Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 36/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Công Sự
Ngày ban hành: 23/05/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 36/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2001

 

THÔNG BÁO

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/TB-VPCP NGÀY 23 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ngày 12 tháng 5 năm 2001, tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Phan Văn Khải và Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về định hướng và các giải pháp cho phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới; cùng dự có lãnh đạo các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Công nghiệp, Thuỷ sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ban Vật giá Chính phủ, Hội Nông dân Việt Nam và Văn phòng Chính phủ.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về định hướng và những giải pháp phát triển các cây trồng, vật nuôi có thị trường tiêu thụ và giải quyết việc làm cho nông dân, ý kiến phát biểu của các ngành, một số doanh nghiệp và ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, Thủ tướng Phan Văn Khải đã có ý kiến như sau:

1. Sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây tiếp tục phát triển tốt, diện tích, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu tiếp tục tăng, việc chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp được các địa phương, hộ nông dân vận dụng có hiệu quả và có nhiều điển hình sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả cao; tuy nhiên, thời gian gần đây giá cả nông sản xuống thấp, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của nông dân và sức mua của toàn xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải sớm có định hướng và các giải pháp cần thiết để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển, tiêu thụ hết sản phẩm nông nghiệp với giá có lợi cho người sản xuất, có cơ chế chính sách thiết thực hỗ trợ nông dân duy trì và tiếp tục phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.

2. Đồng ý với báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những định hướng phát triển cây, con có thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu và các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm cho nông dân. Trên cơ sở định hướng này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng các đề án cụ thể cho từng cây, con lĩnh vực để triển khai thực hiện ngay từ năm 2001, theo hướng:

- Phải nhanh chóng quy hoạch cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng nông sản hàng hoá và khả năng cạnh tranh trong việc xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với những cây trồng chủ yếu như lúa gạo, cà phê có diện tích lớn, là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu hiện nay, có tính cạnh tranh quốc tế gay gắt, phải tính đến diện tích cho phù hợp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạ giá thành sản xuất, phát triển công nghệ sau thu hoạch để nâng cao chất lượng hàng hoá, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả, tiêu thụ được sản phẩm, người sản xuất có lãi.

Đối với các cây trồng có thị trường xuất khẩu, với giá cả như hiện nay, người sản xuất vẫn có lãi hoặc chấp nhận được như: cao su, tiêu, điều, chè, v.v... cần giữ vững hoặc phát triển thêm ở các vùng có điều kiện, có giống tốt và áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới để tiếp tục hạ giá thành sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm tính cạnh tranh xuất khẩu có hiệu quả.

Đối với cây trồng, vật nuôi nhu cầu tiêu thụ trong nước lớn, làm nguyên liệu cho phát triển công nghiệp như: ngô, đậu tương, bông, cây có dầu ăn, thuốc lá, dâu tằm, dứa và một số cây ăn quả khác, chăn nuôi lợn xuất khẩu, bò sữa, phát triển ngành nghề thủ công v.v... cần xây dựng đề án cụ thể để có chính sách khuyến khích phát triển.

Riêng với đề án phát triển chăn nuôi bò sữa, là một đề án lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm nghiên cứu xây dựng đề án cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý 3 năm 2001; Đề án phát triển nuôi tôm ở các tỉnh ven biển, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhằm khai thác triệt để vùng đất ven biển, được các địa phương hết sức quan tâm, cần có đầu tư lớn, Bộ Thuỷ sản tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 3 năm 2001; Đề án trồng rừng nguyên liệu cho chế biến bột giấy và sản xuất giấy, là đề án lớn cho chương trình phát triển rừng, Bộ Công nghiệp chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ trong quý 4 năm 2001.

- Phát triển ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, có tiềm năng xuất khẩu lớn, Chính phủ đã có chính sách khuyến khích phát triển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần hướng dẫn và chỉ đạo việc thực hiện cụ thể.

3. Về những giải pháp trước mắt và lâu dài cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

- Chính phủ sẽ thực hiện lộ trình cho việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, trước mắt là miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các xã thuộc chương trình 135, giảm một phần thuế sử dụng đất cho các hộ trồng lúa, cà phê vì giá nông sản xuống quá thấp, người sản xuất bị thua thiệt nhiều.

- Chính phủ sẽ xem xét và cấp đủ kinh phí cho chương trình giống quốc gia nhằm đẩy mạnh việc lai tạo, tuyển chọn, nếu cần thiết phải nhập khẩu và nhân nhanh các giống tốt phục vụ sản xuất như: lúa, chè, điều, dứa, cây ăn quả, bò, lợn, gia cầm, tôm, cá, v.v... Tăng cường kinh phí cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, thuỷ sản. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản phê duyệt đề án cụ thể và đề nghị mức kinh phí hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý 2 năm 2001, làm việc với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường để kinh phí đến trực tiếp các đơn vị nghiên cứu và một số đơn vị được nhận nhiệm vụ nhân giống tốt ban đầu.

- Về cơ chế chính sách vốn vay, bảo đảm đủ vốn cho các doanh nghiệp, các hộ nông dân vay để phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, phát triển ngành, nghề làm hàng xuất khẩu và chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hướng dẫn về thủ tục đơn giản để người sản xuất tiếp cận được các nguồn vốn vay đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh.

- Bộ Tài chính, Bộ Thương mại sớm ban hành quy chế hoạt động và hướng dẫn thực hiện Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Quỹ bảo trợ tín dụng.

- Về thị trường: Khuyến khích mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế tham gia tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, đặc biệt là thị trường xuất khẩu thông qua các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, thưởng xuất khẩu, lập kho ngoại quan. Các Bộ: Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thuỷ sản, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hải quan... với chức năng của mình tìm kiếm, đề xuất các giải pháp cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm nông, lâm thuỷ sản.

- Khuyến khích việc hình thành các Hiệp hội cây, con, ngành hàng để phối hợp giúp đỡ nhau trong các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ lợi ích chung và quyền lợi của người sản xuất.

Về vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát lại các công trình xây dựng trước hết bảo đảm cấp đủ vốn cho các công trình cần hoàn thành trong năm 2001, các công trình đê bao bảo vệ sản xuất và các khu dân cư, các công trình thuỷ lợi phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nuôi tôm, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và vốn đối ứng cho các dự án có sử dụng vốn ODA, làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ để bổ sung nguồn vốn vào cuối năm 2001.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố biết, thực hiện.

 

Nguyễn Công Sự

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo số 36/TB-VPCP ngày 23/05/2001 về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về định hướng và những giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp trong tình hình mới do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.478

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.51.75
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!