Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2002/TT-BYT hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo

Số hiệu: 01/2002/TT-BYT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Lê Ngọc Trọng
Ngày ban hành: 06/02/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2002/TT-BYT

Hà Nội, ngày 06 tháng 2 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ Y TẾ SỐ 01/2002/TT-BYT NGÀY 06/2/2002 HƯỚNG DẪN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

Căn cứ Nghị quyết số 90/CP ngày 21/8/1997 của Chính phủ về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyên khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
Căn cứ Nghị định Số 177/1999/NĐ-CP ngày 22/12/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

Căn cứ Quyết đinh Số 56/2000/QĐ-BTC ngày 19/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế Quản lý tài chính quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
Căn cứ Thông tư số 08/2000/TT-BYT ngày 21/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị đinh số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
Căn cứ Thông tư Số 20/2000/TT-BYT ngày 28/11/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền để ký kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kinh doanh thuốc y học cổ truyền;
Căn cứ Thông tư số 21/2001/TT-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ Y tế hướng dẫn điều kiện và phạm vi hành nghề khám, chữa bệnh dân lập;
Căn cứ Thông tư số 18/2000/TT-BTC ngày 01/3/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao;
Căn cứ Thông tư số 19/2000/TT-BYT ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh;
Căn cứ Thông tư số 01/2001/TT-BYT ngày 19/1/2001 của Bộ Y tế hướng dẫn việc xét cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm; Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về tổ chức và hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo như sau:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo là cơ sở khám, chữa bệnh dân lập do tổ chức nhân đạo, tổ chức từ thiện đứng ra thành lập, quản lý và điều hành theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo có chức năng như sau:

- Khám, chữa bệnh nhân đạo (miễn phí cho các đối tượng được các tổ chức đứng ra thành lập bảo trợ.

- Khám, chữa bệnh theo yêu cầu cho nhân dân trên địa bàn nơi cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo hoạt động.

Điều 3. Giám đốc các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định của Thông tư số 19/2000/TT- BYT ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh và Thông tư số 20/2000/TT-BYT ngày 28/11/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn về việc xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền để đăng ký kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kinh doanh thuốc y học cổ truyền.

Điều 4. Hình thức tổ chức các cơ sở khám, chữa bệnh nhân dạo:

A. Hành nghề y.

1- Bệnh viện:

- Đa khoa;

- Chuyên khoa.

2. Phòng khám đa khoa: là phòng khám có nhiều chuyên khoa (ít nhất có 2 chuyên khoa).

3. Phòng khám chuyên khoa:

- Phòng khám nội gồm các loại:

+ Phòng khám nội tổng hợp;

+ Các phòng khám thuộc hệ nội;

+ Phòng khám gia đình;

+ Phòng tư vấn y tế qua điện thoại.

- Phòng khám chuyên khoa ngoại.

- Phòng khám chuyên khoa phụ sản - kế hoạch hóa gia đình.

- Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt.

- Phòng khám chuyên khoa mắt.

- Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng.

- Phòng khám chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ.

- Phòng khám chuyên khoa điều dưỡng - phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.

- Phòng khám chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.

- Phòng xét nghiệm: sinh hóa, huyết học, vi sinh, giải phẫu bệnh vi thể.

4. Nhà hộ sinh.

5. Dịch vụ y tế:

- Dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà.

- Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

B. Hành nghề y dược học cổ truyền.

1- Bệnh viện Y học cổ truyền.

2. Trung tâm Thừa kế ứng dựng y dược học cổ truyền (gọi tắt là Trung tâm Y học cổ truyền).

3. Phòng Chẩn trị y học cổ truyền.

C. Tổ chức các đợt khám, chữa bệnh miễn phí, tổ chức chăm sóc sức khỏe tại nhà miễn phí.

Điều 5. Các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo phải thực hiện đúng các quy định về chuyên môn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo chỉ được phép hoạt động sau khi được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là tỉnh) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề khám, chữa bệnh.

Điều 7. Các tổ chức nhân đạo, từ thiện muốn tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo phải theo đúng quy định của Thông tư này.

Phương 2:

ĐIỀU KIỆN VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, CUNG ỨNG THUỐC CỦA CÁC CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

Điều 8. Hành nghề y: Thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 của Thông tư số 21/2001/TT-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn điều kiện và phạm vi hành nghề khám, chữa bệnh dân lập. Giám đốc cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định của Thông tư số 19/2000/TT-BYT ngày 24/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh.

