BỘ NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 33/2013/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 06
năm 2013
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản
3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005,
Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ai-len về vận chuyển hàng không, ký tại Luân-đôn ngày 08
tháng 12 năm 2011, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 6 năm
2013.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao
Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AILEN VỀ VẬN CHUYỂN HÀNG
KHÔNG
Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc
Ai-len (Liên hiệp Vương quốc Anh), sau đây được gọi là "các Bên ký kết";
Là các bên của Công ước về hàng không
dân dụng quốc tế mở để ký tại Chi-ca-gô ngày bảy tháng Mười hai năm 1944;
Mong muốn ký kết một Hiệp định bổ
sung vào Công ước nêu trên nhằm mục đích thiết lập các chuyến bay giữa và qua
lãnh thổ của hai nước;
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Định nghĩa
Dùng cho Hiệp định
này, trừ khi văn cảnh đòi hỏi khác:
(a) Thuật ngữ "Công ước
Chi-ca-gô" chỉ Công ước quốc tế về hàng không dân dụng được để mở để ký kết tại Chi-ca-gô ngày 07 tháng 12 năm 1944 và bao gồm:
(i) bất kỳ sửa đổi nào đã được các
Bên ký kết phê chuẩn; và
(ii) bất kỳ Phụ lục hoặc sửa đổi nào được thông qua theo Điều 90 của Công ước này, trong
chừng mực các sửa đổi hoặc Phụ lục này tại bất cứ thời điểm
nào có hiệu lực đối với cả hai Bên ký kết;
(b) thuật ngữ "nhà chức trách
hàng không" trong trường hợp của Liên hiệp Vương quốc
Anh chỉ Bộ trưởng giao thông vận tải và, dùng cho Điều 7 (Giá cước) của Hiệp định
này chỉ Cục Hàng không dân dụng, và trong trường hợp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ Cục hàng không Việt
Nam, Bộ Giao thông vận tải, hoặc, trong cả hai trường hợp chỉ bất kỳ người hay
tổ chức nào được ủy quyền thực hiện các chức năng bất kỳ
mà các nhà chức trách nói trên đang thực hiện hoặc các chức năng tương tự;
(c) thuật ngữ ''hãng hàng không được
chỉ định" chỉ một hãng hàng không được chỉ định và cấp phép theo Điều 4
(Chỉ định và cấp phép) của Hiệp định
này;
(d) thuật ngữ “lãnh thổ” của một Quốc
gia có ý nghĩa được quy định tại Điều 2 của Công ước Chi-ca-gô;
(e) thuật ngữ "chuyến bay",
"chuyến bay quốc tế", "hãng hàng không”: và
"dừng với mục đích phi thương mại" có các nghĩa
được qui định tương ứng cho các thuật ngữ này trong Điều 96 của Công ước
Chi-ca-gô;
(f) thuật ngữ "Hiệp định
này" bao gồm cả Phụ lục của Hiệp định và các sửa đổi
bất kỳ đối với Phụ lục hoặc đối với Hiệp định đó;
(g) thuật ngữ "lệ phí người sử dụng"
chỉ lệ phí do nhà chức trách thẩm quyền thu hoặc được nhà chức trách đó cho
phép thu đối với các hãng hàng không do việc cung cấp cho
máy bay, tổ bay, hành khách và hàng hóa tài sản hoặc các phương tiện của cảng
hàng không hoặc các trang thiết bị dẫn đường hàng không
(bao gồm các trang thiết bị phục vụ bay quá cảnh), hoặc các dịch vụ và phương
tiện có liên quan;
(h) thuật ngữ “chứng chỉ người khai
thác tàu bay” chỉ văn bản được cấp
cho hãng hàng không xác nhận rằng hãng hàng không đó có năng lực chuyên môn và
tổ chức để đảm bảo an toàn cho khai thác của tàu bay đối với các hoạt động hàng
không được quy định trong chứng chỉ;
(i) thuật ngữ “Quốc gia thành viên
EU” chỉ một Quốc gia hiện đang hoặc sẽ là một bên ký kết của Hiệp ước về Chức
năng của Liên minh Châu Âu;
(j) các tham chiếu đến các hãng hàng không của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len sẽ
được hiểu là tham chiếu đến các hãng hàng không do Liên hiệp Vương quốc Anh và
Bắc Ai-len chỉ định.
Điều 2. Việc áp dụng Công ước
Chi-ca-gô
Các quy định của Hiệp định này phải
tuân thủ các điều khoản của Công ước Chi-ca-gô trong chừng mực các quy định này
có thể được áp dụng đối với các chuyến bay quốc tế.
Điều 3. Trao quyền
(1) Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết
kia các quyền sau đây đối với các chuyến bay quốc tế của
Bên đó:
a) quyền bay không hạ cánh qua lãnh
thổ của mình;
b) quyền hạ cánh ở lãnh thổ của mình với mục đích phi thương mại.
(2) Mỗi Bên ký kết trao cho Bên ký kết
kia các quyền sau đây được qui định trong Hiệp định này nhằm
mục đích khai thác các chuyến bay quốc tế trên các đường
bay được quy định tại các Phần tương ứng trong Phụ lục kèm theo Hiệp định này.
Các chuyến bay và đường bay như vậy sau đây được gọi là "các chuyến bay thỏa thuận" và "các đường bay quy định" một cách
tương ứng. Khi khai thác chuyến bay thỏa thuận trên đường
bay qui định, ngoài các quyền quy định tại khoản (1), hãng
hàng không hoặc các hãng hàng không do mỗi Bên ký kết chỉ định
sẽ được hưởng quyền dừng trong lãnh thổ của Bên ký kết kia tại các điểm được qui định cho đường
bay đó trong Phụ lục của Hiệp định này nhằm mục đích lấy lên máy bay và cho xuống hành khách và hàng hóa, bao gồm cả thư tín.
(3) Không ý nào trong khoản (2) của Điều
này sẽ được coi là dành cho hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định
của Bên ký kết này quyền lấy lên máy bay hành
khách và hàng hóa bao gồm cả thư tín chuyên chở lấy tiền thuê hoặc tiền công ở lãnh thổ của Bên ký kết
kia để cho xuống một điểm khác ở lãnh thổ của Bên ký
kết đó.
(4) Nếu vì xung đột vũ trang, rối loạn
hoặc diễn biến chính trị, hoặc do hoàn cảnh đặc biệt và bất bình thường, một
hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết này không có khả năng khai thác
chuyến bay trên đường bay thông thường của mình thì Bên ký kết kia sẽ sử dụng sự cố gắng tốt nhất
của mình để tạo điều kiện thuận lợi cho việc duy trì khai thác chuyến bay như vậy thông qua các thỏa thuận lại tạm thời phù hợp về các đường bay.
