BỘ CÔNG AN-HỘI CỰU
CHIẾN BINH VIỆT NAM
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
04/2000/TTLT-BCA-HCCBVN
|
Hà Nội , ngày 20
tháng 3 năm 2000
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ CÔNG AN - HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM SỐ
04/2000/TTLT-BCA-HCCBVN NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN MẪU DẤU, VIỆC KHẮC,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU CỦA CÁC CẤP, CÁC ĐƠN VỊ THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC HỘI CỰU
CHIẾN BINH VIỆT NAM
Căn cứ Điều 8 Nghị định số 62/CP
ngày 22/09/1993 của Chính phủ quy định việc quản lý và sử dụng con dấu;
Căn cứ Giấy phép thành lập số 528/NC ngày 24/2/1990 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 478/TTg ngày 03/07/1997 của Thủ tướng Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong các cơ quan
hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 32-TTLT/TCCP-CCB ngày 30/09/1998 của Ban Tổ chức
cán bộ Chính phủ và Thường vụ Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam hướng dẫn
thi hành Chỉ thị trên.
Bộ Công an - Hội cựu chiến binh Việt Nam ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn
mẫu dấu, việc khắc, quản lý và sử dụng con dấu của các cấp, các đơn vị thuộc hệ
thống tổ chức Hội cựu chiến binh Việt Nam như sau:
I- CÁC CẤP,
ĐƠN VỊ THUỘC HỆ THỐNG TỔ CHỨC HỘI CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM ĐƯỢC SỬ DỤNG CON DẤU
GỒM:
1- Ban chấp hành Trung ương Hội
Cựu chiến binh Việt Nam;
2- Ban chấp hành Hội cựu chiến
binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh);
3- Ban chấp hành Hội Cựu chiến
binh quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện);
4- Ban chấp hành Hội Cựu chiến
binh xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã);
5- Ban chấp hành Hội Cựu chiến
binh trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam hoặc trực thuộc Hội Cựu chiến binh
cấp tỉnh, hoặc trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp huyện;
6- Các cơ quan giúp việc thuộc Hội
Cựu chiến binh Việt Nam, trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh.
II- MẪU CON DẤU
1- Hình thể, kích thước
a- Hình thể:
Con dấu của các cấp, các đơn vị
thuộc hệ thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam đều hình tròn.
b- Kích thước:
- Con dấu của Ban chấp hành
Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam có đường kính 38 mm.
- Con dấu của Ban chấp hành Hội
Cựu chiến binh cấp tỉnh, con dấu của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh trong các
cơ quan hành chính, sự nghiệp và các cơ quan giúp việc trực thuộc Hội Cựu chiến
binh Việt Nam có đường kính 36 mm.
- Con dấu của Ban chấp hành Hội
Cựu chiến binh cấp huyện, con dấu của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh trong
các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước và các cơ quan
giúp việc trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh có đường kính 34 mm.
- Con dấu của Ban chấp hành Hội
Cựu chiến binh cấp xã, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan hành
chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp
huyện có đường kính 32 mm.
2- Đường chỉ
Con dấu của Hội Cựu chiến binh
các cấp, đơn vị nói trên đều có hai đường chỉ. Đường chỉ ngoài gồm hai đường
tròn sát nhau, đường tròn phía ngoài nét đậm, đường tròn phía trong nét nhỏ. Đường
chỉ phía trong là một đường tròn nét nhỏ. Khoảng cách giữa đường chỉ ngoài và
đường chỉ trong của từng loại con dấu như sau:
- Loại con dấu có đường kính từ
36 - 38 mm là 5 mm.
- Loại con dấu có đường kính từ
32 - 34 mm là 4 mm
3- Nội dung con dấu
a- Con dấu của Ban chấp hành
Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam:
- Xung quanh vành ngoài con dấu
khắc: Hội Cựu chiến binh Việt Nam, có một ngôi sao nhỏ ở giữa phía dưới đầu và
cuối dòng chữ này;
- Giữa con dấu khắc: Ban chấp
hành Trung ương (phía dưới khắc hình bông lúa và bánh xe răng cưa).
