BỘ
Y TẾ
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
013-BYT/TT
|
Hà
Nội, ngày 07 tháng 06 năm 1962
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ LỀ LỐI LÀM
VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA
Kínhgửi:
Đồng kính gửi:
|
- Các Ủy ban hành chính khu,
thành phố, tỉnh.
- Các Sở, Ty Y tế.
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ.
- Các Ủy ban, Ban và các đoàn thể trung ương.
|
Thi hành điều lệ bảo hiểm xã hội
do Hội đồng Chính phủ ban hành về việc tổ chức Hội đồng Giám định y khoa để bảo
đảm quyền lợi cho cán bộ, công nhân, viên chức trong các trường hợp bị mất sức
lao động, bị bệnh nghề nghiệp và một số trường hợp ốm đau khác.
Sau khi thống nhất ý kiến với Bộ
Lao động và Bộ Nội vụ, nay Bộ Y tế quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và lề
lối làm việc của Hội đồng Giám định y khoa như sau:
I. TỔ CHỨC
1. Hội đồng Giám định y
khoa được thành lập ở các cấp tỉnh, thành phố, các Khu tự trị, khu Hồng quảng,
khu vực Vĩnh Linh, và ở cấp Trung ương. Riêng ở Tổng cục Đường sắt cũng được tổ
chức Hội đồng Giám định y khoa chuyên trách cho cán bộ, công nhân ngành đường sắt.
2. Thành phần Hội đồng
Giám định y khoa gồm có:
- 1 bác sĩ hoặc y sĩ phụ trách Sở,
Ty Y tế hoặc bệnh viện làm Chủ tịch.
- 2 bác sĩ hoặc y sĩ ở bệnh viện
làm ủy viên.
Hội đồng cấp nào do Ủy ban hành
chính cấp ấy ra quyết định thành lập căn cứ vào ý kiến đề cử của Sở, Ty y tế.
3. Thành viên Hội đồng
Giám định y khoa trung ương do Bộ Y tế chỉ định và ra quyết định bổ nhiệm.
4. Thành viên Hội đồng
Giám định y khoa Tổng cục Đường sắt do Tổng cục Đường sắt đề cử lên Bộ Giao
thông vận tải công nhận.
5. Về mặt biên chế, đại
diện của cơ quan nào vẫn thuộc biên chế cơ quan ấy.
Riêng ở trung ương sẽ có 01 cán
bộ giúp việc theo dõi công tác của các Hội đồng Giám định y khoa từ Trung ương
đến địa phương, thu thập tình hình khiếu tố, phân phối hồ sơ, liên hệ công tác
với các cơ quan liên đới, cán bộ này sẽ thuộc biên chế của Bộ Y tế.
II. NHIỆM VỤ
A. Nhiệm vụ chung:
1. Khám sức khỏe cho cán
bộ, công nhân, viên chức khi bị bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính, bệnh xã hội,
khi già yếu và khi bị các tai nạn khác để quyết định chế độ điều trị, đề nghị
chế độ công tác thích hợp với khả năng lao động còn lại và đề nghị đến cơ quan
có trách nhiệm cho nghỉ việc, thôi việc, an dưỡng, bồi dưỡng căn cứ vào những
quy định của Nhà nước đã ban hành.
2. Hội đồng Giám định y
khoa có trách nhiệm giải quyết cho tất cả cán bộ, công nhân viên chức quy định
trong điều 4 của bản điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội.
