BỘ
NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
05/2011/TT-BNV
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2011
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XIII VÀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM
KỲ 2011 - 2016
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi,
bổ sung năm 2001);
Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết số 1018 NQ/UBTVQH12 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 01 năm 2011 về công bố ngày bầu cử và
thành lập Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17
tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức, hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 –
2016 như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này
hướng dẫn tổ chức, hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 ở địa
phương.
2. Đối với các
huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân thì việc
thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân theo hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Các tổ chức phụ
trách bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được
thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn và ở các đơn vị bầu cử, khu vực bỏ
phiếu.
Chương 2.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ
Điều
3. Thành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân và Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Thành lập Ủy
ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
a) Ủy ban bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định thành lập sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân
và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
b) Ủy ban bầu cử
đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ hai mươi mốt đến
ba mươi mốt người gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là đại
diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan;
c) Thời hạn thành
lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm
nhất chín mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm nhất ngày 16 tháng 02
năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
theo quy định tại khoản 4, Điều 1 và khoản 4, Điều 2 của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân năm 2010;
đ) Sau khi thành
lập Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm báo cáo với
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử và Chính phủ (thông qua Bộ Nội vụ) về
danh sách thành viên Ủy ban bầu cử cấp tỉnh kèm theo chức danh, số điện thoại,
số Fax, địa chỉ Email cụ thể của từng thành viên.
2. Thành lập Ủy
ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện:
a) Ủy ban bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định
thành lập sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
b) Ủy ban bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ mười một đến mười lăm người, gồm Chủ
tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là đại diện của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, một số cơ quan, tổ chức hữu
quan;
c) Thời hạn
thành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện chậm nhất là chín
mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm nhất ngày 16 tháng 02 năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 4, Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010.
3. Thành lập Ủy
ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã:
a) Ủy ban bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập
sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
b) Ủy ban bầu cử
đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ chín đến mười một người, gồm Chủ tịch,
các Phó Chủ tịch, Thư ký và các ủy viên là đại diện của Thường trực Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, một số cơ quan, tổ chức hữu
quan;
c) Thời hạn
thành lập Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chậm nhất là chín
mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm nhất ngày 16 tháng 02 năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 4, Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010.
Điều
4. Thành lập Ban bầu cử đại biểu Quốc hội và Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân
dân
1. Thành lập Ban
bầu cử đại biểu Quốc hội tại mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội:
a) Ban bầu cử đại
biểu Quốc hội do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
thành lập sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
b) Ban bầu cử có
chín đến mười lăm người gồm một Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Thư ký và các ủy
viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan;
c) Thời hạn
thành lập Ban bầu cử chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm
nhất ngày 23 tháng 3 năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban bầu cử theo quy định tại khoản 5, Điều 1 của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân.
2. Thành lập Ban
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh:
a) Ban bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập
sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
b) Ban bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đến mười ba người gồm Trưởng
ban, Phó Trưởng ban, Thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;
c) Thời hạn
thành lập Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chậm nhất là bốn mươi
lăm ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm nhất ngày 07 tháng 4 năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2003.
3. Thành lập Ban
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp huyện:
a) Ban bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành
lập sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
b) Ban bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ chín đến mười một người gồm Trưởng ban,
Phó Trưởng ban, Thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội;
c) Thời hạn
thành lập Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, chậm nhất là bốn mươi
lăm ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm nhất ngày 07 tháng 4 năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2003.
4. Thành lập Ban
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp xã:
a) Ban bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập
sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
b) Ban bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín người gồm Trưởng ban, Phó Trưởng
ban, Thư ký và các ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức xã hội và đại diện tập thể cử tri ở địa phương;
c) Thời hạn
thành lập Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chậm nhất là bốn mươi
lăm ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm nhất ngày 07 tháng 4 năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định tại khoản 2, Điều 17 của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2003.
Điều
5. Thành lập Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Thành lập Tổ
bầu cử tại mỗi khu vực bỏ phiếu để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội
và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp:
a) Tổ bầu cử do Ủy
ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập sau khi thống nhất với Thường trực Hội
đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;
b) Tổ bầu cử có
từ mười một đến hai mươi mốt người gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các ủy viên
là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tập
thể cử tri ở địa phương;
c) Thời hạn
thành lập Tổ bầu cử chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, tức là chậm
nhất ngày 17 tháng 4 năm 2011;
d) Nhiệm vụ, quyền
hạn của Tổ bầu cử theo quy định tại khoản 6, Điều 1 và khoản 6,
Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010.
2. Đối với những
nơi không có đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và các đơn vị vũ trang nhân
dân thì việc thành lập Tổ bầu cử theo quy định tại khoản 6, Điều
1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010.
Điều
6. Tổ chức phụ trách bầu cử kiêm nhiệm
Đối với đơn vị bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì Ban bầu cử
kiêm nhiệm vụ của Tổ bầu cử.
