BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
06/2023/TT-BKHĐT
|
Hà Nội, ngày 02
tháng 10 năm 2023
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH THỐNG KÊ
Căn cứ Luật Thống
kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật
Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP
ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống
kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông
tư quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hệ thống chỉ tiêu thống kê
ngành Thống kê.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan thống kê Trung ương.
2. Cơ quan thống kê địa phương.
3. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hệ
thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê.
Điều 3. Hệ thống chỉ tiêu thống
kê ngành Thống kê
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê là tập
hợp các chỉ tiêu thống kê do Hệ thống thống kê tập trung thực hiện phục vụ hoạt
động thống kê và công tác quản lý chung của ngành Thống kê.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê gồm:
a) Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê gồm số
thứ tự; mã số; nhóm, tên chỉ tiêu được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này.
b) Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê gồm
khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu và đơn
vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp được quy định tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Thông tư này.”
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Tổng cục Thống kê chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan lồng ghép việc thu thập chỉ tiêu vào chế độ báo cáo thống kê ngành
Thống kê trình Bộ trưởng ban hành; chủ trì tổ chức các cuộc điều tra thống kê
và phối hợp với các đơn vị liên quan sử dụng dữ liệu hành chính thuộc phạm vi
quản lý của Bộ nhằm phục vụ thu thập, tổng hợp thông tin thống kê thuộc các chỉ
tiêu thống kê ngành Thống kê; chủ trì tổng hợp thông tin thống kê được quy định
trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Thống kê; xây dựng lịch phổ biến thông
tin thống kê ngành Thống kê; theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình thực hiện Thông
tư này.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
tư (Tổng cục Thống kê) và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2024. Những chỉ tiêu phân công cho Tổng cục Thống kê chủ trì thu
thập quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BKHĐT
ngày 30/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hết hiệu lực kể từ khi Thông
tư này có hiệu lực.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề
nghị các đơn vị gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp
thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Website của Chính phủ;
- Website của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Sở KH&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Lưu: VT, TCTK (5).
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Chí Dũng
|
PHỤ LỤC I.
DANH
MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH THỐNG KÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2023/TT-BKHĐT
ngày
02 tháng 10 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Stt
|
Mã số
|
Nhóm, tên
chỉ tiêu
|
01. Dân số, lao động
và việc làm
|
1
|
0101
|
Tỷ số giới tính của dân số
|
2
|
0102
|
Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12 tháng
qua chia theo nguyên nhân chết
|
3
|
0103
|
Tỷ trọng lao động có việc làm chia
theo nhóm giờ làm việc trong tuần
|
4
|
0104
|
Số giờ làm việc bình quân 01 lao động
có việc làm trong tuần
|
5
|
0105
|
Tỷ trọng người làm công ăn lương có
hợp đồng lao động
|
6
|
0106
|
Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư
|
7
|
0107
|
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của
người di cư
|
02. Doanh nghiệp,
cơ sở kinh tế và vốn đầu tư
|
8
|
0201
|
Số cơ sở, lao động trong các cơ sở
kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
|
9
|
0202
|
Số lượng trang trại
|
10
|
0203
|
Số lao động trong các trang trại
|
11
|
0204
|
Diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy
sản trang trại sử dụng
|
12
|
0205
|
Giá trị sản phẩm sản xuất
và dịch vụ của trang trại
|
13
|
0206
|
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài
|
14
|
0207
|
Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong
tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
|
15
|
0208
|
Nhóm chỉ tiêu phản ánh xu hướng kinh
doanh ngành xây dựng
|
16
|
0209
|
Nhóm chỉ tiêu phản ánh xu hướng kinh
doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
|
03. Nông, lâm nghiệp
và thủy sản
|
17
|
0301
|
Số lượng và công suất máy móc, thiết
bị chủ yếu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
|
18
|
0302
|
Diện tích gieo trồng một số
cây hằng năm chủ yếu
|
19
|
0303
|
Diện tích thu hoạch một số cây hằng
năm chủ yếu
|
20
|
0304
|
Diện tích thu hoạch một số cây lâu
năm chủ yếu
|
21
|
0305
|
Tổng đàn gia súc, gia cầm chủ yếu
|
22
|
0306
|
Diện tích rừng mới trồng
|
23
|
0307
|
Số cây lâm nghiệp trồng phân tán
|
24
|
0308
|
Sản lượng gỗ khai thác từ rừng
|
25
|
0309
|
Diện tích nuôi trồng thủy sản
|
26
|
0310
|
Diện tích thả nuôi một số loại thủy
sản chủ yếu
|
27
|
0311
|
Sản lượng thủy sản khai thác biển và
thủy sản nuôi trồng chủ yếu hằng tháng
|
04. Giáo dục
|
28
|
0401
|
Số năm đi học bình quân
|
29
|
0402
|
Số năm đi học kỳ vọng
|
30
|
0403
|
Chi tiêu cho giáo dục bình quân đầu
người của hộ dân cư
|
05. Y tế và chăm
sóc sức khỏe
|
31
|
0501
|
Tỷ lệ nạo phá thai và hút điều hòa
kinh nguyệt của phụ nữ từ 15-49 tuổi hiện có chồng
|
32
|
0502
|
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-29 tuổi chưa từng
kết hôn đã tiếp cận thông tin sức khỏe sinh sản
|
33
|
0503
|
Chi tiêu cho y tế bình quân đầu người
của hộ dân cư
|
06. Văn hóa, thể
thao và du lịch
|
34
|
0601
|
Chi tiêu cho văn hóa, thể thao bình
quân đầu người của hộ dân cư
|
35
|
0602
|
Năng lực hiện có và năng lực mới
tăng của các cơ sở lưu trú
|
07. Mức sống dân cư
|
36
|
0701
|
Chi tiêu bình quân đầu
người 1 tháng
|
37
|
0702
|
Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu
bình quân đầu người 1 tháng
|
38
|
0703
|
Cơ cấu nhà ở của hộ dân cư
|
39
|
0704
|
Tỷ lệ hộ dân cư có một số đồ dùng
lâu bền
|
40
|
0705
|
Tỷ lệ hộ dân cư xử lý rác thải sinh hoạt chia theo
hình thức xử
lý
|
41
|
0706
|
Tỷ lệ hộ dân cư xử lý nước ăn, uống
|
08. Đặc điểm chung
của xã
|
42
|
0801
|
Tỷ lệ xã có tổ/đội thu gom rác thải
|
43
|
0802
|
Tỷ lệ xã có bãi chôn/lấp hoặc lò đốt
rác thải tập trung
|
44
|
0803
|
Tỷ lệ xã có tình trạng ô nhiễm môi
trường
|
45
|
0804
|
Tỷ lệ làng nghề ở nông thôn có hệ thống
thu gom, xử lý chất thải, nước thải tập trung
|
09. Nhóm chỉ tiêu
phục vụ quản lý điều hành của ngành Thống kê
|
46
|
0901
|
Số lượng công chức, viên chức ngành
Thống kê
|
47
|
0902
|
Số lượng tập thể, cá nhân ngành Thống
kê được khen thưởng
|
48
|
0903
|
Số lượt công chức, viên chức ngành
Thống kê được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê
|
49
|
0904
|
Số cuộc thanh tra chuyên ngành thống
kê
|
50
|
0905
|
Số đoàn ra nước ngoài nghiên cứu,
trao đổi về thống kê
|
51
|
0906
|
Số lượt người ra nước ngoài nghiên cứu,
trao đổi về thống
kê
|
52
|
0907
|
Số đoàn các nước, các tổ chức quốc tế
vào nghiên cứu, trao đổi về thống kê tại Việt Nam
|
53
|
0908
|
Số Ban chỉ đạo, tổ công tác về thống
kê quốc tế Tổng cục Thống
kê đang tham gia
|
54
|
0909
|
Số đề tài khoa học ngành thống kê
|
55
|
0910
|
Kinh phí cho hoạt động khoa học
ngành thống kê
|
56
|
0911
|
Tổng số cuộc họp, hội nghị, hội thảo
đã tổ chức
|
57
|
0912
|
Số quy chế, quy định, hướng dẫn đã
ban hành
|
58
|
0913
|
Tổng số kiến nghị của các đơn vị trong ngành
Thống kê
|
PHỤ LỤC
II.
NỘI
DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH THỐNG KÊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 06/2023/TT-BKHĐT ngày 02 tháng 10 năm 2023 của
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư)
01. Dân số,
lao động và việc làm
0101. Tỷ số
giới tính của dân số
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ số giới tính của dân số được xác định
bằng số nam tính trên 100 nữ của một tập hợp dân số.
Công thức tính:
Tỷ số giới
tính của dân số (%)
|
=
|
Tổng số nam
|
x 100
|
Tổng số nữ
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và
nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và
kế hoạch hóa gia đình;
- Dữ liệu hành chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0102. Tỷ trọng
các trường hợp chết trong 12 tháng qua chia theo nguyên nhân chết
1. Khái niệm, phương pháp tính
Các nguyên nhân chết bao gồm: Bệnh tật,
tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn khác, tự tử và các nguyên nhân
khác.
Tỷ trọng các trường hợp chết trong 12
tháng qua chia theo nguyên nhân chết là phần trăm số trường hợp chết theo từng
nguyên nhân chết trên tổng số trường hợp
chết trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ trọng
các trường hợp chết trong 12 tháng qua chia theo nguyên nhân chết i (%)
|
=
|
Số trường hợp
chết trong 12 tháng
qua chia theo nguyên nhân chết i
|
x 100
|
Tổng số trường
hợp chết
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch
hóa gia đình.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0103. Tỷ trọng
lao động có việc làm chia theo nhóm giờ làm việc trong tuần
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng lao động có việc làm chia
theo nhóm giờ làm việc trong tuần là phần trăm lao động có việc làm/làm việc
theo nhóm giờ làm việc thực tế trong tuần chiếm trong tổng số lao động
có việc làm.