B. Nhiệm vụ Hội đồng Giám định
y khoa ở địa phương và Tổng cục đường sắt:
Các Hội đồng Giám định y khoa tỉnh,
thành phố, khu tự trị Thái Mèo, khu Hồng Quảng, khu vực Vĩnh Linh và Tổng cục
đường sắt thi hành nhiệm vụ trong phạm vi địa phương và ngành mình. Đối với cán
bộ công nhân, viên chức các cơ quan, xí nghiệp trung ương, khu, đóng tại địa
phương nào sẽ do Hội đồng Giám định y khoa địa phương ấy khám và giải quyết (ví
dụ Hà Nội khám cho cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan, xí nghiệp trực thuộc
Trung ương, Thái nguyên khám cho cán bộ, công nhân, viên chức các cơ quan, xí
nghiệp trực thuộc Trung ương, Thái nguyên khám cho cán bộ, công nhân, viên chức
các cơ quan, xí nghiệp trực thuộc Khu tự trị Việt Bắc, cán bộ, công nhân Khu
gang thép… )
C. Nhiệm vụ Hội đồng giám định
y khoa ở cấp khu:
Hội đồng Giám định y khoa khu tự
trị Việt Bắc chịu trách nhiệm phúc quyết các trường hợp khiếu tố do các Hội
đồng Giám định y khoa các tỉnh trực thuộc Khu chuyển lên, những trường hợp cần
thiết Hội đồng Giám định y khoa các tỉnh trực thuộc Khu sẽ gửi về Hội đồng Giám
định y khoa trung ương phúc quyết.
D. NHiệm vụ Hội đồng Giám định
y khoa trung ương:
- Hội đồng Giám định y khoa
trung ương làm nhiệm vụ phúc quyết mọi trường hợp khiếu tố do Khu tự trị Việt Bắc,
Khu tự trị Thái Mèo, khu Hồng Quảng, khu vực Vĩnh Linh, các tỉnh trực thuộc
Trung ương và Tổng cục Đường sắt gửi lên.
Căn cứ vào nhiệm vụ chung, căn cứ
vào các chính sách đã ban hành, Hội đồng Giám định y khoa Trung ương sẽ sử dụng
mọi khả năng và phương tiện chuyên môn để giải quyết các trường hợp khiếu tố và
được coi là cấp tối cao trong việc phúc quyết.
III. QUYỀN HẠN
1. Hội đồng Giám định y
khoa ở mỗi cấp chịu sự lãnh đạo của chính quyền cấp tương đương (ở địa phương
thì do Ủy ban hành chính Khu, Tỉnh, Thành phố ở ngành đường sắt thì do Tổng cục
đường sắt ở Trung ương thì do Bộ Y tế).
2. Tổ chức các Hội đồng
Giám định y khoa không có hệ thống chỉ đạo ngành dọc nên các Hội đồng Giám định
y khoa các cấp không phải báo cáo công tác cho nhau mà chỉ báo cáo công tác và
thỉnh thị ý kiến Ủy ban hành chính cấp tương đương nếu ở địa phương, Tổng cục
đường sắt nếu ở ngành Đường sắt và Bộ Y tế nếu ở Trung ương.
3. Hội đồng Giám định y
khoa các cấp có quyền đề nghị cho cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước nghỉ dưỡng
sức mỗi đợt từ 1 tháng cho đến nhiều nhất là 6 tháng tùy theo tình hình bệnh tật.
Khi hết thời hạn nghỉ mỗi đợt Hội
đồng Giám định y khoa sẽ họp xét lại để quyết định cho nghỉ tiếp tục đợt khác
hoặc đề nghị cho chuyển sang chế độ khác (thôi việc, an dưỡng…).
4. Hội đồng Giám định y
khoa cao cấp được quyền đề nghị bồi dưỡng cho cán bộ, công nhân, viên chức Nhà
nước trong thời gian nghỉ dưỡng sức mỗi đợt từ 01 đến 30 ngày. Sau một đợt Hội
đồng Giám định y khoa có thể xét để cho bồi dưỡng tiếp tục đợt khác, nhưng tổng
cộng không được quá 3 tháng.
5. Hội đồng Giám định y
khoa các cấp được quyền quyết định chế độ điều trị, đề nghị chế độ công tác
thích hợp với tình hình sức khỏe của cán bộ, công nhân, viên chức Nhà nước, đề
nghị cho nghỉ việc, thôi việc, an dưỡng, bồi dưỡng.
6. Trường hợp nếu có những
hiện tượng lợi dụng quyền hạn làm sai chính sách bị phát hiện thì tùy theo tính
chất từng sự việc sai trái mà cá nhân ủy viên trong Hội đồng Giám định y khoa
hoặc toàn thể Hội đồng Giám định y khoa sẽ chịu trách nhiệm.