Điều 4. Chỉ định
và Cấp phép
(1) Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền chỉ định các hãng hàng không nhằm mục đích khai thác các chuyến bay thỏa thuận
trên các đường bay qui định và có quyền thu hồi hoặc thay đổi sự chỉ định như vậy. Việc chỉ định như vậy phải
được gửi cho Bên ký kết kia bằng văn bản.
(2) Khi nhận được sự chỉ định như vậy và đơn xin của hãng hàng không được chỉ định, dưới hình thức
và tính chất được quy định cho các
phép khai thác và các giấy phép kỹ thuật, Bên ký kết kia sẽ
cấp các phép và giấy phép khai thác thích hợp với sự chậm trễ ít nhất, với điều
kiện:
(a) trong trường hợp một hãng hàng
không do Liên hiệp Vương quốc Anh chỉ định:
(i) được thành lập trong lãnh thổ của
Liên hiệp Vương quốc Anh theo Hiệp ước về Chức năng của
Liên minh Châu Âu và có giấy phép
khai thác còn hiệu lực theo luật của Liên minh Châu Âu; và
(ii) việc kiểm soát hữu hiệu của hãng
hàng không đó được thực hiện và duy trì bởi Quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ Người khai thác tàu bay và nhà chức trách hàng không liên quan được ghi
rõ trong văn bản chỉ định; và
(iii) hãng hàng
không được sở hữu, trực tiếp hoặc thông qua sở hữu phần lớn, và được kiểm soát
hữu hiệu bởi các Quốc gia thành viên EU hoặc Hiệp hội Tự
do thương mại Châu Âu và/ hoặc các công dân của các quốc gia đó; và
(b) trong trường hợp một hãng hàng
không do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định:
(i) được thành lập trong lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; và được cấp giấy phép
phù hợp với luật pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; và
(ii) nhà chức trách hàng không của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang duy trì việc kiểm soát hữu hiệu đối với hãng hàng không đó; và
(iii) hãng hàng không được sở hữu, trực tiếp hoặc thông qua sở hữu phần lớn, và được kiểm soát hữu hiệu
bởi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và/hoặc bởi
các công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; và
(c) hãng hàng không đó đủ tiêu chuẩn
đáp ứng các điều kiện theo luật pháp và các quy định được áp dụng thông thường
đối với việc khai thác các chuyến bay quốc tế của Bên ký
kết xem xét đơn hoặc các đơn xin cấp phép.
(3) Khi hãng hàng không đã được chỉ định
và được cấp phép như vậy thì hãng hàng không đó có thể
khai thác các chuyến bay thỏa thuận với điều kiện là hãng
hàng không đó tuân thủ các qui định áp dụng của Hiệp định này.
Điều 5. Thu hồi hoặc đình chỉ
Giấy phép khai thác
(1) Mỗi Bên ký kết sẽ có quyền thu hồi,
đình chỉ hoặc hạn chế giấy phép khai thác hoặc các giấy phép kỹ thuật của một
hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định:
(a) khi, trong trường hợp một hãng
hàng không do Liên hiệp Vương quốc Anh chỉ định:
(i) không được thành lập trong lãnh
thổ của Liên hiệp Vương quốc Anh theo Hiệp ước về Chức năng của Liên minh Châu
Âu hoặc không có giấy phép khai thác còn hiệu lực theo luật của Liên minh Châu
Âu; hoặc
(ii) việc kiểm soát hữu hiệu của hãng
hàng không đó không được thực hiện hoặc không được duy trì bởi Quốc gia
thành viên Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm cấp Chứng chỉ Người khai thác tàu
bay hoặc nhà chức trách hàng không liên quan không được xác định rõ trong văn bản
chỉ định; hoặc
(iii) hãng hàng không không thuộc sở hữu, trực tiếp
hoặc thông qua sở hữu phần lớn, hoặc không được kiểm soát hữu
hiệu bởi các Quốc gia thành viên EU hoặc Hiệp hội Tự do thương mại
Châu Âu và/ hoặc các công dân của các quốc gia đó;
(b) khi, trong trường hợp một hãng
hàng không do nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ định:
(i) không được thành lập trong lãnh
thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc không được cấp phép phù hợp với luật pháp áp dụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam; hoặc
(ii) nhà chức trách hàng không của Việt
Nam không duy trì việc kiểm soát hữu hiệu đối với hãng hàng không đó; hoặc
(iii) hãng hàng không không thuộc sở hữu, trực tiếp
hoặc thông qua sở hữu phần lớn, và không được kiểm soát hữu hiệu bởi các công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hoặc
(c) trong trường hợp hãng hàng không
đó không tuân thủ pháp luật hoặc các quy định được áp dụng
một cách thông thường và hợp lý của Bên ký kết cấp các quyền đó; hoặc
(d) nếu hãng hàng không này mặt khác
khai thác không theo đúng các điều kiện được quy định trong Hiệp định này; hoặc
(e) trong trường hợp Bên ký kết kia
không tiến hành các hành động phù hợp để tăng cường an
toàn theo khoản (2) Điều 10 (An toàn) của Hiệp định này; hoặc
(f) theo khoản (6) Điều 10 (An toàn)
của Hiệp định này; hoặc
(g) khi một Bên ký kết xác định rằng
(nếu sau các cuộc trao đổi ý kiến theo khoản 9 Điều 6 vẫn không đạt được một giải
pháp thỏa đáng) các quy định tại Điều 6 (Cạnh tranh bình đẳng
và Hỗ trợ quốc gia) của Hiệp định này không được tuân thủ.
(2) Trừ khi việc thu hồi, đình chỉ
hoặc áp đặt ngay lập tức các điều kiện nêu tại khoản (1) của Điều
này là cần thiết nhằm ngăn ngừa việc tiếp tục vi phạm pháp luật hoặc các quy định,
các quyền như vậy sẽ chỉ được thực hiện sau khi trao đổi ý kiến với Bên ký kết
kia.
(3) Mỗi Bên ký kết khi thực hiện các
quyền nêu tại khoản (1) của Điều này phải thông báo bằng văn bản cho Bên ký kết
kia, sớm nhất có thể, về các nguyên nhân của việc từ chối, đình chỉ hoặc hạn chế giấy phép khai thác hoặc giấy phép kỹ thuật của một hãng
hàng không do Bên ký kết kia chỉ định.
(4) Khi thực hiện các quyền nêu tại khoản
(1) của Điều này, các Bên ký kết không được phép phân biệt đối xử giữa các hãng
hàng không trên cơ sở quốc tịch.
(5) Điều này không hạn chế các quyền
của mỗi Bên ký kết khi thu hồi, đình chỉ hoặc hạn chế giấy phép khai thác hoặc các giấy phép kỹ thuật của một
hãng hàng không do Bên ký kết kia chỉ định theo các quy định
tại Điều 9 (An ninh hàng không) của Hiệp định này.
Điều 6. Cạnh tranh bình đẳng và Hỗ trợ Chính phủ
(1) Các hãng hàng không được chỉ định
của cả hai Bên ký kết sẽ có cơ hội công bằng và ngang nhau để cạnh tranh khi khai thác các chuyến bay thỏa
thuận trên các đường bay qui định.