(Mẫu số 1)
b- Con dấu của Ban chấp hành Hội
Cựu chiến binh cấp tỉnh, con dấu của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh trong các
cơ quan hành chính, sự nghiệp và các cơ quan giúp việc trực thuộc Hội Cựu chiến
binh Việt Nam:
- Xung quanh vành ngoài khắc: Hội
Cựu chiến binh Việt Nam, có một ngôi sao nhỏ ở giữa phía dưới đầu và cuối dòng
chữ này;
- Giữa con dấu khắc: Ban chấp
hành tỉnh Hội hoặc thành Hội kèm tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc
Ban chấp hành Hội kèm theo tên cơ quan, tổ chức (nếu là Hội Cựu chiến binh
trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp); hoặc tên cơ quan giúp việc.
(Mẫu số 2)
c- Con dấu của Ban chấp hành Hội
Cựu chiến binh cấp huyện, con dấu của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh trong
các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Hội Cựu
chiến binh cấp tỉnh và các cơ quan giúp việc trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp
tỉnh:
- Vành ngoài phía trên khắc: Hội
Cựu chiến binh Việt Nam, có hai ngôi sao nhỏ ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc: Tên
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Giữa con dấu khắc: Ban chấp
hành huyện Hội....., quận Hội..... hoặc Ban chấp hành Hội kèm theo tên cơ quan,
tổ chức hoặc tên doanh nghiệp, hoặc tên cơ quan giúp việc.
(Mẫu số 3)
d- Con dấu của Ban chấp hành Hội
Cựu chiến binh cấp xã, Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan hành
chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp
huyện:
- Vành ngoài phía trên khắc: Hội
Cựu chiến binh tỉnh....., thành phố....... trực thuộc Trung ương, có hai ngôi
sao nhỏ ở đầu và cuối dòng chữ này;
- Vành ngoài phía dưới khắc: quận
huyện......, huyện...... thị xã....... thành phố thuộc tỉnh.....;
- Giữa con dấu khắc: Ban chấp
hành Hội xã......, phường....., thị trấn..... hoặc tên cơ quan hành chính, sự
nghiệp, doanh nghiệp; hoặc tên cơ quan giúp việc.
(Mẫu số 4)
III- NGUYÊN TẮC,
THỦ TỤC KHẮC DẤU,VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
1- Nguyên tắc.
a- Các cấp, đơn vị thuộc hệ thống
tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt Nam chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Trung ương Hội, tỉnh Hội, thành Hội Cựu
chiến binh được khắc thêm con dấu thu nhỏ để đóng vào thẻ Hội viên.
b- Nghiêm cấm việc đóng dấu khống
chỉ (đóng dấu lên các văn bản, giấy tờ khi chưa có chữ ký của cấp có thẩm quyền).
Chỉ được phép đóng dấu lên các văn bản, giấy tờ đã có nội dung và phải được cấp
có thẩm quyền ký.
c- Việc thành lập và cho phép sử
dụng con dấu của các cấp, đơn vị thuộc hệ thống tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt
Nam phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Cụ thể là:
- Đối với Hội Cựu chiến binh cấp
tỉnh và tương đương do Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam quyết định;
- Đối với Hội Cựu chiến binh cấp
huyện và tương đương do Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh quyết định;
- Đối với Hội Cựu chiến binh cấp
xã và tương đương do Hội Cựu chiến binh cấp huyện quyết định.
