|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 07/2021/TT-TTCP nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra
Số hiệu:
|
07/2021/TT-TTCP
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Thanh tra Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Đoàn Hồng Phong
|
Ngày ban hành:
|
01/10/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THANH
TRA CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2021/TT-TTCP
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2021
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN, NỘI DUNG THANH
TRA TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA, TIẾP CÔNG DÂN, KHIẾU NẠI, TỐ
CÁO VÀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11
năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày
09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức
năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành;
Căn cứ Nghị
định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm
2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công
dân;
Căn cứ Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham
nhũng;
Căn cứ Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Khiếu
nại;
Căn cứ Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra
Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ
Pháp chế;
Tổng Thanh
tra Chính phủ ban hành Thông tư quy định về thẩm quyền, nội dung
thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về thẩm
quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp
công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản
lý của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
2. Trình tự, thủ tục tiến hành
thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng áp dụng theo quy định tại Luật Thanh tra và Mục 1, Chương
III của Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Thông tư số 06/2021/TT-TTCP
ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về Tổ chức và hoạt động
của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra và các quy
định khác của pháp luật về thanh tra.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thủ
trưởng cơ quan hành chính nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước, Trưởng
đoàn thanh tra và thành viên đoàn thanh tra khi thanh tra trách nhiệm việc thực
hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng.
2.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm thực hiện
pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng.
3.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà
nước
Trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có
trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thanh tra trách
nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng; giải quyết khó khăn, vướng mắc, xử lý kịp thời kiến
nghị của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra; kết luận thanh tra và chỉ đạo, tổ
chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
1. Cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có trách nhiệm báo cáo, giải
trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung
thanh tra; thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh
tra của người có thẩm quyền.
2. Cơ
quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm
cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người có thẩm
quyền tiến hành thanh tra.
Chương II
THẨM QUYỀN THANH TRA
TRÁCH NHIỆM
Điều 5. Thẩm quyền thanh tra
trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ
1. Thanh tra Chính phủ thanh tra trách nhiệm thực
hiện pháp luật về thanh tra tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính
phủ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); doanh nghiệp nhà nước do
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập
thuộc cơ quan hành chính nhà nước.
2. Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm,
Thanh tra Chính phủ xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về thanh tra,tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với các bộ,
Ủyban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan gồm:
a) Văn phòng bộ, các tổng cục, cục, vụ, đơn vị
trực thuộc bộ, các doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) quyết định thành lập
và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của bộ;
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ
quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban
nhân dân các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp huyện), doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc
quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ của doanh
nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và các tổ chức, đơn
vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.
3. Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà
nước được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Nghị định
số 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống
tham nhũng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 59/2019/NĐ-CP).
Điều 6. Thẩm quyền thanh tra
trách nhiệm của Thanh tra bộ
1. Thanh tra bộ thanh tra trách nhiệm thực hiện
pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý
của bộ; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập.
2. Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà
nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 59
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP.
Điều 7. Thẩm quyền thanh tra
trách nhiệm của Thanh tra tỉnh
1. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp
luật về thanh tra,tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng đối với cơ quan cấp sở; Ủy ban nhân dân cấp huyện; đơn vị sự nghiệp
công lập; doanh nghiệp nhà nước; đơn vị khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
quyết định thành lập.
2. Trong quá trình tiến hành thanh tra, Thanh
tra tỉnh xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công
dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan cấp sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện
và doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành
lập và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban
nhân dân cấp huyện, như sau:
a) Văn phòng, các phòng, ban, đơn vị nghiệp vụ
trực thuộc cơ quan cấp sở và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc
quyền quản lý của cấp sở;
b) Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện, các
phòng, ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp
xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của Ủy ban
nhân dân cấp huyện;
c) Văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ, đơn vị của
doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập
và các tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó.
3. Việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật
về phòng, chống tham nhũng đối với các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà
nước được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Nghị định
số 59/2019/NĐ-CP.
Điều 8. Thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của Thanh tra sở
1.
Thanh tra sở thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công
dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
2.
Trong quá trình tiến hành thanh tra đối với các đối tượng quy định tại khoản 1
Điều này, Thanh tra sở xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về thanh tra,
tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngđối với cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của đơn vị thuộc sở, trực thuộc sở.