(2) Các Bên ký kết sẽ cho phép mỗi
hãng hàng không được chỉ định quyết định
tần suất và tải cung ứng của vận tải hàng không quốc tế mà
hãng hàng không đó đưa ra phù hợp với các chuyến bay thỏa thuận trên các đường bay quy định. Theo quyền này, không Bên
ký kết nào được đơn phương giới hạn khối lượng vận tải, tần
suất hoặc tính thường xuyên của dịch vụ, hoặc loại hay các loại tàu bay do các
hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia khai thác, trừ trường hợp vì
các lý do về hải quan, kỹ thuật, khai thác hoặc môi trường đòi hỏi theo các điều
kiện đồng bộ phù hợp với Điều 15 của Công ước Chi-ca-gô.
(3) Không Bên ký kết nào được áp đặt
đối với các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết
kia yêu cầu từ chối ban đầu, tỷ lệ nhận vận chuyển, phí không
phản đối, hoặc bất cứ yêu cầu nào khác liên quan đến tải cung ứng, tần suất hoặc vận tải có thể trái với các mục đích của Hiệp
định này.
(4) Không Bên ký kết nào được đòi hỏi các hãng hàng không của Bên ký kết kia đệ trình lịch bay, hoặc các kế
hoạch khai thác để phê duyệt, trừ trường hợp cần thiết trên cơ sở không phân biệt đối xử
để tuân thủ các điều kiện nhất quán đã nêu trong khoản (2)
của Điều này. Nếu một Bên ký kết đòi hỏi việc đệ trình vì các mục đích thu thập
thông tin, Bên ký kết đó sẽ giảm thiểu
các gánh nặng hành chính của các yêu cầu và thủ tục đệ
trình đối với các nhà trung gian trong vận tải hàng không và
các hãng không được chỉ định của Bên ký kết kia đối với các quy trình và yêu cầu
đệ trình như vậy.
(5) Không Bên ký kết nào cho phép
hãng hàng không hoặc các hãng hàng không được chỉ định của mình, riêng lẻ hoặc kết hợp với bất kỳ hãng
hàng không hoặc các hãng hàng không khác, lạm dụng sức mạnh trên thị trường
theo cách thức để hoặc có thể có hoặc dự định để có tác động
làm suy yếu đáng kể một đối thủ cạnh tranh hoặc loại một đối
thủ cạnh tranh ra khỏi đường bay.
(6) Không Bên ký kết nào được cung cấp
hoặc cho phép trợ cấp hoặc hỗ trợ của nhà nước cho hãng hàng không hoặc các
hãng hàng không được chỉ định của mình theo cách thức có thể gây tác động bất lợi
đến cơ hội bình đẳng và ngang bằng của các hãng hàng không của Bên ký kết kia khi cạnh tranh trong việc cung cấp vận chuyển hàng không quốc tế.
(7) Trợ cấp hoặc hỗ trợ của nhà nước là việc nhà nước hoặc một cơ quan công hoặc một cơ quan tư
nhân do nhà nước chỉ định hoặc kiểm soát, cung cấp sự trợ giúp, trên cơ sở phân biệt đối xử, cho một
hãng hàng không được chỉ định, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Không có giới hạn nào, đó có thể bao gồm việc đền bù hoạt động khai thác thua lỗ; cung cấp tài chính, cấp hoặc cho vay không hoàn
lại theo các điều khoản đặc biệt; cho phép các lợi thế tài chính bằng việc bỏ
qua lợi nhuận hoặc hoàn thuế; bỏ qua phần đóng góp thông
thường cho các quỹ công ích sử dụng; miễn thuế; bồi thường
vì gánh nặng tài chính do nhà chức trách công áp đặt; hoặc tiếp cận, trên cơ sở
phân biệt đối xử, các trang thiết bị của cảng
hàng không, nhiên liệu hoặc các trang thiết bị phù hợp
khác cần thiết cho việc khai thác bình thường các chuyến
bay.
(8) Khi một Bên ký kết cung cấp trợ
giúp hoặc hỗ trợ của nhà nước cho một hãng hàng không được chỉ định liên quan đến
các chuyến bay được khai thác theo Hiệp định này, Bên ký kết đó cần phải yêu cầu hãng hàng không đó xác định một cách rõ ràng và tách biệt
trợ cấp và hỗ trợ đó trong tài khoản của hãng hàng không đó.
(9) Nếu một Bên ký kết xác định rằng
các hãng hàng không được chỉ định, của mình là đối tượng của
việc bị phân biệt đối xử hoặc thực tiễn bất bình đẳng, hoặc rằng Bên ký kết kia xem xét hoặc
cung cấp hỗ trợ hoặc trợ cấp cho các hãng hàng không của Bên ký kết kia có thể hoặc gây ảnh hưởng
xấu đến cơ hội cạnh tranh bình đẳng
và ngang bằng của các hãng hàng không của Bên ký kết đó để cạnh tranh khi cung
cấp vận chuyển hàng không quốc tế, Bên ký kết đó có thể yêu cầu trao đổi ý kiến
và thông báo cho Bên ký kết kia về các lý do mà Bên đó không được thỏa mãn. Việc trao đổi ý kiến như vậy sẽ được tổ chức trong thời hạn 30
ngày kể từ khi nhận được yêu cầu, trừ khi hai Bên ký kết
thống nhất khác.
Điều 7. Giá cước
(1) Dùng cho Hiệp định này, thuật ngữ
“giá cước” chỉ các giá phải trả cho việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng
hóa và các điều kiện theo đó các giá này được áp dụng, gồm cả các giá và các điều kiện đối với đại lý và
các dịch vụ bổ trợ khác, ngoại trừ tiền công hoặc các điều
kiện đối với việc chuyên chở thư tín.
(2) Mỗi Bên ký kết cho phép hãng hàng không được chỉ định tự do thiết lập các giá cước đối với các chuyến bay trên cơ sở cạnh tranh công bằng. Không Bên
ký kết nào được yêu cầu các hãng hàng không của mình trao đổi với các hãng hàng không khác về giá cước của các chuyến bay do các thỏa
thuận này điều chỉnh.
(3) Các Bên ký kết không yêu cầu đệ
trình hoặc thông báo các giá cước lên nhà chức trách hàng không.
