VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
---------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 262/TB-VPCP
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2008
|
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI VỀ CUỘC HỌP
BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC QUY HOẠCH ĐIỆN VI
(Phiên
họp thứ ba)
Ngày 12 tháng 9 năm 2008, Phó Thủ
tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI đã chủ trì
phiên họp thứ ba để kiểm điểm tình hình thực hiện tiến độ các dự án theo Quy hoạch
điện VI.
Tham dự cuộc họp có các thành
viên Ban Chỉ đạo gồm các Bộ: Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, Văn phòng Chính phủ, đồng chí Thái Phụng Nê, Phái viên của
Thủ tướng Chính phủ; đại diện Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc
hội; các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam và 4 Ngân hàng thương mại.
Sau khi nghe các Tập đoàn: Điện
lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng
công ty Lắp máy Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện tiến độ, giải ngân vốn cho
các dự án đầu tư theo Quy hoạch điện VI; ý kiến của Bộ Công Thương, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng
Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ
CHUNG TÌNH HÌNH:
Nhìn chung, tiến độ các dự án
nguồn và lưới điện, kể cả các dự án nguồn điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam và
các chủ đầu tư dự án nguồn điện độc lập thực hiện đều bị chậm. Điều này trực tiếp
đe dọa đến việc cung cấp điện hiện nay cũng như những năm tiếp theo. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như thủ tục đầu tư vẫn chậm mặc dù Chính phủ
đã phân cấp mạnh cho các chủ đầu tư; tiến độ các gói thầu không đồng bộ, đặc biệt
là các gói thầu thiết kế và cung cấp thiết bị, làm cho các dự án chậm được hoàn
thành và gây lãng phí vốn đầu tư; công tác đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài;
thiếu vốn cho triển khai các gói thầu...
Để khắc phục tình trạng này, yêu
cầu các chủ đầu tư, các Bộ, các địa phương nâng cao trách nhiệm, tập trung thực
hiện một số giải pháp sau đây:
- Các chủ đầu tư, Ban quản lý
các dự án, các nhà thầu trong và ngoài nước, cơ quan tư vấn phối hợp chặt chẽ đảm
bảo có đủ thiết kế, nhân vật lực và nguồn vốn để thi công đáp ứng tiến độ quy định.
Lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty phải tổ chức giao ban thường xuyên tại công
trường, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc, kiên quyết xử lý kỷ luật những
cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, cố tình gây chậm trễ các công trình, đảm bảo
thực hiện đúng tiến độ các công trình dự án (Phụ lục các dự án kèm theo).
- Lãnh đạo các địa phương tập
trung chỉ đạo công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án điện. Thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện các công trình, dự án điện trên địa bàn để kịp thời
tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các chủ đầu tư, nhà thầu, đảm bảo tiến độ
đề ra.
II. NHIỆM VỤ
CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN:
1. Bộ Công
Thương:
- Tập trung chỉ đạo việc lập, thẩm
định và phê duyệt quy hoạch địa điểm các trung tâm nhiệt điện để chủ động kêu gọi
đầu tư, khắc phục nhược điểm chậm trễ vừa qua để sớm có các dự án gối đầu; đẩy
mạnh triển khai chiến lược, quy hoạch phát triển năng lượng mới và tái tạo, đề
án tiết kiệm điện và Luật Tiết kiệm năng lượng.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương liên quan chỉ đạo lập Quy hoạch địa điểm xây dựng các dự án
nhà máy điện hạt nhân, trình duyệt theo quy định hiện hành.
- Theo dõi, hướng dẫn và đôn đốc
các chủ đầu tư dự án điện độc lập (IPP) triển khai dự án đáp ứng tiến độ quy định.
Kiên quyết xử lý, kiến nghị thu hồi dự án đối với các chủ đầu tư triển khai chậm,
không báo cáo thường xuyên theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, để giao dự
án cho chủ đầu tư khác triển khai.
- Cân bằng công suất và điện
năng hệ thống điện đến năm 2015 dựa trên tiến độ cập nhật các dự án nguồn, lưới
điện. Từ đó đề xuất các giải pháp cấp bách bảo đảm cung cấp điện trong những
năm tới. Đề xuất chủ đầu tư và tiến độ 13 dự án nguồn điện mà Tập đoàn Điện lực
Việt Nam đã xin rút, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào đầu tháng 10 năm
2008.
- Đánh giá khả năng thực hiện dự
án Vũng Áng 1, 2 của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, đề xuất giải pháp khả thi,
báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vào đầu tháng 10 năm 2008.