Điều 9. Thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của Thanh tra huyện
1.
Thanh tra huyện thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngđối với phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân xã, đơn vị sự nghiệp công
lập, đơn vị khác do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định thành lập.
2.
Trong quá trình tiến hành thanh tra đối với các đối tượng quy định tại khoản 1
Điều này, Thanh tra huyện xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về tiếp
công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngđối với cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của phòng, ban chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị sự nghiệp
công lập, đơn vị khác do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện quyết định thành lập.
Điều 10. Thẩm quyền xem
xét, xác minh đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác
1. Trong quá trình tiến hành thanh tra trách nhiệm
thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng, căn cứ vào yêu cầu của cuộc thanh tra, ngoài các cơ
quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra có quyền xem xét,
xác minh đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan khác để làm
rõ các nội dung cần thanh tra.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên
quan đến nội dung thanh tra có trách nhiệm làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu
theo yêu cầu của Đoàn thanh tra trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Chương III
NỘI DUNG
THANH TRA TRÁCH NHIỆM
Điều 11. Nội dung thanh tra
trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra
1. Việc
tổ chức xây dựng kế hoạch thanh tra, phê duyệt kế hoạch thanh tra, thực hiện kế
hoạch thanh tra.
2. Việc
thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ
quan thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc tổ chức,
thực hiện Luật Thanh tra.
3. Việc
bổ nhiệm các ngạch thanh tra viên.
4. Việc
thực hiện thẩm quyền ra quyết định thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một
cuộc thanh tra, kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra và xử lý vi phạm
về thanh tra.
5. Việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh
tra, Người ra quyết định thanh tra trong quá trình thanh tra.
6. Việc
giám sát, kiểm tra hoạt động của Đoàn thanh tra.
7. Việc
ban hành quyết định và tổ chức thực hiện quyết định xử lý sau thanh tra đối với
cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật; việc áp dụng biện pháp
để khắc phục, sơ hở, yếu kém, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.
8. Việc
thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.
9. Việc
quản lý, khai thác, sử dụng và lưu trữ hồ sơ thanh travà các nội dung khác theo
quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 12. Nội dung thanh tra
trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân
1. Việc thực hiện các quy định
của pháp luật về Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân và tổ chức tiếp
công dân.
2. Việc tiếp công dân của người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Việc xử lý đơn khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
4. Việc theo dõi, tổng hợp, báo
cáo tình hình tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản
ánh.
Điều 13. Nội
dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại
1. Việc thụ lý giải quyết khiếu nại.
2. Việc thực hiện quy định về thời hạn giải quyết
khiếu nại.
3. Việc tổ chức đối thoại.
4. Việc thực hiện quy định về thẩm quyền, trình
tự thủ tục giải quyết khiếu nại, ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
5. Việc công khai quyết định giải quyết khiếu nại.
6. Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật.
7. Việc xử lý vụ việc khiếu nại đông người, phức
tạp, tồn đọng, kéo dài.
8. Việc theo dõi, tổng hợp, báo
cáo tình hình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại.
Điều 14. Nội dung thanh tra
trách nhiệm về tố cáo
1. Việc tiếp nhận, xử lý ban đầu thông tin tố
cáo.
2. Việc thụ lý tố cáo.
3. Việc thực hiện quy định về thẩm quyền giải
quyết tố cáo, xác minh nội dung tố cáo và thời hạn giải quyết tố cáo.
4. Việc tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố
cáo.
5. Việc ban hành kết luận nội dung tố cáo và việc
xử lý kết luận nội dung tố cáo.
6. Việc bảo vệ người tố cáo.
7. Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết
định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.
8. Việc theo dõi, tổng hợp, báo
cáo tình hình tố cáo và kết quả giải quyết tố cáo.