Điều 9. Hành nghề y dược học cổ truyền: Thực hiện theo quy định tại Chương lI, Chương III của Thông tư số 08/2000/TT-BYT ngày 21/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ, Giám đốc cơ sở hành nghề khám, chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh theo quy định tại Điều 9, 10, 11 của Thông tư số 20/2000/TT-BYT ngày 28/11/2000 của Bộ Y tế về việc xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền để đăng ký kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kinh doanh thuốc y học cổ truyền.

Điều 10. Việc cung ứng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo được tổ chức như sau:

1- Đối với bệnh viện:

1.1. Khoa Dược : Thực hiện theo đúng Quy chế Bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ y tế.

1.2. Tủ thuốc cấp cứu; tủ thuốc miễn phí cho các đối tượng được bảo trợ.

1.3. Nếu tổ chức dịch vụ cung ứng thuốc thì thực hiện theo Quyết định số 3016/1999/QĐ-BYT ngày 06/10/1999 của Bộ Y tế về tổ chức và hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.

1.4. Thuốc cấp phát miễn phí và thuốc cung ứng cho các đối tượng khám, chữa bệnh theo yêu cầu phải được quản lý riêng biệt.

2. Đối với phòng khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh nhân đạo:

2.1. Tủ thuốc cấp cứu; tủ thuốc cấp phát miễn phí cho các đối tượng được bảo trợ.

2.2. Nếu tổ chức dịch vụ cung ứng thuốc thì thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

3. Đối với Trung tâm Y học cổ truyền: Thực hiện theo Điều 9 Chương II Thông tư số 08/2000/TT-BYT ngày 21/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.

4. Đối với Phòng Chẩn trị y học cổ truyền: Thực hiện theo Điều 10 Chương llI Thông tư số 08/2000/TT-BYT ngày 21/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.

5. Về tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động chuyên môn của các tủ thuốc cấp phát miễn phí:

- Người trực tiếp phụ trách tủ thuốc phải có bằng cấp chuyên môn tối thiểu là dược tá.

- Hoạt động cấp phát thuốc phải thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả:

+ Chỉ được cấp phát các thuốc phù hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại cơ sở khám bệnh.

+ Chấp hành các quy chế chuyên môn hiện hành: Quy chế Kê đơn và bán thuốc theo đơn, Quy chế Quản lý thuốc độc, Quy chế Quản lý thuốc gây nghiện, Quy chế Quản lý thuốc hướng tâm thần và tiền chất, v.v....

Chương 3:

HỒ SƠ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

Điều 11

1. Hành nghề y: Thực hiện theo quy định tại Chương III của Thông tư số 21/2001/TT-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn điều kiện và phạm vi hành nghề khám, chữa bệnh dân lập.

2. Hành nghề y dược học cổ truyền: Thực hiện theo quy định tại Chương IV của Thông tư số 08/2000/TT-BYT ngày 21/4/2000 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao về tiêu chuẩn và điều kiện thành lập các cơ sở hành nghề y học cổ truyền dân lập.

Điều 12.

1. Các tổ chức nhân đạo, từ thiện trong nước tổ chức các đợt khám, chữa bệnh miễn phí, tổ chức chăm sóc sức khỏe tại nhà miễn phí do Sở Y tế tỉnh xem xét phê duyệt.

2. Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam hoặc các tổ cchức nước ngoài đến Việt Nam để tổ chức các đợt khám, chữa bệnh nhân dạo miễn phí phải gửi báo cáo và hồ sơ của từng thành viên trong đoàn về Bộ Y tế (Vụ Điều trị đối với hành nghề y, Vụ Y học cổ truyền đối với hành nghề y dược học cổ truyền) để xem xét và phê duyệt.

Chương 4:

QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO VÀ NGƯỜI LÀM VIỆC TRONG CƠ SỞ KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

Điều 13. Cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo và người làm việc trong cơ sở khám, chữa bệnh này có quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Quyền lợi:

- Được ký hợp đồng với các cơ sở y tế nhà nước để được nhận sự hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, cán bộ....

- Được ký hợp đồng với cơ quan bảo hiểm y tế về việc khám, chữa bệnh cho các đối tượng được bảo hiểm y tế.