- Chỉ đạo chủ đầu tư Dự án nhiệt
điện Mông Dương 2 (AES) và các cơ quan liên quan của Việt Nam hoàn thành việc
ký kết các hợp đồng cho dự án, kể cả việc bảo lãnh của Chính phủ (GGU), báo cáo
kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2008.
- Khẩn trương thực hiện việc đấu
thầu đối với Dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2.
- Thẩm định trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống điện bổ sung vào tháng 12 năm 2008.
- Tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam trong việc đàm phán hợp đồng khí lô B, triển khai dự án khí lô
5.2.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về
Quy hoạch ngành Than, cân bằng cung cầu than, các giải pháp đảm bảo cung cấp
than cho các nhu cầu của đất nước, trong tháng 10 năm 2008.
- Hướng dẫn Tập đoàn Điện lực Việt
Nam và Tổ hợp One Energy lập dự án đầu tư nhiệt điện Vĩnh Tân 3 công suất khoảng
2.000 MW (Vĩnh Tân 3.1 và Vĩnh Tân 3.2) theo hình thức nhà máy điện độc lập
(IPP), sử dụng than nhập khẩu, trình duyệt theo quy định hiện hành.
2. Bộ Kế hoạch
và Đầu tư:
- Giải quyết vốn ngân sách cho Dự
án thủy lợi, thủy điện Quảng Trị đã hoàn thành để Tập đoàn Điện lực Việt Nam có
vốn thực hiện các dự án khác.
- Giao đồng chí Trương Văn Đoan,
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước
thẩm định báo cáo đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
3. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam:
- Tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng
thương mại thu xếp đủ vốn cho các nhu cầu cấp bách của các ngành sản xuất, xuất
khẩu, cơ sở hạ tầng thiết yếu của đất nước như trong thời gian vừa qua.
- Chỉ đạo Ngân hàng Phát triển
Việt Nam giải ngân kịp thời 400 triệu đô la để thanh toán hợp đồng mua thiết bị
vật tư cho Dự án thủy điện Sơn La.
- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại
thu xếp đủ vốn cho 9 dự án nguồn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Huội Quảng,
Bản Chát, Uông Bí 2 mở rộng, Lai Châu (để thi công trước đường tránh ngập thủy
điện Sơn La); Vĩnh Tân 2; Duyên Hải 1; Ô Môn 3; Ô Môn 4, Uông Bí 1 mở rộng (gia
hạn giải ngân). Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Phối hợp với Bộ Công Thương,
các Bộ, ngành liên quan, các chủ đầu tư, các nhà thầu và các đơn vị tư vấn hoàn
thành tốt công tác giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư theo đúng các quy định
của pháp luật hiện hành.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh chỉ đạo bàn giao mặt bằng trung tâm nhiệt điện Mông Dương cho Tập đoàn Điện
lực Việt Nam trong tháng 10 năm 2008.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ chỉ đạo công tác đền bù, giải phóng
mặt bằng, tạo điều kiện đưa các dự án đ�ờng
dây tải điện 220 - 500 kV qua thành phố vào vận hành đúng tiến độ quy định.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Ninh
Bình, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang chỉ đạo công
tác đền bù giải phóng mặt bằng hệ thống điện đấu nối Nhà máy thủy điện Sơn La
đáp ứng tiến độ quy định. Ban Chỉ đạo nhà nước Dự án thủy điện Sơn La phân công
đồng chí Thái Phụng Nê, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.
5. Tập đoàn Điện
lực Việt Nam:
- Báo cáo nhu cầu vốn đầu tư và
dự kiến tiến độ giải ngân 9 dự án nêu tại điểm 3 để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cho vay vốn kịp thời.
- Khẩn trương hoàn thành mặt bằng
dự án Mông Dương để bàn giao cho AES trong tháng 4 năm 2009.
- Hoàn thành các thủ tục để khởi
công các dự án nguồn điện theo tiến độ sau: Nghi Sơn 1: quý I năm 2009; Mông
Dương 1: quý III năm 2009; Vĩnh Tân 2: quý III năm 2009; Duyên Hải 1: quý
III năm 2009.
- Triển khai kế hoạch thi công
các dự án lưới điện đồng bộ với các nguồn điện vào vận hành theo tiến độ quy định.
