Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 418/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Kiều Đình Thụ
Ngày ban hành: 12/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 418/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI CUỘC HỌP VỀ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Ngày 04 tháng 11 năm 2013 tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì họp về tình hình triển khai thi hành Luật giám định tư pháp và những khó khăn vướng mắc về giám định tư pháp trong quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng. Tham dự họp có lãnh đạo các cơ quan: Ban Nội chính Trung ương, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; và các Bộ: Tư pháp, Công an, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Y tế; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe Bộ Tư pháp trình bày Báo cáo về tình hình triển khai thi hành Luật giám định tư pháp, những khó khăn vướng mắc về giám định tư pháp trong quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục; ý kiến phát biểu của lãnh đạo các cơ quan dự họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:

1. Về tình hình triển khai thi hành Luật giám định tư pháp, những khó khăn vướng mắc về giám định tư pháp trong quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng:

a) Luật giám định tư pháp đã được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 06 năm 2012. Để tổ chức thi hành Luật, Chính phủ đã thông qua Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1549/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2012 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật giám định tư pháp, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, khẩn trương đưa Luật vào cuộc sống, thúc đẩy hoạt động giám định tư pháp phát triển.

b) Nhất trí về cơ bản với nội dung Báo cáo của Bộ Tư pháp về tình hình triển khai thi hành Luật giám định tư pháp, những khó khăn vướng mắc về giám định tư pháp trong quá trình giải quyết một số vụ án tham nhũng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Trong thời gian từ 01 tháng 10 năm 2012 đến 30 tháng 09 năm 2013 đã thực hiện được khối lượng giám định rất lớn, đáp ứng cơ bản yêu cầu giám định trong hoạt động tố tụng, nhất là trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau:

- Nhận thức của lãnh đạo một số Bộ, ngành, địa phương về vai trò của hoạt động giám định tư pháp chưa đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức việc triển khai thi hành Luật và đẩy mạnh hoạt động giám định tư pháp. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp về tiêu chuẩn giám định viên, quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp, thời hạn thực hiện giám định... còn chậm, dẫn đến khó khăn cho cơ quan tố tụng trong việc giải quyết các vụ án, trong đó có các vụ án tham nhũng. Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao chưa ban hành một số quy định hướng dẫn Luật giám định tư pháp về trưng cầu, đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp, làm chậm tiến độ triển khai thi hành Luật;

- Việc củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập ở một số ngành, địa phương còn chậm, cơ sở vật chất chưa được quan tâm đầu tư, năng lực của các tổ chức giám định còn hạn chế. Việc phối hợp giữa các cơ quan liên quan với cơ quan tiến hành tố tụng và tổ chức giám định còn nhiều vướng mắc, trong đó có việc lập dự toán, thủ tục, hồ sơ, quy trình thanh toán, quyết toán chi phí bồi dưỡng giám định viên và chi phí giám định. Việc chi trả chi phí giám định chưa được kịp thời, chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp còn bất cập;

- Về chất lượng giám định: Việc giám định đối với một số vụ án tham nhũng trong các lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, đất đai, xây dựng cơ bản... còn chậm, kết quả giám định có trường hợp còn khác nhau, có kết luận giám định còn chung chung, chưa rõ ràng, có biểu hiện né tránh, gây khó khăn cho việc giải quyết dứt điểm vụ án. Thực tế cho thấy, yêu cầu giám định phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng ngày càng tăng, đây là thách thức đối với các cơ quan giám định tư pháp.

2. Về một số giải pháp và nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giám định tư pháp, đặc biệt cn tập trung làm tốt những việc sau đây:

a) Đối vi các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tăng cường tuyên truyền, quán triệt các quy định của pháp luật về giám định tư pháp; nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác giám định tư pháp đối với hoạt động tố tụng, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển tổ chức giám định đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định;

- Nghiêm túc tiếp thu, rút kinh nghiệm, chỉ đạo khắc phục những tồn tại; lập kế hoạch cụ thể về thực hiện Luật giám định tư pháp và triển khai công tác giám định tư pháp trong phạm vi ngành, địa phương; phân công lãnh đạo Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo công tác giám định tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, địa phương, gắn với yêu cầu xử lý dứt điểm các vụ án tồn đọng.