Nhóm giờ làm việc thực tế trong tuần
được chia ra gồm: 01-09 giờ; 10 - 19 giờ; 20 - 29 giờ; 30 - 34 giờ; 35 - 39 giờ;
40 - 48 giờ; 49 - 59 giờ; từ 60 giờ trở lên.
Công thức tính:
Tỷ trọng
lao động có việc làm chia theo nhóm giờ làm việc trong tuần (%)
|
=
|
Số lao động
chia theo mỗi nhóm giờ làm việc thực tế trong tuần
|
x 100
|
Tổng số lao
động có việc làm
|
Số giờ đã làm việc thực tế bao gồm thời
gian đã làm việc tại cơ sở làm việc và thời gian làm các hoạt động phụ trợ cho
công việc (ví dụ như: Lau chùi/sửa chữa/bảo trì công cụ làm việc, chuẩn bị nơi
làm việc/hóa đơn chứng từ/báo cáo,...); thời gian người lao động không
làm việc vì những lý do gắn liền với quá trình sản xuất/dịch vụ hoặc tổ chức
công việc (ví dụ như: Thời gian chờ đợi, tháo lắp thiết bị, do tai nạn); thời
gian chờ việc tại nơi làm việc (thực tế không có việc song người chủ vẫn phải
trả công cho họ theo hợp đồng việc làm đã ký kết).
Số giờ đã làm việc thực tế còn bao gồm
thời gian giải lao ở nơi làm việc (ví dụ như: uống chè, cà phê); nhưng không
bao gồm thời gian nghỉ ăn trưa/thời gian đi - về và số giờ được trả công nhưng
thực tế không làm việc (ví dụ như: Nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ ốm đau/thai
sản).
2. Phân tổ chủ yếu
- Nhóm giờ;
- Giới tính;
- Khu vực kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao
động và việc làm.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ
thông tin thống kê.
0104. Số giờ
làm việc bình quân 01 lao động có việc làm trong tuần
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số giờ làm việc bình quân 01 lao động có việc làm
trong tuần là chỉ tiêu tương đối, được tính bằng cách chia tổng số giờ làm việc
thực tế của tất cả lao động có việc làm trong tuần cho tổng số lao động có việc
làm trong tuần tham chiếu.
Công thức tính:
Số giờ làm
việc bình quân 01 lao động có việc
làm trong tuần (giờ)
|
=
|
Tổng số giờ
làm việc thực tế của tất cả lao động có việc làm trong tuần
|
Tổng số lao động
có việc làm trong tuần
|
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
- Giới tính;
- Khu vực kinh tế;
- Loại hình kinh tế;
- Thành thị/nông thôn.
b) Kỳ năm phân tổ thêm: Tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao
động và việc làm.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0105. Tỷ trọng
người làm công ăn lương có hợp đồng lao động
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều
kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp
hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có
trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được
coi là hợp đồng lao động.
Hình thức hợp đồng lao động:
- Hợp đồng lao động phải được giao kết
bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng
lao động giữ 01 bản.
Hợp đồng lao động được giao kết thông
qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của
pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
- Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao
động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp
quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1
Điều 162 của Bộ luật Lao động.
Tỷ trọng người lao động làm công ăn lương có hợp
đồng lao động là phần trăm số người làm công ăn lương có hợp đồng lao động trên
tổng số người lao động làm công ăn lương.
Công thức tính:
Tỷ trọng
người lao động làm công ăn lương có hợp đồng lao động (%)
|
=
|
Số người
lao động làm công ăn lương có hợp đồng lao động
|
x 100
|
Tổng số lao
động làm công ăn lương
|
2. Phân tổ chủ yếu
a) Kỳ quý phân tổ theo:
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội.
b) Kỳ năm phân tổ thêm: Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao
động và việc làm.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0106. Tỷ lệ
thất nghiệp của người di cư
1. Khái niệm, phương pháp tính
Di cư là sự thay đổi nơi cư trú của
con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một đơn vị lãnh thổ khác trong một khoảng
thời gian nhất định. Di cư tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã
hội nên vấn đề di cư nhận được sự quan tâm không những của các nhà lập chính
sách mà còn của toàn xã hội.
Thất nghiệp là những người không có việc
làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc ngay khi có cơ hội
việc làm trong giai đoạn tham chiếu. Trong khi, lao động thiếu việc làm được
tính cho những người có việc đã có tổng số giờ làm cho tất cả các công việc dưới
35 giờ/tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ.
Tỷ lệ thất nghiệp của người di cư là tỷ
lệ phần trăm giữa số người di cư thất nghiệp so với tổng số người di cư tham
gia lực lượng lao động.
Công thức tính:
Tỷ lệ thất
nghiệp của người di cư (%)
|
=
|
Số người di
cư thất nghiệp
|
x 100
|
Tổng số người
di cư tham gia lực lượng lao động
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao
động và việc làm.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0107. Tỷ lệ
tham gia lực lượng lao động của người di cư
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của
người di cư là tỷ lệ phần trăm số người di cư tham gia lực lượng lao động trên
tổng số người di cư.
Công thức tính:
Tỷ lệ tham
gia lực lượng lao động của người di cư (%)
|
=
|
Số người di
cư tham gia lực lượng lao động
|
x 100
|
Tổng số người
di cư
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao
động và việc làm.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
02. Doanh
nghiệp, cơ sở kinh tế và vốn đầu tư
0201. Số cơ sở,
lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản
Cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp,
lâm nghiệp và thủy sản là cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động trong tất cả các
ngành kinh tế, trừ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (viết gọn là
cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp), có các đặc điểm sau:
- Có địa điểm xác định;
- Là cơ sở thuộc sở hữu của một người,
một nhóm người hoặc một gia đình; chưa đăng ký hoạt động theo loại hình doanh
nghiệp;
- Nơi trực tiếp diễn ra hoạt động sản
xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ;
- Có người quản lý hoặc chịu trách nhiệm
công việc tại đó;
- Có thời gian hoạt động liên tục hoặc
định kỳ theo mùa
vụ hoặc theo tập quán kinh doanh,... (tổng thời gian hoạt động ít nhất 03
tháng/năm).
Số cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp
là tổng số lượng cơ
sở thỏa mãn khái niệm nêu trên, hoạt động trong các ngành kinh tế quốc dân (trừ
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) tại thời điểm thống kê trên lãnh thổ
Việt Nam.
Chỉ tiêu này được tính toán và công bố hàng năm. Đối với
những năm tiến hành Tổng điều tra kinh tế thì lấy theo kết quả Tổng điều
tra; những năm không có Tổng điều tra thì điều tra mẫu để suy rộng số cơ sở.
Với những năm điều tra mẫu, số cơ sở
SXKD cá thể phi nông nghiệp đang hoạt động tại thời điểm thống kê được ước lượng
từ kết quả điều tra mẫu số lượng cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp theo
công thức có dạng tổng quát sau:
Trong đó:
: Số cơ sở ước lượng toàn quốc;
: Số cơ sở ước lượng của tỉnh/thành phố;
: Số cơ sở ước lượng của huyện/quận h;
: Số cơ sở năm gốc của huyện/quận h;
: Tốc độ tăng/giảm số cơ sở huyện/quận h;
: Số cơ sở điều tra ở xã/huyện mẫu
x;
: Số cơ sở năm gốc ở xã/huyện mẫu x.
b) Số lao động trong các cơ sở
kinh tế cá thể phi nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Số lao động trong các cơ sở
SXKD cá thể phi nông nghiệp là toàn bộ số lao động hiện đang làm việc trong các
cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp tại thời điểm thống kê, bao gồm toàn bộ số
lao động làm đầy đủ thời gian, lao động làm bán thời gian, lao động gia đình
không được trả lương, trả công, lao động thuê ngoài, lao động trực tiếp, lao động
gián tiếp... kể cả những người đang tạm nghỉ chờ việc hoặc lý do khác nhưng vẫn
thuộc cơ sở quản lý.
Với những năm điều tra mẫu, số lao động
trong các cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp đang hoạt động tại thời điểm thống kê được ước
lượng từ kết quả điều tra mẫu số lao động trong các cơ sở SXKD cá thể phi nông
nghiệp theo công thức có dạng tổng quát sau:
Trong đó:
: Số lao động trong các cơ sở ước lượng toàn
quốc;
: Số lao động trong các cơ sở ước lượng của tỉnh/thành
phố;
: Số lao động trong các cơ sở ước lượng của
huyện/quận h;
: Số lao động trong các cơ sở năm gốc của huyện/quận
h;
: Tốc độ tăng/giảm số lao động các cơ sở huyện/quận
h;
: Số lao động các cơ sở điều tra ở
xã/huyện mẫu x;
: Số lao động các cơ sở năm gốc ở xã/huyện mẫu
X.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quy mô (doanh thu, lao động);
- Ngành kinh tế;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
Riêng lao động phân tổ thêm: Giới
tính.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh
cá thể.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Thương mại và Dịch
vụ;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0202. Số lượng
trang trại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng trang trại là tất cả những
hộ sản xuất hàng hóa quy mô lớn đạt các tiêu chí về quy mô sản xuất, giá trị sản
lượng hàng hóa, dịch vụ bình quân 1 năm theo quy định hiện hành.
Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, quy định các tiêu chí trang trại như sau:
- Đối với trang trại chuyên ngành:
+ Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt
từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng
diện tích đất sản xuất từ 1,0
ha trở lên;
+ Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất
bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ
1,0 ha trở lên;
+ Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình
quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại
theo quy định tại Điều 52 Luật Chăn nuôi và văn bản hướng dẫn;
+ Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân
đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở
lên;
+ Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình
quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0
ha trở lên.
- Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị
sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản
xuất từ 1,0 ha trở lên.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình trang trại;
- Quy mô;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa
kỳ;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành thống
kê.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0203. Số lao
động trong các trang trại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lao động trong các trang trại là tất
cả những người từ 15 tuổi trở lên có tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh
và dịch vụ do trang trại tổ chức,
bao gồm: Lao động thường xuyên và lao động thời vụ với quy định cụ thể như sau:
- Lao động thường xuyên là những người từ 15
tuổi trở lên tham
gia sản xuất thường xuyên trong trang trại, bao gồm: Lao động của hộ chủ trang trại làm
việc cho trang
trại
và lao động thuê mướn thường xuyên;
- Lao động thuê mướn thời vụ là những
người từ 15 tuổi trở lên được chủ trang trại thuê mướn làm các công việc mang tính thời
vụ. Chỉ tiêu này được thống kê vào thời điểm thuê mướn lao động thời vụ cao nhất
trong năm.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Loại hình trang trại;
- Quy mô;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa
kỳ.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0204. Diện
tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản trang trại sử dụng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích đất nông, lâm nghiệp, thủy sản trang trại sử dụng là
toàn bộ các loại diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác được trang trại sử dụng để trồng các loại cây
hằng năm, cây lâu năm; làm chuồng trại chăn nuôi; trồng và chăm sóc cây lâm
nghiệp, khoanh nuôi, tái sinh rừng; nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối có tại thời
điểm điều tra, bao gồm: Diện
tích đất được giao sử dụng lâu dài; diện tích đất nhận khoán, nhận đấu thầu; diện
tích đất nhận chuyển nhượng; diện tích đất mượn, thuê; diện tích đất làm rẽ; diện
tích đất thừa kế; diện tích đất
mới khai hoang đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp.
- Đất trồng cây hằng năm là đất
chuyên trồng các loại cây
có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản phẩm không quá
1 năm,
kể
cả đất có tự nhiên có cải tạo sử dụng vào mục đích chăn nuôi, bao gồm đất trồng
lúa, đất có dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hằng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây
có thời gian sinh trưởng trên 1 năm từ
khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hằng
năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như chuối, dứa,..
- Đất lâm nghiệp là đất đang có rừng
(gồm rừng tự nhiên và rừng trồng) đạt tiêu chuẩn rừng theo quy định của pháp luật
về bảo vệ và phát triển rừng và đất mới được trồng rừng hoặc trồng kết hợp
khoanh nuôi tự nhiên. Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng
hộ, đất rừng đặc dụng.
+ Đất rừng sản xuất là đất sử dụng vào
mục đích sản xuất lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng.
+ Đất rừng phòng hộ là đất để
sử dụng vào mục đích phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
môi trường sinh thái, chắn gió, chắn cát, chắn sóng ven biển theo quy định của
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Đất rừng đặc dụng là đất để sử dụng vào mục
đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học,
vườn quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi
trường sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Đất nuôi trồng thủy sản là đất được
sử dụng chuyên dùng vào mục đích nuôi cá, nuôi tôm, nuôi trồng các loại thủy
sản khác và nuôi giống thủy sản (như ao, hồ, đầm, phá,...). Được tính vào diện
tích nuôi trồng thủy sản cả phần diện tích bờ ao, kênh dẫn nước vào, ra, các ao
lắng, lọc. Không kể diện tích đất lúa, đất trồng cây hằng năm khác, đất đồng muối, đất
hồ đập thủy lợi, sông ngòi có kết hợp nuôi trồng thủy sản và nuôi trồng thủy sản
trên biển...
- Đất khác là diện tích các loại đất
chưa nêu ở trên, trang
trại
đang sử dụng (đất ở,...).
2. Phân tổ chủ yếu
- Hiện trạng sử dụng;
- Loại hình trang trại;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa
kỳ.
5. Đơn vị chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công
nghệ thông tin thống kê.
0205. Giá trị sản phẩm
sản xuất và dịch vụ của trang trại
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giá trị sản phẩm sản xuất và dịch vụ của
trang trại là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp và thủy sản
do trang trại tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Giá trị sản
phẩm sản xuất và dịch vụ của trang trại được chia theo các loại hình hoạt động:
Trồng trọt, chăn
nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
a) Giá trị thu từ trồng trọt, bao gồm:
- Giá trị sản phẩm chính, giá trị sản
phẩm phụ trồng trọt của
trang trại đã thu hoạch trong 12 tháng qua;
- Giá trị các dịch vụ trồng trọt là kết
quả các hoạt động trồng trọt do trang trại tổ chức làm cho bên ngoài được trả
công bằng tiền hoặc hiện vật, bao gồm: Làm đất, gieo trồng; chăm sóc
(tưới tiêu nước, phòng trừ sâu bệnh, làm cỏ, bón phân,..); thu hoạch (gặt
hái,...); cho thuê máy nông nghiệp có người điều khiển; dịch vụ trồng trọt khác
(ra hạt lúa, bông, lạc; phân loại, phơi, sấy, bảo quản,...).
b) Giá trị thu từ chăn nuôi, bao gồm:
- Giá trị sản phẩm gia súc, gia cầm và
chăn nuôi khác bán giết thịt;
- Giá trị sản phẩm chăn nuôi không qua
giết thịt: Gồm trứng gia cầm các loại, sữa tươi, kén tằm, mật ong,...;
- Giống gia súc, gia cầm, vật nuôi: Gồm
các loại con giống gia súc, giống gia cầm, giống vật nuôi khác;
- Sản phẩm phụ chăn nuôi: Chỉ tính những
sản phẩm phụ chăn nuôi được sử dụng; bao gồm phân trâu, bò, lợn, gia cầm, phân
tằm,... thu được trong quá trình chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi tận thu như
lông, sừng, xương, da,... của gia súc bị chết, giết thịt;
- Dịch vụ chăn nuôi là các hoạt động
chăn nuôi do trang trại tổ chức làm cho bên ngoài, bao gồm thụ tinh nhân tạo,
kiểm dịch động vật, thiến hoạn gia súc, gia cầm; dịch vụ chăn nuôi khác (phân
loại và lau sạch trứng gia cầm,...).
c) Giá trị thu từ lâm nghiệp, bao gồm:
- Giá trị lâm sản khai thác và thu nhặt
được từ rừng trồng và rừng tự nhiên như gỗ, củi, luồng, tre, vầu, nhựa thông,
cánh kiến, mãng, mộc nhĩ, nấm hương, các loại quả, các loại lá (lá dong, lá
nón, lá cọ),...;
- Thu từ dịch vụ lâm nghiệp, bao gồm:
+ Giá trị thực tế thu được từ nhận
khoán trồng rừng tập trung, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh,... từ các nguồn
kinh phí như: Nhà nước đầu tư, các dự án lâm nghiệp do các tổ chức trong và
ngoài nước tài trợ và do tư nhân đầu tư. Không tính vào thu từ dịch vụ lâm nghiệp
trong 12 tháng qua đối với những diện tích rừng mà chủ trang trại tự bỏ vốn ra
đầu tư để trồng và nuôi rừng;
+ Giá trị thực tế thu được từ những
công việc trang trại tổ chức làm cho bên ngoài như ươm cây giống lâm nghiệp, tưới
tiêu phục vụ lâm nghiệp, bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh, phòng cháy, chữa
cháy rừng, dịch vụ lâm nghiệp khác (đánh giá ước lượng trữ lượng rừng, quản lý
lâm nghiệp, vận chuyển lâm sản đến bãi II - cửa rừng,...).
d) Giá trị thu từ thủy sản, bao gồm:
- Thu từ nuôi trồng thủy sản: Là giá
trị thủy sản nuôi trồng thu được trong 12 tháng qua, bao gồm sản phẩm bán ra hoặc
tiêu dùng, cho, biếu, tặng;
- Thu từ khai thác thủy sản: Là giá trị
thủy sản khai thác thu được trong 12 tháng qua, bao gồm sản phẩm bán ra hoặc
tiêu dùng, cho, biếu, tặng;
- Thu từ sản xuất giống thủy
sản: Gồm giống cá, giống tôm, giống của và giống thủy sản khác.
Công thức tính:
Giá trị sản phẩm sản xuất và dịch vụ của trang trại
|
=
|
Giá trị sản phẩm sản xuất và dịch vụ cây hằng năm
|
+
|
Giá trị sản phẩm sản xuất và dịch vụ cây lâu năm
|
+
|
Giá trị sản phẩm sản xuất và dịch vụ chăn nuôi
|
+
|
Giá trị sản
phẩm sản xuất và dịch vụ lâm nghiệp
|
+
|
Giá trị sản
phẩm sản xuất thủy sản
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình trang trại;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa
kỳ.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0206. Vốn thực hiện của
các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài là khối lượng vốn đầu tư thực tế do chủ đầu tư dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã chi ra để xây dựng các công trình, nhà xưởng, mua sắm
máy móc, thiết bị,... nhằm triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền
kinh tế.
Vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài được triển khai theo các hình thức đầu tư như: Thành lập tổ chức
kinh tế 100% vốn của
nhà đầu tư nước ngoài; thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
2. Phân tổ chủ yếu
- Hình thức đầu tư;
- Ngành kinh tế;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra vốn đầu tư thực hiện;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Công nghiệp và
Xây dựng;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0207. Tỷ trọng vốn đầu
tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài trong tổng vốn
đầu tư thực hiện toàn xã hội là phần trăm giữa vốn đầu tư nước ngoài thực hiện
trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội.
Công thức tính:
Tỷ trọng vốn đầu
tư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội
(%)
|
=
|
Vốn đầu tư
nước ngoài thực hiện
|
x 100
|
Tổng vốn đầu tư thực hiện
toàn
xã
hội
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Kỳ quý: Số liệu chung
toàn quốc;
- Kỳ năm: Phân tổ thêm Tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Quý, năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo
cáo thống kê ngành Thống kê.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Công
nghiệp và Xây dựng;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0208. Nhóm chỉ tiêu
phản ánh xu hướng kinh doanh ngành xây dựng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành xây
dựng là việc đánh giá, nhận định về sự phát triển của ngành xây dựng trong
tương lai thông qua việc điều tra các doanh nghiệp hoạt động xây dựng để đánh
giá xu hướng về tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt
động xây dựng; xu hướng về chi phí (tổng chi phí, chi phí nguyên vật liệu, chi
phí nhân công); xu hướng về lao động (tổng số lao động, lao động thường xuyên,
lao động thời vụ); xu hướng về hợp đồng xây dựng mới; xu hướng về vay vốn phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh; các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp; các kiến nghị của doanh nghiệp.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Quý.
