, point b, point c, point d clause 2 Article 11 of this Circular and the following regulations. To be specific: 

a) Discuss basic issues and important contents of the draft international agreement;

b) Seek opinions from agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense about contents of the draft international agreement; receive opinions and correct the draft international agreement;

c) Request the Ministry of National Defense to seek opinions from the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities about contents of the draft international agreement.    Study, receive and explain opinions of the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities;

d) Prepare a dossier on international agreement and submit it to the Minister of National Defense for decision on negotiation and conclusion;

dd) Fully report to the Ministry of National Defense on progress in drafting the international agreement according to the plan.

Article 22. Formulating draft international agreement, draft proposal

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall formulate a draft international agreement, a draft proposal and relevant documents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Contents of the draft proposal shall comply with regulations in clause 3 Article 12 of this Circular.

Article 23. Seeking opinions from agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall be responsible for seeking opinions from relevant agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense on a dossier on formulation and proposal for conclusion of the international agreement.

2. The dossier submitted to obtain opinions shall comply with regulations in clause 2 Article 13 of this Circular.

3. Surveyed agencies and units shall reply in writing within 7 days from the date of receipt of the complete dossier according to regulations in clause 2 of this Article.

Article 24. Seeking opinions from the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities;

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall complete the dossier according to clause 2 Article 13 of this Article, report it to the Ministry of National Defense, which will submit it to the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities to seek their opinions.

2. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall consolidate, receive and explain opinions of the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities.  If the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities disagree on conclusion of the international agreement, regulations in clause 4 Article 17 of the Law on International Agreements shall apply.

Article 25. Inspecting and assessing draft international agreement dossier

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Dossier, period and contents to be inspected and assessed shall comply with regulations in clause 3, clause 4, clause 5, clause 6 Article 15 of this Circular.

3. If the international agreement contains important and complicated contents, the Legal Department of the Ministry of National Defense shall establish a Council in charge of provision of advice on assessment.  The Council is composed of members of relevant agencies and units.

Article 26. Deciding to negotiate international agreement

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall receive and explain opinions about inspection of the Department of Foreign Relations and those on assessment of the Legal Department, complete and submit the dossier to the Minister of National Defense to consider deciding negotiation and establishment of a negotiation team.

2. The submitted dossier includes:

a) Proposal for conclusion of the international agreement;

b) Draft international agreement written in Vietnamese and foreign language;

c) Report on receipt and explanation about opinions of agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense and relevant ministries and central authorities, opinions about inspection of the Department of Foreign Relations and those on assessment of the Legal Department;

d) Copies of document on opinions provided by agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense, document on opinions provided by the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities, document on inspection conducted by the Department of Foreign Relations and document on assessment made by the Legal Department;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Other relevant documents (if any).

Article 27. Negotiating international agreement

After the Minister of National Defense agrees on negotiation, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations in notifying the foreign contracting party and opening negotiation.  The negotiation team shall implement the negotiation plan approved by the Minister of National Defense.

1. If the foreign contracting party reaches agreement on contents of the draft international agreement, the negotiation team shall cooperate with the Department of Foreign Relations, the agency/unit presiding over drafting international agreement and relevant agencies and units in notifying the Ministry of National Defense to organize the conclusion of the international agreement. 

2. If the foreign contracting party does not reach agreement on contents but basic contents of the draft international agreement are not changed, the negotiation team shall cooperate with the Department of Foreign Relations, the agency/unit presiding over drafting international agreement and relevant agencies and units in correcting the draft international agreement and notifying the Ministry of National Defense to organize the conclusion of the international agreement. 

3. If the foreign contracting party wishes to make significant changes to the contents of the draft international agreement, the negotiation team shall cooperate with the Department of Foreign Relations, the agency/unit presiding over drafting international agreement and relevant agencies and units in advising and requesting the Ministry of National Defense to consider deciding the next plan for negotiation or terminating the negotiation.