Điều 15. Nội dung thanh tra
trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng
1. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham
nhũng tập trung vào các nội dung sau đây:
a) Việc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác
phòng, chống tham nhũng theo quy định;
b) Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về
phòng, chống tham nhũng;
c) Việc thực hiện các biện pháp về công khai,
minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng, thực
hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ,
quyền hạn; chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện
cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, thanh toán
không dùng tiền mặt;
d) Việc xử lý và giải quyết phản ánh, tố cáo,
báo cáo về hành vi tham nhũng;
đ) Việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm
tra, báo cáo kiểm toán, các quyết định xử lý và việc chấp hành chỉ đạo của cấp
trên về công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Việc thực hiện các quy định về kiểm soát tài
sản, thu nhập, gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tổ chức kê khai tài sản,
thu nhập; công khai bản kê khai tài sản, thu nhập;
b) Việc quản lý, cập nhật bản kê
khai tài sản, thu nhập và các thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;theo dõi
biến động về tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai;
c) Việc xác minh tài sản, thu nhập
và công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập;
d) Việc bảo vệ, lưu trữ, khai
thác, cung cấp thông tin về kiểm soát tài sản, thu nhập;
đ) Việc xử lý người có hành vi
vi phạm nghĩa vụ trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc
của tài sản, thu nhập tăng thêm; vi phạm quy định về thời hạn kê khai tài sản,
thu nhập và vi phạm các quy định khác về kiểm soát tài sản, thu nhập;
e) Việc xây dựng, quản lý cơ sở
dữ liệu về kiểm soát tài sản, thu nhập.
3. Việc xử lý tham nhũng, gồm
các nội dung sau đây:
a) Việc xử lý người có hành vi
tham nhũng;
b) Việc thu hồi tài sản tham
nhũng;
c) Việc xử lý hành vi khác vi phạm
pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
4. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về
công tác phòng, chống tham nhũng.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2021.
2. Các văn bản
sau hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực pháp luật:
a) Thông tư số 02/2012/TT-TTCP ngày 13 tháng 7 năm 2012 của
Thanh tra Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thẩm quyền, nội dung thanh
tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng;
b) Thông tư số 04/2013/TT-TTCP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Thanh
tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện
pháp luật về khiếu nại;
c) Thông tư số 05/2013/TT-TTCP ngày 29 tháng7 năm 2013 của
Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện
pháp luật về tố cáo;
d) Thông tư số 08/2014/TT-TTCP ngày 24 tháng 11 năm 2014 của
Thanh tra Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện
pháp luật về thanh tra.
3. Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh, các
cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để nghiên cứu,
sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó
Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội;
- Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VB QPPL, Bộ Tư pháp;
- Thanh tra các bộ, ngành TW;
- Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo, Cổng thông tin điện tử của CP, TTCP;
- Các đơn vị thuộc TTCP;
- Lưu: VT, PC (05 bản).
|
TỔNG
THANH TRA
Đoàn Hồng Phong
|
Thông tư 07/2021/TT-TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
GOVERNMENT
INSPECTORATE
--------
|
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No.
07/2021/TT-TTCP
|
Hanoi,
October 1, 2021
|
CIRCULAR ON AUTHORITY AND SUBJECT MATTERS OF
INSPECTION OF COMPLIANCE WITH LAWS ON INSPECTION, CITIZEN RECEPTION,
COMPLAINTS, WHISTLEBLOWING, AND ANTI-CORRUPTION MEASURES Pursuant to the Law on
Inspection dated November 15, 2010; Pursuant to the Law on
Complaints dated November 11, 2011; Pursuant to the Law on Citizen
Reception dated November 25, 2013; Pursuant to the Law on
Whistleblowing dated June 12, 2018; Pursuant to the Law on
Anti-Corruption dated November 20, 2018; Pursuant to Government’s Decree
No. 86/2011/ND-CP dated September 22, 2011 on elaboration of and guidelines for
the Law on Inspection; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Pursuant to Government’s
Decree No. 64/2014/ND-CP dated June 26, 2014 on elaboration of the Law on
Citizen Reception; Pursuant to Government’s Decree
No. 31/2019/ND-CP dated April 10, 2019 on elaboration of the Law on
Whistleblowing; Pursuant to Government’s Decree
No. 59/2019/ND-CP dated July 1, 2019 on elaboration of the Law on
Anti-corruption; Pursuant to Government’s Decree
No. 124/2020/ND-CP dated October 19, 2020 on elaboration of the Law on
Complaints; Pursuant to Government's Decree
No. 50/2018/ND-CP dated April 9, 2018 on functions, tasks, powers, and
organizational structure of the Government Inspectorate; At the request of the Director
of the Legal Department; The Government
Inspector-General promulgates a Circular on authority and subject matters of
inspection of compliance with laws on inspection, citizen reception,
complaints, whistleblowing, and anti-corruption measures. Chapter
I GENERAL
PROVISIONS ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. This Circular
sets forth authority and subject matters of inspection of compliance with laws
on inspection, citizen reception, complaints, whistleblowing, and
anti-corruption measures by agencies, organizations, units, individuals, heads
of agencies, organizations, and units under the authority of state
administrative agencies. 2. Procedures for
inspection of compliance with laws on inspection, citizen reception,
complaints, whistleblowing, and anti-corruption measures shall be conducted in
accordance with the Law on Inspection and Section 1, Chapter III of Decree No.
