Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 986/QĐ-UBND 2021 kiện toàn nâng cao hoạt động lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận

Số hiệu: 986/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Lê Tuấn Phong
Ngày ban hành: 22/04/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 986/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 22 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản; Nghị định số 12/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 3 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nghiệp vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 14/TTr-SNN ngày 04 tháng 02 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành các bước công việc cụ thể để triển khai thực hiện Đề án kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận theo quy định pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ NN&PTNT;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- CA tỉnh, Bộ CHQS tỉnh, Bộ CHBĐBP tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KT, NCKSTTHC. N

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tuấn Phong

 

ĐỀ ÁN

KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 986/QĐ-UBND ngày 22/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Phần I

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN VÀ TỔ CHỨC CỦA LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

I. THỰC TRẠNG NGƯ TRƯỜNG, NGUỒN LỢI VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN

Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ có chiều dài bờ biển 192 km từ Mũi Đá Chẹt, Vịnh Cà Ná đến xã Thắng Hải (giáp xã Bình Châu tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu), từng là ngư trường giàu có về nguồn lợi thủy sản1. Tuy nhiên, thời gian gần đây nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ của tỉnh đã suy giảm do áp lực khai thác cao vượt quá khả năng cho phép. Nguồn cá đã suy giảm rất nhiều về trữ lượng và thành phần loài.

Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về phân cấp quản lý vùng biển thì vùng diện tích vùng bờ, vùng lộng thuộc trách nhiệm quản lý của tỉnh Bình Thuận có diện tích khoảng 14.000 km2 (Vùng bờ diện tích khoảng 4.360 km2, Vùng lộng diện tích khoảng 9.640 km2).

Căn cứ đặc điểm địa hình, phân bố nguồn lợi thủy sản, ngư trường thuộc quyền quản lý của tỉnh (vùng bờ, vùng lộng) gồm 04 vùng như sau:

(1) Vùng ngư trường phía Bắc tỉnh gồm vùng biển thuộc 2 huyện Tuy Phong và Bắc Bình, chia làm 02 khu vực: vùng biển Bắc Tuy Phong (dự kiến triển khai dự án khu bảo vệ giống thủy sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và vùng biển Vịnh Phan Rí.

(2) Vùng ngư trường trung tâm tỉnh gồm vùng biển Phan Thiết và Hàm Thuận Nam.

(3) Vùng ngư trường phía Nam tỉnh gồm vùng biển thị xã La Gi và huyện Hàm Tân.

(4) Vùng ngư trường Phú Quý. Đây là ngư trường quan trọng, tập trung nhiều loài hải đặc sản, giá trị kinh tế cao.

Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 6.903 tàu cá, tổng công suất đạt 1.177.886 cv, công suất bình quân đạt 170,6 cv/tàu. Năng lực khai thác hải sản của tỉnh chủ yếu tập trung ở 04 địa phương gồm Tuy Phong, Phan Thiết, La Gi, Phú Quý, chiếm đến 98,9% tổng số tàu cá của tỉnh. Các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân có số lượng ít, hầu hết là tàu công suất nhỏ, hoạt động ven bờ. Cơ cấu tàu cá của tỉnh: Nhóm tàu chiều dài trên 24 mét chiếm 0,5%; nhóm tàu chiều dài từ 15 mét đến dưới 24 mét chiếm 26,6%; nhóm tàu có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét chiếm 28,5%; nhóm tàu chiều dài từ 06 mét đến dưới 12 mét chiếm 39%; nhóm tàu có chiều dài dưới 06 mét chiếm 5,4%.

Ngoài ra, vùng biển của tỉnh cũng tiếp nhận lượng tàu khai thác đến từ nhiều địa phương, nhất là vào mùa vụ chính thường xuyên có từ 2.000-3.000 tàu đến đánh bắt. Mật độ tàu thuyền khai thác vùng biển ven bờ, vùng lộng cao dẫn đến tình trạng cạnh tranh, tranh chấp ngư trường giữa các nhóm nghề (lưới kéo với các nghề truyền thống: vây, mành, câu,…), giữa tàu thuyền trong tỉnh với tàu thuyền ngoài tỉnh diễn ra khá phổ biến.

Tổng sản lượng khai thác hải sản của tỉnh năm 2019 đạt 220.547 tấn, năng suất bình quân đạt 31,9 tấn/tàu và 0,187 tấn/cv. Trong đó, sản lượng khai tại vùng khơi là 114.498 tấn, chiếm 51,9%. So với năm 2015, tổng sản lượng hải sản khai thác tăng 23.013 tấn, tốc độ tăng bình quân 2,3%/năm; năng suất khai thác trên đơn vị tàu tăng 4,4 tấn/tàu nhưng năng suất tính trên đơn vị cường lực (cv) giảm 0,036 tấn/cv, mức giảm trung bình hàng năm là 3,2%.

Vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển Bình Thuận còn khá phổ biến. Các hành vi vi phạm chủ yếu như: Không có giấy phép, khai thác các loài trong danh mục cấm, khai thác đối tượng có kích thước nhỏ hơn quy định, khai thác trong khu vực cấm hoặc sử dụng các phương pháp khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi (sử dụng chất nổ, kích điện, cào đáy ven bờ). Đặc biệt, tàu giã cào hoạt động khai thác thủy sản sai vùng (biển ven bờ, vùng lộng) xảy ra phức tạp vào một số thời điểm trong năm tại các khu vực tập trung các nghề đánh bắt truyền thống như lưới rê, lưới cước đã gây hư hỏng, mất ngư lưới cụ, đe dọa tính mạng, tài sản của ngư dân, gây mâu thuẫn tranh chấp nghề, gây nguy cơ xung đột, mất trật tự trị an trên biển, nhiều ngư dân biểu thị sự bất bình, phản ứng gay gắt.

Trong 5 năm gần đây (2015-2019), lực lượng Thanh tra Thủy sản đã phát hiện và xử phạt 3.333 vụ vi phạm pháp luật về thủy sản; xử phạt trên 21.368 triệu đồng. Bên cạnh đó, tình trạng tàu cá và ngư dân trong tỉnh khai thác và thu mua hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài vẫn còn diễn ra ở một số địa phương vùng biển; từ năm 2010 đến năm 2019, có 88 tàu cá/816 ngư dân tỉnh Bình Thuận bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý.

(Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm Đề án)

II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN

1. Quá trình hình thành, phát triển lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1.1. Giai đoạn 1988 - 2006:

Năm 1988, tỉnh Thuận Hải đã thành lập Đội Kiểm ngư nhân dân tỉnh. Năm 1989, sau khi có Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản, lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản (sau đây viết tắt là BVNLTS) được tổ chức thống nhất trong Chi cục Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản và Đăng kiểm tàu cá tỉnh Thuận Hải dưới hình thức các Trạm Kiểm ngư (Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân và Phú Quý). Năm 1992, tỉnh Thuận Hải chia tách thành tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận thì các Trạm Kiểm ngư Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Tân và Phú Quý vẫn được duy trì và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Quyết định số 415/QĐ-TTg ngày 10/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

1.2. Giai đoạn từ năm 2006 - 30/6/2013:

Thực hiện Luật Thủy sản 2003, Luật Thanh tra 2005 và Nghị định số 107/2005/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra thủy sản, cơ quan Thanh tra thủy sản tỉnh Bình Thuận được thành lập trực thuộc Sở Thủy sản (sau này là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thực hiện chức chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thủy sản. Lực lượng Thanh tra BVNLTS là thanh tra chuyên ngành nằm trong cơ quan Thanh tra Thủy sản, được tổ chức thành các Đội Thanh tra Thủy sản số 1, 2, 3, 4 trên cơ sở thay thế, đổi tên các Trạm Kiểm ngư Tuy Phong, Phan Thiết, La Gi và Phú Quý.

1.3. Giai đoạn từ 01/7/2013 đến nay:

Sau khi sáp nhập Thanh tra Thủy sản vào Chi cục Thủy sản, các Đội Thanh tra Thủy sản được tổ chức lại thành các Trạm Quản lý và BVNLTS (Tuy Phong, Phan Thiết, La Gi và Phú Quý). Lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản gồm: Công chức thanh tra chuyên ngành thủy sản và lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của lực lượng chuyên trách BVNLTS trong Chi cục Thủy sản hiện nay

Bộ phận chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh hiện nay được bố trí thành các Trạm Quản lý và BVNLTS trực thuộc Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.1. Thực trạng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục Thủy sản:

a) Về vị trí, chức năng

Chi cục Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về nuôi trồng, thức ăn thuỷ sản, chất lượng giống thuỷ sản, khai thác, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Chi cục Thủy sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các văn bản liên quan.

c) Cơ cấu tổ chức

- Lãnh đạo Chi cục: gồm Chi cục trưởng và không quá 02 Phó Chi cục trưởng.

- Các phòng, trạm chuyên môn gồm:

+ Phòng Hành chính, tổng hợp;

+ Phòng Đăng ký tàu cá và Dịch vụ hậu cần nghề cá;

+ Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản;

+ Phòng Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

+ Phòng Thanh tra chuyên ngành;

+ Trạm Quản lý và BVNLTS Tuy Phong;

+ Trạm Quản lý và BVNLTS Phan Thiết;

+ Trạm Quản lý và BVNLTS La Gi;

+ Trạm Quản lý và BVNLTS Phú Quý.

- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Chi cục: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên).

d) Biên chế, số lượng người làm việc

Năm 2020, tổng số lượng biên chế và người làm việc được giao cho Chi cục Thủy sản là 69 người, trong đó: 26 biên chế hành chính; 31 biên chế sự nghiệp và 12 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

Hiện có, 26 biên chế hành chính và 02 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP bố trí tại Văn phòng Chi cục. Cụ thể như sau:

+ Lãnh đạo Chi cục: 03 biên chế;

+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: 04 biên chế và 02 HĐ 68;

+ Phòng Đăng ký tàu cá và Dịch vụ hậu cần nghề cá: 04 biên chế;

+ Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản: 05 biên chế;

+ Phòng Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản: 05 biên chế;

+ Phòng Thanh tra chuyên ngành: 05 biên chế;

Tại các Trạm Quản lý và BVNLTS được bố trí 31 biên chế và 10 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP .

đ) Cơ chế tài chính: Chi cục thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

2.2. Thực trạng chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của các Trạm Quản lý và BVNLTS:

a) Về vị trí, chức năng

Các Trạm Quản lý và BVNLTS là bộ phận chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản trực thuộc Chi cục Thủy sản, thực hiện chức năng tham mưu cho Chi cục trưởng trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Các Trạm chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục trưởng, có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp với các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc Chi cục.

b) Nhiệm vụ

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các văn bản, quy định của Nhà nước có liên quan đến hoạt động khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trên biển đến để các tổ chức, cá nhân.

- Tham mưu Chi cục trưởng thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn phụ trách thực hiện nhiệm vụ có liên quan; kiểm tra, kiểm soát, chống khai thác IUU tại cảng cá.

c) Tổ chức, biên chế

- Các Trạm có Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và nhân viên; có văn phòng làm việc; được trang bị tàu và ca nô phục vụ tuần tra, kiểm soát, BVNLTS trên vùng biển thuộc tỉnh quản lý.

- Năm 2020, 04 Trạm Quản lý và BVNLTS được giao 31 biên chế, 10 hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và nằm trong tổng số chỉ tiêu biên chế sự nghiệp và người làm việc của Chi cục Thủy sản.

Phân bổ biên chế, số lượng người làm việc và phương tiện hoạt động đối với các Trạm cụ thể như sau:

TT

Tên Trạm QL&BVNLTS

Biên chế, số lượng người làm việc

Hiện có

Phương tiện hoạt động

Biên chế

HĐ trong chỉ tiêu

68

1

Tuy Phong

11

06

02

03

Tàu: VN-90666-KN

Xuồng: VN-93105-KN

2

Phan Thiết

14

09

02

03

Tàu: KN-918-BTh

Xuồng: VN-93066-KN

Xuồng: VN-93116-KN

3

La Gi

10

06

04

 

Xuồng: VN-90000-KN

Tàu: VN-91189-KN

4

Phú Quý

06

01

01

04

Xuồng: VN-91125-KN

Tổng cộng

41

22

09

10

 

Hiện có, số lượng biên chế tại các Trạm là 22 biên chế, 09 hợp đồng lao động chờ thi tuyển và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ- CP là 10 người. Trong đó, lãnh đạo Trạm gồm 08 người, 02 thuyền trưởng, 03 máy trưởng, 04 cano trưởng và 24 viên chức, nhân viên.

Trình độ chuyên môn đào tạo phân bổ như sau: 28 người có trình độ Đại học, Cao đẳng; 08 người có trình độ Trung cấp, 05 người có trình độ sơ cấp và trình độ khác.

III. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CHUNG

Lực lượng chuyên trách BVNLTS của tỉnh được thành lập từ rất sớm và trong những năm qua đã triển khai hoạt động thường xuyên, có hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong khai thác và BVNLTS (khai thác IUU); phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, địa phương ven biển tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn ngư dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thủy sản; tham gia tích cực vào công tác phòng, chống thiên tai và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Hoạt động của lực lượng chuyên trách BVNLTS đã góp phần bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường sinh thái biển, bảo vệ ngư trường, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế, xây dựng nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững hiện nay.

Bên cạnh những mặt được, hoạt động của lực lượng chuyên trách BVNLTS của tỉnh cũng tồn tại một số khó khăn, hạn chế như sau:

Vai trò, địa vị pháp lý của lực lượng chuyên trách BVNLTS được xác định chưa rõ ràng, thiếu thống nhất dẫn đến thiếu các chính sách, chế độ, kinh phí, hỗ trợ phương tiện cần thiết thực thi pháp luật thủy sản trên biển: lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản tuy thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành nhưng không được hưởng chế độ theo quy định của Luật Thanh tra mà chỉ được hưởng chế độ công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; còn tình trạng các đối tượng vi phạm không chấp hành hoặc có hành vi cản trở, chống đối, thậm chí gây nguy hiểm cho lực lượng chuyên trách BVNLTS trên biển, ảnh hưởng đến hiệu lực thực thi pháp luật.

Công tác thực thi pháp luật của thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Do hoạt động tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý vi phạm về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển mang tính chất đặc thù, đòi hỏi thường xuyên, kịp thời, ngăn chặn hành vi vi phạm vào mọi thời điểm nên việc thực hiện trình tự thủ tục trong quá trình thanh tra, kiểm tra theo quy định của Luật Thanh tra (thủ tục, trình tự thanh tra theo kế hoạch hoặc đột xuất) rất khó thực hiện, không phù hợp hoạt động kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo thực thi pháp luật trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển

Nhân lực, phương tiện, trang thiết bị của lực lượng chuyên trách BVNLTS chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và phạm vi quản lý. Nguồn kinh phí cấp cho hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn hạn chế. Trình độ chuyên môn của thủy thủ làm việc trên tàu, ca nô không đồng đều, chưa được đào tạo theo đúng chuyên ngành, các vị trí chủ chốt đa số đều trên 50 tuổi, ảnh hưởng đến tính hiệu lực và hiệu quả công tác BVNLTS.

Phần II

PHƯƠNG ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ TỈNH

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Sự cần thiết xây dựng Đề án

Xuất phát từ vai trò của nghề cá và để bảo vệ nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng của tỉnh, việc hình thành lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh đã được quan tâm từ rất sớm. Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngư dân; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; từng bước cơ cấu lại nghề khai thác hải sản; chỉ đạo lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng với các lực lượng chức năng, chính quyền các địa phương vùng biển tăng cường kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác IUU, nhất là các hành vi nghiêm trọng, hủy hoại môi trường, nguồn lợi thủy sản, gây bức xúc trong dư luận xã hội và trong ngư dân.

Tuy các cấp, các ngành và lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực, đặc biệt lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã hoạt động với cường độ cao, liên tục; song, tình trạng vi phạm khai thác bất hợp pháp (IUU) vẫn diễn ra phức tạp. Các hoạt động khai thác có tính chất hủy diệt nguồn lợi như sử dụng chất nổ, công cụ kích điện, chất độc, nghề giã cào bay đánh bắt sai tuyến, khai thác hải sản non đã làm suy kiệt nguồn lợi tại nhiều khu vực ven bờ, nhất là nguồn lợi hải đặc sản,… đã và đang tác động trực tiếp đến sản xuất, thu nhập, đời sống của ngư dân, giảm nguồn cung nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, tác động tiêu cực kinh tế - xã hội, nhất là vùng ven biển. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tổ chức và hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nổi rõ trên các mặt sau đây:

- Địa vị pháp lý của lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa rõ ràng, thiếu thống nhất. Tuy lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh hình thành từ rất sớm (cuối những năm 1980) nhưng mô hình tổ chức thiếu ổn định, thay đổi nhiều lần, thiếu thống nhất (ở Trung ương, Cục Kiểm ngư trực thuộc Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Nghị định của Chính phủ ban hành từ năm 2012). Địa vị pháp lý yếu đã làm hạn chế hiệu lực thực thi pháp luật của lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Phương thức hoạt động của lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của đối tượng quản lý. Hiện nay, lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực thi pháp luật theo quy định của Luật Thanh tra, là lực lượng thanh tra chuyên ngành. Việc thực hiện trình tự thủ tục theo Luật Thanh tra áp dụng cho hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác trên biển bộc lộ nhiều bất cập, không phù hợp do tính chất thường xuyên, liên tục, đòi hỏi tính kịp thời trong ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm trên biển.

- Nhân lực và phương tiện thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển còn thiếu, yếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Vùng biển quản lý trên 14.000 km2, có khoảng 10.000 tàu cá trong và ngoài tỉnh, các hành vi vi phạm đa dạng, phức tạp, có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi nhưng lực lượng chỉ có 41 người với 03 tàu (có 02 tàu đã sử dụng 18 - 20 năm) và 05 ca nô công suất nhỏ, sức chịu đựng sóng gió hạn chế. Đội ngũ chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản ít được đào tạo, bồi dưỡng, còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Một bộ phận lớn tuổi, công tác liên tục nhiều năm, trong môi trường công việc đặc thù, nhiều rủi ro nên hiệu quả, hiệu suất công tác suy giảm.

- Nguồn kinh phí cấp cho hoạt động tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn vi phạm quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển rất hạn chế. Kinh phí hằng năm chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu hoạt động (nhiên liệu, công tác phí, sửa chữa phương tiện,…), thời gian hoạt động gián đoạn do thiếu kinh phí. Việc sử dụng kinh phí thu phạt vi phạm hành chính để bổ sung nguồn hoạt động còn khó khăn, chưa có quy định cụ thể về cơ chế cấp phát, sử dụng.