Article 28. Concluding international agreement

1. The Minister of National Defense issues a decision and concludes or authorizes in writing the Deputy Minister of National Defense and the commander of agency/unit under the Ministry of National Defense to conclude the international agreement.

2. Before concluding the international agreement, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations of the Ministry of Defense and relevant agencies and units to review the international agreement and compare the international agreement written in Vietnamese with that written in a foreign language in order to ensure accurate contents and uniform structure.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 29. Reporting conclusion and sending copy of international agreement

Within 15 days from the date on which the international agreement is concluded:

1. The Department of Foreign Relations shall preside over and cooperate with the Central Office of the Ministry of National Defense in drafting documents of the Ministry of National Defense that will submit such documents to the Leader of the Ministry of National Defense to report to the Prime Minister on conclusion of the international agreement.

2. The Central Office of the Ministry of National Defense shall archive the original copy and send copies of the international agreement to the Ministry of Foreign Affairs, the agency/unit presiding over drafting international agreement, the Department of Foreign Relations, the Legal Department and relevant agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense.

Chapter IV

FORMULATION AND CONCLUSION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS IN THE NAME OF AGENCIES AND UNITS AFFILIATED TO THE MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE

Article 30. Procedures for formulation and conclusion of international agreement

1. Make and approve a plan to formulate an international agreement.

2. Establish a drafting committee, an editing team (if necessary).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Seek opinions from relevant agencies and units.

5. Inspect and assess the international agreement.

6. Decide negotiation on the international agreement.

7. Negotiate the international agreement.

8. Conclude the international agreement.

9. Report conclusion results and follow procedures after the conclusion.

Article 31. Making and approving plan to draft international agreement

1.  An agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense shall preside over making a plan to draft an international agreement and submitting such plan to the Ministry of National Defense for approval.

2. Basic contents of the plan to formulate international agreement shall comply with regulations in clause 2 Article 10 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. The agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense shall decide to establish a committee drafting the international agreement.   The drafting committee includes:

a) Commander of the agency/unit that presides over drafting international agreement;

b) Representative of the Department of Foreign Relations and representative of the Legal Department under the Ministry of National Defense (if necessary);

c) Commanders of relevant agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense;

d) Commander (official) of the agency conducting legislation works and foreign affairs affiliated to the agency/unit presiding over drafting international agreement.

2. Responsibilities of the drafting committee:

a) Comply with regulations in clause 2 Article 21 of this Circular;

b) Fully report on progress in drafting the international agreement to the commander of agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense according to regulations.

Article 33. Formulating draft international agreement/draft proposal 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Contents of the draft international agreement shall comply with regulations in clause 3 Article 5 of this Circular.

3. Contents of the draft proposal shall comply with regulations in clause 3 Article 12 of this Circular.

Article 34. Seeking opinions from relevant agencies and units

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall be responsible for seeking opinions from relevant agencies/units affiliated to the Ministry of National Defense about a dossier on formulation and proposal for conclusion of the international agreement.  Depending on characteristics and contents of the draft international agreement, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall request the Ministry of National Defense to seek opinions from the Ministry of Foreign Affairs and relevant ministries and central authorities.

2. The dossier submitted to obtain opinions shall comply with regulations in clause 2 Article 13 of this Circular.

3. Surveyed agencies and units shall reply in writing within 7 days from the date of receipt of the complete dossier.

Article 35. Inspecting and assessing draft international agreement dossier

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall submit a dossier on conclusion of the international agreement to the Department of Foreign Relations for inspection and the Legal Department for assessment before sending it to the Leader of the Ministry of National Defense to consider deciding the negotiation.

2. Dossier, period and contents to be inspected and assessed shall comply with regulations in clause 3, clause 4, clause 5, clause 6 Article 15 of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 36. Deciding negotiation on international agreement

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall receive and explain inspection opinions of the Department of Foreign Relations and assessment opinions of the Legal Department, complete the dossier and submit it to the Ministry of National Defense to consider deciding the negotiation.