86/2011/ND-CP dated September 22, 2011 of the Government on elaboration of the
Law on Inspection, Circular No. 06/2021/TT-TTCP dated October 1, 2021 of the
Government Inspectorate on the organization and operation of the inspectorates
and procedures for conducting an inspection and other provisions of law on
inspection. Article
2. Regulated entities 1. Heads of state administrative agencies, heads of
state inspection agencies, heads of inspection teams and members of inspection
teams when they are inspecting compliance with laws on inspection, citizen
reception, complaints, whistleblowing, and anti-corruption measures. 2. Heads of agencies, organizations, units, and
individuals who are responsible for complying with laws on inspection, citizen
reception, complaints, whistleblowing, and anti-corruption measures. 3. Heads of other relevant agencies, organizations,
units, and individuals. Article
3. Responsibilities of Heads of state administrative agencies Within their
designated duties and powers, heads of state administrative agencies are
responsible for: organizing, directing, and guiding inspections of
compliance with laws on inspection, citizen reception, complaints,
whistleblowing, and anti-corruption measures; resolving any difficulties or
issues arising from inspections; promptly addressing recommendations from
inspection agencies and inspectorates; making inspection conclusions and
directing their implementation according to legal provisions. Article
4. Responsibilities of inspected entities and relevant agencies, organizations,
units, and individuals ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Agencies, organizations, units and individuals
related to the subject mattes of inspection are responsible for providing
complete and timely information and documents upon request from the authorized
inspectors. Chapter II INSPECTION AUTHORITY Article 5.
Government Inspectorate's authority 1. The Government Inspectorate
inspects the compliance with laws on inspection, citizen reception, complaints,
whistleblowing, and anti-corruption measures by
ministries, ministerial-level agencies, and Governmental agencies
(hereinafter referred to as "ministries"), People's Committees of
provinces and centrally affiliated cities (hereinafter referred to as Provincial
People's Committees); state-owned enterprises established by the Prime
Minister; asset and income control agencies affiliated to state administrative
agencies. 2. While conducting inspections, the
Government Inspectorate will assess the compliance with laws on inspection,
citizen reception, complaints, whistleblowing, and anti-corruption measures by
ministries, Provincial People's Committees, state-owned enterprises
established by the Prime Minister, and related agencies, organizations, units,
and individuals, including: a) Ministry offices, general
departments, departments, units affiliated to ministries, state-owned
enterprises established by Ministers, heads of ministerial-level agencies, and Governmental
agencies (hereinafter referred to as Ministers) and other agencies,
organizations, units, and individuals under the management of ministries; b) Offices of provincial People's
Committees, specialized agencies of the provincial People's Committees
(hereinafter referred to as departments), People's Committees of districts,
towns, and provincial cities (hereinafter referred to as district-level
People's Committees), state-owned enterprises established by the Presidents of
provincial People's Committees and other agencies, organizations, units, and
individuals under the management of provincial People's Committees; c) Offices, divisions, and
specialized boards of state-owned enterprises established by the Prime Minister
and other organizations, units, and individuals under the management of these
enterprises. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 6.