4. Nguồn số liệu: Điều tra hoạt
động xây dựng.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Công nghiệp và
Xây dựng;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
209. Nhóm chỉ
tiêu phản ánh xu hướng kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
1. Khái niệm, phương pháp tính
Xu hướng sản xuất kinh doanh ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo là việc đánh giá, nhận định về sự phát triển của
ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tương lai thông qua việc điều tra
đánh giá các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo về xu hướng
tổng quan tình hình sản xuất kinh doanh; biến động về khối lượng sản xuất; số lượng đơn đặt
hàng và đơn đặt hàng xuất khẩu mới; xu hướng về tồn kho thành phẩm, nguyên vật
liệu; chi phí sản xuất, giá bán bình quân cho một sản phẩm; biến động về quy mô
lao động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Phân tổ chủ yếu: Ngành kinh tế.
3. Kỳ công bố: Quý.
4. Nguồn số liệu: Điều tra
ngành công nghiệp.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Công nghiệp và
Xây dựng;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
3. Nông, lâm
nghiệp và thủy sản
0301. Số lượng và
công suất máy móc, thiết bị chủ yếu phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng máy móc, thiết bị chủ yếu phục
vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản là toàn bộ số máy móc, thiết bị nông,
lâm nghiệp chủ yếu không phân biệt công suất lớn hay nhỏ đang hoạt động phục vụ
sản xuất trong kỳ nghiên cứu hoặc tại thời điểm quan sát, bao gồm:
- Máy kéo lớn: Là loại thiết bị chuyên
dụng tự hành gắn động cơ nổ dùng để kéo các loại máy công tác như máy cày, máy
bừa, phay, lồng, rơ moóc vận chuyển hàng hóa... với động cơ có công suất (theo
thiết kế) trên 35 mã lực (CV), có thể là bánh hơi hoặc bánh xích;
- Máy kéo hạng trung: Là loại thiết bị
chuyên dụng tự hành gắn động cơ nổ dùng để kéo các loại máy công tác như máy
cày, máy bừa, phay, lồng, rơ moóc vận chuyển hàng hóa,... với động cơ có công
suất thiết kế trên 12 mã lực đến dưới 35 mã lực;
- Máy kéo nhỏ: Là loại máy dùng để kéo
rơ moóc, dùng vận chuyển hàng hóa hoặc làm đất, bao gồm: Công nông 7, bông sen
12, máy cày, bừa tay có công suất động cơ (theo thiết kế) từ 12 mã lực trở xuống;
- Máy gặt, đập liên hợp: Là loại máy
chuyên dụng có đồng thời hai chức năng gặt, đập (tuốt) lúa;
- Máy tuốt lúa có động cơ: Là loại máy
chuyên dùng để tuốt lúa và chạy bằng các loại động cơ, không tính những máy tuốt
lúa phải dùng
sức
người như máy tuốt lúa đạp chân;
- Lò, máy sấy nông, lâm, thủy sản: Là
loại thiết bị dùng để sấy khô
các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản như lúa, ngô, mây tre đan, cá, mực,...;
- Máy chế biến thức ăn gia súc: Gồm
các loại máy nghiền, trộn thức ăn gia súc;
- Máy chế biến thức ăn thủy sản: Gồm
các loại máy nghiền, trộn, ép, đùn thức ăn thủy sản.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại máy móc, thiết bị nông, lâm, thủy
sản chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: 10 năm.
4. Nguồn số liệu: Tổng điều tra
nông thôn, nông nghiệp.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0302. Diện tích gieo
trồng một số cây hằng năm chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu
hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hằng
năm lưu gốc.
Cây hằng năm gồm các loại cây sau:
- Cây lúa;
- Cây ngô và cây lương thực có hạt
khác (lúa mì, lúa mạch, cao lương);
- Cây lấy củ có chất bột: Khoai lang,
sắn, khoai sọ, khoai tây ...;
- Cây mía;
- Cây thuốc lá, thuốc lào;
- Cây lấy sợi: Bông, đay, cói,
lanh...;
- Cây có hạt chứa dầu: Lạc, đỗ tương,
vừng...;
- Cây rau đậu các loại và hoa:
+ Rau các loại: Rau muống, rau cải, nấm,...;
+ Đậu/đỗ các loại: Đậu/đỗ đen, đậu/đỗ
xanh,...;
+ Hoa các loại: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng
tiền....;
- Cây gia vị, dược liệu hằng năm;
- Cây hằng năm khác: Cỏ, cây thức ăn
gia súc...
Diện tích gieo trồng cây hàng
năm: Là diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm, được tính từ khi cây trồng
kết thúc thời kỳ gieo trồng và đã
chuyển qua thời kỳ sinh trưởng, phát triển.
Diện tích gieo trồng cây hằng năm được
tính theo từng vụ sản xuất. Các phương thức gieo trồng cây hằng năm gồm trồng
trần, trồng xen, trồng gối, trồng lưu gốc.
Phương pháp tính diện tích gieo trồng đối với từng phương thức như sau:
- Trồng trần: Trên một diện tích trong
một vụ chỉ trồng một loại
cây hằng năm nhất định
với mật độ cây trồng bình thường.
Trong một vụ sản xuất, có thể trồng một lần như lúa, ngô hoặc trồng nhiều lần
như một số loại rau, hoa.
Phương pháp tính diện tích trồng trần: Trồng
bao nhiêu đất tính bấy nhiêu diện tích gieo trồng. Cây trồng trần được tính 1
lần diện tích
trong 1 vụ sản xuất bất kể trồng bao nhiêu lần trong vụ. Quy định tính một lần
diện tích trong vụ sản xuất cho từng nhóm cây như sau:
+ Các loại cây trong 1 vụ chỉ có thể gieo
trồng và thu hoạch 1 lần (ngô, khoai
lang, đậu các loại,...);
+ Các loại cây trong 1 năm chỉ phải gieo trồng 1 lần
nhưng có thể cho thu hoạch nhiều lần (rau muống, mùng tơi, rau ngót, cỏ
voi,...);
+ Các loại cây trong 1 vụ có thể gieo
trồng và thu hoạch được nhiều lần (bắp cải, su hào, cải các loại, xà lách,...).
- Trồng xen: Trên cùng diện tích trồng hơn một
loại cây xen nhau, song song cùng tồn tại, cây trồng chính có mật độ
bình thường, cây trồng xen được trồng nhằm tiết
kiệm diện tích nên mật độ thưa hơn cây trồng trần.
Phương pháp tính diện tích trồng xen:
Diện tích gieo trồng cây trồng chính tính như cây trồng trần, diện tích
gieo trồng các cây trồng xen căn cứ
theo mật độ cây thực tế hoặc theo số lượng hạt giống để quy đổi ra diện tích trồng
trần. Như vậy,
trên đất có trồng xen, diện
tích gieo trồng lớn hơn nhưng không quá 2 lần trồng trần.
- Trồng gối vụ: Trên cùng một diện
tích khi cây trồng trước
chuẩn bị thu hoạch thì trồng gối cây sau với mật độ bình thường nhằm tranh thủ
thời vụ.
Phương pháp tính diện tích trồng gối vụ:
Diện tích cây trồng trước và diện
tích cây trồng sau đều
được tính một lần diện tích như trồng trần; nếu trong một vụ sản xuất
có trồng gối vụ từ 2 loại cây trở lên thì mỗi loại cây tính 1 lần diện tích.
- Trồng lưu gốc: Trên một diện tích trồng
01 lần nhưng thu hoạch sản phẩm trong nhiều vụ sản xuất như: Mía, rau muống,
rau ngót, sả, cỏ voi,....
Phương pháp tính diện tích trồng lưu gốc:
Mỗi vụ sản xuất chỉ tính một lần diện tích gieo trồng mặc dù thu hoạch nhiều lần
trong một vụ sản xuất.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Mùa/vụ;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra diện tích cây nông nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0303. Diện tích thu
hoạch một số cây hằng năm chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cây hằng năm là loại cây được gieo trồng, cho thu
hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây
hàng năm lưu gốc.
Diện tích thu hoạch: Là diện tích cây
trồng sau thời kỳ phát triển, cho thu hoạch những sản phẩm hữu dụng.
Công thức tính diện tích thu hoạch cây
hằng năm:
Diện tích
thu hoạch cây hằng năm
|
=
|
Diện tích
gieo trồng cây hằng năm
|
-
|
Diện tích
cây hằng năm bị mất trắng
|
-
|
Diện tích cây hằng năm cho sản phẩm
nhưng
không
thu hoạch
|
Trong đó:
- Diện tích cây hằng năm bị mất trắng:
Là diện tích cây trồng sau khi kết thúc thời kỳ gieo trồng, chuyển sang thời kỳ
sinh trưởng, phát triển
chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,... dẫn đến sản lượng thu được dưới mức
30% so với sản lượng sản xuất ở điều kiện bình thường;
- Diện tích cho sản phẩm nhưng không
thu hoạch: Là diện tích cây trồng sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm bình thường
nhưng vì lý do chủ quan, người sản xuất không thu hoạch sản phẩm mà để lại trên
cây, trên cánh đồng;
- Diện tích cây hằng năm được tính bằng
tổng diện tích cây trồng các vụ sản xuất trong năm nông vụ.
Lưu ý:
+ Diện tích cây hằng năm bao gồm cả những
diện tích cây trồng theo các phương pháp trồng trọt như trồng trong nhà kính,
nhà lưới, nhà màng, thủy canh,...