2. The dossier submitted includes:

a) Proposals made by agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense;

b) Draft international agreement in Vietnamese and foreign language;

c) Report on receipt and explanation about opinions of agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense and relevant ministries and central authorities, inspection opinions of the Department of Foreign Relations and assessment opinions of the Legal Department;

d) Copies of document on opinions provided by agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense, document on opinions provided by relevant ministries and central authorities, document on inspection conducted by the Department of Foreign Relations and document on assessment made by the Legal Department;

dd) Draft plan to implement the international agreement;

e) Other relevant documents (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



After the Leader of the Ministry of National Defense gives permission for a negotiation, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations affiliated to the Ministry of National Defense in notifying the foreign contracting party and establishing a negotiation team in order to open the negotiation.

1. In case the foreign contracting party reaches agreement on contents of the draft international agreement, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations and relevant agencies and units in requesting the Ministry of National Defense to organize the conclusion of the international agreement.

2. In case the foreign contracting party does not reach agreement on contents but basic contents of the draft international agreement are not changed, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations and relevant agencies and units in correcting the draft international agreement and requesting the Ministry of National Defense to organize the conclusion of the international agreement.

3. In case the foreign contracting party wishes to make significant changes to the contents of the draft international agreement, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations and relevant agencies and units in advising and requesting the Ministry of National Defense to consider deciding the next plan for negotiation or terminating the negotiation.

Article 38. Concluding international agreement

1. After the Minister of National Defense gives a written approval for the conclusion of the international agreement, the head of the agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense shall directly conclude or authorize in writing another agency/unit at departmental level and equivalent under its management to conclude the international agreement.

2. Before concluding the international agreement, the agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with the Department of Foreign Relations of the Ministry of Defense and relevant agencies and units to review the international agreement and compare the international agreement written in Vietnamese with that written in a foreign language in order to ensure accurate contents and uniform structure. 

3. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall cooperate with relevant agencies and units in requesting the Head of agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense to decide time, location, participants, and form of the conclusion of the international agreement.

Article 39. Reporting conclusion results and following procedures after conclusion

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter V

FORMULATION AND CONCLUSION OF INTERNATIONAL AGREEMENTS IN THE NAME OF AGENCIES AND UNITS UNDER MANAGEMENT OF AGENCIES AND UNITS AFFILIATED TO MINISTRY OF NATIONAL DEFENSE

Article 40. Procedures for formulating international agreement

1. Make and approve a plan to draft an international agreement.

2. Establish a drafting team (if necessary).

3. Formulate a draft international agreement, a draft proposal

4. Seek opinions from relevant agencies and units.

5. Inspect and assess a dossier on the draft international agreement.

6. Decide negotiation on international agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Conclude international agreement.

9. Report conclusion results and follow procedures after the conclusion.

Article 41. Making and approving plan to draft international agreement.

1. An agency/unit assigned to preside over drafting international agreement shall make a plan to formulate an international agreement and send a report to the commander of agency/unit according to clause 2, clause 3 Article 6 of this Circular for consideration and decision.

2. Basic contents of the plan to formulate international agreement shall comply with regulations in clause 2 Article 10 of this Circular.

Article 42. Establishing drafting team (if necessary).

1. An agency/unit under management of the agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense according to clause 2, clause 3 Article 6 of this Circular shall decide to establish a team drafting international agreement (a drafting team).  The drafting team includes:

a) Commander of the agency/unit that presides over drafting international agreement;

b) Representative of the agency (official) conducting foreign affairs and legislation works (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Other members (if necessary);