- Chế độ, chính sách đối với lực lượng bảo vệ nguồn lợi thủy sản bộc lộ bất cập, không phù hợp, chưa tương xứng với mức độ khó khăn, nguy hiểm và độ rủi ro cao của hoạt động kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển.

Từ thực tiễn các hạn chế, bất cập đối với tổ chức và hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiện nay, việc xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án “Kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động lực lượng Kiểm ngư tỉnh Bình Thuận” là giải pháp căn bản, có ý nghĩa thực tiễn, vừa cấp thiết, vừa lâu dài để tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh.

2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án

a) Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

b) Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

c) Công văn số 81-CV/TW ngày 20 tháng 3 năm 2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định.

d) Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017.

đ) Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

e) Nghị định số 12/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về ngưng hiệu lực thi hành Điều 63, điểm c khoản 1 Điều 64, điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 65 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

g) Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

h) Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025.

i) Thông tư số 20/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trang phục, biểu trưng, cờ hiệu, cờ truyền thống, thẻ kiểm ngư và màu sơn tàu, xuồng kiểm ngư.

k) Thông tư số 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

l) Thông tư số 07/2015/TT-BNV ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

m) Kế hoạch số 991/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận thực hiện Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 30 tháng 01 năm 2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

n) Chương trình hành động số 60-CTr/TU ngày 18 tháng 01 năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW, ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

o) Công văn số 1715-CV/TU ngày 23 tháng 4 năm 2020 của Thường trực Tỉnh ủy Bình Thuận về việc tăng cường công tác phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

p) Các văn bản, quy định hiện hành về chế độ công tác phí, chi hoạt động của cơ quan nhà Nước và công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động lực lượng Kiểm ngư tỉnh phải trên cơ sở chủ trương, Nghị quyết của Đảng về sắp xếp tổ chức bộ máy Nhà nước, phù hợp quy định pháp luật, đồng thời đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra trong công tác quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

b) Xác định rõ công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, do Kiểm ngư tỉnh là lực lượng nòng cốt với sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng chức năng thực thi pháp luật trên biển; gắn hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp (IUU) với hỗ trợ ngư dân phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật khác trên biển, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn trên biển.

c) Đảm bảo yêu cầu về phương tiện, con người và các chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm ngư phù hợp đặc điểm, đặc thù công việc đi đôi với tăng cường giám sát kỷ luật công vụ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành pháp luật của lực lượng kiểm ngư.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung: Xây dựng lực lượng Kiểm ngư tỉnh mạnh về tổ chức, có địa vị pháp lý rõ ràng, đảm bảo các điều kiện hoạt động để thực thi đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của lực lượng chấp pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Trước mắt, trong năm 2020 và 2021, thành lập và kiện toàn một bước lực lượng Kiểm ngư tỉnh trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản của tỉnh phù hợp yêu cầu nhiệm vụ quản lý ngư trường, nguồn lợi, chống khai thác hải sản bất hợp pháp tại vùng bờ và vùng lộng thuộc quyền quản lý của tỉnh đồng thời đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất về tổ chức, hoạt động của Kiểm ngư cả nước theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017.

b) Sau năm 2021, tiếp tục củng cố, tăng cường, xây dựng lực lượng Kiểm ngư tỉnh mạnh về cả nhân lực, trang thiết bị, phương tiện hoạt động, đảm bảo năng lực, hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển thuộc quyền quản lý.

III. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ TỈNH

Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản thì “Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển là tổ chức hành chính thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập”. Căn cứ yêu cầu về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, đồng thời, đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và nguồn lực của địa phương thì lực lượng kiểm ngư tỉnh được kiện toàn, tổ chức thành một bộ phận thuộc Chi cục Thủy sản, thực hiện đồng thời với việc tổ chức lại Chi cục Thủy sản. Cụ thể như sau:

1. Phương án tổ chức lại Chi cục Thủy sản

1.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn: Thực hiện rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Luật Thủy sản, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP , Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(Chi tiết theo Phụ lục II đính kèm Đề án)

1.2. Cơ cấu tổ chức:

a) Ban lãnh đạo Chi cục: gồm Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng; trong đó, Chi cục trưởng trực tiếp phụ trách công tác Kiểm ngư.

b) Cơ cấu các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các Trạm trực thuộc:

- Phòng Hành chính - Tổng hợp (bổ sung nhiệm vụ lĩnh vực đăng ký tàu cá từ phòng Đăng ký tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá);

- Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản;

- Phòng Quản lý nghề cá (trên cơ sở đổi tên Phòng Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bổ sung nhiệm vụ quản lý tàu cá, dịch vụ hậu cần nghề cá từ phòng Đăng ký tàu cá và dịch vụ hậu cần nghề cá);

- Phòng Thanh tra - Kiểm ngư (trên cơ sở đổi tên Phòng Thanh tra - Pháp chế và bổ sung nhiệm vụ về kiểm ngư trên các vùng nước nội địa của tỉnh);

- Trạm Kiểm ngư khu vực Tuy Phong; Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết; Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi và Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý (trên cơ sở đổi tên các Trạm Quản lý và BVNLTS Tuy Phong, Phan Thiết, La Gi và Phú Quý; các Trạm Kiểm ngư khu vực chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư trên vùng biển được phân công quản lý gắn với tăng cường nhân lực, phương tiện để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ).

c) Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc: Trung tâm Đăng kiểm tàu cá (rà soát, bổ sung chức năng nhiệm vụ, nâng cấp quy mô, phạm vi hoạt động).

1.3. Biên chế và số lượng người làm việc:

a) Biên chế, số lượng người làm việc của Chi cục Thủy sản được UBND tỉnh giao theo kế hoạch hàng năm, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, cơ cấu, chức danh vị trí việc làm theo quy định, định mức biên chế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của tỉnh được cấp có thẩm quyền giao.

Sau khi sáp nhập, hợp nhất cơ cấu tổ chức bên trong, Chi cục còn 04 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và bố trí 26 biên chế hành chính, 02 hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP tại Văn phòng Chi cục, cụ thể như sau:

+ Lãnh đạo Chi cục: 03 biên chế;

+ Phòng Hành chính - Tổng hợp: 05 biên chế và 02 HĐ 68;

+ Phòng Quản lý nghề cá: 08 biên chế;

+ Phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản: 05 biên chế;

+ Phòng Thanh tra - Kiểm ngư: 05 biên chế.

(Chi tiết theo Phụ lục IV đính kèm Đề án)

b) Việc quản lý, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với công chức, viên chức của Chi cục thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý hiện hành.

1.4. Cơ chế tài chính: Chi cục thực hiện cơ chế tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 71/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ về việc quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước.

2. Phương án kiện toàn lực lượng kiểm ngư tỉnh

2.1. Vị trí, chức năng:

Kiểm ngư tỉnh được sắp xếp, bố trí tại Phòng Thanh tra - Kiểm ngư và các Trạm Kiểm ngư khu vực là tổ chức hành chính cấp phòng thuộc Chi cục Thủy sản; là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, thực hiện chức năng thực thi pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Kiểm ngư tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Chi cục Thủy sản; có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc Chi cục dưới sự điều hành, chỉ đạo thống nhất của Chi cục trưởng.

Các Trạm Kiểm ngư khu vực được cấp con dấu để phối hợp hoạt động với các cơ quan liên quan trên địa bàn theo đúng quy định.

2.2. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế, pháp luật các nước có liên quan trong lĩnh vực thủy sản; hướng dẫn ngư dân và tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thủy sản;

c) Điều động lực lượng phối hợp tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật; tham gia công tác phòng, chống thiên tai;

d) Tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển theo quy định của pháp luật;

đ) Triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm ngư;

e) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức, kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư;

g) Phối hợp với cơ quan khác có liên quan trong hoạt động kiểm ngư.

2.3. Quyền hạn:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho công tác thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

b) Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Truy đuổi, bắt, giữ và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật trong trường hợp người và phương tiện vi phạm pháp luật không tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc cố tình bỏ chạy.

2.4. Phân vùng quản lý các Trạm Kiểm ngư khu vực:

Phân vùng quản lý các Trạm nhằm xác định phạm vi, trách nhiệm quản lý của mỗi Trạm, đảm bảo quản lý bao quát ngư trường, khắc phục hạn chế bỏ trống khu vực quản lý như thời gian qua. Phân vùng quản lý các Trạm phải đảm bảo khoảng cách, diện tích, đáp ứng khả năng tiếp cận nhanh khi có tình huống.

Trên cơ sở phạm vi, đặc điểm ngư trường vùng biển thuộc tỉnh quản lý (vùng bờ và vùng lộng), phân vùng quản lý của các Trạm Kiểm ngư như sau:

a) Trạm Kiểm ngư khu vực Tuy Phong

Quản lý toàn bộ ngư trường phía Bắc tỉnh, gồm 2 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, có diện tích khoảng 3.700 km2 từ vùng giáp ranh Ninh Thuận (Vĩnh Tân) đến Mũi Nhỏ (Hòa Thắng).

b) Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết

Quản lý toàn bộ ngư trường trung tâm tỉnh (gồm vùng biển Phan Thiết và Hàm Thuận Nam), có diện tích 4.900 km2 từ Mũi Nhỏ (Hòa Thắng) đến Mũi Kê Gà (Tân Thành).

c) Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi

Quản lý toàn bộ ngư trường phía Nam tỉnh (gồm thị xã La Gi và huyện Hàm Tân), có diện tích khoảng 3.900 km2, từ Mũi Kê Gà (Tân Thành) đến xã Thắng Hải giáp ranh với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

d) Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý

Quản lý ngư trường xung quanh Đảo Phú Quý trải rộng đến ranh giới ngoài của vùng lộng, có diện tích khoảng 1.700 km2.