- Các Bộ có liên quan cần khẩn trương rà soát hệ thống văn bản pháp luật, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn về tiêu chuẩn, quy chuẩn giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; tăng cường phối hợp tháo gỡ vướng mắc, ban hành các thông tư liên tịch về cơ chế phối hợp giữa các Bộ có liên quan với cơ quan tiến hành tố tụng; xây dựng Đề án thu phí giám định tư pháp; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thống nhất quy trình giám định tư pháp; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan trong việc phối hợp thực hiện công tác giám định tư pháp;

- Các Bộ, trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực, cần chủ động nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn giám định, trong đó có một số lĩnh vực giám định tư pháp phức tạp như: thuế, tài chính, ngân hàng, đất đai, xây dựng cơ bản; các lĩnh vực giám định tư pháp mới phát sinh như: môi trường, viễn thông, công nghệ cao, giám định tư pháp có yếu tố nước ngoài... nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu giám định tư pháp phát sinh;

- Các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo kiện toàn tổ chức, trang bị cơ sở vật chất, nâng cao năng lực chuyên môn cho các tổ chức giám định tư pháp công lập; đẩy mạnh triển khai chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các tổ chức giám định tư pháp độc lập ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc;

- Các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm một số vướng mắc về giám định tư pháp thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý, phối hợp giải quyết dứt điểm các vấn đề còn có quan điểm khác nhau liên quan đến việc giám định, khẩn trương ban hành kết luận giám định phục vụ việc giải quyết các vụ án tham nhũng đang còn tồn đọng hiện nay;

- Đề nghị Ban Nội chính Trung ương, các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thường xuyên thông tin, phản ánh kịp thời những vướng mắc về giám định tư pháp cho các cơ quan quản lý về giám định tư pháp để kịp thời tháo g, giải quyết.

b) Bộ Tư pháp:

- Tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các Bộ, ngành, chủ động rà soát những vấn đề chưa được giải quyết, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định tháo gnhững hạn chế, bất cập về thể chế liên quan đến giám định tư pháp; làm tốt vai trò tham mưu cho Chính phủ quản lý nhà nước về giám định tư pháp và vai trò của Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo thực hiện Đán 258 về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” ở cấp trung ương;

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp đã được phân công; phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung những vấn đề liên quan đến các Luật về tố tụng, đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ với quy định của Luật giám định tư pháp. Tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với một số Bộ, ngành, địa phương chậm tổ chức triển khai thi hành Luật, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ biện pháp cần thiết để thúc đẩy việc thi hành Luật giám định tư pháp;

- Chủ trì, phối hp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Luật giám định tư pháp, Đán 258 về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, Chỉ thị 1958/CT-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; Quyết định 1549/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai, thi hành Luật giám định tư pháp; nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định sửa đổi Đề án 258 về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” gắn với việc thi hành Luật giám định tư pháp; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thay thế Quyết định số 74/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp.

- Chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, cán bộ và nhân dân về vai trò, ý nghĩa của công tác giám định tư pháp, đề cao vai trò của hoạt động giám định tư pháp tương xứng với tiến trình cải cách tư pháp.

c) Bộ Tài chính:

- Ưu tiên bố trí đầy đủ kinh phí cho hoạt động giám định tư pháp; chủ động hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức giám định tháo gỡ khó khăn về lập dự toán, thanh toán, quyết toán, giải quyết nhanh chóng việc thanh toán chi phí bồi dưỡng và chi phí giám định, không để tình trạng do thiếu kinh phí gây trở ngại hoạt động giám định tư pháp; xem xét việc ứng trước kinh phí giám định trong các trường hp cần thiết để giải quyết dứt điểm các vụ việc giám định còn tồn đọng.

3. Tổ chức thực hiện

- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giám định tư pháp, chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện Luật giám định tư pháp và các nội dung kết luận tại Thông báo này.

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận này, tổng hp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 258 về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” tại phiên họp tới.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./

 

 

Nơi nhận:
- Tổng Bí thư, Trưởng BCĐTW về PCTN (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ thư ký Đề án 258;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; các Vụ: TH, NC, KGVX, Cổng TTĐT;
- Lưu: Văn thư, PL (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM





Kiều Đình Thụ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 418/TB-VPCP ngày 12/11/2013 kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp về tình hình triển khai thi hành Luật giám định tư pháp do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.462

DMCA.com Protection Status
IP: 18.221.165.190
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!