Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông báo 386/TB-VPCP 2024 kết luận Phiên họp xử lý vướng mắc hệ thống văn bản quy phạm

Số hiệu: 386/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Cao Huy
Ngày ban hành: 16/08/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 386/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2024

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH TẠI PHIÊN HỌP THỨ HAI CỦA BAN CHỈ ĐẠO RÀ SOÁT, XỬ LÝ VƯỚNG MẮC TRONG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Ngày 07 tháng 8 năm 2024, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo). Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Ban Chỉ đạo. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tư pháp (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo), ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo và Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo đã kết luận như sau:

1. Đánh giá cao nỗ lực của các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo; đánh giá cao sự phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, giữa Chính phủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và các tổ chức, hiệp hội trong quá trình thực hiện rà soát, tổng hợp đề xuất, kiến nghị và xây dựng Báo cáo kèm theo Phụ lục.

Trên cơ sở các ý kiến phát biểu của thành viên Ban Chỉ đạo tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Tư pháp tiếp tục chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp thu đầy đủ ý kiến của các cơ quan dự họp và chuyển hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, nhất là những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả và có sự đồng thuận thì cần xem xét, nghiên cứu đưa vào luật; những vấn đề chưa rõ, vấn đề mới chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng không còn phù hợp với thực tiễn và còn có ý kiến khác nhau thì cần nghiên cứu tổng kết thi hành, xây dựng cơ chế thí điểm, làm cơ sở để mở rộng nếu phù hợp, khả thi.

Việc rà soát, xử lý các vướng mắc trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát và lấy thực tiễn làm thước đo; việc tháo gỡ vướng mắc góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tinh thần có kế thừa và phát triển; có điều chỉnh và bổ sung; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; dễ làm trước, khó làm sau; lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể; tạo đột phá, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

2. Về phạm vi, đối tượng của Dự án luật sửa đổi, bổ sung một số luật cần được khoanh vùng, tập trung vào các vướng mắc có tính cấp bách cần xử lý, tháo gỡ để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; khơi thông, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, lấy đầu tư công, nguồn lực Nhà nước dẫn dắt và kích hoạt các nguồn lực hợp pháp khác; đồng thời, tập trung có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, bám sát kết quả rà soát văn bản đã được chỉ ra tại các Báo cáo của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15, Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV và kết quả rà soát theo yêu cầu tại các Nghị quyết của Chính phủ (Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2024, Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2024 và Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2024).

3. Về nguyên tắc rà soát, xử lý, cần tập trung vào những vấn đề cấp bách, thực sự cần thiết, tạo sự đột phá có tính kế thừa và phát triển đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động để bảo đảm khả thi, hiệu quả, công tâm, khách quan. Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với thiết kế công cụ để tăng cường thanh tra, kiểm tra; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; xóa bỏ cơ chế xin - cho; chống phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong quá trình xử lý, cần lựa chọn các vấn đề để tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

4. Về phân công tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 81/QĐ-BCĐRSXLVBQPPL ngày 25 tháng 7 năm 2024 ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, đối với vướng mắc pháp lý của các luật, bao gồm: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, Luật Đấu thầu, Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật có liên quan đến quy hoạch, Luật Doanh nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Kế toán, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Kiểm toán độc lập và Luật Chứng khoán:

- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu xây dựng Dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công theo trình tự, thủ tục rút gọn (nếu đã chuẩn bị kỹ thì trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua trong 01 kỳ họp), tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024).

- Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu xây dựng Dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan bảo đảm quy trình, thủ tục xây dựng các Dự án luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm việc xây dựng các luật nêu trên đúng thời gian, tiến độ, chất lượng; các luật khi ban hành bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, tháo gỡ vướng mắc, bất cập gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng các dự án luật nêu trên, trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10 năm 2024) theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Giao Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cố gắng hơn nữa, quyết tâm cao hơn nữa, tập trung tối đa nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính cho công tác này, chuẩn bị kỹ lưỡng, trình Chính phủ, Quốc hội đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng.

6. Các bộ, ngành, địa phương chưa gửi Báo cáo, khẩn trương gửi Báo cáo về Bộ Tư pháp trước ngày 17 tháng 8 năm 2024 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ ba. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cần phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; bố trí công chức có năng lực và tinh thần trách nhiệm, có khả năng nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra; quan tâm, bố trí kinh phí cho các đối tượng này theo quy định của pháp luật; đồng thời, chủ động phối hợp từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội. Đối với các vấn đề còn ý kiến khác nhau, cần có sự trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất. Bên cạnh đó, chủ động lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học, người dân, doanh nghiệp, hiệp hội để tạo sự đồng thuận về các vấn đề còn ý kiến khác nhau.

7. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan khẩn trương tham mưu, đề xuất và chuẩn bị các nội dung, tài liệu cho Phiên họp tiếp theo của Ban Chỉ đạo.

8. Phân công Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban theo quy định.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.


Nơi nhận:
- TTgCP, các PTTgCP (để b/c);
- Thành viên Ban Chỉ đạo;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục: NN, CN, KTTH, QHĐP, KSTT;
- Lưu: VT, PL(2).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Cao Huy

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 386/TB-VPCP ngày 16/08/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


27

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.248.88
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!