2.5. Biên chế và số lượng người làm việc:

a) Biên chế, số lượng người làm việc thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao cho Chi cục Thủy sản theo kế hoạch hàng năm.

b) Việc quản lý, tuyển dụng, bố trí, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý hiện hành.

2.6. Bố trí nhân lực Kiểm ngư tỉnh:

a) Cơ cấu biên chế các chức danh lực lượng Kiểm ngư tỉnh:

Theo quy định tại Điều 90, Điều 91 Luật Thủy sản năm 2017, biên chế lực lượng Kiểm ngư gồm: Kiểm ngư viên (là công chức được bổ nhiệm ngạch Kiểm ngư viên); Thuyền viên tàu kiểm ngư (là công chức được bổ nhiệm vào ngạch Thuyền viên tàu Kiểm ngư và những người khác làm việc trên tàu Kiểm ngư theo chế độ hợp đồng lao động). Cơ cấu biên chế lực lượng Kiểm ngư tỉnh được xác định như sau:

i) Kiểm ngư viên: Các chức danh, bộ phận cần bố trí và cơ cấu chức danh Kiểm ngư viên gồm:

- 01 lãnh đạo Chi cục trực tiếp phụ trách kiểm ngư;

- 01 lãnh đạo Phòng Thanh tra - Kiểm ngư và 01 công chức chuyên trách công tác kiểm ngư tại Phòng Thanh tra - Kiểm ngư;

- Trưởng trạm, Phó Trưởng Trạm tại 04 Trạm Kiểm ngư khu vực;

- 01 công chức/01 tàu kiểm ngư: thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên biển;

- 01 công chức/01 Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá (Cảng cá Phan Thiết - Phan Thiết, Cảng cá La Gi, Cảng cá Tuy Phong) thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khai thác IUU;

- 01 công chức trong Tổ Kiểm ngư thường trực tại vùng giáp ranh các tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, xử lý vi phạm;

- 01 công chức thực hiện nhiệm vụ phối hợp Ban Quản lý khu bảo tồn biển kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong khu bảo tồn theo quy định tại khoản 6 Điều 72 Nghị định 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ tại Trạm Kiểm ngư khu vực (Tuy Phong, Phú Quý) quản lý vùng biển có Khu bảo tồn biển.

ii) Thuyền viên tàu kiểm ngư:

Chức danh, nhiệm vụ theo chức danh và định biên thuyền viên tàu kiểm ngư được quy định tại Thông tư số 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Số lượng tàu/xuồng kiểm ngư tại các Trạm Kiểm ngư khu vực:

TT

Bố trí tàu, xuồng kiểm ngư tại các Trạm Kiểm ngư khu vực

Hiện trạng 2020

Năm 2021

Từ 2022-2025

Số lượng (chiếc)

Công suất (Cv)

Số lượng (chiếc)

Công suất (Cv)

Số lượng (chiếc)

Công suất (Cv)

1

Trạm KNKV Tuy Phong

 

 

 

 

 

 

 

Tàu Kiểm ngư

1

660

1

660

1

1.000

 

Xuồng Kiểm ngư

1

100

2

100

200

2

100

200

2

Trạm KNKV Phan Thiết

 

 

 

 

 

 

 

Tàu Kiểm ngư

1

500

1

500

1

1.000

 

Xuồng Kiểm ngư

2

100

150

2

200

150

2

200

150

3

Trạm KNKV La Gi

 

 

 

 

 

 

 

Tàu Kiểm ngư

1

600

1

600

1

1.000

 

Xuồng Kiểm ngư

1

100

2

100

200

2

100

200

4

Trạm KNKV Phú Quý

 

 

 

 

 

 

 

Tàu Kiểm ngư

0

0

0

0

1

500

 

Xuồng Kiểm ngư

1

100

1

100

1

200

 

TỔNG CỘNG:

 

 

 

 

 

 

 

Tàu Kiểm ngư:

3

 

3

 

4

 

 

Xuồng Kiểm ngư:

5

 

7

 

7

 

Cơ cấu chức danh và số lượng thuyền viên bố trí trên tàu/xuồng kiểm ngư phải đảm bảo tối thiểu để quản lý, vận hành, đảm bảo an toàn phương tiện đồng thời hỗ trợ công tác kiểm tra, kiểm soát vi phạm trên biển, gồm:

- Thuyền trưởng: 01 người trên 01 tàu/xuồng kiểm ngư;

- Thuyền phó: tối thiểu 01 người trên 01 tàu kiểm ngư;

- Máy trưởng: 01 người/01 tàu kiểm ngư;

- Thợ máy/Thủy thủ: bố trí theo vị trí làm việc trên tàu đồng thời trực tiếp hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát trên biển; mỗi tàu kiểm ngư bố trí tối thiểu 04 người; mỗi xuồng kiểm ngư bố trí 01 thủy thủ kiêm thợ máy.

iii) Nhân viên hành chính phục vụ trong cơ quan kiểm ngư:

Tại Văn phòng Chi cục sử dụng số nhân viên hiện có để phục vụ chung cho công tác kiểm ngư. Tại mỗi Trạm Kiểm ngư khu vực bố trí 01 lao động hợp đồng 68 làm nhiệm vụ hành chính phục vụ.

b) Nhu cầu nhân lực Kiểm ngư theo chức danh, vị trí việc làm:

- Năm 2021: Tổng số 60 người (20 Kiểm ngư viên, 36 thuyền viên tàu kiểm ngư và 04 Nhân viên hành chính phục vụ). Chức danh, vị trí việc làm:

+ Lãnh đạo Chi cục phụ trách Kiểm ngư : 01 (Kiểm ngư viên);

+ Lãnh đạo Phòng Thanh tra - Kiểm ngư: 01 (Kiểm ngư viên);

+ Trưởng trạm Kiểm ngư khu vực: 04 (Kiểm ngư viên);

+ Phó Trưởng trạm Kiểm ngư khu vực: 04 (Kiểm ngư viên);

+ Công chức theo các vị trí thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư gồm tham mưu, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm: 10 (Kiểm ngư viên);

+ Thuyền trưởng tàu/xuồng Kiểm ngư: 10;

+ Thuyền phó tàu Kiểm ngư: 03;

+ Máy trưởng tàu Kiểm ngư: 03;

+ Thợ máy/Thủy thủ tàu/xuồng Kiểm ngư: 20;

+ Nhân viên hành chính phục vụ: 04.

- Sau năm 2021 đến 2025: Tổng số 68 người (01 kiểm ngư viên chính; 20 kiểm ngư viên; 43 thuyền viên tàu kiểm ngư; 04 Nhân viên hành chính phục vụ). Số lượng người tăng thêm so với năm 2021 là 08 người (01 Kiểm ngư viên và 07 thuyền viên tàu kiểm ngư) là nhân lực bố trí trên tàu kiểm ngư 1.000 cv đóng mới để tăng cường cho Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý.

(Chi tiết theo Phụ lục III và Phụ lục IV đính kèm Đề án)

c) Phương án sắp xếp, bố trí nhân lực kiểm ngư:

* Năm 2021: Trước mắt, rà soát, cân đối bố trí trong tổng số chỉ tiêu biên chế hành chính, số lượng người làm việc và lao động hợp đồng được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc điều chuyển bổ sung nội bộ từ các cơ quan, đơn vị khác trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cho phép tiếp tục sử dụng biên chế sự nghiệp và hợp đồng lao động để bố trí trong thời gian chờ bổ sung biên chế của Trung ương.

Đồng thời, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung chỉ tiêu biên chế hành chính cho tỉnh 17 Kiểm ngư viên; 36 biên chế hành chính thuyền viên tàu kiểm ngư.

* Sau năm 2021 đến 2025:

Duy trì số lượng biên chế, hợp đồng lao động của Kiểm ngư tỉnh như năm 2021 (60 người). Khi bổ sung thêm 01 tàu kiểm ngư cho Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý (dự kiến năm 2022) bổ sung thêm 01 biên chế Kiểm ngư viên, 07 thuyền viên tàu kiểm ngư đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo phân vùng quản lý. Đồng thời, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung chỉ tiêu biên chế hành chính cho tỉnh thêm 01 biên chế Kiểm ngư viên, 07 thuyền viên tàu kiểm ngư.

Việc bổ sung biên chế hành chính và lộ trình chuyển đổi biên chế sự nghiệp thành biên chế hành chính để bố trí các chức danh kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư thực hiện trên cơ sở biên chế hành chính do Bộ Nội vụ bổ sung cho tỉnh, tình hình quỹ biên chế hành chính hàng năm của tỉnh và việc đảm bảo các tiêu chuẩn, điều kiện để bổ nhiệm các ngạch kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư của đội ngũ thực thi nhiệm vụ kiểm ngư tại đơn vị theo quy định.