+ Diện tích cây hằng năm không tính diện
tích những cây trồng mọc tự nhiên, không được chăm sóc nhưng vẫn cho thu hoạch
sản phẩm. Ví dụ: diện tích những cây cỏ, cây hoa mọc ở các cánh đồng bỏ hoang.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Mùa/vụ;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra diện tích cây nông nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0304. Diện tích thu
hoạch một số cây lâu năm chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cây lâu năm là loại cây được gieo trồng
một lần, sinh trưởng trong nhiều năm và cho thu hoạch một hoặc nhiều lần.
Cây lâu năm gồm các loại cây sau:
- Cây ăn quả: Cam, bưởi, chuối, dứa,
xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bơ, mít, sầu riêng, măng cụt, thanh long, táo,...;
- Cây lấy quả chứa dầu: Dừa, cọ,...;
- Cây điều;
- Cây hồ tiêu;
- Cây cao su;
- Cây cà phê;
- Cây chè;
- Cây gia vị, cây dược liệu
lâu năm: Sa nhân, đinh lăng,...;
- Cây lâu năm khác: Dâu tằm, trầu
không, cau, cây cảnh,...;
Diện tích thu hoạch cây lâu năm là diện
tích cây lâu năm đã hoàn thành thời kỳ kiến thiết cơ bản và thực tế đã cho thu
hoạch sản phẩm hữu ích trong kỳ điều tra.
Phương pháp tính
Công thức tính:
Diện tích
thu hoạch cây lâu năm
|
=
|
Diện tích
thu hoạch cây lâu năm trồng tập trung
|
+
|
Diện tích
cây lâu năm trồng phân tán cho sản phẩm (quy đổi)
|
- Diện tích thu hoạch cây lâu năm trồng tập trung
là phần diện tích cây lâu năm trồng tập trung cho thu hoạch sản phẩm hữu ích
trong kỳ điều tra (không bao gồm diện tích cho thu bói).
Diện tích cây lâu năm trồng tập trung
là những diện tích trồng liền khoảnh
từ 100 m2 trở lên, mật độ cây trồng cơ bản đảm bảo quy trình kỹ thuật/hướng
dẫn của cơ quan thẩm quyền địa phương.
- Diện tích cây lâu năm trồng phân tán
cho sản phẩm (quy đổi): Căn cứ vào số lượng cây trồng phân tán cho sản
phẩm và mật độ cây trồng tập trung
theo tập quán địa phương để quy đổi ra diện tích trồng tập trung.
Công thức tính:
Diện tích
cây lâu năm trồng phân
tán cho sản phẩm quy đổi về diện tích trồng tập trung (ha)
|
=
|
Tổng số cây trồng phân tán
cho sản phẩm
|
Mật độ cây trồng tập
trung bình quân 1 ha
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại cây chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Quý.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra diện tích cây nông
nghiệp;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0305. Tổng đàn gia
súc, gia cầm chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng đàn gia súc, gia cầm là số đầu
con có tại thời điểm quan sát (ngày cuối cùng của tháng báo cáo), trong đó:
a) Số lượng gia súc chủ yếu
- Số lượng trâu, gồm: Các loại trâu giống
nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích giết thịt, cày kéo, lấy sữa và
sinh sản có tại thời điểm quan sát (tính cả trâu mới sinh).
- Số lượng bò, gồm: Các loại bò giống
nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích giết thịt, cày kéo, lấy sữa và
sinh sản có tại thời điểm quan sát (tính cả bò mới sinh).
+ Số lượng bò sữa, gồm: Các loại bò có
nguồn gốc từ các giống bò sữa được nuôi với mục đích để chuyên lấy sữa.
+ Số lượng bò cái sữa gồm: Số bò cái sữa
đã đẻ từ 1 lứa trở lên.
- Số lượng lợn/heo, gồm: Các loại lợn/heo
giống nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích giết thịt và sinh sản
(không bao gồm lợn/heo con chưa tách mẹ).
+ Số lượng lợn/heo nái gồm: Số lợn/heo cái
được chọn lọc để nuôi với mục đích sinh sản và những con nái đã đẻ từ 1 lứa trở
lên.
+ Số lượng lợn/heo nái đẻ, gồm: Số con lợn/heo
nái đã đẻ từ một lứa trở lên.
+ Số lượng lợn/heo đực giống gồm: Số lợn/heo đực
được chọn lọc để nuôi với mục đích phối giống và những con đực đã sử dụng để phối
giống hoặc khai thác tinh.
b) Số lượng gia cầm chủ yếu
- Số lượng gà, gồm: Các loại gà giống
nội, giống lai, giống ngoại nuôi với mục đích lấy thịt, đẻ trứng (không bao gồm
gà dưới 7 ngày tuổi).
+ Gà công nghiệp, gồm: Các loại gà có
nguồn gốc từ các giống nhập ngoại được nuôi với mục đích để chuyên lấy
thịt (gà chuyên thịt) hoặc để chuyên lấy trứng (gà chuyên trứng) và được nuôi
theo một quy trình khép kín, sử dụng
hoàn toàn thức ăn công nghiệp.
+ Gà đẻ trứng, gồm: số gà mái nuôi đã
đẻ trứng.
- Số lượng vịt, ngan gồm: Các loại
nuôi với mục đích lấy thịt và đẻ trứng (không bao gồm những con dưới 7 ngày tuổi).
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại gia súc, gia cầm;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra chăn nuôi;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0306. Diện tích rừng
mới trồng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng mới trồng là diện tích
rừng được trồng mới các loại cây lâm nghiệp trên đất quy hoạch lâm nghiệp và
trên đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp trong kỳ báo cáo, có quy mô diện tích từ
0,3 héc ta trở lên, nếu là dải cây phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ
3 hàng cây trở lên. Những diện tích phải trồng đi trồng lại nhiều lần trong kỳ
cũng chỉ tính một lần diện tích rừng trồng mới tại thời điểm quan sát (cuối kỳ báo
cáo).
Diện tích rừng mới trồng gồm diện tích
rừng mới trồng của các
loại hình kinh tế trên địa bàn thực hiện trong kỳ báo cáo.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, diện tích
rừng mới trồng được chia thành các loại: Diện tích rừng sản xuất mới trồng; diện
tích rừng phòng hộ mới trồng; diện tích rừng đặc dụng mới trồng.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo
cáo thống kê ngành Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0307. Số cây lâm nghiệp
trồng phân tán
1. Khái niệm, phương pháp tính
Theo khoản 1 Điều 3 Thông
tư 22/2021/TT-BNNPTNT, cây trồng lâm nghiệp (hay cây lâm nghiệp) là những
loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng
sản xuất và trồng phân tán.
Cây lâm nghiệp trồng phân tán là cây trồng lâm nghiệp
được trồng trên diện
tích dưới 0,3 ha của các loại đất tận dụng như: Vườn, đất ven đường, ven kênh
mương, trên bờ vùng bờ đồng, trên các mảnh đất nhỏ phân tán khác nhằm cung cấp
cho nhu cầu tại chỗ về gỗ, củi của hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng; đồng thời
góp phần phòng hộ môi trường trong khoảng thời gian nhất định hiện còn sống đến
thời điểm thống kê. Cây lâm nghiệp trồng phân tán không bao gồm những cây trồng
nhằm mục đích tạo cảnh quan, trang trí như: Cây trồng trong công viên, khu vực
đô thị hoặc khu đô thị mới.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo
cáo thống kê ngành Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0308. Sản lượng gỗ
khai thác từ rừng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng gỗ khai thác từ rừng là sản
lượng sản phẩm chính của các loại cây lâm nghiệp thân gỗ được khai thác từ rừng
tự nhiên, rừng trồng (kể cả trên đất quy hoạch
lâm nghiệp và đất ngoài quy hoạch lâm nghiệp). Gỗ khai thác là khối lượng gỗ còn
nguyên hình dạng được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ; sản
xuất đồ mộc; dùng để đun nấu, sưởi ấm.
Sản lượng gỗ không bao gồm gỗ từ cây
nông nghiệp (gỗ cao su, cành, thân của cây ăn quả,...).
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo
cáo thống kê ngành Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0309. Diện tích nuôi
trồng thủy sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nuôi trồng thủy sản là diện
tích mặt nước tự nhiên hoặc nhân tạo được sử dụng để nuôi trồng thủy sản
trong thời kỳ, gồm diện tích ao, hồ, đầm, ruộng lúa, ruộng muối, sông cụt,
vũng, vịnh, đầm, phá, ao đào trên cát, bãi triều ven biển,... gồm cả hồ, đập thủy
lợi được khoanh nuôi, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để thu hoạch, diện tích được
quây lại ở sông, hồ
lán, ven biển để nuôi trồng thủy sản, diện tích bờ bao, kênh dẫn nước
vào, ra; các ao lắng, lọc,...
Diện tích nuôi trồng thủy sản
không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản
như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế
biến thức ăn,... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.
Công thức tính:
Diện tích
nuôi trồng thủy sản
trong kỳ
|
=
|
Số vụ nuôi
|
x
|
Diện tích mặt
nước
nuôi
trồng thủy sản
|
Trong đó:
+ Số vụ nuôi là số lần thu hoạch dứt điểm
trong kỳ. Nếu trong kỳ, thu hoạch rải rác theo hình thức tỉa thưa, thả bù,
không có vụ nuôi rõ ràng thì chỉ tính 1 vụ nuôi. Trường hợp này thường gặp ở
nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến;
+ Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản
được tính cho loại nuôi chính. Loại nuôi chính được xác định theo, mục đích ban đầu của
người nuôi và thường là loại có giá trị hoặc sản lượng lớn nhất.
Những nơi diện tích mặt nước không ổn
định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thủy triều,...) chỉ tính ở mức trung bình và
tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ báo cáo.
Đối với ruộng trũng nuôi tôm, cá,...
chỉ tính phần diện tích mặt nước có độ sâu từ 30 cm trở lên và có nuôi trồng thủy sản
từ 03 tháng trở lên.