6. Tập đoàn Dầu
khí Việt Nam:
- Tập trung chỉ đạo để đưa nhà
máy điện Nhơn Trạch 2 vào hoạt động: chu trình đơn trong quý IV năm 2010; chu
trình hỗn hợp trong quý III năm 2011.
- Chủ động tính toán cân đối nguồn
cung cấp khí ổn định cho các dự án điện và các nhu cầu thiết yếu khác; có
các giải pháp kiên quyết đàm phán để phát triển khí Lô B & 48/95 và 52/97 ở
phía Nam nhằm sớm bổ sung đưa nguồn khí này vào khai thác năm 2011.
- Đồng ý để Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam đầu tư các hạng mục hạ tầng dùng chung tại Trung tâm điện lực Thái Bình, Bộ
Công Thương hướng dẫn thực hiện. Đồng ý Dự án nhiệt điện Thái Bình 2 được áp dụng
cơ chế đặc thù ban hành kèm theo Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm
2005 của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn sớm hoàn thành giai đoạn chuẩn bị xây dựng
để khởi công công trình trong quý II năm 2009.
- Khẩn trương triển khai thực hiện
việc lập và trình duyệt dự án đầu tư thủy điện Luang Prabang. Việc thành lập
Công ty cổ phần thủy điện Luang Prabang sẽ được Bộ Công Thương xem xét trong quá
trình thẩm định dự án đầu tư thủy điện Luang Prabang, trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định.
7. Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:
- Khẩn trương đưa các tổ máy Dự
án nhiệt điện Sơn Động vào vận hành thương mại từ tháng 11 năm 2008.
- Đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu
tư Dự án nhiệt điện Mạo Khê (đã chậm 2 năm), Na Dương 2, Cẩm Phả 3 (phải làm rõ
phương thức hợp đồng gia công năng lượng).
- Triển khai mặt bằng Dự án nhiệt
điện Vĩnh Tân + cảng nhập than theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
- Tập đoàn có trách nhiệm báo
cáo Bộ Công Thương kiểm tra việc chuẩn bị nguồn vốn, phương thức thực hiện dự
án để chỉ đạo và giải quyết kịp thời khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao.
8. Tổng công ty
Lắp máy Việt Nam:
- Khẩn trương khắc phục các khiếm
khuyết Dự án nhiệt điện Uông Bí 1 mở rộng để bàn giao cho Tập đoàn Điện lực Việt
Nam theo đúng quy định.
- Báo cáo đầy đủ các giải pháp
thực hiện các dự án nhiệt điện Vũng Áng 1, 2 để Bộ Công Thương xem xét, đề xuất
ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
9. Tổng công ty
Sông Đà:
- Tập trung chỉ đạo chủ đầu tư,
nhà thầu thi công Dự án thủy điện Sê Ka Man 3 theo đúng tiến độ quy định.
- Hoàn thành các thủ tục chuẩn bị
đầu tư để khởi công dự án Sê Ka Man 1 trong tháng 10 năm 2008.
- Khẩn trương hoàn thành giai đoạn
chuẩn bị đầu tư các dự án thủy điện Sê Kông 3 - 250 MW, Sê Ka Man 4 - 200 MW, Bảo
Lâm - 220 MW, trình duyệt theo quy định hiện hành.
III. MỘT SỐ
NHIỆM VỤ KHÁC:
Các Bộ, ngành, địa phương và các
đơn vị liên quan:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện
ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số 271/TB-VPCP ngày 26
tháng 12 năm 2007; số 08/TB-VPCP ngày 16 tháng 01 năm 2008; số 93/TB-VPCP ngày
15 tháng 4 năm 2008; số 235/TB-VPCP ngày 01 tháng 9 năm 2008 và các nhiệm vụ
nêu trên.
- Thực hiện nghiêm Quy chế hoạt
động của Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI ban hành kèm theo Quyết định số
04/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ xin thông
báo để các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực
thuộc TW;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Ngân hàng Phát triển Việt
Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- Các Tập đoàn: ĐLVN, Dầu
khí VN,
Công nghiệp Than - Khoáng sản
VN;
- Các Tổng công ty: Sông Đà,
Lắp máy VN;
- Các CTCP nhiệt điện: Hải
Phòng, Quảng Ninh, Cẩm Phả;
- Các Ngân hàng thương mại;
- Thanh viên BCĐ QH điện VI;
- Đ/c Thái Phụng Nê, Phái
viên TTCP;
- VPCP: BTCN, PCN Văn Trọng
Lý, TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, ĐP, TKBT;
- Lưu: VT, KTN (5).
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Văn Trọng Lý
|