Điều
7. Thay đổi, bổ sung hoặc giữ nguyên thành viên tổ chức phụ trách bầu cử
Trường hợp thành
viên tổ chức phụ trách bầu cử bị chết, bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hoặc vì lý do khác dẫn đến khuyết thành viên tổ chức phụ trách bầu cử thì
căn cứ tình hình cụ thể của mỗi địa phương, Ủy ban nhân dân, sau khi thống nhất
với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cùng cấp quyết định thay đổi, bổ sung thành viên hoặc giữ nguyên số thành viên
còn lại của các tổ chức phụ trách bầu cử ở cấp mình.
Điều
8. Phân công nhiệm vụ thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử
1. Người đứng đầu
các tổ chức phụ trách bầu cử gồm Chủ tịch Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp huyện, cấp xã; Trưởng ban Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; Trưởng ban
Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và Tổ trưởng
Tổ bầu cử chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng thành
viên tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình.
2. Đối với Ủy
ban bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì
Chủ tịch Ủy ban bầu cử phân công các Phó Chủ tịch phụ trách các địa bàn hoặc
lĩnh vực công tác (bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, công
tác hiệp thương) phù hợp với yêu cầu công tác bầu cử; Thư ký phụ trách tổng hợp
chung.
Điều
9. Hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân
1. Nguyên tắc và
yêu cầu hoạt động:
a) Các tổ chức
phụ trách bầu cử hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; các cuộc họp được
tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định
được thông qua khi có quá nửa số thành viên biểu quyết tán thành;
b) Trong quá
trình hoạt động, các tổ chức phụ trách bầu cử và các thành viên của các tổ chức
này phải tuân thủ đúng nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật, các văn bản
hướng dẫn thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
c) Phân công nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể của từng thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử từ giai
đoạn chuẩn bị, triển khai đến tổ chức ngày bầu cử, công bố kết quả bầu cử và thực
hiện công tác tổng kết bầu cử.
2. Hoạt động của
các tổ chức phụ trách bầu cử:
a) Căn cứ điều
kiện cụ thể, các tổ chức phụ trách bầu cử có thể trưng tập cán bộ, công chức của
các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội giúp việc theo
quyết định của người đứng đầu tổ chức phụ trách bầu cử;
b) Các cơ quan
có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử lựa chọn những người có phẩm
chất chính trị, đạo đức tốt, được quần chúng tín nhiệm, hiểu biết pháp luật và
có kinh nghiệm thực hiện công tác bầu cử tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu
cử;
c) Sau khi thành
lập, các tổ chức phụ trách bầu cử phải tổ chức quán triệt những nhiệm vụ, quyền
hạn của từng tổ chức phụ trách bầu cử đã được Luật
bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân năm 2010 quy định;
d) Tập huấn kỹ
năng và nghiệp vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân đối với các thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình; đặc biệt
chú trọng tập huấn kỹ lưỡng đối với thành viên Tổ bầu cử;
đ) Trong ngày bầu
cử, các thành viên Tổ bầu cử phải đeo phù hiệu của Tổ bầu cử và thực hiện đúng
chức trách, nhiệm vụ được phân công;
e) Các tổ chức
phụ trách bầu cử thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên theo tiến độ về tình
hình chuẩn bị, triển khai và tổ chức thực hiện công tác bầu cử với cơ quan có
thẩm quyền cấp trên trực tiếp.
3. Trách nhiệm của
thành viên tổ chức phụ trách bầu cử:
a) Người đứng đầu
tổ chức phụ trách bầu cử phải nắm vững quy định của Luật về nhiệm vụ, quyền hạn
của tổ chức do mình phụ trách để phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể đối với từng
thành viên và đôn đốc thực hiện trong quá trình thực hiện công tác bầu cử;
b) Thành viên
các tổ chức phụ trách bầu cử phải được tập huấn, hướng dẫn và cung cấp tài liệu
có liên quan đến nhiệm vụ và nghiệp vụ tổ chức thực hiện công tác bầu cử; nắm vững
và thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công; khách quan, trung thực
trong quá trình thực hiện công việc được giao.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
10. Trách nhiệm thực hiện
1. Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; Phòng Nội vụ các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm
tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Căn cứ Thông
tư này, các tổ chức phụ trách bầu cử quy định phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ
thể đối với từng thành viên của tổ chức mình. Tùy điều kiện cụ thể của từng địa
phương, ban hành quy chế làm việc của từng tổ chức phụ trách bầu cử.
3. Trong quá
trình thực hiện Thông tư, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh về Bộ Nội vụ và
các cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn bầu cử Trung ương nghiên cứu giải quyết.
Điều
11. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Hội đồng bầu cử (để báo cáo);
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ (để báo cáo);
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cơ quan TƯ của các đoàn thể;
- Văn phòng TƯ và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
- Công báo; Cổng thông tin điện tử (VPCP);
- Lưu: VT, CQĐP (2b)
|
BỘ
TRƯỞNG
Trần Văn Tuấn
|