2. Responsibilities of the drafting team

a) Organize formulation of a draft international agreement and take responsibility for progress and quality of the draft international agreement.  If the draft international agreement has been prepared by the foreign contracting party, the agency/unit assigned to preside over drafting international agreement shall be responsible for advising and proposing establishment of a drafting team (if necessary) and such drafting team shall make a plan for negotiation on the Vietnamese side and submit a report to the competent authority for consideration and decision;

b) Assess conformity of the draft international agreement with viewpoints and guidelines of the Communist Party, policies and laws of the State, and regulations issued by the National Defense; functions, tasks and powers of the agency/unit; and ensure feasibility of the international agreement;

c) Organize research into information and documents related to contents of the international agreement;

d) Discuss contents of the draft international agreement;

dd) Seek opinions from relevant agencies and units on contents of the draft international agreement; receive opinions and correct the draft international agreement; seek opinions from the agency (official) conducting legislation works and foreign affairs of the same level and the immediately superior level (if any);

e) Prepare a dossier on international agreement to submit it to the commander of agency/unit specified in clause 2, clause 3 Article 6 of this Circular for consideration and decision on negotiation and conclusion;

g) Fully comply with reporting regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An agency/unit presiding over drafting international agreement shall preside over formulating contents of a draft international agreement, a draft proposal and relevant documents.

2. Contents of the draft international agreement shall comply with regulations in clause 3 Article 5 of this Circular.

3. Contents of the draft proposal shall comply with regulations in clause 3 Article 12 of this Circular.

Article 44. Seeking opinions from relevant agencies and units

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall be responsible for seeking opinions from relevant agencies/units and the agency (official) conducting legislation works and foreign affairs about a dossier on formulation and proposal for conclusion of the international agreement.

2.  The dossier submitted to obtain opinions shall comply with regulations in clause 2 Article 13 of this Circular.

3. Surveyed agencies and units shall reply in writing within 7 days from the date of receipt of the complete dossier.

Article 45. Inspecting and assessing dossier on draft international agreement

1. The agency/unit presiding over drafting international agreement shall seek opinions about inspection and assessment from the agency (official) conducting legislation works and foreign affairs If the agency (official) conducting legislation works and foreign affairs is not available, the superior agency (official) conducting legislation works and foreign affairs shall be responsible for inspection and assessment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Draft proposal;

b) Draft international agreement in Vietnamese and foreign language;

c) Draft plan to implement international agreement;

d) Report on explanation and receipt of opinions of relevant agencies and units;

dd) Copy of document on opinions provided by relevant agencies and units;

e) Other relevant documents (if any)

3. The period of inspection and assessment is 05 years from the date of receipt of the complete dossier.

4. Contents to be inspected and assessed shall comply with regulations in clause 5, clause 6 Article 15 of this Circular.

Article 46. Deciding negotiation on international agreement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The dossier submitted includes:

a) Proposal;

b) Draft international agreement;

c) Report on explanation and receipt of opinions of relevant agencies and units;

d) Copy of document on inspection and assessment;

dd) Copy of document on opinions provided by relevant agencies and units;

e) Draft plan to implement international agreement;

g) Other relevant documents (if any).

Article 47. Negotiating international agreement

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. In case the foreign contracting party agrees on contents of the draft international agreement, the agency or unit that is the signatory to the draft international agreement shall cooperate with the functional authority and relevant agencies and units in organizing the conclusion.

2. In case the foreign contracting party disagrees but basic contents of the draft international agreement are not changed, the agency or unit that is the signatory shall cooperate with the functional authority and relevant agencies and units in correcting the draft international agreement and organizing the conclusion.

3. In case the foreign contracting party wishes to make significant changes to the contents of the draft international agreement, the agency or unit that is the signatory shall cooperate with the functional authority and relevant agencies and units in advising, proposing and reporting the immediately superior agency/unit, which will request the agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense to consider organizing a direct negotiation in order to complete the draft international agreement or terminate the negotiation.

Article 48. Concluding international agreement

After the commander of the agency/unit specified in clause 2, clause 3 Article 6 of this Circular issues a decision on conclusion of international agreement in the name of an agency/unit under its management, the commander of the agency/unit shall conclude or authorize his/her deputy in writing to conclude the international agreement and decide time, location, participants and form of the conclusion.