- Được nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Được tham gia hoạt động về chuyên môn kỹ thuật có liên quan.

- Được từ chối cấp thuốc hoặc bán thuốc nếu thấy ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng.

- Được tham gia sinh hoạt trong một tổ chức nghề nghiệp y, dược, y học cổ truyền, được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Không phải nộp lệ phí, phí khi đăng ký các hình thức dịch vụ khám, chữa bệnh nhân đạo.

- Người làm công tác chuyên môn kỹ thuật trong cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo được học tập dài hạn theo các quy định tuyển sinh của Nhà nước để nâng cao nghiệp vụ; tham gia đều đặn các sinh hoạt và bồi dưỡng chuyên môn của ngành. Người hoạt động khám, chữa bệnh nhân dạo được dự tập huấn cập nhật kiến thức, dặc biệt là những dịch bệnh nguy hiểm (sốt rét, tả, thương hàn, HIV/AIDS...). Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Hội Y dược học tỉnh tổ chức đào tạo, huấn luyện, nâng cao tay nghề, cập nhật kiến thức cho những người hoạt động khám, chữa bệnh nhân dạo.

Cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo hoặc người làm việc trong cơ sở khám, chữa bệnh này có thành tích phục vụ người bệnh được biểu dương, khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

2. Nghĩa vụ:

- Phải thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế do Bộ Y tế ban hành.

- Phải thực hiện đúng phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật cho phép.

- Bệnh viện nhân đạo và các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo khác xây dựng bảng giá viện phí (nếu cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện thu phí) báo cáo Sở Y tế để xem xét và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với hình thức bệnh viện, sở Y tế tỉnh sẽ phê duyệt đối với các loại hình khác.

- Có tủ thuốc cấp cứu theo quy định của Bộ Y tế, không được sử dụng các loại thuốc, sử dụng các thiết bị y tế chưa được cấp đăng ký lưu hành, áp dựng các kỹ thuật mới chưa được phép của Bộ Y tế.

Các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo có nghĩa vụ tham gia phòng chống dịch và tham gia các chương trình y tế quốc gia.

Chương 5:

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHÁM, CHỮA BỆNH NHÂN ĐẠO

Điều 14. Sở Y tế tỉnh là cơ quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo, có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách theo dõi, quản lý hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo.

Điều 15. Tổ chức đứng ra thành lập cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo sẽ quản lý trực tiếp và toàn diện đối với cơ sở khám, chữa bệnh đó.

Điều 16. Nguồn thu của cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo:

1. Sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương (nếu có).

3. Thu từ các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu của nhân dân trên địa bàn.

4. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí tại khoản 1, 2, 3 Điều này phải theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 17.

1. Báo cáo định kỳ của Sở Y tế tỉnh gửi về Bộ Y tế (Vụ Điều trị cần có phần quản lý hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo của địa phương.

2. Hàng năm, các Sở Y tế tỉnh có báo cáo riêng về hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo về Bộ Y tế (Vụ Điều trị về hành nghề y, Vụ Y học cổ truyền về hành nghề y học cổ truyền, Vụ Pháp chế) theo mẫu quy định tại Phụ lục số 18 của Thông tư số 21/2001/TT-BYT ngày 28/9/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chương 6:

KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo. Các tổ chức hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo phải chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra tại cơ sở của mình.

Điều 19. Xử lý vi phạm: Cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo và người làm việc trong cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo vi phạm các quy định của Thông tư này, vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 20. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Những quy định trước dây trái với những quy định trong Thông tư này đều bãi bỏ.

Điều 21. Bộ Y tế giao cho Vụ Điều trị làm đầu mối phối hợp Thanh tra, Cục Quản lý dược Việt Nam, Vụ Pháp chế, Vụ Y học cổ truyền, các Vụ có liên quan thuộc Bộ Y tế để theo dõi, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này.

Điều 22. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn yêu cầu báo cáo bằng vản bản về Bộ Y tế (Vụ Điều trị đối với hành nghề y, Vụ Y học cổ truyền đối với hành nghề y dược học cổ truyền) để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết.