Điều 8. Thuế, Phí và Lệ phí
(1) Các Bên ký kết sẽ miễn tất cả thuế
hải quan, thuế môn bài quốc gia và các lệ phí nội địa tương tự cho:
(a) tàu bay của hãng hàng không hoặc
các hãng hàng không được chỉ định của mỗi Bên ký kết khi khai thác các chuyến
bay quốc tế; và
(b) các hạng mục sau đây được hãng
hàng không chỉ định của một Bên ký kết đưa vào lãnh thổ của
Bên ký kết kia:
(i) thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng và
phục vụ và các bộ phận hợp thành;
(ii) thiết bị phục vụ hành khách và
các bộ phận hợp thành;
(iii) thiết bị bốc dỡ hàng hóa và các
bộ phận hợp thành;
(iv) thiết bị an ninh bao gồm cả các
bộ phận hợp thành dành cho việc lắp ráp vào thiết bị an ninh;
(v) tài liệu hướng dẫn và các thiết bị
hỗ trợ huấn luyện;
(vi) các tài liệu của hãng hàng không
và của nhà khai thác; và
(c) các hạng mục sau đây được hãng
hàng không chỉ định của một Bên ký kết đưa vào lãnh thổ của Bên ký kết kia hoặc cung cấp cho hãng hàng không chỉ định của một
Bên ký kết ở lãnh thổ của Bên ký kết kia:
(i) các đồ dự trữ của tàu bay (bao gồm
nhưng không giới hạn đối với các danh mục như thức ăn, đồ uống và thuốc lá) dù
là được đưa vào hay lấy lên tàu bay ở lãnh thổ của Bên ký kết kia;
(ii) nhiên liệu (theo quy định tại khoản
5 và 6 của Điều này), dầu mỡ và đồ dự trữ tiêu hao kỹ thuật;
(iii) phụ tùng dự trữ bao gồm cả các
động cơ; và
(d) thiết bị máy tính và các bộ phận
hợp thành được hãng hàng không chỉ định của một Bên ký kết
đưa vào lãnh thổ của Bên ký kết kia để hỗ trợ cho một hoặc các công việc sau:
(i) việc sửa chữa, bảo dưỡng hoặc phục vụ tàu bay;
(ii) việc phục vụ hành khách tại cảng
hàng không hoặc trên tàu bay;
(iii) việc bốc dỡ hàng hóa lên hoặc
xuống tàu bay;
(iv) việc thực hiện kiểm tra an ninh
hành khách hoặc hàng hóa;
với điều kiện là
trong trường hợp tại điểm (b)-(d) các hạng mục đó được sử dụng trên tàu bay hoặc
trong phạm vi cảng hàng không quốc tế liên quan đến việc tổ
chức và duy trì một chuyến bay quốc tế bởi
hãng hàng không chỉ định liên quan.
(2) Việc miễn thuế hải quan, thuế môn
bài quốc gia và các lệ phí quốc gia tương tự khác sẽ không dành cho các lệ phí
dựa trên cơ sở chi phí của các dịch vụ cung cấp cho hãng hàng không hoặc các
hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết trong lãnh thổ của Bên ký kết
kia.
(3) Thiết bị và các đồ dự trữ nói ở khoản
(1) của Điều này có thể được yêu cầu đặt dưới sự giám sát và kiểm soát của các
nhà chức trách thích hợp.
(4) Việc miễn do
Điều này qui định cũng sẽ được áp dụng trong các trường hợp hãng hàng không hoặc
các hãng hàng không được chỉ định của một Bên ký kết có thỏa thuận với hãng
hàng không hoặc các hãng hàng không khác về việc cho mượn hoặc chuyển giao
trong lãnh thổ của Bên ký kết kia các hạng mục qui định ở điểm (1) của Điều
này, với điều kiện là hãng hàng không hoặc các hãng hàng không đó cũng được Bên
ký kết kia cho hưởng tương tự việc miễn đó.
Điều 9. An ninh hàng không
(1) Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu
trao đổi ý kiến, vào bất kỳ thời điểm nào, liên quan đến các tiêu chuẩn an ninh
do Bên ký kết kia phê chuẩn. Việc trao đổi ý kiến như vậy sẽ được thực hiện
trong thời gian 30 ngày kể từ khi có yêu cầu. Khi một Bên ký kết có các cơ sở hợp lý để tin rằng Bên ký kết kia đã xa rời các
quy định của Điều này, Bên ký kết đó có thể yêu cầu trao đổi ý kiến ngay lập tức với Bên ký kết
kia. Việc không đạt được một giải pháp thỏa đáng trong thời
hạn 15 ngày từ khi có yêu cầu sẽ là
cơ sở để thu hồi, đình chỉ hoặc hạn
chế giấy phép khai thác và các giấy phép kỹ thuật của hãng hàng không hoặc các
hãng hàng không của Bên ký kết kia. Trong trường hợp khẩn cấp, một Bên ký kết
có thể tiến hành các hành động tạm thời trước khi hết thời hạn 15 ngày.
(2) Phù hợp với
các quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế, các Bên ký kết tái khẳng định
nghĩa vụ của mình đối với nhau để bảo đảm an ninh hàng không dân dụng chống lại
các hành vi can thiệp bất hợp pháp tạo thành một bộ phận cấu
thành của Hiệp định này. Không hạn chế tính chất chung của các quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế, các Bên ký kết đặc biệt
hành động phù hợp với các quy định của Công ước về Sự phạm tội và Các hành vi
khác Thực hiện trên Tàu bay, ký tại Tô-ky-ô ngày 14/09/1963, Công ước về Ngăn chặn Hành vi Chiếm đoạt Bất hợp pháp Tàu
bay ký tại La-Hay ngày 16/12/1970, Công ước về Ngăn chặn các Hành vi Bất hợp
pháp Chống lại Sự an toàn của Hàng không Dân dụng ký tại Môn-trê-an ngày 23/09/1971, Nghị định
thư bổ sung Môn-trê-an về Ngăn chặn các hành vi bạo lực bất
hợp pháp tại các Cảng hàng không phục vụ hàng không dân dụng
quốc tế, ký tại Môn-trê-an ngày 24/02/1988, Công ước về đánh dấu chất nổ dẻo nhằm mục đích phát hiện, ký tại
Môn-trê-an ngày 01/3/1991 và bất kỳ hiệp định về an ninh hàng không nào mà các
Bên ký kết phải tuân thủ.
(3) Các Bên ký kết
sẽ dành cho nhau mọi sự giúp đỡ cần thiết theo yêu cầu để ngăn chặn các hành vi
chiếm đoạt bất hợp pháp tàu bay dân dụng và các hành vi bất hợp pháp khác chống
lại sự an toàn của tàu bay như vậy,
hành khách và tổ bay của nó, các cảng hàng không và các trang thiết bị dẫn đường hàng không và bất kỳ mối đe dọa nào khác đối
với an ninh hàng không dân dụng.
(4) Trong các mối quan hệ qua lại,
các Bên ký kết sẽ hành động theo đúng các quy định về an ninh hàng không được Tổ
chức Hàng không dân dụng quốc tế thiết lập và quy định thành các Phụ lục của
Công ước Chi-ca-gô trong chừng mực các quy định an ninh đó được các Bên ký kết
áp dụng. Mỗi Bên ký kết sẽ yêu cầu
các hãng hàng không và các nhà khai thác cảng hàng không ở
lãnh thổ của mình tuân thủ các quy định về an ninh hàng
không như vậy.