Article 49. Reporting conclusion and sending copy of international agreement

Within 10 days from the date on which the international agreement is concluded, the agency/unit concluding the international agreement shall be responsible for archiving the original copy of the international agreement according to regulations of the law on archives and sending a report and copies of the international agreement to the superior commander to make consolidation and report to the agency/unit affiliated to the Ministry of National Defense that will send such copies to Department of Foreign Relations, the Central Office, the Legal Department under the Ministry of National Defense and relevant agencies and units.

Chapter VI

ENTRY INTO FORCE, AMENDMENT, EXTENSION, INVALIDATION, WITHDRAWAL, SUSPENSION; SHORTENED PROCEDURES AND IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL AGREEMENT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An international agreement enters into force as specified in such international agreement.

2. If an international agreement does not regulate entry into force, such international agreement shall enter into force according to a written agreement between a Vietnamese contracting party and a foreign contracting party.

Article 51. Amendment and extension of international agreement

1. The agency/person having power to decide conclusion of an international agreement specified in Article 6 of this Circular has power to decide to amend and extend such international agreement.

2. Procedures for amending and extending the international agreement shall be the same as those for concluding the international agreement as regulated by this Circular.

Article 52. Invalidation, withdrawal from, suspension of implementation of international agreement

1. An international agreement may be invalidated, withdrawn or suspended under the regulations of such international agreement or under an agreement between a Vietnamese contracting party and a foreign contracting party.

2. The Vietnamese contracting party shall invalidate or withdraw from an international agreement if such international agreement is implemented against one of the principles specified in Article 4 of this Circular.

3. The agency/person having power to decide the conclusion of an international agreement according to regulations in Article 6 of this Circular has power to decide the termination, withdrawal and suspension of implementation of such international agreement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 53. Shortened procedures

1. Shortened procedures for conclusion, amendment and extension of international agreements in the name of the State, the Government, the Ministry of National Defense and agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense shall comply with regulations in Article 36, Article 38, Article 39, Article 40 and Article 41 of the Law on International Agreements.

2. Shortened procedures for conclusion, amendment and extension of international agreements in the name of agencies and units managed by agencies and units  affiliated to the Ministry of National Defense shall be decided by competent agencies specified in clause 2, clause 3 Article 6 of this Circular.

Article 54. Archiving international agreements

1. International agreements shall be archived according to the law on archives.

2. The Central Office of the Ministry of National Defense shall be responsible for archiving original copies of international agreements in the name of the State, the Government, and the Ministry of National Defense; sending copies of international agreements to the Ministry of Foreign Relations, the Office of the President of Vietnam, the Office of the Government and relevant agencies and units according to regulations.

3. Agencies and units shall be responsible for archiving the original copies of international agreements they concluded.

Article 55. Implementing international agreements

1. Within 15 days from the date on which an international agreement is concluded, an agency/unit presiding over formulation of the international agreement shall cooperate with relevant agencies and units in making a plan to implement the international agreement and submitting this plan to the commander of the immediately superior agency/unit for consideration and decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Roadmap for implementation of the international agreement;

b) Responsibilities delegated to agencies, units and individuals for implementation of the international agreement;

c) Recommendations on amendments, annulment or promulgation of legislative documents and other documents for implementation of the international agreement;

d) Dissemination of information about the international agreement;

dd) Measures for organization, management and finance and other necessary measures for implementation of the international agreement;

Article 56. Reviewing and systematizing international agreements

1. The Legal Department of the Ministry of National Defense shall preside over and cooperate with the Department of Foreign Relations of the Ministry of National Defense in organizing and carrying out the review and systematization of international agreements in the name of the State, the Government, and the Ministry of National Defense; if certain regulations therein are found to be unlawful, contradictory, expired or no longer appropriate for current economic-social developments, functional authorities shall be recommended to promptly terminate the implementation of, annul, amend or replace these international agreements, or promulgate new international agreements.

2. Agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense and agencies and units managed by agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense shall be responsible for reviewing and systematizing international agreements they concluded.  If the international agreement is found to be concluded against the law or ultra vires or against guidelines and viewpoints of the Communist Party, policies and laws of the State, to be contradictory or no longer appropriate for the practical situation, the competent authority that has decided to conclude the international agreement is recommended to decide the amendment, invalidation of the international agreement.