Nếu trên cùng một diện tích có nuôi nhiều vụ mà
loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì diện tích nuôi trồng trong kỳ
được tính cho từng loại thủy sản.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 6 tháng, năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0310. Diện tích thả
nuôi một số loại thủy sản chủ yếu
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích thả nuôi thủy sản là diện
tích mặt nước diễn ra hoạt động thả nuôi thủy sản với mục đích thu sản phẩm
thương phẩm (không bao gồm diện tích mặt nước thả nuôi giống). Diện tích thả nuôi
được tính nếu loại thủy sản thả nuôi còn sống và phát triển.
Quy ước:
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích,
thủy sản được thả nuôi rải rác quanh năm (thường phát sinh ở nuôi thủy sản quảng
canh, quảng canh cải tiến) thì diện tích thu hoạch thủy sản tính bằng diện
tích mặt nước có nuôi trồng thủy sản
(tính 01 lần diện tích/kỳ).
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích,
hai hay nhiều loại thủy sản được thả nuôi đồng thời thì tính diện tích thu hoạch cho loại thủy sản
chính. Loại thủy sản chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi
và thường là loại thủy sản thu được giá trị lớn nhất hoặc loại cho thu hoạch sản
lượng lớn nhất.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo
cáo thống kê ngành Thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0311. Sản lượng thủy
sản khai thác biển và thủy sản nuôi trồng chủ yếu hằng tháng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng thủy sản là khối lượng sản
phẩm hữu ích thu được từ hoạt động khai thác hoặc nuôi trồng thủy sản trong 1 thời kỳ
nhất định (tháng, quý, năm).
Sản lượng thủy sản bao gồm cá (cá tra, cá rô phi,
cá chép,...), động vật giáp xác (tôm, của, ghẹ,...), nhuyễn thể hai mảnh vỏ
(ngao, sò, ốc móng tay,...), động vật thân mềm (ốc, sò, hàu, sứa,...), rong biển
và các loại thủy sản khác (ếch, ba ba, ngọc trai, hải sâm,...).
Sản lượng thủy sản khai thác biển là sản
lượng thủy sản khai thác từ biển bằng các phương tiện cơ giới và không dùng
phương tiện cơ giới (không bao gồm sản lượng hà mã, hải cẩu), sẵn sàng cho tiêu
dùng (cá, tôm, thủy sản khác còn tươi).
Sản lượng thủy sản nuôi trồng là sản lượng
thu hoạch tại các ao hồ, bể bồn, lồng bè nuôi,... có tổ chức hoạt động nuôi
(không bao gồm tổ yến, rắn).
Sản lượng thủy sản không bao gồm số lượng
con giống, số lượng cá cảnh.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Tháng.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập,
tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp
và Thủy sản;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
04. Giáo dục
0401. Số năm đi học
bình quân
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số năm đi học bình quân được tính bằng tổng số
năm đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên chia cho tổng dân số từ 25 tuổi trở
lên (tính theo năm sinh). Đây là độ tuổi được coi là đã hoàn thành các cấp học:
Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, sơ cấp nghề, trung cấp, cao đẳng,
đại học và cao học.
Số năm đã đi học là số năm phải học
theo quy định để đạt được
trình độ ở một cấp học/đào tạo mà không tính số năm phải học lại (học đúp) hoặc
số năm phải bảo lưu kết quả ở cấp học/đào tạo đó.
Công thức tính:
Số năm đi học bình quân
|
=
|
Tổng số năm
đã đi học của dân số từ 25 tuổi trở lên
|
Tổng dân số
từ 25 tuổi trở lên
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch
hóa gia đình;
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0402. Số năm đi học kỳ
vọng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số năm đi học kỳ vọng là tổng số năm
đi học mà một đứa trẻ ở một độ tuổi
nhất định (thường từ 5 tuổi trở lên) có thể nhận được trong suốt cuộc đời,
giả định rằng xác suất bắt đầu ghi danh đi học tại một độ tuổi bất kỳ của đứa trẻ đó bằng tỷ
lệ nhập học của độ tuổi đó.
Công thức tính:
Trong đó:
: Số năm đi học kỳ vọng của dân số trong độ
tuổi từ a đến t;
Di: Số năm đi học theo
quy định của từng cấp học (ví dụ: i = 1 (tiểu học - số năm đi học theo quy định
là 5 năm => D1 = 5); i = 2
(Trung học cơ sở - Số năm đi học
theo quy định là 4 năm => D2 = 4);... ;
i và n: cấp học và cấp học cao nhất của
dân số trong độ tuổi từ a đến t;
: Dân số trong độ tuổi từ a đến t thực tế đang đi học cấp
học i;
PDi: Dân số trong độ tuổi
đi học cấp i theo quy định.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và
kế hoạch hóa gia đình.
5. Đơn vị chịu trách
nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0403. Chi tiêu cho
giáo dục bình quân đầu người của hộ dân cư
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ tiêu cho giáo dục bình quân đầu người của hộ
dân cư là số tiền và giá trị hiện vật tính bình quân đầu người mà hộ dân cư và
các thành viên trong hộ đã chi tiêu cho mục đích giáo dục.
Công thức tính:
Chi tiêu
cho giáo dục bình quân đầu người của hộ dân cư (nghìn đồng)
|
=
|
Tổng số tiền
và giá trị hiện vật mà hộ dân cư và các thành viên của hộ chi cho giáo dục
trong 1 tháng (1 năm)
|
Số nhân khẩu
bình quân của hộ dân cư trong cùng tháng (cùng năm)
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Nhóm thu nhập.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
05. Y tế và
chăm sóc sức khỏe
0501. Tỷ lệ nạo
phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ từ 15-49 tuổi hiện có chồng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ nạo phá thai và hút điều hòa
kinh nguyệt của phụ nữ từ 15-49 tuổi hiện có chồng là tỷ lệ phần trăm
số phụ nữ từ 15-49 tuổi hiện có chồng đã nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt
trong vòng 12 tháng trước thời điểm điều tra so với tổng số phụ nữ từ
15-49 tuổi hiện có chồng.
Công thức tính:
Tỷ lệ nạo
phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ từ 15-49 tuổi hiện có chồng (%)
|
=
|
Số phụ nữ từ
15-49 tuổi hiện có chồng đã nạo phá thai và hút điều hòa kinh nguyệt trong vòng
12 tháng trước thời điểm điều tra
|
x 100
|
Tổng số phụ
nữ từ 15-49 tuổi hiện có chồng
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và
nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa
kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch
hóa gia đình;
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu
và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê.
0502. Tỷ lệ
phụ nữ từ 15-29 tuổi chưa từng kết hôn đã tiếp cận thông tin sức khỏe sinh sản
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thông tin về sức khỏe sinh sản gồm các
chủ đề sau:
- Tình yêu, hôn nhân và gia đình;
- Giới tính và tình dục;
- Hiện tượng kinh nguyệt/thụ thai;
- Kế hoạch hóa gia đình;
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Tỷ lệ phụ nữ từ 15-29 tuổi chưa từng kết
hôn đã tiếp cận thông tin sức khỏe
sinh sản là tỷ lệ phần trăm số phụ nữ từ 15 - 29 tuổi chưa từng kết hôn đã tiếp
cận thông tin sức khỏe sinh sản trên tổng số phụ nữ từ 15 - 29 tuổi chưa từng kết
hôn.
Công thức tính:
Tỷ lệ phụ nữ
từ 15-29 tuổi chưa từng kết
hôn đã tiếp
cận
thông tin sức khỏe sinh sản (%)
|
=
|
Số phụ nữ từ
15-29 tuổi chưa từng kết hôn đã tiếp cận thông tin sức khỏe sinh sản
|
x 100
|
Tổng số phụ
nữ từ 15 - 29 tuổi chưa từng kết hôn
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Số chủ đề tiếp cận;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và
kế hoạch hóa gia đình.
5. Đơn vị chịu
trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Dân số và Lao động;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu
và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê.
0503. Chi
tiêu cho y tế bình quân đầu người của hộ dân cư
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi tiêu cho y tế bình quân đầu
người của hộ dân cư là số tiền và giá trị hiện vật tính bình quân đầu người mà
hộ dân cư và các thành viên trong hộ đã chi tiêu cho mục đích y tế như khám, chữa bệnh,
chăm sóc sức khỏe, bao gồm khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, tự chữa tại nhà;
chi mua thuốc, dụng cụ y tế, bảo hiểm y tế và các khoản chi tiêu cho y tế khác.
Công thức tính:
Chi tiêu cho y tế
bình quân đầu người của hộ dân cư (nghìn đồng)
|
=
|
Tổng số tiền
và giá trị hiện vật mà hộ dân cư và các thành viên của hộ chi cho y tế trong 1 tháng (1 năm)
|
Số nhân khẩu
bình quân của
hộ dân cư trong cùng tháng
(cùng năm)
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng;
- Nhóm thu nhập.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
06. Văn hóa,
thể thao và du lịch
0601. Chi
tiêu cho văn hóa, thể thao bình quân đầu người của hộ dân cư
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi tiêu cho văn hóa, thể thao bình
quân đầu người của hộ dân cư là số tiền và giá trị hiện vật tính bình quân đầu
người mà hộ dân cư và các thành viên trong hộ đã chi tiêu cho mục đích hưởng thụ
văn hóa và thể dục thể thao.
Công thức tính:
Chi tiêu cho văn
hóa, thể thao bình quân đầu người của hộ dân cư (nghìn đồng)
|
=
|
Tổng số tiền
và giá trị hiện vật mà hộ dân cư và các thành viên của hộ chi cho văn hóa, thể thao trong 1 tháng (1 năm)
|
Số nhân khẩu
bình quân của
hộ dân cư trong cùng tháng
(cùng năm)
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội;
- Nhóm thu nhập.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0602. Năng lực
hiện có và năng lực mới tăng của các cơ sở lưu trú
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số lượng cơ sở lưu trú: Là số lượng
cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú
trên toàn quốc, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú chủ yếu.
b) Năng lực sử dụng cơ sở lưu trú: Là
chỉ tiêu đánh giá khả năng phục vụ khách mà các cơ sở lưu trú trên toàn quốc có
thể đảm nhận được như: Số lượng buồng,
giường,... của các cơ sở lưu trú.
c) Công suất sử dụng của cơ sở lưu
trú: Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của các cơ sở lưu trú trên toàn
quốc trong một thời kỳ nhất định.
