BỘ
TƯ PHÁP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2021/TT-BTP
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2021
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VIỆC BAN HÀNH THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT DO CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
Căn cứ Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng
6 năm 2012;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22
tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của
Chính phủ quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của
cơ quan hành chính nhà nước;
Theo đề nghị của Chánh Văn
phòng,
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Thông tư quy định việc ban hành thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định
việc xây dựng, ban hành thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành (sau đây gọi là Thông cáo báo chí) theo
quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 12 Luật Phổ biến, giáo
dục pháp luật, trừ văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà
nước.
2. Thông tư này áp dụng đối với
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm
pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Điều 2.
Nguyên tắc thực hiện
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn
bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành (sau đây gọi
là cơ quan chủ trì soạn thảo) chịu trách nhiệm về tính chính xác và thời hạn của
thông tin cung cấp cho Bộ Tư pháp phục vụ xây dựng hoặc đính chính (nếu có)
Thông cáo báo chí.
2. Đảm bảo sự phối hợp thường
xuyên, liên tục, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong xây dựng
Thông cáo báo chí.
3. Phát huy tính chủ động, tích
cực và đề cao trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong phối hợp xây dựng Thông cáo
báo chí.
Điều 3. Cung
cấp thông tin xây dựng Thông cáo báo chí
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo có
trách nhiệm cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan mình chủ
trì soạn thảo đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng cho Bộ
Tư pháp chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo để phục vụ việc xây dựng
Thông cáo báo chí (theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư
này).
2. Nội dung thông tin nêu rõ:
tên văn bản, ngày, tháng, năm ban hành; cơ quan ban hành; hiệu lực thi hành; sự
cần thiết, mục đích ban hành; nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc cung cấp
thông tin phục vụ xây dựng Thông cáo báo chí.
Điều 4. Xây
dựng, ban hành, đăng tải Thông cáo báo chí
1. Căn cứ vào nội dung thông tin
về văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp, Bộ Tư pháp
có trách nhiệm tổng hợp, biên tập nội dung, xây dựng và ban hành Thông cáo báo
chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban
hành chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo.
2. Bộ Tư pháp đăng tải
Thông cáo báo chí trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Báo Pháp luật Việt
Nam điện tử ngay sau khi ký ban hành.
3. Văn phòng Chính phủ đăng
tải Thông cáo báo chí trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Báo điện tử
Chính phủ ngay sau khi nhận được Thông cáo báo chí do Bộ Tư pháp gửi đến.
Điều 5. Đính
chính Thông cáo báo chí
1. Trường hợp phát hiện Thông
cáo báo chí đã ban hành có sai sót về nội dung, cơ quan chủ trì soạn thảo tự
mình hoặc theo đề nghị của Bộ Tư pháp kịp thời phối hợp cung cấp lại thông tin
chính xác để Bộ Tư pháp ban hành văn bản đính chính Thông cáo báo chí. Văn bản
cung cấp lại thông tin của cơ quan chủ trì soạn thảo gửi Bộ Tư pháp trong thời
hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Tư pháp hoặc kể
từ ngày cơ quan chủ trì soạn thảo phát hiện sai sót của Thông cáo báo chí.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được văn bản cung cấp lại thông tin của cơ quan chủ trì soạn thảo,
Bộ Tư pháp có văn bản đính chính Thông cáo báo chí.
3. Văn bản đính chính được đăng
tải trên báo điện tử và cổng thông tin điện tử theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều
4 Thông tư này.
Điều 6. Điều
khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông
tư số 12/2013/TT-BTP ngày 07 tháng 08 năm
2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định quy trình ra Thông cáo báo chí về văn bản
quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Phó TTgTTCP Phạm Bình Minh;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Công báo, CTTĐT Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, VP (TT).
|
BỘ
TRƯỞNG
Lê Thành Long
|
PHỤ LỤC
MẪU VĂN BẢN CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
DO CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2021/TT-BTP
ngày tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Tên
cơ quan
chủ trì soạn thảo văn bản
quy phạm pháp luật
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…../.....-......
|
Hà Nội, ngày.....tháng.....năm.....
|
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Thực hiện Thông tư
số /2021/TT-BTP ngày tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ……..[1] cung
cấp thông tin phục vụ xây dựng Thông cáo báo chí văn bản quy phạm pháp luật do
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng như sau:
I. Văn bản 1:
1. Tên văn
bản quy phạm pháp luật: Ghi đầy đủ tên, số/ký hiệu,
ngày, tháng, năm ban hành văn bản; cơ quan ban hành văn bản.
2. Hiệu lực
thi hành: Ghi rõ ngày, tháng, năm có hiệu lực của
văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm thời điểm có hiệu lực đối với toàn bộ và từng
phần của văn bản nếu có); việc bãi bỏ, thay thế văn bản quy phạm pháp luật trước
đó (nếu có); quy định chuyển tiếp (nếu có); hiệu lực trở về trước của văn bản
quy phạm pháp luật (nếu có)...
3. Sự cần
thiết, mục đích ban hành: Nêu ngắn gọn về cơ sở
chính trị, pháp lý, cơ sở thực tiễn; mục đích của việc ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
4. Nội
dung chủ yếu: Nêu rõ số chương, điều; nội dung chủ yếu
của văn bản QPPL, bao gồm: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; các quy định
chính, nội dung mới của quy định so với văn bản trước đó; danh mục phụ lục kèm
theo (nếu có)…
II. Văn bản 2:…
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…..
|
Thủ
trưởng cơ quan
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
[1] Tên cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản
quy phạm pháp luật