3. International agreements shall be periodically and regularly reviewed and systematized after there are grounds for review and systemized collections of expired and unexpired international agreements shall be promptly publicized.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 57. Database on international agreements

1. Database on international agreements in the People's Army means a collection of electronic international agreements managed by the Ministry of National Defense.

2. The database on international agreements in the People's Army shall be established and commonly used to promptly and accurately provide information, respond to requests made by leaders, and serve direction, management and implementation of the concluded international agreements.

3. Contents of an international agreement in the People’s Army shall be updated to the database. To be specific:

a) Title, contents of the international agreement, name of each contracting party, date of conclusion, date of entry into force, and validity status;

b) Relevant documents, including documents serving as legal grounds for conclusion and concluded documents for implementation (if any);

c) Process of change of the entry into force of the international agreement;

d) Other necessary information (if any).

4. International agreements with determined degrees of confidentiality must not be published on the database on international agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

RESPONSIBILITIES OF AGENCIES AND UNITS FOR INTERNATIONAL AGREEMENT-RELATED WORKS

Article 58. State management of international agreement-related works in the People’s Army

The Ministry of National Defense performs state management of international agreement-related works in the People’s Army under its management. To be specific:

1. Promulgate legislative documents on international agreements.

2. Propose, formulate, inspect, assess, conclude, copy and send, implement, review, systematize, create a database on, amend, extend, invalidate, withdraw from or suspend the implementation of international agreements in accordance with regulations of law.

3. Disseminate information, educate and provide guidelines for enforcement of the law on international agreements;

4. Compile and archive international agreements.

5. Carry out inspection, give awards and handle violations against law on international agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 59. Responsibilities of the Department of Foreign Relations under the Ministry of National Defense

The Department of Foreign Relations affiliated to Ministry of National Defense shall be responsible for advising and assisting the Minister of National Defense to implement international agreement-related works in the People’s Army. To be specific:

1. Advise and recommend the Ministry of National Defense to promulgate legislative documents on international agreements.

2. Prepare and submit annual, long-term and ad hoc plans for proposal, formulation, conclusion, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements to the Minister of National Defense; make and submit reports on conclusion and implementation of international agreements to Leaders of the Ministry of National Defense that will consider sending such reports to competent authorities according to regulations.

3. Give guidance on, monitor and inspect proposal, formulation, conclusion, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements.

4. Inspect draft international agreements according to regulations in this Circular.

5. Compile and archive international agreements.

6. Preside over and cooperate in exercising supervision, carrying out inspection, giving awards and handling violations against law on international agreements.

7. Resolve complaints and denunciations related to conclusion and implementation of international agreements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Direct and instruct organizations and officials conducting foreign affairs of agencies and units to cooperate in advising and proposing their commanders to implement international agreement-related works.

10. Consolidate and send annual budget estimates made by agencies and units to the Ministry of National Defense (via Department of Finance) that will report on these annual budget estimates to the Minister of National Defense.

11. Make and send annual and ad hoc reports (as requested) on international agreement-related works implemented by the Ministry of National Defense to the Ministry of Foreign Affairs according to regulations in clause 2 Article 42 and clause 1 and clause 3 Article 46 of the Law on International Agreements.

13. Perform tasks in international agreement-related works which have been assigned in this Circular.

Article 60. Responsibilities of the Legal Department affiliated to the Ministry of National Defense

1. Preside over or cooperate in promulgating legislative documents on international agreements in the People’s Army.

2. Organize and conduct review and systemization of and establish a database on international agreements in the People’s Army.

3. Assess draft international agreements according to regulations in this Circular.

4. Organize dissemination of information and law on international agreements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Cooperate in amendment, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements.

7. Cooperate with the Department of Foreign Relations under the Ministry of National Defense in giving guidance on, monitoring and inspecting proposal, formulation, conclusion, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements according to regulations of law. 