(5) Mỗi Bên ký kết nhất trí rằng các hãng hàng không của mình sẽ được yêu cầu tuân thủ các quy định
về an ninh hàng không nêu tại khoản (4) của Điều này bởi
Bên Ký kết kia khi vào trong lãnh thổ của Bên ký kết kia. Khi đi từ, hoặc ở trong lãnh thổ của Liên
hiệp Vương quốc Anh, các hãng hàng không phải tuân thủ các
quy định về an ninh hàng không theo luật pháp của Liên minh Châu Âu. Khi đi từ, hoặc ở trong lãnh thổ của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các hãng hàng không phải tuân thủ các quy định về
an ninh hàng không theo luật pháp hiện hành của quốc gia đó. Mỗi
Bên ký kết phải đảm bảo có đủ các biện pháp an ninh được
áp dụng một cách hiệu quả trong lãnh thổ của mình nhằm bảo vệ tàu bay và kiểm tra hành khách, tổ bay và hành lý của họ và
các vật dụng mang theo người cũng như hàng hóa và hàng dự trữ trên tàu bay, trước
và trong khi đưa khách và hàng hóa lên tàu bay; và rằng các biện pháp này được
thay đổi để đáp ứng bất kỳ mối đe dọa gia tăng nào với an ninh hàng không dân dụng. Mỗi Bên ký kết cũng sẽ
xem xét một cách thuận lợi đối với bất
cứ yêu cầu nào của Bên ký kết kia về
các biện pháp an ninh hợp lý đặc biệt để đối phó với một đe dọa cụ thể nào đó.
(6) Khi xảy ra một sự vụ hoặc mối đe
dọa xảy ra sự vụ chiếm giữ tàu bay bất
hợp pháp hoặc các hành vi bất hợp pháp khác chống lại sự an toàn của hành khách, tổ bay, tàu bay,
các sân bay hoặc các trang thiết bị dẫn đường, các Bên ký
kết sẽ trợ giúp lẫn nhau bằng cách tạo thuận lợi cho thông
tin liên lạc và áp dụng các biện pháp thích hợp để chấm dứt một cách nhanh
chóng và an toàn các sự vụ hoặc mối đe dọa đó.
(7) Với sự tôn trọng đầy đủ chủ quyền
lẫn nhau, một Bên ký kết có thể thông qua các biện pháp an ninh để áp dụng
trong lãnh thổ của mình. Khi có thể, một Bên ký kết sẽ
tính đến các biện pháp an ninh mà Bên
ký kết kia đã áp dụng, và bất kỳ quan điểm nào mà Bên ký kết có thể đưa ra. Tuy nhiên, mỗi Bên ký kết
ghi nhận rằng không ý nào trong Điều này giới hạn quyền của
một Bên ký kết khi từ chối chuyến bay
hoặc các chuyến bay vào lãnh thổ của mình mà bên đó có thể coi là một mối đe dọa đến an ninh.
(8) Một Bên ký kết
có thể thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đáp lại một mối
đe dọa về an ninh. Những biện pháp như vậy cần được thông báo ngay lập tức cho
Bên ký kết kia.
(9) Không ảnh hưởng đến sự cần thiết
phải thực hiện các hành động ngay lập tức để bảo vệ an ninh vận tải, các Bên ký
kết khẳng định rằng khi cân nhắc các biện pháp an ninh, một Bên ký kết sẽ
đánh giá các ảnh hưởng bất lợi có thể có đối với vận chuyển hàng không quốc tế
và, trừ khi được quy định theo luật, sẽ tính đến tất cả các yếu tố khi Bên ký kết đó xác định biện pháp nào là cần thiết
và phù hợp để giải quyết các quan ngại
về an ninh.
Điều 10. An toàn
(1) Mỗi Bên ký kết có thể yêu cầu
trao đổi ý kiến, vào bất kỳ thời điểm nào, liên quan đến
các tiêu chuẩn an toàn trong các lĩnh vực về tổ bay, tàu
bay hoặc việc khai thác của tàu bay mà Bên ký kết kia phê chuẩn. Việc trao đổi
ý kiến như vậy sẽ được thực hiện trong thời gian 30 ngày kể
từ khi có yêu cầu.
(2) Nếu, sau các cuộc trao đổi ý kiến,
một Bên ký kết nhận thấy Bên ký kết kia không duy trì và quản lý một cách hiệu
quả các tiêu chuẩn an toàn trong các lĩnh vực này, mà ít nhất cũng tương đương
với các tiêu chuẩn tối thiểu có thể được
xác lập vào thời điểm đó theo Công ước Chi-ca-gô, thì Bên ký kết đó sẽ thông
báo cho Bên ký kết kia về những phát hiện đó và những bước được coi là cần thiết
để làm cho phù hợp với những tiêu chuẩn tối thiểu này; và
Bên ký kết kia phải tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp. Việc Bên ký kết
kia không tiến hành các hành động thích hợp trong thời hạn 15 ngày hoặc lâu hơn
thời hạn này theo thỏa thuận, sẽ là cơ sở để áp dụng Điều
5(1) của Hiệp định này (Thu hồi hoặc đình chỉ Giấy phép khai thác).
(3) Mặc dù có các nghĩa vụ quy định tại
Điều 33 của Công ước Chi-ca-gô, các Bên nhất trí rằng bất kỳ tàu bay nào được
khai thác bởi, hoặc, theo thỏa thuận cho thuê, thay mặt cho hãng hàng không hoặc
các hãng hàng không được chỉ định của Bên ký kết kia, khi thực hiện các chuyến
bay tới hoặc từ lãnh thổ của Bên ký kết kia, có thể, trong
phạm vi lãnh thổ của Bên ký kết kia, phải chịu một cuộc kiểm
tra trên và xung quanh tàu bay của đại diện được ủy quyền
của Bên ký kết kia để xác minh tính hiệu lực của hồ sơ tàu bay, giấy phép của tổ
bay, hiện trạng và các thiết bị của tàu bay (trong Điều này được
gọi là "thanh tra sân đỗ") với điều kiện là việc kiểm tra này không
gây chậm trễ bất hợp lý.
(4) Nếu việc thanh tra tại sân đỗ hay
một loạt các cuộc thanh tra như vậy làm nảy sinh những vấn đề:
(a) có những mối
quan ngại nghiêm trọng rằng một tàu bay hay sự hoạt động của
một tàu bay không đáp ứng với những tiêu chuẩn tối thiểu
vào thời điểm đó theo Công ước Chi-ca-gô; hoặc
(b) có những mối quan ngại nghiêm trọng
rằng thiếu sự duy trì và quản lý hữu hiệu các tiêu chuẩn an toàn được thiết lập
vào thời điểm đó theo Công ước Chi-ca-gô;
thì Bên ký kết thực hiện việc thanh
tra, vì mục đích của Điều 33 Công ước Chi-ca- gô, sẽ toàn quyền kết luận rằng
những điều kiện để theo đó các giấy phép và chứng chỉ đối với tàu bay hoặc đối với tổ bay của
tàu bay đó đã được cấp hoặc làm cho
có hiệu lực, hoặc rằng các yêu cầu để theo đó tàu bay được
hoạt động, không bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn tối thiểu được thiết lập theo
Công ước Chi-ca-gô.