2.7. Mối quan hệ công tác của Kiểm ngư tỉnh:

a) Với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Kiểm ngư tỉnh chịu sự quản lý Nhà nước về tổ chức, hoạt động, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách, công vụ, nhiệm vụ theo phân công, phân cấp của UBND tỉnh.

b) Với Chi cục Thủy sản: Kiểm ngư tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện của Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản; có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc Chi cục dưới sự điều hành, chỉ đạo thống nhất của Chi cục trưởng.

c) Với cơ quan Kiểm ngư Trung ương: Kiểm ngư tỉnh chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của Cục Kiểm ngư thuộc Tổng cục Thủy sản; phối hợp với cơ quan Kiểm ngư vùng trong công tác tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật thủy sản trên biển theo phân cấp quản lý và thẩm quyền được pháp luật quy định.

d) Với các lực lượng chức năng liên quan (Biên phòng, Công an, Cảng vụ hàng hải): Kiểm ngư tỉnh có mối quan hệ phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền và phổ biến, giáo dục, thực thi pháp luật về thủy sản và pháp luật có liên quan; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo trật tự an toàn trong hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển theo quy chế phối hợp giữa các ngành hoặc theo chỉ đạo, phân công của UBND tỉnh.

đ) Với chính quyền các địa phương: Kiểm ngư tỉnh có mối quan hệ phối hợp trong tuyên truyền và phổ biến, giáo dục về thủy sản, thực thi pháp luật kiểm tra, kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo trật tự an toàn vùng biển thuộc địa phương quản lý theo phân công, phân cấp.

2.8. Cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động của lực lượng kiểm ngư:

Cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động của lực lượng kiểm ngư, gồm: phòng ốc, trụ sở làm việc; kho, bãi bảo quản tang vật vi phạm; khu neo đậu tàu/xuồng kiểm ngư. Về cơ bản, tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất hiện có tại Chi cục Thủy sản và các Trạm, từng bước nâng cấp và đầu tư mới để đáp ứng yêu cầu. Trong đó chú ý yếu tố con người tại các Trạm thường xuyên hoán đổi địa bàn, yêu cầu công việc thường xuyên, thường trực nên phải bố trí nơi ăn, nghỉ tại chỗ.

Trên cơ sở kết quả khảo sát hiện trạng cơ sở vật chất tại Văn phòng Chi cục và các Trạm Quản lý và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng năm 2019, đề xuất phương án bố trí, nâng cấp và đầu tư mới cơ sở, vật chất phục vụ hoạt động kiểm ngư giai đoạn 2020-2025 như sau:

a) Tại Văn phòng Chi cục Thủy sản:

Chuyển giao trang thiết bị hiện có, bố trí 01 phòng làm việc cho bộ phận chuyên trách kiểm ngư; bổ sung tủ bảo quản hồ sơ, tài liệu; trang bị hệ thống thông tin liên lạc, giám sát hành trình đảm bảo công tác quản lý, theo dõi, chỉ đạo hoạt động tại các trạm, tàu/xuồng kiểm ngư.

b) Tại các Trạm Kiểm ngư khu vực:

- Trạm Kiểm ngư khu vực Tuy Phong:

Trụ sở Trạm đặt tại thị trấn Phan Rí Cửa, sử dụng nhà làm việc hiện có. Tuy nhiên, nhà làm việc của Trạm diện tích hẹp, xuống cấp, không đảm bảo yêu cầu làm việc. Việc đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện hoạt động thực hiện theo 02 phương án: (1) Cải tạo nâng cấp Trụ sở hiện có, hoặc (2) Xây dựng mới trụ trở Trạm Kiểm ngư kết hợp Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá trong Cảng cá Phan Rí Cửa. Cả hai phương án đều chú ý đảm bảo điều kiện làm việc, ăn ở cho lực lượng thường trực (kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư) tại Trạm, có kho bảo quản tang vật vi phạm.

Bố trí địa điểm làm việc cho Tổ Kiểm ngư Bắc Tuy Phong trong Văn phòng Ban quản lý Khu tránh bão cửa Liên Hương (đã hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng). Bố trí khu vực neo đậu tàu/xuồng kiểm ngư tại khu vực cảng cá Phan Rí Cửa và Khu tránh bão cửa Liên Hương.

- Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết:

Trụ sở Trạm đặt tại Phan Thiết, sử dụng nhà làm việc hiện có tại phường Thanh Hải. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở đã xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng yêu cầu làm việc, mặt khác trụ sở nằm trong khu dân cư, do vậy cần thiết xây dựng mới trụ sở mới để đáp ứng yêu cầu hoạt động. Chọn địa điểm xây dựng trụ sở mới Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết kết hợp bố trí Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá trong Khu tránh bão và cảng cá Phú Hải để đảm bảo thực hiện hiện nhiệm vụ kiểm ngư và hỗ trợ Ban Quản lý cảng cá thực hiện kiểm soát tàu cá, chống khai thác IUU tại cảng cá. Việc xây dựng Trạm mới chú ý đảm bảo điều kiện làm việc, ăn ở cho lực lượng thường trực của Trạm và Văn phòng đại diện, có kho bảo quản tang vật vi phạm.

Bố trí khu vực neo đậu tàu/xuồng kiểm ngư của Trạm tại Khu tránh bão Phú Hải đảm bảo thuận lợi công tác quản lý và xuất bến tuần tra, kiểm soát.

- Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi:

Trụ sở Trạm đặt tại thị xã La Gi, sử dụng nhà làm việc hiện có tại phường Phước Hội. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở xây dựng nhiều năm, xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu làm việc; mặt khác, trụ sở nằm cách xa cảng cá, khu vực neo đậu tàu/xuồng kiểm ngư nên khó khăn trong quản lý và triển khai nghiệp vụ kiểm ngư. Phương án bố trí trụ sở Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi là kết hợp xây dựng mới Ban Quản lý cảng cá La Gi và Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá trong Khu tránh bão và cảng cá La Gi (đã được bổ sung trong Dự án Nâng cấp và mở rộng cảng cá La Gi từ nguồn vốn Chương trình phát triển thủy sản bền vững đang thực hiện, dự kiến hoàn thành năm 2021). Phương án này vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Trạm đồng thời phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý Cảng cá La Gi thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, chống khai thác IUU tại cảng cá.

Bố trí khu vực neo đậu tàu/xuồng kiểm ngư của Trạm tại Khu tránh bão La Gi đảm bảo thuận lợi công tác quản lý, xuất bến tuần tra, kiểm soát.

Đối với Tổ Kiểm ngư thường trực khu vực giáp ranh tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bố trí phòng làm việc tại khu vực cửa Hà Lãng, xã Thắng Hải.

- Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý:

Trụ sở Trạm đặt tại huyện Phú Quý, sử dụng nhà làm việc hiện có tại xã Ngũ Phụng, hiện trạng cơ sở Trạm đang được sửa chữa để khắc phục xuống cấp. Tuy nhiên, Trạm ở cách xa khu vực tàu thuyền tập kết, tiêu thụ sản phẩm (Khu tránh bão Phú Quý đang xây dựng giai đoạn 1 từ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ). Do vậy, giai đoạn 2021-2025, khi triển khai đầu tư giai đoạn 2 (hạ tầng Cảng cá Triều Dương), đề xuất đầu tư trụ sở Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý kết hợp bố trí Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá trong Khu tránh bão và Cảng cá Triều Dương để đảm bảo thực hiện hiện nhiệm vụ kiểm ngư và hỗ trợ Ban Quản lý cảng cá thực hiện giám sát, chống khai thác IUU tại cảng cá.

Tàu/xuồng kiểm ngư của Trạm Kiểm ngư Phú Quý bố trí tại Khu tránh bão Phú Quý đảm bảo thuận lợi công tác quản lý và xuất bến tuần tra, kiểm soát.

IV. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC, HIỆU LỰC, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ TỈNH

1. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực, chất lượng đội ngũ kiểm ngư

1.1. Chuẩn hóa chức danh nghiệp vụ trong lực lượng kiểm ngư:

a) Chuẩn hóa chức danh nghiệp vụ lực lượng kiểm ngư tỉnh là yêu cầu cần thiết để tăng cường địa vị pháp lý, hiệu lực hoạt động thực thi pháp luật của lực lượng kiểm ngư trong kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo trách nhiệm, quyền hạn được pháp luật quy định cũng như đảm bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm ngư theo quy định.

b) Khi lực lượng Kiểm ngư tỉnh thành lập và đi vào hoạt động, triển khai ngay việc chuyển đổi, xếp lại ngạch cho 44 người thuộc biên chế Chi cục Thủy sản chuyên trách nhiệm vụ kiểm ngư, gồm: 20 kiểm ngư viên và 24 thuyền viên tàu kiểm ngư để chuẩn hóa các chức danh nghiệp vụ trong lực lượng kiểm ngư.

c) Các trường hợp bổ sung trong năm 2021 và những năm tiếp theo, thực hiện thi tuyển (đối với Kiểm ngư viên) và tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với ngạch thuyền viên tàu kiểm ngư) tương ứng theo vị trí việc làm trong cơ quan kiểm ngư.

1.2. Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng kiểm ngư:

a) Các công chức giữ ngạch Kiểm ngư viên cần tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư tổ chức; trang bị, cập nhật kiến thức quản lý Nhà nước, pháp luật nhất là các quy định pháp luật chuyên ngành trong nước và quốc tế; Nâng cao nhận thức chính trị, ý thức phục vụ, không chỉ thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm mà còn phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ngư dân chấp hành pháp luật, làm tốt công tác dân vận.

b) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành cho lực lượng kiểm ngư theo vị trí nhiệm vụ được giao; đào tạo, huấn luyện sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật; nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, nhất là xử lý rủi ro của người và phương tiện trên biển; kỹ năng, phương pháp cấp cứu, cứu nạn, cứu vớt người bị nạn cũng như biện pháp dập lửa, chống chìm khi hoạt động trong môi trường sông, biển.

