BỘ
NỘI VỤ
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
|
Số:
10/2009/TT-BNV
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2009
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHỨC DANH, MÃ SỐ NGẠCH VÀ TIÊU CHUẨN
NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG
HÓA
Căn cứ Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của
Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ
quan Nhà nước; Nghị định số 09/2007/NĐ-CP
ngày 15 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng
10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công
chức trong các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31
tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17
tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại công văn số
1277/BKHCN-PC ngày 27 tháng 5 năm 2009 về việc ban hành Thông tư quy định chức
danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm
soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch
công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này quy định chức danh, mã
số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất
lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với công
chức làm việc trong các cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 3. Chức
danh, mã số ngạch công chức chuyên ngành kiểm soát chất lượng, gồm:
1. Kiểm soát viên cao cấp chất lượng
sản phẩm, hàng hóa: Mã số ngạch 13.280;
2. Kiểm soát viên chính chất lượng
sản phẩm, hàng hóa: Mã số ngạch 13.281;
3. Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm,
hàng hóa: Mã số ngạch 13.282;
4. Kiểm soát viên trung cấp chất lượng
sản phẩm, hàng hóa: Mã số ngạch 13.283.
Chương 2.
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC
NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 4. Kiểm
soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Chức trách
Kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản
phẩm, hàng hóa là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của cơ quan kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa; giúp lãnh đạo Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng chương trình, kế
hoạch, chính sách và các phương án, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn được phân công hoặc trong phạm vi toàn quốc để chỉ đạo thực
hiện;
b) Chủ trì, chỉ đạo việc kiểm tra
chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xử lý vi phạm pháp luật và đề xuất hình thức xử
lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với những vụ việc có
mức độ phức tạp;
c) Chủ trì, chỉ đạo xây dựng nề nếp
quản lý về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chủ trì việc tổng kết, xây dựng báo
cáo, đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm về công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ chính sách, các quy định liên quan
đến công tác kiểm tra chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Chủ trì xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật về chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện
các đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
đ) Chủ trì, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ
thuật kiểm định của ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đề xuất các
biện pháp điều chỉnh đối với hệ thống quản lý, nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hóa; biên soạn tài liệu, giáo trình để đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến
kinh nghiệm trong ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Năng lực:
a) Có kiến thức sâu về chuyên môn,
nghiệp vụ chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; có khả năng đảm
nhận trách nhiệm là trưởng đoàn, phó trưởng đoàn kiểm tra; tổ chức, hướng dẫn
công chức cùng chuyên ngành cấp dưới thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Chủ trì, tổ chức chỉ đạo, hướng
dẫn các kiểm soát viên chất lượng cùng chuyên ngành cấp dưới triển khai có hiệu
quả các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có khả năng tổ chức, phối hợp hiệu
quả với các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện công tác kiểm tra chất lượng
sản phẩm, hàng hóa;
d) Có năng lực phân tích, tổng hợp,
khái quát các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa;
đ) Có năng lực xây dựng chương
trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
cho công chức cùng chuyên ngành cấp dưới;
e) Có khả năng độc lập nghiên cứu
khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ
công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
ngạch kiểm soát viên cao cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp;
d) Có trình độ cao cấp lý luận
chính trị;
đ) Có ngoại ngữ trình độ C trở lên
(một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) hoặc một ngoại ngữ
khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
e) Có trình độ tin học văn phòng (sử
dụng thành thạo các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet để phục
vụ công tác chuyên môn);
g) Có thời gian giữ ngạch kiểm soát
viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc ngạch tương đương tối thiểu là 6
năm;
h) Chủ trì hoặc tham gia thực hiện
đề tài, đề án nghiên cứu khoa học liên quan đến kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa được nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu.
Điều 5. Kiểm
soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Chức trách:
Kiểm soát viên chính chất lượng sản
phẩm, hàng hóa là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng
sản phẩm, hàng hóa; giúp lãnh đạo cơ quan chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện
việc kiểm tra về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
chương trình, kế hoạch và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để chỉ đạo và
tổ chức thực hiện trong phạm vi được phân công;
b) Chủ trì, tổ chức thực hiện kiểm
tra và đề xuất các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
(xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ vi phạm pháp luật); xử lý các vi phạm
pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo thẩm quyền và phạm vi được phân
công phụ trách;
c) Tổ chức thực hiện nề nếp quản lý
nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (thông tin quản lý,
thống kê số liệu, hồ sơ lưu giữ, quy trình, thủ tục kiểm tra theo yêu cầu của
lãnh đạo). Tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm về công tác
kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; kiến nghị với cấp có thẩm quyền các biện
pháp nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong từng
thời kỳ;
d) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng
các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa; thực hiện đề án, đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
đ) Tổ chức, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm
tra đối với công chức cùng chuyên ngành; tham gia biên soạn (từng phần hoặc
chuyên đề) các tài liệu, giáo trình để đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm
cho ngạch công chức cùng chuyên ngành cấp dưới.