 

 

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 01/2002/TT-BYT

Hanoi, February 06, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE ORGANIZATION AND OPERATION OF HUMANITARIAN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS

Pursuant to the Government’s Resolution No.90/CP of August 21, 1997 on orientations and undertakings for the socialization of educational, medical and cultural activities;
Pursuant to the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on policies to encourage the socialization of activities in the fields of education, health, culture and sports;
Pursuant to the Government’s Decree No.177/1999/ND-CP of December 22, 1999 promulgating the Regulation on organization and operation of social funds and charity funds;
Pursuant to the Finance Minister’s Decision No.56/2000/QD-BTC of April 19, 2000 issuing the Regulation on financial management of social funds and charity funds;
Pursuant to the Health Ministry’s Circular No.08/2000/TT-BYT of April 21, 2000 guiding the implementation of the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on policies to encourage the socialization of activities in the fields of education, health, culture and sports;
Pursuant to the Health Ministry’s Circular No. 20/2000/TT-BYT of November 28, 2000 guiding the consideration for granting of certificates for practice of traditional medicine and pharmacy for business registration of the provision of services for medical examination and treatment with traditional medicines and trading of traditional medicines;
Pursuant to the Health Ministry’s Circular No.21/2001/TT-BYT of September 28, 2001 guiding the conditions for and scope of medical examination and treatment practice at people-founded establishments;
Pursuant to the Finance Ministry’s Circular No.18/2000/TT-BTC of March 1, 2000 guiding a number of articles of the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on policies to encourage the socialization of activities in the fields of education, health, culture and sports;
Pursuant to the Health Ministry’s Circular No.19/2000/TT-BYT of November 24, 2000 guiding the consideration for granting of medical examination and treatment practice certificates;
Pursuant to the Health Ministry’s Circular No.01/2001/TT-BYT of January 19, 2001 guiding the consideration for granting of pharmaceutical trading practice certificates;
The Health Ministry hereby provides the following detailed guidance on organization and operation of humanitarian medical examination and treatment establishments:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Humanitarian medical examination and treatment establishments are the people-founded medical examination and treatment establishments set up, managed and administered by humanitarian or charity organizations according to law provisions.

Article 2.- Humanitarian medical examination and treatment establishments shall have the following functions:

- To provide humanitarian (free-of-charge) medical examination and treatment to subjects patronized by the founding organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The directors of humanitarian medical examination and treatment establishments must have medical examination and treatment practice certificates as prescribed in the Health Ministry’s Circular No.19/2000/TT-BYT of November 24, 2000 guiding the consideration and granting of medical examination and treatment practice certificates and Circular No.20/2000/TT-BYT of November 28, 2000 guiding the consideration for granting of certificates for practice of traditional medicine and pharmacy for business registration of the provision of services for traditional medical examination and treatment with traditional medicines and the trading of traditional medicines.

Article 4.- Forms of organization of humanitarian medical examination and treatment establishments

A. Medical practice:

1. Hospitals:

- General hospitals

- Specialized hospitals.

2. Polyclinics: are those each consisting of many (at least two) specialized sections.

3. Specialized clinics:

- Internal disease examination clinics, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Internal organs examination rooms

+ Family consultation rooms

+ Via-telephone medical consultancy rooms.

- Surgery consultation clinics

- Obstetric consultation-family planning clinics

- Facio-odontological consultation clinics

- Ophthalmological consultation clinics

- Oto-rhino-laryngological consultation clinics

- Specialized aesthetic surgery clinics

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Image diagnosis rooms

- Laboratories: bio-chemical, hematological, micro-biological tests and microsome morbid anatomy.

4. Maternity homes.

5. Medical services:

- Injection, bandage change, pulse-rate counting, temperature and blood-pressure measuring.

- At-home healthcare service.

- Patient-transport support service.

B. Traditional medicinal and pharmaceutical practice:

1. Hospitals of traditional medicine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Traditional medicinal diagnosis rooms.

C. Organization of free-of-charge medical examination and treatment drives and free-of-charge provision of at-home healthcare service.

Article 5.- Humanitarian medical examination and treatment establishments must strictly comply with professional technical regulations issued by the Health Ministry, and other relevant provisions of law.

Article 6.- Humanitarian medical examination and treatment establishments are allowed to operate only after they are granted certificates of eligibility for medical examination and treatment practice by the Health Ministry or Health Services of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as provinces).

Article 7.- Humanitarian and charity organizations that wish to organize humanitarian medical examination and treatment activities must strictly abide by the provisions of this Circular.