1.3. Coi trọng tính chất đặc thù hoạt động kiểm ngư trong tuyển dụng, bố trí, xây dựng đội ngũ kiểm ngư có năng lực thực tiễn và chuyên nghiệp:

a) Do đặc thù về yêu cầu công việc và môi trường hoạt động, lực lượng kiểm ngư nhất là đội ngũ làm việc trên biển cần được tuyển dụng từ các chuyên ngành đào tạo về biển, thủy sản, pháp luật. Kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư ngoài việc đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn theo vị trí việc làm cần chú ý yếu tố sức khỏe, khả năng làm việc cường độ cao, chịu đựng sóng gió, có kiến thức kỹ năng sử dụng công cụ hỗ trợ, vũ khí trang bị trên tàu kiểm ngư.

b) Căn cứ vị trí công việc, nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại các Trạm và tàu kiểm ngư những năm tới, xây dựng kế hoạch ưu tiên tuyển dụng cán bộ, chiến sĩ lực lượng biên phòng xuất ngũ hoặc các cơ quan chấp pháp trên biển tham gia lực lượng kiểm ngư.

2. Nhóm giải pháp về quản lý Nhà nước, nâng cao trách nhiệm hoạt động công vụ, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của lực lượng kiểm ngư

2.1. Tăng cường quản lý Nhà nước, đảm bảo việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của kiểm ngư:

a) UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về Kiểm ngư trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về tổ chức, hoạt động của Kiểm ngư tỉnh, phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm của kiểm ngư; xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc thanh tra, kiểm tra hoạt động của kiểm ngư đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.

b) Kiểm ngư tỉnh được tổ chức trong Chi cục Thủy sản song cần đảm bảo địa vị pháp lý rõ ràng, trang bị, trang phục đồng bộ và tác phong chuyên nghiệp của lực lượng chuyên trách thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật. Hoạt động của các tổ chức thực hiện chức năng kiểm ngư (gồm phòng nghiệp vụ và các Trạm Kiểm ngư) phải tuân thủ pháp luật, không chồng lấn công tác tham mưu của các phòng nghiệp vụ thuộc Chi cục; không trực tiếp thực hiện cơ chế, chính sách các đối tượng trực tiếp quản lý để đảm bảo khách quan trong công vụ.

c) Khẩn trương rà soát, điều chỉnh Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mối quan hệ công tác của Chi cục Thủy sản, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức kiểm ngư và các phòng, đơn vị trực thuộc Chi cục; Xây dựng Đề án vị trí việc làm sau khi sắp xếp, tổ chức lại bộ máy Chi cục, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo Chi cục phụ trách kiểm ngư, Kiểm ngư viên, đảm bảo địa vị pháp lý độc lập của lực lượng kiểm ngư trong thực thi công vụ. Lãnh đạo Chi cục phụ trách kiểm ngư, công chức kiểm ngư xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định, đồng thời phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.

d) Nghiên cứu kiến nghị Chính phủ bổ sung thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Trưởng trạm Kiểm ngư thuộc cơ quan Kiểm ngư cấp tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu đặc thù hoạt động kiểm ngư trên biển, nhất là áp dụng các biện pháp cần thiết đình chỉ lập tức hành vi vi phạm; tạm giữ, tịch thu tang vật phương tiện vi phạm, không cho phép tái diễn hành vi vi phạm.

2.2. Triển khai phương thức hoạt động phù hợp, chú ý tính chất đặc thù; nâng cao hiệu quả phối hợp thực hiện công tác kiểm ngư:

a) Phương thức hoạt động của lực lượng kiểm ngư gồm thực hiện theo kế hoạch, thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định của pháp luật; trong đó, hình thức hoạt động thường xuyên và đột xuất là hoạt động chủ yếu để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản diễn ra vào bất kỳ thời điểm nào trên ngư trường. Hoạt động kiểm ngư tuân thủ quy trình nghiệp vụ được pháp luật quy định, đáp ứng điều kiện đặc thù, thực hiện phương châm “chủ động, kịp thời, kiên quyết, đúng pháp luật” trong phòng ngừa, ngăn chặn, áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc, nghiêm minh làm thước đo hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm ngư.

b) Phối hợp chặt chẽ các lực lượng thực thi pháp luật trên biển trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, không chồng chéo, đảm bảo tính thống nhất của quản lý Nhà nước chuyên ngành. Kiểm ngư tỉnh tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp hoạt động với các lực lượng liên quan, trước hết là với lực lượng Biên phòng và Công an địa bàn vùng biển và hải đảo. Nội dung phối hợp tập trung những nhiệm vụ trọng tâm, cần thiết của mỗi ngành để tăng cường quản lý hoạt động kinh tế, an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống, xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản và các lĩnh vực có liên quan; xác định rõ trách nhiệm, cơ chế phối hợp, nhất là trong công tác điều tra, xác minh, đấu tranh, xử lý các hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng chất nổ, thiết bị xung điện trong khai thác hải sản, hành vi chống người thi hành công vụ và các hành vi phạm pháp nghiêm trọng khác về bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản; công tác phối hợp kiểm soát, chống khai thác IUU tại cảng cá, cảng biển; đồng thời chú ý công tác bảo đảm cho các hoạt động phối hợp.

c) Triển khai xây dựng đội ngũ cộng tác viên Kiểm ngư theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017. Cộng tác viên kiểm ngư được Kiểm ngư tỉnh lựa chọn từ các địa bàn trọng điểm nghề cá, là người am hiểu về lĩnh vực thủy sản, có năng lực, nhiệt tình, có kinh nghiệm và được tập huấn nghiệp vụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cộng tác viên Kiểm ngư. Cộng tác viên Kiểm ngư được thanh toán chi phí hoạt động và hưởng chế độ về cung cấp tin báo theo quy định của pháp luật; được bảo mật về nguồn tin cung cấp; được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2.3. Tăng cường kỷ luật công vụ, giám sát nội bộ, phòng chống các hành vi tiêu cực trong lực lượng kiểm ngư:

a) Tăng cường kỷ luật công vụ, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kiểm ngư, xây dựng lực lượng kiểm ngư trong sạch, liêm chính. Xây dựng quy chế, nội quy làm việc của kiểm ngư. Thực hiện nghiêm quy định hoán đổi địa bàn công tác trong lực lượng kiểm ngư. Thời hạn chuyển đổi địa bàn công tác của các chức danh Trưởng trạm, Phó Trưởng trạm và Kiểm ngư viên tại các Trạm Kiểm ngư khu vực không quá 24 tháng, khi cần thiết thực hiện điều chuyển ngay mà không chờ đúng thời hạn chuyển đổi. Trang bị đầy đủ thiết bị giám sát hành trình, thông tin liên lạc trên tàu kiểm ngư, đảm bảo kiểm soát, giám sát hoạt động của tàu/xuồng kiểm ngư vào mọi thời điểm trên biển.

b) Thực hiện tốt chế độ, chính sách khen thưởng, động viên gắn với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm kỷ luật trong lực lượng kiểm ngư. Kiên quyết đưa ra khỏi lực lượng các trường hợp tiêu cực, tham nhũng, nhận hối lộ khi thi hành công vụ, nhiệm vụ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các Trạm Kiểm ngư khu vực; lãnh đạo các Trạm nếu để các hành vi vi phạm nghiêm trọng về quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển quản lý kéo dài mà không có biện pháp xử lý, khắc phục hiệu quả hoặc thiếu trách nhiệm, thiếu kịp thời trong ngăn chặn, xử lý vi phạm đã được thông tin, cảnh báo để ngư dân, chính quyền địa phương phản ánh, kiến nghị thì phải thay thế, chuyển đổi không để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ ở vị trí cũ.

3. Nhóm giải pháp về tài chính, đầu tư và chế độ chính sách

3.1. Đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động:

Nhu cầu kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ lực lượng kiểm ngư giai đoạn 2020-2025 là 49.800 triệu đồng, gồm vốn sự nghiệp, đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách tỉnh, vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng nghề cá nguồn, nguồn vốn vay ODA, được xác định cụ thể như sau:

a) Nguồn kinh phí sự nghiệp là 4.200 triệu đồng, gồm:

Sửa chữa, chống xuống cấp nhà làm việc các Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý, Tuy Phong, Phan Thiết (1.500 triệu đồng bố trí năm 2020, 2021); trang bị 02 xuồng kiểm ngư mới cho Tổ Kiểm ngư Bắc Tuy Phong và Nam La Gi (1.800 triệu đồng bố trí năm 2021); mua sắm trang bị thiết bị chuyên dùng và công cụ hỗ trợ hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng kiểm ngư như: Máy bộ đàm, ra đa, ống nhòm hồng ngoại, máy ảnh, máy quay phim, vũ khí, công cụ hỗ trợ (900 triệu đồng bố trí từ 2021-2025).

b) Nguồn vốn đầu tư phát triển là 45.600 triệu đồng, gồm:

- Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng cảng cá, khu tránh bão cho tàu cá: Xây mới Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi kết hợp Văn phòng Đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá La Gi từ Dự án Nâng cấp và mở rộng cảng cá La Gi thuộc Chương trình phát triển thủy sản bền vững (thực hiện năm 2020-2021); Xây mới nhà làm việc Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý kết hợp Văn phòng kiểm soát nghề cá từ Dự án xây dựng Khu tránh bão Phú Quý giai đoạn 2 (thực hiện giai đoạn 2021-2025).