(5) Trong trường hợp việc tiếp cận để
tiến hành thanh tra sân đỗ đối với một tàu bay do một hay nhiều hãng hàng không
của một Bên ký kết khai thác theo khoản (3) của Điều này bị
đại diện của hãng hàng không hay các hãng hàng không đó từ
chối, thì Bên ký kết kia có toàn quyền kết luận rằng có những mối quan
ngại nghiêm trọng được nêu tại khoản (4) và đưa ra các kết luận như được nêu trong khoản đó.
(6) Mỗi Bên ký kết bảo lưu quyền đình chỉ hoặc thay đổi ngay lập tức việc
cấp giấy phép hoạt động của một hay các hãng hàng không của Bên ký kết kia trong trường hợp Bên thứ nhất kết luận, cho dù là do hệ quả của một
hoặc một loạt cuộc thanh tra sân đỗ, do trao đổi ý kiến hoặc bất cứ một lý do
nào khác, rằng hành động ngay lập tức là cần thiết cho sự
an toàn khai thác của một hãng hàng không.
(7) Bất kỳ hành động nào của một
Bên ký kết theo khoản (2) hoặc khoản (6) của Điều này sẽ phải được
chấm dứt một khi cơ sở cho việc tiến
hành các hành động đó không còn nữa.
Điều 11. Kiểm soát điều tiết
Khi Liên hiệp Vương quốc Anh đã chỉ định
một hãng hàng không mà quyền kiểm soát điều tiết được thực hiện và duy trì bởi một Quốc gia thành viên EU khác, các quyền của Bên ký kết kia
theo Điều 10 của Hiệp định này (An toàn) sẽ được áp dụng một cách ngang bằng đối
với việc phê chuẩn, thực hiện và duy trì các tiêu chuẩn an toàn của Quốc gia thành viên
EU khác đó và đối với giấy phép khai thác của hãng hàng
không đó.
Điều 12. Liên danh
Bất kỳ hãng hàng không hoặc các hãng
hàng không nào được chỉ định đều có thể, theo luật pháp và các quy định áp dụng
đối với cạnh tranh, tham gia vào các thỏa thuận liên danh, với điều kiện là:
(a) mỗi chuyến bay là một phần của dịch
vụ, mà thỏa thuận như vậy áp dụng, được khai thác bởi một
hãng hàng không có quyền khai thác chuyến bay đó; và
(b) không hãng hàng không nào của một
Bên ký kết được thực hiện các chuyến bay chuyên chở hành
khách nội địa giữa một điểm trong lãnh thổ của Bên ký kết kia và một điểm tại một
Quốc gia thứ ba, hoặc giữa hai điểm trong lãnh thổ của Quốc
gia kia, trừ khi hãng hàng không đó được phép khai thác và chuyên chở nội địa giữa hai điểm thuộc quyền của mình; và
(c) đối với mỗi vé được bán, người
mua phải được thông báo tại điểm bán về hãng hàng không nào khai thác chặng nào
của chuyến bay.
Điều 13. Thuê tàu bay
Các hãng hàng không được chỉ định của
mỗi Bên ký kết sẽ được quyền thực hiện các chuyến bay thỏa thuận trên các đường
bay quy định sử dụng tàu bay (hoặc tàu bay và tổ bay) thuê của bất kỳ công ty
nào, gồm cả của hãng hàng không khác, khi được phép sử dụng tàu bay trên cơ
sở như vậy theo thỏa thuận giữa nhà chức trách hàng không của các
Bên ký kết.
Điều 14. Dịch vụ phục vụ mặt đất
Theo luật và quy định của mỗi Bên ký
kết bao gồm, trong trường hợp của Liên hiệp Vương quốc Anh
là luật pháp Liên minh Châu Âu, mỗi hãng hàng không được chỉ định, khi ở trong
lãnh thổ của Bên ký kết kia, có quyền thực hiện dịch vụ phục
vụ mặt đất của mình (“tự phục vụ”) hoặc, theo lựa chọn của mình, quyền lựa chọn
giữa các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất cạnh tranh, toàn bộ hoặc từng phần. Trong trường hợp luật pháp và quy định hạn chế hoặc không cho phép
việc tự phục vụ và trong trường hợp không có sự cạnh tranh hiệu quả giữa các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất, mỗi
hãng hàng không được chỉ định sẽ được đối xử trên cơ sở không
phân biệt đối xử liên quan đến việc tự phục vụ hoặc tiếp cận các dịch vụ phục vụ
mặt đất được cung cấp bởi một hoặc các nhà cung cấp.
Điều 15. Chuyển thu nhập
Mỗi hãng hàng không được chỉ định,
theo yêu cầu, có thể đổi và chuyển về nước mình các thu nhập địa phương chi tiêu dư thừa theo lựa chọn của mình. Việc đổi và chuyển tiền sẽ được phép
không bị hạn chế theo tỷ giá chuyển đổi áp dụng đối với giao dịch hiện thời
đang có hiệu lực vào thời điểm mà thu nhập như vậy được đưa ra để đổi và chuyển
và sẽ không chịu bất cứ lệ phí nào trừ các lệ phí mà các ngân hàng áp dụng bình
thường đối với việc tiến hành đổi và chuyển tiền đó. Việc chuyển tiền như vậy sẽ
được thực hiện theo các quy định về trao đổi ngoại hối của Bên ký kết liên quan.
Điều 16. Đại diện hãng hàng
không và Bán
Một hãng hàng không:
(a) được thành lập
trong lãnh thổ của một Bên ký kết; và
(b) có Chứng chỉ người khai thác tàu bay hiện hành do nhà chức trách hàng không của Bên
ký kết đó hoặc một Quốc gia thành viên EU cấp;
có thể:
(i) phù hợp với
luật pháp và các quy định liên quan đến việc vào, cư trú và thuê lao động của
Bên ký kết kia, đưa vào và duy trì ở lãnh thổ của Bên ký kết
kia nhân viên quản lý, kỹ thuật và khai thác và các nhân viên chuyên môn khác của
mình mà hãng hàng không thấy cần thiết hợp lý cho việc cung cấp các chuyến bay;
(ii) sử dụng các dịch vụ và nhân viên
của bất kỳ cơ quan, công ty và hãng hàng không nào đang hoạt
động trong lãnh thổ của Bên ký kết kia;
(iii) thành lập các văn phòng trong
lãnh thổ của Bên ký kết kia; và
(iv) thực hiện bán và tiếp thị vận
chuyển hàng không và các dịch vụ bổ trợ ở lãnh thổ của Bên ký kết kia trực tiếp hoặc thông qua các đại lý hoặc
các trung gian khác mà hãng hàng không chỉ định. Hãng hàng không sẽ có quyền
bán và bất kỳ người nào sẽ tự do mua vận chuyển như vậy
và các dịch vụ bổ trợ bằng đồng tiền địa phương hoặc đồng tiền chuyển đổi tự do bất kỳ.