Công suất sử dụng của các cơ sở lưu
trú được phản ánh qua chỉ tiêu hệ số sử
dụng buồng, giường. Công suất sử dụng của cơ sở lưu trú thường được tính thông
qua chỉ tiêu hệ số sử
dụng buồng (giường).
Công thức tính:
Hệ số sử dụng
buồng (%)
|
=
|
Số ngày sử
dụng buồng
|
x 100
|
Số buồng có
trong các cơ sở lưu trú nhân với số ngày trong kỳ báo cáo
|
Hệ số sử dụng
giường (%)
|
=
|
Số ngày sử
dụng giường
|
x 100
|
Số giường có trong
các cơ sở lưu trú nhân với số ngày trong kỳ báo cáo
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình kinh tế;
- Hạng/loại cơ sở;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành Thống
kê;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh
cá thể;
- Kết quả của một số cuộc điều tra khác.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Thương mại và Dịch
vụ;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
07. Mức sống
dân cư
0701. Chi
tiêu bình quân đầu người 1 tháng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chi tiêu bình quân đầu người 1
tháng được tính bằng cách chia tổng chi tiêu trong năm của hộ dân cư cho số
nhân khẩu bình quân của hộ và chia cho 12 tháng.
Công thức tính:
Chi tiêu bình quân
đầu người 1 tháng (nghìn đồng)
|
=
|
Tổng chi tiêu trong
năm của hộ dân cư
|
: 12
|
Số nhân khẩu bình
quân năm của hộ dân cư (người)
|
Chi tiêu của hộ là toàn bộ số tiền và
giá trị hiện vật (kể cả các khoản do hộ tự sản xuất) mà hộ dân cư và các thành
viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong một thời kỳ nhất định, thường
là 1 năm.
Các khoản chi tiêu gồm:
- Lương thực, thực phẩm, đồ uống, hút;
- Quần áo và giày dép;
- Nhà ở, điện, ga, nước và nhiên liệu
khác;
- Đồ đạc, thiết bị gia đình và bảo dưỡng
thông thường;
- Y tế;
- Vận tải;
- Truyền thông;
- Giải trí và văn hóa;
- Giáo dục;
- Nhà hàng và khách sạn;
- Chi khác cho tiêu dùng.
Chi tiêu của hộ dân cư trong kỳ không
bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, thuế sản xuất kinh doanh, gửi tiết kiệm,
cho vay, trả nợ, hoàn tạm ứng,... và những khoản chi tương tự.
2. Phân tổ chủ yếu
- Khoản chi tiêu;
- Nhóm thu nhập;
- Thành thị/nông thôn;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0702. Mức
tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu bình quân đầu người 1 tháng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Mức tiêu dùng một số mặt hàng chủ yếu
bình quân đầu người 1 tháng là trị giá từng mặt hàng chủ yếu mà hộ dân cư và
các thành viên của hộ đã chi vào mục đích tiêu dùng trong năm chia cho số nhân
khẩu bình quân của hộ và chia cho 12 tháng.
Công thức tính:
Mức tiêu
dùng bình quân
đầu
người 1 tháng của hộ về mặt hàng i
|
=
|
Trị giá mặt
hàng i được hộ dân cư và các thành viên của hộ tiêu dùng trong năm
|
: 12
|
Số nhân khẩu bình
quân năm của hộ (người)
|
Các mặt hàng bao gồm tất cả các mặt
hàng mua, đổi hàng hóa, dịch vụ và tự túc/nhận được đã tiêu dùng cho đời sống.
Mức tiêu dùng được tính theo từng mặt
hàng chủ yếu và tính chung cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm.
2. Phân tổ chủ yếu
- Mặt hàng;
- Nhóm thu nhập;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống
dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0703. Cơ cấu
nhà ở của hộ dân cư
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ cấu nhà ở của hộ dân cư là tỷ trọng từng loại
nhà trong tổng số nhà ở hiện có của các hộ dân cư.
Công thức tính:
Cơ cấu từng
loại nhà ở của
hộ dân cư (%)
|
=
|
Số lượng từng
loại nhà ở của hộ dân cư
|
x 100
|
Tổng số các
loại nhà ở của hộ dân cư
|
Nhà ở của dân cư được chia thành các
loại như sau:
- Nhà kiên cố: Là nhà có cột, tường,
mái bền chắc;
- Nhà bán kiên cố: Là nhà có 2/3 yếu tố
(cột, tường, mái) bền chắc;
- Nhà thiếu kiên cố:
Là nhà có 1/3 yếu tố (cột, tường, mái) bền chắc;
- Nhà tạm, khác: Là nhà không có yếu tố
bền chắc.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại nhà;
- Nhóm thu nhập;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0704. Tỷ lệ hộ
dân cư có một số đồ dùng lâu bền
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đồ dùng lâu bền là những vật dụng có
thời gian sử dụng thường từ 01 năm trở lên, dùng để phục vụ sinh hoạt của hộ
dân cư. Chỉ tiêu này chỉ tính một số loại đồ dùng lâu bền sau: Ô tô, xe máy,
máy điện thoại, tủ lạnh, đầu video, tivi màu, dàn nghe nhạc các loại, máy vi tính, máy điều
hòa nhiệt độ, máy giặt, máy sấy quần áo, bình tắm nước nóng,...
Một hộ dân cư có một trong các đồ dùng
lâu bền kể trên được xác định là hộ có đồ dùng lâu bền.
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ dân cư có
đồ
dùng
lâu bền (%)
|
=
|
Số hộ dân cư
có đồ dùng lâu bền
|
x 100
|
Tổng số hộ
dân cư
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại đồ dùng;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách
nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0705. Tỷ lệ hộ
dân cư xử lý rác thải sinh hoạt chia theo hình thức xử lý
1. Khái niệm, phương pháp tính
Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt gồm:
- Có người đến lấy đi;
- Vứt xuống ao, hồ, sông, suối;
- Vứt ở khu vực gần nhà;
- Khác.
Tỷ lệ hộ dân cư xử lý rác thải sinh hoạt
chia theo hình thức xử lý là tỷ lệ phần trăm số hộ dân cư theo từng cách xử lý
rác thải sinh hoạt trên tổng số hộ.
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ
dân cư xử lý rác thải sinh hoạt theo hình thức xử lý i (%)
|
=
|
Số hộ dân
cư xử lý rác thải sinh hoạt theo hình thức xử lý i
|
x 100
|
Tổng số hộ
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0706. Tỷ lệ hộ
dân cư xử lý nước ăn, uống
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ hộ dân cư xử lý nước ăn, uống là
tỷ lệ phần trăm số hộ dân cư xử lý nước ăn, uống trên tổng số hộ.
Công thức tính:
Tỷ lệ hộ
dân cư xử lý nước
ăn, uống
(%)
|
=
|
Số hộ dân
cư xử lý nước
ăn, uống
|
x 100
|
Tổng số hộ
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
08. Đặc điểm
chung của xã
0801. Tỷ lệ
xã có tổ/đội thu gom rác thải
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ xã có tổ/đội thu gom rác thải là
phần trăm số xã có tổ/đội thu gom rác thải trên tổng số xã.
Công thức tính:
Tỷ lệ xã có
tổ/đội thu gom
rác
thải (%)
|
=
|
Số xã có tổ/đội
thu gom rác thải
|
x 100
|
Tổng số xã
|
2. Phân tổ chủ yếu: Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0802. Tỷ lệ
xã có bãi chôn/lấp hoặc lò đất rác thải tập trung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ xã có bãi chôn/lấp hoặc lò đốt rác
thải tập trung là phần trăm số xã có
bãi chôn/lấp hoặc lò đốt rác thải tập trung trên tổng số xã.
Công thức tính:
Tỷ lệ xã có bãi chôn/lấp hoặc lò đốt rác thải
tập trung (%)
|
=
|
Số xã có bãi chôn/lấp
hoặc lò đốt rác thải tập trung
|
x 100
|
Tổng số xã
|
2. Phân tổ chủ yếu: Vùng kinh tế
- xã hội.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0803. Tỷ lệ
xã có tình trạng ô nhiễm môi trường
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ xã có tình trạng ô nhiễm môi trường
(rác thải, nước thải, ô nhiễm bụi, mùi, tiếng ồn) là phần trăm số xã có tình trạng ô nhiễm
môi trường (rác thải, nước thải, ô nhiễm bụi, mùi, tiếng ồn) trên tổng số xã.
Công thức tính:
Tỷ lệ xã có
tình trạng ô
nhiễm
môi trường (%)
|
=
|
Số xã có
tình trạng ô nhiễm môi trường
|
x 100
|
Tổng số xã
|
2. Phân tổ chủ yếu
- Ô nhiễm rác thải/nước thải/ô nhiễm bụi/mùi/tiếng
ồn;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức
sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê.
0804. Tỷ lệ
làng nghề ở nông thôn có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải tập trung
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ làng nghề ở nông
thôn có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải tập trung là phần trăm số
làng nghề ở nông thôn có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải tập trung
trên tổng số làng nghề ở nông thôn.
Công thức tính:
Tỷ lệ làng
nghề ở nông
thôn
có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải tập trung (%)
|
=
|
Số làng nghề
ở nông thôn có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải tập trung
|
x 100
|
Tổng số
làng nghề ở nông thôn
|
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
và thủy sản.
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa
kỳ.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Xã hội và Môi
trường;
- Phối hợp: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng
dụng công nghệ thông tin thống kê; Vụ Thống kê Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản.