Chapter II

CONDITIONS FOR AND SCOPE OF PROFESSIONAL OPERATIONS OF, AND MEDICINE SUPPLY BY, HUMANITARIAN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS

Article 8.- Medical practice shall comply with the provisions of Articles 6, 7, 8, 9,10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19 and 20 of the Health Ministry’s Circular No.21/2001/TT-BYT of September 28, 2001 guiding the conditions for and scope of medical examination and treatment practice in people-founded establishments. The directors of medical examination and treatment establishments must have medical examination and treatment practice certificates as prescribed in the Health Ministry’s Circular No.19/2000/TT-BYT of November 24, 2000 guiding the consideration for granting of medical examination and treatment practice certificates.

Article 9.- Traditional medicinal and pharmaceutical practice shall comply with the provisions in Chapters II and III of the Health Ministry’s Circular No.08/2000/TT-BYT of April 21, 2000 guiding the implementation of the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999. The directors of medical examination and treatment establishments must have medical examination and treatment practice certificates as prescribed in Articles 9, 10 and 11 of the Health Ministry’s Circular No.20/2000/TT-BYT of November 28, 2000 on consideration for granting of certificates for practice of traditional medicine and pharmacy for business registration of the provision of services for medical examination and treatment with traditional medicines and the trading of traditional medicines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For hospitals:

1.1. The Pharmaceutical Department shall strictly abide by the Hospital Regulation (issued together with the Health Minister’s Decision No.1895/1997/BYT-QD of September 19, 1997).

1.2. To build emergency medicine chests and free-of-charge medicine chests for patronized subjects.

1.3. In case of organizing the medicine-supply service, the Health Ministry’s Decision No.3016/1999/QD-BYT of October 6, 1999 on organization and operation of hospitals drug stores must be complied with.

1.4. Medicines distributed free of charge and medicines supplied to subjects requesting medical examination and treatment must be managed separately.

2. For humanitarian medical examination and treatment clinics and maternity homes:

2.1. To build emergency medicine chests; free-of-charge medicine chests, for patronized subjects.

2.2. In case of organizing the medicine-supply service, the Health Ministry’s current regulations must be complied with.

3. For traditional medicine centers: They shall comply with Article 9, Chapter II of the Health Ministry’s Circular No.08/2000/TT-BYT of April 21, 2000 guiding the implementation of the Government’s Decree No.73/1999/ND-CP of August 19, 1999 on policies to encourage the socialization of activities in the fields of education, health, culture and sports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. On criteria and conditions for professional operation of free-of-charge medicine chests:

- The persons directly in charge of those medicine chests must have, at least, degrees of prescription clerks.

- The medicine-distribution activities must fully comply with the regulations on safe, rational and efficient use of medicines:

+ To distribute only those kinds of medicine in compatibility with the professional qualifications of medical personnel at the concerned medical examination establishments.

+ To implement the current professional regulations: The regulation on prescription and sale of medicines according to prescriptions, the regulation on management of toxic medicines, the regulation on management of habit-forming medicines, and the regulation on management of psychotropic substances and pre-substances, etc.

Chapter III

DOSSIERS, PROCEDURES AND COMPETENCE FOR GRANTING OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR HUMANITARIAN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT PRACTICE

Article 11.-

1. Medical practice shall comply with the provisions in Chapter III of the Health Ministry’s Circular No.21/2001/TT-BYT of September 28, 2001 guiding the conditions for and scope of medical examination and treatment practice in people-founded establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.-

1. Drives of free-of-charge medical examination and treatment and/or free-of-charge provision of at-home healthcare service, organized by domestic humanitarian and charity organizations organizing shall be considered and approved by the provincial Health Services.

2. Vietnam-based foreign organizations or foreign organizations entering Vietnam to organize free-of-charge humanitarian medical examination and treatment drives must send report on and dossier of each member of their respective delegations to the Health Ministry (the Therapy Department for medical practice, and the Traditional Medicine Department for traditional medicinal and pharmaceutical practice) for consideration and approval.

Chapter IV

RIGHTS AND OBLIGATIONS OF HUMANITARIAN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ESTABLISHMENTS AND PEOPLE WORKING THEREIN

Article 13.- Humanitarian medical examination and treatment establishments and people working therein shall have the following rights and obligations:

1. Rights:

- To sign contracts with State-run medical establishments in order to get professional, technical and personnel supports...