Điều 17. Lệ phí người sử dụng
(1) Lệ phí người sử dụng do nhà chức
trách hoặc cơ quan thu phí có thẩm quyền của mỗi Bên ký kết quy định thu đối
với các hãng hàng không của Bên ký kết kia phải công bằng,
hợp lý, không phân biệt đối xử bất hợp lý và phân bổ ngang
bằng giữa các nhóm người sử dụng. Trong bất cứ trường hợp
nào, mọi lệ phí người sử dụng sẽ được thu từ các hãng hàng
không của Bên ký kết kia với điều kiện không được kém ưu đãi hơn các điều kiện
ưu đãi nhất áp dụng đối với bất cứ hãng hàng không nào
khác tại thời điểm thu lệ phí đó.
(2) Lệ phí người
sử dụng mà các hãng hàng không của Bên ký kết kia phải trả có thể phản ánh,
nhưng không được vượt quá, tổng chi phí của nhà chức trách
hay cơ quan thu lệ phí có thẩm quyền cung cấp các trang thiết bị và dịch vụ cảng hàng không, môi trường cảng hàng không, dẫn đường hàng
không và an ninh hàng không tại cảng hàng không hay trong hệ thống cảng hàng
không. Chi phí như vậy có thể bao gồm lợi nhuận trên tài sản hợp lý sau khấu hao. Các trang thiết bị và dịch vụ có thu phí và
lệ phí phải được cung ứng trên cơ sở hiệu quả và kinh tế.
(3) Mỗi Bên ký kết
sẽ nỗ lực tối đa để đảm bảo rằng việc trao đổi ý kiến sẽ
được thực hiện giữa các nhà chức trách hoặc cơ quan thu
phí và lệ phí có thẩm quyền trên lãnh thổ của mình với các
hãng hàng không sử dụng dịch vụ và các trang thiết bị, và
rằng các nhà chức trách hoặc cơ quan thu phí và lệ phí có thẩm
quyền và các hãng hàng không trao đổi những thông tin cần thiết
cho phép xem xét lại một cách chính xác tính hợp lý của các khoản phí và lệ phí
phù hợp với các nguyên tắc của khoản (1) và (2) của Điều này. Mỗi Bên ký kết sẽ
nỗ lực tối đa để đảm bảo rằng các nhà chức trách hoặc cơ
quan thu phí và lệ phí có thẩm quyền sẽ gửi thông báo thích hợp cho người sử dụng
về bất cứ dự kiến thay đổi nào về lệ phí người sử dụng để tạo điều kiện cho người
sử dụng bày tỏ quan điểm của mình trước khi tiến hành thay đổi.
(4) Sẽ không Bên ký kết nào, trong
quy trình giải quyết tranh chấp theo Điều 21 của Hiệp định này (Giải quyết tranh chấp), bị coi là vi phạm quy định của Điều này, trừ khi:
(a) Bên đó không xem xét đến, hoặc
không giao tiến hành xem xét độc lập đến lệ phí hoặc các thực tiễn mà Bên ký kết
kia khiếu nại trong một khoảng thời
gian hợp lý; hoặc
(b) sau khi xem xét Bên đó không thực
hiện tất cả các bước trong phạm vi thẩm quyền của mình để khắc phục bất cứ khoản
lệ phí hay các thực tiễn không phù hợp với Điều này.
Điều 18. Vận tải đa phương thức
Các hãng hàng không của mỗi Bên ký kết
sẽ được phép thực hiện, liên quan đến vận tải hàng không, bất kỳ loại hình vận
tải đa phương thức nào đến hoặc từ bất kỳ các điểm nào trong lãnh thổ của các Bên ký kết hoặc quốc gia thứ ba.
Các hãng hàng không có thể lựa chọn tự thực hiện vận tải đa phương thức hoặc
cung cấp thông qua các thỏa thuận, bao gồm liên danh với
các nhà vận chuyển khác. Các dịch vụ đa phương thức như vậy có thể đưa ra một dịch
vụ toàn bộ và một mức giá duy nhất cho việc kết hợp vận chuyển hàng không và vận chuyển đa phương thức,
với điều kiện là hành khách và người vận chuyển phải được thông báo về người
cung cấp các dịch vụ vận chuyển trong đó.
Điều 19. Bảo vệ môi trường
(1) Các Bên ký kết ủng hộ sự cần thiết
phải bảo vệ môi trường thông qua việc hỗ trợ một nền hàng không phát triển bền
vững.
(2) Khi xây dựng các biện pháp
bảo vệ môi trường, phải tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường
hàng không mà Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế quy định
tại các Phụ lục của Công ước Chi-ca-gô, trừ khi đã đệ trình
các khác biệt.
Điều 20. Trao đổi ý kiến
Mỗi Bên ký kết
có thể yêu cầu trao đổi ý kiến vào bất cứ lúc nào về việc áp dụng, giải thích,
thực hiện hoặc sửa đổi Hiệp định hoặc tuân thủ Hiệp định này.
Việc trao đổi ý kiến, có thể giữa các nhà chức trách hàng không, sẽ bắt đầu trong vòng thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bên ký kết kia nhận được yêu cầu
bằng văn bản, trừ khi các Bên ký kết thỏa thuận khác.
Điều 21. Giải quyết tranh chấp
(1) Nếu tranh chấp bất kỳ nào đó phát
sinh giữa các Bên ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Hiệp định
này thì trước tiên các Bên ký kết sẽ cố gắng giải quyết
tranh chấp đó bằng thương lượng.
(2) Nếu các Bên ký kết không giải quyết
được bằng thương lượng thì tranh chấp đó có thể được chuyển
cho người hoặc tổ chức như các Bên đó có thể thỏa thuận để giải quyết.
(a) Trong vòng 30 ngày sau khi nhận
được yêu cầu trọng tải, mỗi Bên ký kết sẽ chỉ định một trọng
tài viên. Một công dân của Quốc gia thứ ba sẽ hành động với tư cách là Chủ tịch
tòa trọng tài sẽ được chỉ định như trọng tài viên thứ ba bằng
thỏa thuận giữa hai trọng tài viên kia trong vòng 60 ngày
kể từ khi chỉ định trọng tài viên thứ hai;
(b) nếu trong thời hạn qui định trên
đây không thực hiện được bất cứ việc chỉ định nào thì một
trong hai Bên ký kết có thể yêu cầu Chủ tịch Tòa án quốc tế thực hiện việc chỉ
định cần thiết trong vòng 30 ngày. Nếu Chủ tịch Tòa án quốc tế có cùng quốc tịch
của một trong các Bên ký kết thì Phó Chủ tịch sẽ được yêu cầu
thực hiện sự chỉ định đó. Nếu Phó Chủ tịch Tòa án quốc tế có cùng quốc tịch của
một trong các Bên ký kết, thì một Thành viên của Tòa án quốc
tế cao cấp tiếp theo không phải là công dân của các Bên ký kết sẽ được yêu cầu thực hiện chỉ định đó.