8. Cooperate in resolving complaints and denunciations related to conclusion and implementation of international agreements.

9. Direct and instruct organizations and officials conducting legislation works of agencies and units to cooperate in advising and proposing their commanders to implement international agreement-related works.

Article 61. Responsibilities of the Military Security Protection Department, the General Political Department

1. Within their functions and tasks, advise and assist the Ministry of National Defense to direct, provide guidelines for and inspect protection of security and state secrets during implementation of international agreement-related works in the People’s Army.

2. Ensure security and safety of formulation, conclusion and implementation of international agreements, promptly prevent and implement counter-espionage measures to protect rights and interests of the Vietnamese contracting party.

3. Direct and instruct security agencies to cooperate in protecting state secrets during implementation of international agreement-related works.

Article 62. Responsibilities of the Department of Finance under the Ministry of National Defense

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 63. Responsibilities of the Central Office of the Ministry of National Defense

1. Inspect and assess dossiers, review and follow procedures, and report conclusion, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements in the name of the State, the Government, the Ministry of National Defense and agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense to Leaders of the Ministry of National Defense for consideration and decision.

2. Cooperate with the Department of Foreign Relations under the Ministry of National Defense and relevant agencies and units in responding to requests made by Leaders of the Ministry of National Defense before, during and after conclusion of international agreements.

3. Create copies, send such copies of and archive international agreements in the name of the State, the Government, and the Ministry of National Defense according to regulations.

Article 64. Responsibilities of agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense and agencies and units managed by agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense

1. Agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense, within their functions, tasks, powers and local areas and under their jurisdiction shall be responsible to the law and the Minister of National Defense for proposing and advising formulation, conclusion, implementation, review, systematization, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements in the name of the State, the Government, the Ministry of National Defense and their affiliated agencies and units;

2. Agencies and units managed by agencies and units affiliated to the Ministry of National Defense shall be responsible to the law and commanders of superior agencies and units for proposing and advising formulation, conclusion, implementation, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of international agreements in the name of agencies and units of the same level.

3. Make and send annual (before October 30) and ad hoc (as requested) reports on international agreement-related works implemented by themselves to the Ministry of National Defense (via the Department of Foreign Relations) and perform other tasks assigned by competent authorities.

Chapter VIII

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 65. Entry into force

This Circular comes into force from September 19, 2021. Regulations on international agreements and international cooperation documents mentioned in the Circular No.  95/2015/TT-BQP dated August 25, 2015 of the Minister of National Defense on procedures for formulation, conclusion, accession and implementation of international treaties; formulation, conclusion and implementation of international agreements in the People's Army shall be annulled.

Article 66. Transitional provisions

1. During the implementation of this Circular, if documents referred to in this Circular are amended or replaced, the newer documents shall prevail./.

2. Any international agreement that has not yet been concluded before the effective date of this Circular but has been implemented according to procedures for conclusion specified in the Circular No. 95/2015/TT-BQP shall be concluded without having to follow procedures for conclusion specified in this Circular.

3. Regarding international agreements that have been concluded according to regulations in the Circular No. 95/2015/TT-BQP, creation and submission of copies of, implementation, review, systematization, establishment of a database, amendments, extension, invalidation, withdrawal from, and suspension of implementation of such international agreements shall comply with regulations in this Circular.

Article 67. Funding

Funding for international agreement-related works in the People’s Army shall be granted and used according to regulations of the State and the Ministry of National Defense on creation of estimates, management, use and final settlement of funding from state budget allocated for international agreement/treaty-related works according to regulations of law.

Article 68. Implementation responsibilities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Legal Department of the Ministry of National Defense shall be responsible for monitoring, urging, inspecting and reporting the implementation of this Circular./.

 

 

MINISTER




General Phan Van Giang

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 105/2021/TT-BQP ngày 04/08/2021 quy định về việc xây dựng, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế trong Quân đội nhân dân do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.542

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.12.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!