IV. LỀ LỐI
LÀM VIỆC
1. Các trường hợp đưa ra
Hội đồng Giám định y khoa đều phải do Thủ trưởng cơ quan hoặc bệnh viện ký giấy
giới thiệu.
Đối với cán bộ, công nhân do Thủ
trưởng cơ quan, xí nghiệp công trường ký.
Đối với cán bộ, công nhân đang nằm
bệnh viện do Thủ trưởng bệnh viện ký.
2. Các giấy chứng nhận về
giám định y khoa không giao trực tiếp cho đương sự, mà phải gửi về cơ quan, xí
nghiệp, công trường trao lại cho cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước.
3. Các giấy chứng nhận sẽ
làm thành 4 bản:
- 1 lưu hồ sơ Hội đồng Giám định
y khoa.
- 1 báo cáo cho cơ quan chính
quyền cùng cấp (Hội đồng Giám định y khoa khu, tỉnh, thành phố gửi Ủy ban hành
chính khu, tỉnh, thành phố gửi Ủy ban hành chính Khu, Tỉnh, Thành phố. Hội đồng
Giám định y khoa Ngành đường sắt gửi cho Tổng Cục đường sắt – Hội đồng Giám định
y khoa Trung ương gửi về Bộ Y tế).
- 1 cho cơ quan quản lý đương sự
và ghim vào lý lịch cán bộ.
- 1 cho cơ quan trao lại đương sự.
4. Hội đồng Giám định y
khoa mỗi cấp phải đặt lịch làm việc của mình có định kỳ hàng tháng và thông báo
cho các cơ quan biết để tránh hiện tượng cán bộ đến không đúng ngày vừa mất thì
giờ sản xuất vừa gây trở ngại cho Hội đồng.
5. Các đơn khiếu nại lên
Hội đồng Giám định y khoa khoa Trung ương đều gửi tập trung về Bộ Y tế, có kèm
theo toàn bộ hồ sơ, bệnh án, các giấy xét nghiệm, phim X quang nếu có và giấy
chứng nhận của Hội đồng Giám định y khoa nơi đã khám xét. Bộ Y tế sẽ giao cho Hội
đồng Giám định y khoa Trung ương nghiên cứu để giải quyết.
6. Mỗi khi cần có ý kiến
chính xác về một số chuyên khoa, Hội đồng Giám định y khoa sẽ trao đổi trực tiếp
với các y bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện trong địa phương mình. Các bệnh viện
có nhiệm vụ giúp đỡ Hội đồng Giám định y khoa làm tròn công tác, ghi rõ nhận
xét của mình về mặt chuyên môn để cho Hội đồng Giám định y khoa xét và quyết định.
Các Ủy ban hành chính các cấp cần
tiến hành thành lập Hội đồng Giám định y khoa theo tinh thần của Thông tư này.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của
các Hội đồng Giám định y khoa cũ, trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Riêng Hội đồng Giám định y khoa
đặc biệt ở Viện Chống lao trung ương thành lập theo Nghị định số 2.333-BYT/NĐ
ngày 29-10-1957 của Bộ Y tế vẫn duy trì như cũ.
Về công tác pháp y, vẫn thi hành
theo thông tư số 2795-HCTP ngày 12-12-1956 của Liên Bộ Tư pháp – Y tế.
Công tác của Hội đồng Giám định
y khoa có tính chất quan trọng và lâu dài cho nên Ủy ban hành chính các cấp cần
cân nhắc kỹ trong việc chỉ định cán bộ vào Hội đồng.
Trong khi thực hiện, nếu xét thấy
cần thiết thêm bớt điều gì đề nghị Ủy ban hành chính các cấp, các Sở, Ty Y tế
báo cáo cho Bộ Y tế biết để nghiên cứu giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực kể từ
ngày ban hành.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ Y TẾ
B. S. Phạm Ngọc Thạch
|