2- Thủ tục khắc dấu:
a- Trường hợp khắc mới:
- Quyết định thành lập và cho
phép sử dụng con dấu của cấp có thẩm quyền (xuất trình bản chính, nộp bản sao
có công chứng) theo quy định tại điểm c mục 1 nêu trên;
- Công văn hoặc giấy giới thiệu
đề nghị khắc dấu;
- Ý kiến bằng văn bản (hoặc giấy
giới thiệu) của Ban Tổ chức Trung ương Đảng (nếu tổ chức đó trực thuộc Hội Cựu
chiến binh Việt Nam) hoặc của Ban Tổ chức tỉnh uỷ, Thành uỷ (nếu tổ chức đó trực
thuộc Hội Cựu chiến binh cấp tỉnh hoặc trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp huyện).
b- Trường hợp khắc lại:
Trường hợp con dấu bị mòn, hỏng,
bị mất hoặc thay đổi tên cần khắc đổi lại thì cần có công văn đề nghị nói rõ lý
do kèm theo giấy giới thiệu đề nghị khắc lại con dấu.
Người đến liên hệ khắc dấu phải
xuất trình Chứng minh nhân dân.
3- Quản lý và sử dụng con dấu.
Việc quản lý và sử dụng con dấu
của các cấp, đơn vị thuộc hệ thống tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt Nam phải thực
hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 62/CP ngày 22/9/1993 của Chính phủ quy
định việc quản lý, sử dụng con dấu và Thông tư số 32/TTLB ngày 30/12/1993 liên
Bộ Nội vụ - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thi hành Nghị định số 62/CP.
Cụ thể là:
a- Con dấu khắc xong phải đăng
ký lưu chiểu mẫu con dấu tạo cơ quan Công an nơi cấp giấy phép khắc dấu, nộp lại
con dấu cũ (nếu có). Chỉ sau khi được cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu
các cấp, đơn vị thuộc hệ thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam mới được sử dụng.
b- Con dấu trước khi sử dụng phải
thông báo bằng văn bản để các cơ quan chức năng biết.
c- Con dấu để tại trụ sở của Hội
Cựu chiến binh và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp cần thiết mang con dấu
đi công tác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
d- Người được giao giữ, bảo quản
con dấu của Hội Cựu chiến binh phải là người có trách nhiệm, có trình độ nghiệp
vụ văn thư.
đ- Khi mất dấu phải kịp thời báo
ngay cho cơ quan Công an biết phối hợp giải quyết.
e- Các cấp, đơn vị thuộc hệ thống
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu và tạo điều
kiện để cơ quan Công an, cơ quan có chức năng kiểm tra việc bảo quản, sử dụng
con dấu.
IV- TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1- Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công
an giải quyết thủ tục khắc con dấu của Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu chiến
binh Việt Nam và các đơn vị trực thuộc; Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương giải quyết thủ tục khắc con dấu của Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh
cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các đơn vị trực thuộc.
2- Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày, kể từ ngày ký.
3- Văn phòng Hội Cựu chiến binh
Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông
tư này.
BẢN PHỤ
LỤC MẪU DẤU KÈM THEO THÔNG TƯ SỐ 04/2000/TTLT/BCA-HCCCBVN NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM
2000
1- Con dấu của BCH Trung ương
Hôi Cựu chiến binh Việt Nam:
Mẫu số 1: 38 mm
2- Con dấu của BCH Hội cựu chiến
binh cấp tỉnh, con dấu của BCH Hội cựu chiến binh trong các cơ quan hành chính,
sự nghiệp và các cơ quan giúp việc trực thuộc HCCBVN:
Mẫu số 2: 36mm
3- Con dấu của BCH Hội Cựu chiến
binh cấp huyện, con dấu của BCH Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan hành
chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp Nhà nước, các cơ quan giúp việc trực thuộc Hội
Cựu chiến binh cấp tỉnh:
Mẫu số 3: 34 mm
4- Con dấu của BCH Hội Cựu chiến
binh cấp xã, BCH Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp,
các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Hội Cựu chiến binh cấp huyện:
Mẫu số 4: 32 mm
Lê
Thế Tiệm
(Đã
ký)
|
Nguyễn
Quốc Thước
(Đã
ký)
|