3. Năng lực:
a) Có kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ về chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; có khả năng đảm nhận
trách nhiệm là trưởng đoàn, phó trưởng đoàn kiểm tra; tổ chức thực hiện việc hướng
dẫn và kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi nhiệm vụ được phân
công;
b) Chủ trì và tổ chức triển khai có
hiệu quả các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có khả năng phối hợp hiệu quả với
các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa;
d) Có năng lực tổng hợp, khái quát
các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
đ) Có khả năng xây dựng chương
trình, biên soạn tài liệu chuyên môn nghiệp vụ để đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
cho công chức cùng chuyên ngành cấp dưới;
e) Có khả năng nghiên cứu khoa học
phục vụ công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
ngạch kiểm soát viên chính chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính;
d) Có ngoại ngữ trình độ B trở lên
(một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) hoặc một ngoại ngữ
khác theo yêu cầu của vị trí việc làm;
đ) Có trình độ tin học văn phòng (sử
dụng thành thạo các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet để phục
vụ công tác chuyên môn);
e) Có thời gian giữ ngạch kiểm soát
viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc ngạch tương đương tối thiểu là 9 năm.
Điều 6. Kiểm
soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Chức trách:
Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm,
hàng hóa là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hóa; giúp lãnh đạo cơ quan tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng
sản phẩm, hàng hóa.
2. Nhiệm vụ:
a) Tham gia xây dựng kế hoạch và đề
xuất phương án kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tổ chức thực hiện;
b) Tổ chức thực hiện kiểm tra và đề
xuất các biện pháp kiểm tra như: xác minh, thu thập tài liệu, các chứng cứ có
liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xử lý các vi phạm
pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến
nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện nề nếp nghiệp vụ
chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (phương pháp thu thập thông
tin, kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu giữ tài liệu, số liệu), bảo đảm quản lý chặt
chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc theo yêu cầu nghiệp vụ của ngành. Báo cáo, kết
quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đề xuất với cấp trên các biện pháp
nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
d) Tham gia xây dựng các văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành về kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hướng
dẫn chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn kiểm tra cho ngạch công chức cùng chuyên
ngành cấp dưới.
3. Năng lực:
a) Nắm được quy trình, thủ tục,
nghiệp vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; có khả năng độc lập, chủ động
thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi nhiệm vụ được
phân công;
b) Thực hiện thành thạo các nghiệp
vụ chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có khả năng phối hợp tốt với các
tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa;
d) Có khả năng tổng hợp, báo cáo
các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa;
4. Trình độ
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở
lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
ngạch kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;
d) Có ngoại ngữ trình độ B (một
trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác
theo yêu cầu của vị trí làm việc;
đ) Có trình độ tin học văn phòng (sử
dụng thành thạo các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet để phục
vụ công tác chuyên môn);
Điều 7. Kiểm
soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Chức trách:
Kiểm soát viên trung cấp chất lượng
sản phẩm, hàng hóa là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
2. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện kế hoạch kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa đã được phê duyệt;
b) Trực tiếp xác minh, thu thập tài
liệu, chứng cứ có liên quan về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá
nhân thuộc phạm vi công việc được phân công;
c) Xử lý các vi phạm pháp luật theo
thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa đối với những vụ việc được phân công;
d) Quản lý hồ sơ, tài liệu, thống
kê, lưu giữ tài liệu, số liệu đầy đủ, chính xác theo yêu cầu nghiệp vụ quản lý,
kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Năng lực:
a) Có khả năng độc lập, chủ động thực
hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi nhiệm vụ được
phân công;
b) Nắm vững nghiệp vụ kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có khả năng phối hợp tốt với các
tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa;
d) Có khả năng thống kê, quản lý
lưu giữ hồ sơ, tài liệu, số liệu theo yêu cầu nghiệp vụ quản lý, kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Trình độ
a) Có bằng tốt trung học chuyên
nghiệp trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
ngạch kiểm soát viên trung cấp chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ
quản lý nhà nước ngạch cán sự;
d) Có ngoại ngữ trình độ A trở lên
(một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức) hoặc một ngoại ngữ
khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
đ) Có trình độ tin học văn phòng (sử
dụng thành thạo các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet để phục
vụ công tác chuyên môn);
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 8. Tổ chức
thực hiện
Thông tư này là căn cứ để các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ
công chức ngành kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Điều 9. Hiệu lực
thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45
ngày, kể từ ngày ký ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quy định tại Thông tư
này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ;
- Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ Pháp chế và các Vụ, Cục, tổ chức thuộc
Bộ;
- Trang thông tin điện tử của Bộ Nội vụ;
- Lưu: VT, CCVC.
|
BỘ
TRƯỞNG
Trần Văn Tuấn
|