(3) Trừ các điểm được qui định sau
đây ở Điều này hoặc khi các Bên ký kết thỏa thuận khác, tòa
trọng tài sẽ xác định phạm
vi quyền tài phán và quy định thủ tục của mình. Theo sự
xem xét của tòa trọng tài hoặc theo yêu
cầu của một trong hai Bên ký kết, một cuộc họp để quyết định
các vấn đề để giải quyết và các thủ tục riêng biệt phải tuân theo sẽ được tổ chức
không muộn hơn 30 ngày sau khi tòa trọng tài được thành lập
đầy đủ.
(4) Trừ khi các Bên ký thỏa thuận
khác hoặc do tòa trọng tài qui định, mỗi Bên ký kết sẽ trình bản ghi nhớ các vấn
đề đưa ra trọng tài trong vòng 45 ngày sau khi tòa trọng tài được thành lập đầy
đủ. Mỗi Bên ký kết sẽ đệ trình bản trả lời trong thời hạn 60 ngày sau khi Bên
ký kết kia đưa ra bản ghi nhớ. Tòa trọng tài sẽ tiến hành nghe trình bày theo
yêu cầu của một trong hai Bên ký kết hoặc theo sự xem xét
của mình trong vòng 30 ngày sau khi có bản trả lời.
(5) Tòa trọng tài sẽ cố gắng đưa ra
quyết định bằng văn bản trong vòng 30 ngày sau ngày nghe
giải trình, hoặc nếu không tổ chức giải trình, thì trong vòng 30 ngày sau ngày
trả lời của cả hai Bên được đệ trình. Quyết định sẽ được
thông qua bằng đa số phiếu.
(6) Các Bên ký kết có thể đệ trình
các yêu cầu để làm sáng tỏ quyết định trong vòng 15 ngày sau khi nhận được quyết định và văn bản làm sáng tỏ đó sẽ được đưa ra trong vòng 15 ngày sau
khi có yêu cầu như vậy.
(7) Quyết định của tòa trọng tài sẽ
là bắt buộc đối với các Bên ký kết.
(8) Mỗi Bên ký kết sẽ chịu chi phí cho trọng tài viên được mình chỉ định. Tất cả các chi
phí khác của tòa trọng tài sẽ được các Bên ký kết chia đều, bao gồm bất cứ chi phí nào do Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc
Thành viên của Tòa án quốc tế khi thực hiện các thủ tục ở điểm (2)(b) của Điều
này.
Điều 22. Sửa đổi
Các sửa đổi bất kỳ của Hiệp định này
do các Bên ký kết thỏa thuận sẽ có hiệu lực khi được xác nhận bằng việc trao đổi
Công hàm.
Điều 23. Chấm dứt
Mỗi Bên ký kết có thể thông báo bằng
văn bản cho Bên ký kết kia về quyết định của mình hủy bỏ Hiệp định này vào bất cứ lúc nào. Thông báo như
vậy sẽ bị chấm dứt hiệu lực ngay lập tức vào nửa đêm (tại nơi nhận thông báo)
trước ngày đầu tiên của ngày mà Bên ký kết kia nhận được thông
báo, trừ khi thông báo hủy bỏ Hiệp định được thu hồi bằng
thỏa thuận trước khi kết thúc thời hạn
này. Trong trường hợp không có sự xác nhận của Bên ký kết kia về việc nhận được thông báo thì thông báo sẽ được coi là nhận được vào
ngày thứ 14 sau khi Tổ chức hàng không dân dụng quốc
tế nhận được thông báo.
Điều 24. Có hiệu lực
(1) Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào
ngày trao đổi Công hàm cuối cùng giữa các Bên ký kết, qua
đường ngoại giao, thông báo cho nhau về việc hoàn tất các
yêu cầu nội bộ của mỗi bên.
(2) Hiệp định giữa Chính phủ Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ai-len và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
về vận chuyển hàng không ký tại Luân Đôn ngày 19/8/1994, cùng các sửa đổi, sẽ hết
hiệu lực vào ngày Hiệp định này có hiệu lực.
Để làm
chứng, những người ký dưới
đây được các Chính phủ tương ứng của mình ủy quyền hợp
pháp đã ký Hiệp định này
Làm thành hai bản
tại LUÂN - ĐÔN ngày 08 tháng 12, 2011 bằng tiếng Việt và tiếng Anh, cả hai bản có giá trị như nhau.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Đinh La Thăng
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ LIÊN HIỆP VƯƠNG QUỐC ANH VÀ BẮC AI-LEN
THỨ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Mike Penning
|
PHỤ LỤC
BẢNG ĐƯỜNG BAY
Phần 1.
Các đường bay do hãng hàng không hoặc
các hãng hàng không được chỉ định của Liên hiệp Vương quốc Anh khai thác
Các điểm ở lãnh
thổ của Liên hiệp Vương quốc Anh - Các điểm giữa - Các điểm ở lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Các điểm
quá
GHI CHÚ:
1. Các điểm giữa hoặc các điểm quá có
thể bị hủy bỏ đối với bất cứ chuyến bay nào với điều kiện
là chuyến bay bắt đầu hoặc kết thúc ở lãnh thổ của Liên hiệp Vương quốc Anh.
2. Vận chuyển (bao gồm tất cả các loại
hình vận chuyển tạm dừng) có thể được lấy lên ở điểm giữa để cho xuống lãnh thổ
của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc lấy lên ở lãnh thổ của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để cho xuống điểm quá và ngược lại, nhưng chỉ khi điều đó được các nhà chức trách
hàng không của các Bên ký kết thỏa thuận.
Phần 2.
Các đường bay do hãng hàng không hoặc
các hãng hàng không được chỉ định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khai thác:
Các điểm ở lãnh thổ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam - Các điểm giữa - Các điểm ở lãnh
thổ của Liên hiệp Vương quốc Anh - Các điểm quá
GHI CHÚ:
1. Các điểm giữa hoặc các điểm quá có
thể bị hủy bỏ đối với bất cứ chuyến bay nào với điều kiện
là chuyến bay bắt đầu hoặc kết thúc ở lãnh thổ Việt Nam.
2. Vận chuyển (bao gồm tất cả các loại hình vận
chuyển tạm dừng) có thể được lấy lên ở điểm giữa để cho xuống lãnh
thổ của Liên hiệp Vương quốc Anh hoặc lấy lên ở
lãnh thổ của Liên hiệp Vương quốc Anh để cho
xuống điểm quá và ngược lại, chỉ
khi điều đó được các nhà chức trách hàng không của các Bên ký kết thỏa thuận.