09. Nhóm chỉ
tiêu phục vụ quản lý điều hành của ngành Thống kê
0901. Số lượng
công chức, viên chức ngành Thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng công chức, viên chức ngành Thống
kê là tổng số công chức,
viên chức đang làm việc trong Hệ thống thống kê tập trung tại thời điểm báo
cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Cấp hành chính (cấp Trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện);
- Giới tính;
- Nhóm tuổi (<= 30; 31 - 40; 41 -
50; 51 - 55; 56 - 60; >60);
- Ngạch công chức/Hạng chức danh nghề
nghiệp;
- Trình độ (đào tạo chuyên môn, quản
lý nhà nước, lý luận chính trị).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp:
Vụ Tổ chức cán bộ.
0902. Số lượng
tập thể, cá nhân ngành Thống kê được khen thưởng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu
dương, tôn vinh công trạng và khuyến
khích bằng lợi ích vật chất đối với tập thể, cá nhân có thành tích trong xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Số lượng tập thể, cá nhân ngành Thống
kê được khen thưởng là tổng số
tập thể, cá nhân ngành Thống kê được tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen
thưởng theo các loại hình khen thưởng theo quy định của pháp luật hiện hành
trong năm tại thời điểm thống kê.
2. Phân tổ chủ yếu
- Theo loại hình: Khen thưởng công trạng;
khen thưởng đột xuất;
khen thưởng phong trào thi đua;
khen thưởng quá trình cống hiến;
- Theo danh hiệu thi đua, hình thức
khen thưởng.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập: Vụ Tổ chức
cán bộ.
0903. Số lượt
công chức, viên chức ngành Thống kê được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượt công chức, viên chức ngành Thống
kê được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê là tổng số công chức, viên chức
làm nghiệp vụ thống kê thuộc Hệ thống thống kê tập trung được cấp có thẩm quyền
cử đi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi (<= 30; 31
- 40; 41 - 50; 51 - 55; 56 - 60; >60);
- Nhóm đối tượng (lãnh đạo, quản lý;
công chức/viên chức);
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng;
- Đơn vị tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
(trong nước/ngoài nước);
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng (trực
tiếp/trực tuyến);
- Nguồn kinh phí đào tạo.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp:
Vụ Tổ chức cán
bộ.
0904. Số cuộc
thanh tra chuyên ngành thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
- Thanh tra chuyên ngành thống kê là
hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân trong việc
chấp hành pháp luật về thống kê, quy định về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực
thống kê.
- Cơ quan thống kê Trung ương chịu trách nhiệm chỉ
đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê trong phạm vi cả nước.
- Cơ quan thống kê tập trung tại tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thống kê cấp tỉnh)
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê tại địa
phương.
Số cuộc thanh tra chuyên ngành thống
kê là tổng số cuộc thanh tra do cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong kỳ báo
cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nội dung;
- Đối tượng;
- Phạm vi các cuộc thanh tra.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Pháp chế
và Thanh tra thống kê.
0905. Số đoàn
ra nước ngoài nghiên cứu, trao đổi về thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đoàn ra nước ngoài nghiên cứu, trao đổi
về thống kê (đoàn ra) là nhóm công chức, viên chức (gồm một hoặc
nhiều người) thuộc cơ quan Thống kê tập trung được cấp có thẩm quyền cử đi công tác
nước ngoài để thực hiện hoạt động hợp tác về thống kê với đối tác nước ngoài,
bao gồm hoạt động
tham dự hội nghị, hội thảo, diễn đàn, họp; học tập, trao đổi,
nghiên cứu, khảo sát về thống kê trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Thời gian (< 02 tuần; 02 tuần đến
<
01
tháng; 01 tháng đến < 03 tháng; 03 tháng đến < 01 năm; từ 01 năm trở
lên);
- Nguồn kinh phí;
- Nội dung học tập, nghiên cứu, trao đổi;
- Khu vực đến học tập, nghiên cứu,
trao đổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ;
- Phối hợp: Vụ Thống kê nước ngoài và
Hợp tác quốc tế.
0906. Số lượt
người ra nước ngoài nghiên cứu, trao đổi về thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượt người ra nước ngoài nghiên cứu,
trao đổi về thống kê là tổng số lượt người của cơ quan thống kê tập trung được
cấp có thẩm quyền cử đi công tác nước ngoài thuộc thành phần của các đoàn ra nước
ngoài nghiên cứu, trao đổi về thống kê trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Nhóm tuổi (<= 30; 31 - 40; 41 -
50; 51 - 55; 56 - 60; >60);
- Thời gian (< 02 tuần; 02 tuần đến
<
01
tháng; 01 tháng đến < 03 tháng; 03 tháng đến < 01 năm; 01 năm trở lên);
- Nguồn kinh phí;
- Nội dung học tập, nghiên cứu, trao đổi;
- Khu vực đến học tập, nghiên cứu, trao đổi.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ;
- Phối hợp: Vụ Thống kê nước ngoài và
Hợp tác quốc tế.
0907. Số đoàn
các nước, các tổ chức quốc tế vào nghiên cứu, trao đổi về thống kê tại Việt Nam
1. Khái niệm, phương pháp tính
Đoàn các nước, các tổ chức quốc tế vào
nghiên cứu, trao đổi về thống
kê tại Việt Nam (đoàn vào) là nhóm đối tác nước ngoài (gồm một hay nhiều người) thực
hiện hoặc tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê với Tổng
cục Thống kê theo hình thức trực tiếp tại Việt Nam, trực tuyến hoặc kết hợp cả
hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Số đoàn các nước, các tổ chức quốc tế
vào nghiên cứu, trao đổi về thống kê tại Việt Nam là tổng số đoàn của nước
ngoài hoặc tổ chức quốc tế thực hiện hội họp, đào tạo, học tập, nghiên cứu, khảo
sát, giới thiệu về thống kê tại Việt Nam trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn kinh phí;
- Nội dung nghiên cứu, trao đổi;
- Các nước, các tổ chức quốc tế.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê Nước ngoài và Hợp
tác quốc tế;
- Phối hợp: Các đơn vị thuộc Tổng cục.
0908. Số Ban
chỉ đạo, tổ công tác thống kê quốc tế Tổng cục Thống kê đang tham gia
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số Ban chỉ đạo, tổ công tác về thống
kê quốc tế Tổng cục Thống kê đang tham gia là số lượng Ban chỉ đạo, nhóm, tổ
công tác về thống kê quốc tế được Tổng cục Thống kê cử đại diện tham gia tính đến
ngày 31/12 năm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Tên của các Ban chỉ đạo, tổ công
tác.
- Số người tham gia các Ban chỉ đạo, tổ
công tác.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp
- Chủ trì: Vụ Thống kê nước ngoài và Hợp tác
quốc tế;
- Phối hợp: Vụ Tổ chức cán bộ.
0909. Số đề
tài khoa học ngành thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số đề tài khoa học ngành thống kê là số
lượng đề tài nghiên cứu khoa học ngành thống kê do Tổng cục Thống kê quản lý
trong kỳ báo cáo.
Số đề tài được phê duyệt mới là số đề
tài được Tổng cục Thống kê phê duyệt mới trong kỳ báo cáo.
Số đề tài được nghiệm thu là số đề tài
được Tổng cục Thống kê đánh giá nghiệm thu chính thức trong kỳ báo cáo.
Đề tài cấp Bộ là đề tài có tầm quan trọng đối với
sự phát triển của ngành Thống kê, giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ
có tính chất phức tạp, trong phạm vi ngành Thống kê và có sử dụng kinh phí sự
nghiệp khoa học và công nghệ của Tổng cục Thống kê.
Đề tài cấp cơ sở là đề tài nhằm giải
quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi nhiệm vụ của các đơn vị
thuộc ngành Thống kê và có sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của
Tổng cục Thống kê.
2. Phân tổ chủ yếu
- Đề tài phê duyệt mới/đề tài nghiệm
thu;
- Cấp đề tài (cấp Bộ/cấp cơ sở);
- Giới tính của chủ nhiệm đề tài.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp:
Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê.
0910. Kinh
phí cho hoạt động khoa học ngành thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
Kinh phí cho hoạt động khoa học ngành
thống kê là tổng số kinh phí được phê duyệt cho hoạt động khoa học ngành thống
kê trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Cấp đề tài (cấp
Bộ/cấp cơ sở).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách
nhiệm thu thập, tổng hợp: Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất
lượng thống kê.
0911. Tổng số
cuộc họp, hội nghị, hội thảo đã tổ chức
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng số cuộc họp, hội nghị, hội thảo
bao gồm toàn bộ các cuộc họp, hội nghị, hội thảo được tổ chức bởi các đơn vị của
Tổng cục Thống kê, bao gồm các cuộc họp được thực hiện dưới hình thức trực tiếp,
trực tuyến và trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
2. Phân tổ chủ yếu
- Hội thảo trong nước/hội thảo quốc tế;
- Trung ương/địa phương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp:
Văn phòng Tổng cục.
0912. Số quy
chế, quy định, hướng dẫn đã ban hành
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số quy chế, quy định, hướng dẫn đã ban
hành là tổng số quy chế, quy định, hướng dẫn do các đơn vị trong Tổng cục
xây dựng, trình Lãnh đạo Tổng cục ban hành để tạo khung hướng dẫn thực hiện các
công việc chuyên môn và công việc khác, áp dụng chung cho toàn bộ các đơn vị
thuộc Tổng cục.
2. Phân tổ chủ yếu: Quy chế/Quy
định/Hướng dẫn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp:
Văn phòng Tổng cục.
0913. Tổng số
kiến nghị của các đơn vị trong ngành Thống kê
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tổng số kiến nghị là toàn bộ các ý kiến
của các đơn vị thuộc Tổng cục được gửi lên phần mềm kiến nghị (bao gồm kiến nghị
của các đơn vị thuộc cơ quan thống kê trung ương và cơ quan thống kê địa
phương).
2. Phân tổ chủ yếu
- Trung ương;
- Địa phương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành
chính.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng
hợp:
Văn phòng Tổng
cục./.