- Vốn dự án Phát triển thủy sản bền vững tỉnh Bình Thuận, vay vốn Ngân hàng Thế giới (2021-2025): Đóng mới 02 tàu công suất 1.000 cv/chiếc (thay thế 02 tàu kiểm ngư công suất 600 cv và 660 cv đã hoạt động từ 18-20 năm), kinh phí 20.000 triệu đồng, thực hiện năm 2022-2023.

- Vốn ngân sách tỉnh kế hoạch 2021-2025 là 18.600 triệu đồng: Xây mới nhà làm việc Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết và Trạm Kiểm ngư khu vực Tuy Phong (kết hợp xây dựng Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại Cảng cá Phú Hài và Cảng cá Phan Rí Cửa); trang bị mới 01 tàu kiểm ngư cho Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý và 04 xuồng kiểm ngư 200 cv/chiếc thay thế 04 ca nô công suất nhỏ 100 cv đã xuống cấp tại các Trạm kiểm ngư khu vực.

3.2. Về kinh phí hoạt động của lực lượng kiểm ngư:

Kinh phí hoạt động kiểm ngư được bảo đảm từ nguồn vốn ngân sách tỉnh theo quy định hiện hành của Trung ương và của tỉnh, gồm: chi phí nhiên liệu tàu/xuồng kiểm ngư; bảo hiểm, sửa chữa tàu/xuồng kiểm ngư; công tác phí đi biển; mua sắm công cụ hỗ trợ; huấn luyện, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ chuyên ngành kiểm ngư; mua tin từ cộng tác viên, xử lý thông tin, tài liệu, vật chứng liên quan đến nghiệp vụ kiểm ngư; vật tư y tế trên các tàu, xuồng kiểm ngư và các khoản chi khác theo quy định.

Bố trí kinh phí hoạt động của Kiểm ngư tỉnh giai đoạn 2021-2025 đảm bảo thực hiện phương án hoạt động tích cực trên biển nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Công văn số 81-CV/TW ngày 20/3/2020, Kế hoạch hành động quốc gia kiểm soát, chống khai thác hải sản IUU đến năm 2025 theo Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 16/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng yêu cầu bức xúc trong kiểm soát, chống khai thác hải sản IUU, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển của tỉnh hiện nay. Việc quản lý, sử dụng kinh phí hoạt động kiểm ngư đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 104/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 và các quy định có liên quan về thanh toán chi phí cho tổ chức, cá nhân được điều động, huy động trong hoạt động kiểm ngư từ nguồn kinh phí ngân sách cấp.

3.3. Về các chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm ngư:

Chế độ, chính sách đối với lực lượng kiểm ngư được thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trước mắt trong giai đoạn đầu thành lập, các chế độ chính sách đối với lực lượng kiểm ngư thực hiện theo quy định hiện hành của Trung ương và tỉnh đối với lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách của lực lượng Kiểm ngư được bố trí trong dự toán kinh phí ngân sách hằng năm của Chi cục Thủy sản theo quy định.

(Chi tiết theo Phụ lục V đính kèm Đề án)

V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thủy sản sau sắp xếp được thu gọn, tinh giảm đầu mối bên trong (từ 05 phòng còn 04 phòng: giảm 01 Phòng Đăng ký tàu cá và Dịch vụ hậu cần nghề cá) phù hợp Nghị quyết số 18- NQ/TW.

2. Thực hiện điều chỉnh, tích hợp, bổ sung chức năng nhiệm vụ khi sắp xếp đầu mối bên trong của Chi cục Thủy sản, đảm bảo các phòng sau sắp xếp quản lý đa năng hơn gắn với bố trí lại biên chế các phòng phù hợp quy định tại Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ về số người tối thiểu làm việc của mỗi phòng (phòng có từ 05 biên chế trở lên) và số lượng cấp Phó Chi cục, cấp phó phòng, trạm.

3. Bảo đảm thực hiện bao quát, toàn diện chức năng tham mưu quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản (quản lý tàu cá, khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hậu cần dịch vụ nghề cá, nuôi trồng thủy sản); tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Chi cục theo quy định của pháp luật.

4. Hình thành được lực lượng Kiểm ngư tỉnh phù hợp quy định Luật Thủy sản năm 2017 và Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức Kiểm ngư địa phương, tạo vị thế pháp lý cho lực lượng chuyên trách bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực thi nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu cấp bách thực tiễn đang đặt ra.

VI. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Thủy sản.

b) Tham mưu Quyết định của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thủy sản phù hợp Đề án được phê duyệt sau khi có ý kiến của Sở Nội vụ; chỉ đạo sắp xếp tổ chức, bộ máy và số lượng người làm việc của lực lượng kiểm ngư theo Đề án vị trí việc làm được phê duyệt và đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm ngư.

c) Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung chỉ tiêu biên chế hành chính của tỉnh (17 biên chế ngạch Kiểm ngư viên, 36 biên chế thuyền viên tàu kiểm ngư) do thành lập mới tổ chức theo quy định của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

d) Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 về cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của lực lượng kiểm ngư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, vốn Trung ương hỗ trợ và các nguồn vốn khác; đồng thời chủ động rà soát, cân đối kinh phí sự nghiệp ngành hằng năm để đảm bảo kinh phí hoạt động kiểm ngư.

đ) Phối hợp cơ quan chức năng (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh) chỉ đạo Chi cục Thủy sản lập kế hoạch trang bị vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ cho lực lượng kiểm ngư để xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.

1.2. Sở Nội vụ:

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Thủy sản.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung chỉ tiêu biên chế hành chính 17 biên chế ngạch Kiểm ngư viên, 36 biên chế hành chính thuyền viên tàu kiểm ngư do thành lập mới tổ chức theo quy định của Chính phủ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

c) Thẩm định Đề án vị trí việc làm, số lượng biên chế viên chức và định biên lao động của lực lượng Kiểm ngư tỉnh trình cấp thẩm quyền quyết định và thông báo để Chi cục Thủy sản thực hiện; hướng dẫn việc bổ nhiệm, tuyển dụng, chuyển đổi, điều chỉnh chức danh công chức, viên chức, người lao động trong lực lượng kiểm ngư.

d) Hướng dẫn việc thực hiện chế độ, chính sách đối với lực lượng Kiểm ngư tỉnh theo quy định.

1.3. Sở Tài chính:

Trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về dự toán kinh phí chi hoạt động, mua sắm, sửa chữa phương tiện, trang thiết bị nghiệp vụ của lực lượng Kiểm ngư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí theo khả năng cân đối của ngân sách địa phương.

1.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu bố trí vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 từ ngân sách tỉnh hoặc lồng ghép các chương trình, dự án Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư xây dựng mới Nhà làm việc các Trạm Kiểm ngư khu vực (gắn với Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại các cảng cá), trang bị mới tàu/xuồng kiểm ngư đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động của Kiểm ngư tỉnh.

1.5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:

Hướng dẫn Chi cục Thủy sản lập kế hoạch trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng cho lực lượng Kiểm ngư tỉnh theo quy định của pháp luật; chỉ đạo cơ quan quân sự địa phương hướng dẫn và phối hợp với các Trạm Kiểm ngư khu vực thực hiện công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản kết hợp nhiệm vụ quốc phòng tại địa bàn vùng biển, đảo.

1.6. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:

a) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, triển khai quy chế phối hợp giữa lực lượng biên phòng với lực lượng kiểm ngư trong hoạt động tuyên truyền pháp luật, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp gắn với bảo vệ an ninh, an toàn khu vực biên giới biển.

b) Hỗ trợ nhân lực, phương tiện phối hợp lực lượng kiểm ngư để xử lý kịp thời các tình huống phức tạp trong vi phạm quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống người thi hành công vụ, gây mất trật tự, trị an trên biển; phối hợp, hỗ trợ điều tra, xác minh, xử lý vi phạm hình sự trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển.

1.7. Công an tỉnh:

a) Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch phối hợp giữa Chi cục Thủy sản, lực lượng kiểm ngư tỉnh với các cơ quan công an trong việc tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các hành vi khai thác IUU; điều tra, xác minh, khởi tố các hành vi phạm pháp hình sự đối với người thi hành công vụ, các hành vi vi phạm nghiêm trọng trên lĩnh vực thủy sản theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

b) Hướng dẫn Chi cục Thủy sản lập kế hoạch trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ cho lực lượng Kiểm ngư tỉnh theo quy định của pháp luật.

1.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án theo trách nhiệm quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn; chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phối hợp lực lượng kiểm ngư tuyên truyền pháp luật về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; chỉ đạo, hỗ trợ lực lượng kiểm ngư kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khai thác IUU trên địa bàn, phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn trên biển; theo dõi, giám sát hoạt động của lực lượng kiểm ngư trên địa bàn đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.

2. Lộ trình triển khai thực hiện

Các công việc tham mưu UBND tỉnh Quyết định thành lập lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Thủy sản hoàn thành trước ngày 29/4/2021.

Lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 04/5/2021./.