- To sign contracts with health insurance agencies for medical examination and treatment for subjects entitled to health insurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To take part in the relevant professional technical activities.

- To refuse to distribute or sell medicines if deeming that they will affect the users health.

- To join in a professional medical, pharmaceutical or traditional medicine organization set up under law provisions.

- To be free from charges and fees when registering forms of humanitarian medical examination and treatment service.

- Personnel in charge of professional and technical matters in humanitarian medical examination and treatment establishments are allowed to follow long-term courses under the State’s enrolment regulations so as to raise their professional qualifications; regularly take part in the branch’s professional training and fostering activities. People involved in humanitarian medical examination and treatment activities may attend training courses to update their knowledge, especially about dangerous epidemics (malaria, cholera, typhoid, HIV/AIDS...). The provincial Health Services shall have to coordinate with the provincial medical and pharmaceutical associations to train and foster personnel engaged in humanitarian medical examination and treatment activities, improve their professional skills and update their knowledge.

Humanitarian medical examination and treatment establishments or people working therein that record achievements in serving patients shall be commended or rewarded according to the State’s general regulations.

2. Obligations;

- To fully comply with professional technical regulations issued by the Health Ministry.

- To strictly abide by the scope of their permitted professional technical activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To build emergency medicine chests according to the Health Ministry’s regulations; to be refrained from using those medicines or medical equipment for which the circulation registration has not yet been granted, or from applying new techniques without permission of the Health Ministry.

Humanitarian medical examination and treatment establishments are obliged to participate in epidemic prevention and fight as well as national health programs.

Chapter V

MANAGEMENT OF HUMANITARIAN MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT ACTIVITIES

Article 14.- The provincial Health Services are the agencies assisting the provincial Peoples Committees to perform the function of State management over humanitarian medical examination and treatment activities, having specialized divisions or personnel to monitor and manage humanitarian medical examination and treatment activities.

Article 15.- Organizations founding humanitarian medical examination and treatment establishments shall directly and comprehensively manage those establishments.

Article 16.- Sources of revenue of humanitarian medical examination and treatment establishments:

1. Financial aids from domestic and foreign organizations and individuals.

2. Supports from local administrations (if any).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The management and use of funding sources mentioned at Clauses 1, 2 and 3 of this Article must strictly comply with current law provisions.

Article 17.- The periodical reports of the provincial Health Services to the Health Ministry (the Therapy Department) should contain one part on the management of humanitarian medical examination and treatment activities in localities.

2. Annually, the provincial Health Services shall send separate reports on humanitarian medical examination and treatment activities to the Health Ministry (the Therapy Department, for medical practice; the Traditional Medicine Department, for traditional medicinal practice, and the Legal Department), which shall be made according to the forms provided for in Appendix 18 to the Health Ministry’s Circular No.21/2001/TT-BYT of September 28, 2001.

Chapter VI

EXAMINATION, INSPECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 18.- The Health Ministry, the provincial Health Services shall organize regular or extraordinary examination and inspection of the implementation of law provisions on humanitarian medical examination and treatment activities. Organizations engaged in humanitarian medical examination and treatment activities shall be subject to, and have to create favorable conditions for, examinations and inspections at their respective establishments.

Article 19.- Handling of violations: Humanitarian medical examination and treatment establishments and people working therein that violate the provisions of this Circular or medical professional regulations shall, depending on the seriousness of their violations, be handled according to law provisions.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- The Health Ministry assigns the Therapy Department to act as the main body in coordinating with the Inspectorate, Vietnam Pharmaceuticals Management Department, the Legal Department, the Traditional Medicine Department and relevant departments under the Health Ministry to monitor, examine and inspect the implementation of this Circular.

Article 22.- The directors of the provincial Health Services and the heads of the concerned units shall have to organize the implementation of this Circular. In the course of implementation, if problems arise, they are requested to report them in writing to the Health Ministry (the Therapy Department, for medical practice or the Traditional Medicine Department, for traditional medicinal and pharmaceutical practice) for study and guidance of settlement.

 

FOR THE HEALTH MINISTER
VICE MINISTER




Le Ngoc Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2002/TT-BYT ngày 06/02/2002 hướng dẫn tổ chức và hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh nhân đạo do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.605

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.234.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!