Ministry Inspectorate's authority 1. The Ministry Inspectorate
inspects the compliance with laws on inspection, citizen reception, complaints,
whistleblowing, and anti-corruption measures by agencies, organizations, units,
and individuals under management of ministries; state-owned enterprises
established by the Minister. 2. The inspection of compliance
with laws on anti-corruption measures by enterprises and non-state sector
organizations is carried out according to Clause 1 and Clause 2, Article 59 of
Decree No. 59/2019/ND-CP. Article 7.
Province Inspectorate's authority 1. The Province Inspectorate inspects
the compliance with laws on inspection, citizen reception, complaints,
whistleblowing, and anti-corruption measures by departmental agencies;
district-level People’s Committees; public sector entities; state-own
enterprises; other units established by the President of the Provincial
People's Committee. 2. While conducting inspections,
the Province Inspectorate will assess the compliance with laws on inspection,
citizen reception, complaints, whistleblowing, and anti-corruption measures by
agencies, organizations, units, and individuals under management of
departmental agencies; district-level People's Committees and state-owned
enterprises established by the President of the Provincial People's Committee,
and other agencies, organizations, units, and individuals under their
management of the district-level People's Committee, including: a) Offices, departments, divisions,
and specialized units affiliated to departmental agencies and other agencies,
organizations, units, and individuals under the management of provincial
agencies; b) Offices of district-level
People's Committees, specialized departments and divisions under the
district-level People's Committee, commune-level People's Committees and other
agencies, organizations, units, and individuals under their management of the
district-level People's Committee; c) Offices, departments, divisions,
and specialized boards of state-owned enterprises established by the President
of provincial People’s Committee, and other organizations, units, and
individuals under the management of these enterprises. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article
8. Department Inspectorate's authority 1. The Department Inspectorate inspects the
compliance with laws on inspection, citizen reception, complaints,
whistleblowing and anti-corruption measures by agencies, organizations, units,
and individuals under management of departmental agencies. 2. During inspections as prescribed in clause 1 of
this Article, the Department Inspectorate shall assess he compliance with laws
on inspection, citizen reception, complaints, whistleblowing and
anti-corruption measures by agencies, organizations, units, and individuals
under the management of departmental units. Article
9. District Inspectorate's authority 1. The District Inspectorate inspects the compliance
with laws on inspection, citizen reception, complaints, whistleblowing and
anti-corruption measures by specialized departments and divisions under
district-level People's Committees, commune-level People's
Committees, other public sector entities established by the President of
district-level People's Committee. 2. During inspections as prescribed in clause 1 of
this Article, the District Inspectorate inspects the compliance with laws on
inspection, citizen reception, complaints, whistleblowing and anti-corruption
measures by agencies, organizations, units, and individuals under management of
specialized departments and divisions under district-level People's
Committees, commune-level People's Committees, other public sector
entities established by the President of district-level People's Committee. Article 10.
Authority to examine and verify other agencies, organizations, units, and
individuals 1. While conducting an inspection
of compliance with laws on inspection, citizen reception, complaints,
whistleblowing, and anti-corruption measures, based on the requirements of the
inspection, in addition to inspected entities, the Inspectorate is authorized
to examine and verify relevant agencies, organizations, units, and individuals
to clarify the subject matters of inspection. 2. Agencies, organizations, units
and individuals related to the subject mattes of inspection are responsible for
providing information and documents upon request from the Inspectorate in
accordance with law. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. SUBJECT
MATTERS OF INSPECTION Article 11.
Subject matters of inspection of compliance with law on inspection 1. The development, approval, and implementation of
inspection plans. 2. The fulfillment of responsibilities by heads of
regulatory agencies, heads of state inspection agencies, heads of agencies
assigned to perform specialized inspection in implementation of the Law on
Inspection. 3. Appointment of inspectorate officers. 4. The exercise of authority to issue inspection
decisions; procedures for conducting an inspection, inspection conclusions,
publicizing inspection conclusions and addressing inspection violations. 5. The exercise of duties and powers of the Head of
the Inspectorate, members of the Inspectorate, and the person making the
inspection decision. 6. The supervision and inspection of the activities
of the Inspectorate. 7. The issuance and implementation of decisions
post-inspection against agencies, organizations and individuals that violate
the law; the implementation of measures to address loopholes, weaknesses, and
improve relevant mechanisms, policies, and laws. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 9. The management, use, and keeping of inspection
records and other information in accordance with the law on inspection. Article 12.
Subject matters of inspection of compliance with law on citizen reception 1. The
implementation of legal regulations on citizen reception headquarters, citizen
reception locations, and citizen reception organization. 2. The manner in
which heads of agencies, organizations, and units conduct citizen reception
processes. 3. The handling of
complaints, whistleblowing, petitions and reports as laid out by the law. 4. The monitoring,
summarizing, and reporting on citizen reception and addressing complaints,
whistleblowing, petitions, and reports. Article
13. Subject matters of inspection of compliance with law on complaints 1. The complaint intake and
resolution. 2. The implementation of
regulations on time limits for resolving complaints. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 4. The implementation of
regulations on authority and procedures for resolving complaints, issuance of
complaint-resolving decisions. 5. The disclosure of
complaint-resolving decisions. 6. The enforcement of effective
complaint-resolving decisions. 7. Handling of complaints involving
many people, complicated, backlogged, and protracted. 8. The monitoring,
summarizing, and reporting on complaint situation and complaint resolution
results. Article 14.
Subject matters of inspection of compliance with law on whistleblowing 1. The reception and initial processing
of whistleblowing reports. 2. The acceptance of whistleblowing
reports 3. The implementation of
regulations on authority to resolve and verify whistleblowing reports, and time
limits for settlement of whistleblowing cases. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 5. The promulgation of
whistleblowing settlement decisions and enforcement of whistleblowing
settlement decisions. 6. The protection of
whistleblowers. 7. The disclosure of whistleblowing
settlement decisions, and decisions on sanctions for alleged violation. 8. The monitoring,
summarizing, and reporting on whistleblowing situation and whistleblowing
resolution results. Article 15.
Subject matters of inspection of compliance with law on anti-corruption 1. The implementation of corruption
prevention measures focuses on the following: a) Development of anti-corruption
programs and plans according to given regulations; b) The propagation, dissemination,
and education on anti-corruption; c) The implementation of measures
on disclosure and transparency regarding the organization and operations of
agencies, organizations, and units; formulation and implementation of norms,
standards, and regimes; compliance with codes of conduct for people with
official positions; rotation of positions of people with official positions;
implementation of administrative reform, application of science and technology
in management and non-cash payments; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. dd) The enforcement of inspection
conclusions, examination conclusions, audit reports, settlement decisions and
compliance with superiors' instructions on anti-corruption measures. 2. The implementation of
regulations on asset and income control, including the following: a) Declaration of assets and
income; disclosure of declarations of assets and income; b) The management and update of
declarations of assets and income and information on asset and income control;
monitoring of changes in assets and income of those obliged to make
declarations; c) The verification of assets and
income and disclosure of the conclusion of verification of assets and income; d) The protection, storage, use,
and provision of information on asset and income control; d) Actions against people who
violate the obligation of honesty in asset and income declaration, explanation
of the source of additional property and income; or those who violate
regulations on the time limit for declaring assets and income and violate other
regulations on controlling assets and income; e) The establishment and management
of databases on asset and income control. 3. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) Recovery of corruptly acquired
assets; c) Actions against other acts violating
the law on anti-corruption. 4. Compliance with information and
reporting requirements regarding anti-corruption practices. Chapter
IV IMPLEMENTATION Article
16. Entry into force 1. This Circular
comes into force as of November 15, 2021. 2. The following
documents cease to be effective from the effective date of this Circular: a) Circular No.
02/2012/TT-TTCP dated July 13, 2012 of the Government Inspectorate on
elaboration of and guidelines for authority and subject matters of inspection of
compliance with the law on anti-corruption; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Circular No.
05/2013/TT-TTCP dated July 29, 2013 of the Government Inspectorate on authority
and subject matters of inspection of compliance with the law on whistleblowing;
d) Circular No.
08/2014/TT-TTCP dated November 24, 2014 of the Government Inspectorate on
authority and subject matters of inspection of compliance with the law on
inspection; 3. Difficulties
that arise during the implementation of this Circular should be reported to the
Government Inspectorate for consideration./. INSPECTOR
GENERAL
Doan Hong Phong
Thông tư 07/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
36.227
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|