 

PHỤ LỤC I

NĂNG LỰC TÀU CÁ VÀ TÌNH HÌNH XỬ LÝ VI PHẠM KHAI THÁC IUU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2015-2019

Biểu 1

THỐNG KÊ NĂNG LỰC TÀU CÁ TỈNH BÌNH THUẬN 2015-2019
(SỐ LƯỢNG, PHÂN NHÓM THEO CÔNG SUẤT)

Năm

Tổng số

<20cv

20-<90cv

90-<300cv

từ 300cv trở lên

Số lượng

Tổng công suất

Số lượng

Công suất

Số lượng

Công suất

Số lượng

Công suất

Số lượng

Công suất

2015

7.209

885.167

2.163

27.833

2.442

105.689

1.459

290.894

1.145

460.751

2016

7.100

993.079

1.980

25.594

2.225

97.889

1.534

308.906

1.361

560.690

2017

7.054

1.066.035

1.939

26.075

2.069

92.469

1.539

310.987

1.507

636.504

2018

6.788

1.121.000

1.667

21.008

1.909

87.537

1.588

319.899

1.624

692.556

2019

6.903

1.177.886

1.667

21.008

1.857

84.992

1.680

338.862

1.717

733.024

 

Biểu 2

BẢNG TỔNG HỢP XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC THỦY SẢN TỪ NĂM 2015 ĐẾN 2019

Hành vi vi phạm

Số vụ vi phạm

Tổng số 5 năm (2015- 2019)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép về nghề

0

0

6

9

0

15

Không có sổ nhật ký khai thác thủy sản

0

0

0

0

2

2

Không ghi nhật ký khai thác thủy sản

0

0

0

0

9

9

Không ghi, ghi không đúng nội dung KTTS

0

0

0

0

7

7

Không ghi hồ sơ quá trình SX KD giống TS

0

0

0

1

0

1

Khai thác HĐS (sò lông, điệp, mực ống) nhỏ

193

26

0

0

0

219

KD thức ăn chăn nuôi không có trong DM

0

0

1

0

0

1

Không đánh dấu nhận biết tàu cá

1

0

0

2

0

3

Không có bảo hiểm thuyền viên

0

0

0

0

0

0

Sử dụng tàu cá không đăng ký, không ĐK lại

1

22

13

29

26

91

Cản trở công tác BVNL Thủy sản

7

11

9

1

0

28

Không có giấy phép KKTS, quá hạn

2

11

8

7

18

46

Không mang theo giấy CNATKTTC, ĐKTC

25

47

32

43

17

164

Hành nghề lặn trái phép (Ko giấy phép lặn)

118

92

29

78

42

359

Không bằng máy trưởng, thuyền trưởng

22

43

41

20

25

151

Giã cào bay sai vùng khai thác+Thời gian cấm

0

0

28

14

16

58

Trang bị an toàn không đầy đủ

77

42

18

43

3

183

Sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn QĐ

218

228

288

106

25

865

Đóng mới tàu cá không có hợp đồng giám sát

0

0

0

0

1

1

KD thuốc thú y không có trong DM

2

0

1

0

0

3

Sử dụng công cụ kích điện trên tàu cá để KTTS

2

33

17

14

21

87

Sử dụng giấy ĐKTC, CNATKTTC quá hạn

42

29

19

55

67

212

Vận chuyển sò lông trong thời gian cấm

22

33

6

1

1

63

Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản

1

0

0

1

0

2

Giã cào bay sai vùng khai thác

28

68

28

40

38

202

Giã cào đáy sai vùng khai thác

24

36

22

16

26

124

Khai thác sò lông nhỏ hơn quy định

0

0

16

39

24

79

Khai thác sò lông trong thời gian cấm

19

30

9

1

0

59

Đóng mới (Cải hoán) tàu cá chưa có văn bản cho phép

2

5

1

2

0

10

Tàng trữ công cụ kích điện trên tàu cá

0

14

10

18

40

82

Tàng trữ chất nổ trên tàu cá

1

0

0

0

0

1

Tàng trữ chất độc trên tàu cá

0

0

0

0

3

3

Thu gom sò lông trong thời gian cấm

1

0

0

0

0

1

Tàng trữ ngư cụ cấm sử dụng

0

0

0

0

29

29

Sử dụng ngư cụ cấm

0

0

0

0

12

12

Không đánh dấu nhận biết tàu cá

0

0

0

0

8

8

Sử dụng ngư cụ chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép

0

0

92

77

0

169

Khai thác trái phép rạn đá ngầm

0

0

1

0

0

1

Lưu giữ san hô và sơ chế từ các loài thủy sinh quý hiếm

0

0

0

1

0

1

Mua bán SP thức ăn TS chưa được phép lưu hành tại VN

0

0

0

2

0

2

Tổng cộng:

848

758

693

620

414

3.333

Tổng số tiền phạt (1.000 đồng):

4.594.850

4.932.500

4.401.500

4.165.550

3.273.850

21.368.250

Số Giấy phép khai thác bị tước quyền:

90

53

56

51

30

280

 

Biểu 3

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TÀU CÁ VÀ NGƯ DÂN TỈNH BÌNH THUẬN VI PHẠM VÙNG BIỂN NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT GIỮ, XỬ LÝ TỪ 2010-2019

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Tổng

Địa phương

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Tàu

Ngư dân

Bình Thuận

7

59

15

192

11

107

5

47

6

44

7

65

13

109

10

98

9

63

5

32

88

816

 (Nguồn cung cấp: Trung tâm Thông tin Kiểm ngư)

 

PHỤ LỤC II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ CỦA CHI CỤC THỦY SẢN

I. Vị trí, chức năng

1. Chi cục Thủy sản là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chi cục theo quy định của pháp luật.

2. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành của pháp luật.

4. Trụ sở của Chi cục đặt tại thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về thủy sản đã được phê duyệt; thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

3. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

4. Thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực thuỷ sản; thực hiện đánh giá tác động của các dự án quy hoạch trong lĩnh vực thủy sản.

5. Tổ chức, thực hiện công tác điều tra, thông tin, thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu và báo cáo về thủy sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thủy sản trên địa bàn tỉnh.

6. Về khai thác thủy sản:

a) Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; cung cấp thông tin về dự báo ngư trường, vùng khai thác, mùa, vụ khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động khai thác thủy sản; hướng dẫn việc phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai trong khai thác thủy sản;

c) Quản lý hoạt động tàu cá trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khai thác thủy sản;

d) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật; các quy định về phân cấp quản lý tàu cá, cảng cá, bến cá, chợ thủy sản đầu mối, vùng, tuyến khai thác thủy sản, khu neo đậu trú bão của tàu cá, đăng ký tàu cá trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi quản lý nhà Nước được giao;

đ) Chỉ đạo Trung tâm đăng kiểm tàu cá tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về lĩnh vực đăng kiểm tàu cá trên địa bàn tỉnh;

e) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế vùng khai thác thủy sản ở sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Về bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản:

a) Tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về danh mục các loài thủy sản cần được bảo tồn, bảo vệ, cần được tái tạo; các biện pháp bảo vệ môi trường các hệ sinh thái thủy sản, bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học thủy sản; danh mục các loài thủy sản đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam và các loài thủy sản khác bị cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các quy định về phương pháp khai thác, nghề, phương tiện, mùa vụ, khu vực khai thác để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về xác lập các khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa của địa phương; quy chế quản lý khu bảo tồn biển và khu bảo tồn vùng nước nội địa do địa phương quản lý thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Hướng dẫn thực hiện việc thành lập, quản lý các khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh và quy định về tiêu chí phân loại khu bảo tồn loài, sinh cảnh, khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh theo phân cấp; tổ chức quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế theo quy định pháp luật.

8. Về hướng dẫn sản xuất nuôi trồng thủy sản:

a) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng chủ lực;

b) Xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng và nguồn gốc khai thác từ tự nhiên;

c) Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

d) Hướng dẫn mùa vụ, đối tượng và cơ cấu thủy sản nuôi trồng tại địa phương, quy trình sản xuất, thu hoạch, phối hợp cơ quan có liên quan điều phối nước phục vụ nuôi trồng; tham gia thực hiện phòng, chống và khắc phục hậu quả dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm nuôi trồng theo quy định;

e) Thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và công bố kết quả kiểm tra theo quy định phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm;

g) Triển khai áp dụng VietGap và các quy phạm nuôi tốt vào nuôi trồng thủy sản, đánh số và thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản nuôi trồng trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

9. Về giống thủy sản:

a) Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thực hiện quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng giống thủy sản;

b) Giám sát khảo nghiệm giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh;

c) Thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại và công bố kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản theo quy định;

d) Kiểm tra, giám sát về chất lượng giống thủy sản;

đ) Thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc giống thủy sản và quản lý chất lượng giống thủy sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

e) Quản lý, giám sát thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ tại các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

10. Về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

a) Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản thực hiện quy định điều kiện sản xuất, kinh doanh và chất lượng thức ăn thủy sản;

b) Thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại và công bố kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản theo quy định;

c) Kiểm tra chất lượng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường thủy sản, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý môi trường và chất lượng nước các vùng nuôi trồng thủy sản, thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản;

e) Phối hợp cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

11. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ và được thu phí và lệ phí thuộc phạm vi quản lý của Chi cục theo quy định của pháp luật.

12. Về thanh tra và kiểm ngư:

a) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và hỗ trợ ngư dân hoạt động khai thác thủy sản theo quy định của pháp luật.

13. Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thủy sản theo quy định; tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển theo quy định của pháp luật; phối hợp điều động lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về thủy sản. Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê hoặc khi có yêu cầu đột xuất của Tổng cục Thủy sản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

14. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm, công chức, viên chức, tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo phân cấp của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

 

PHỤ LỤC III

KHUNG DANH MỤC VỊ TRÍ VIỆC LÀM, YÊU CẦU CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ TỈNH KHI THÀNH LẬP NĂM 2021 VÀ GIAI ĐOẠN SAU 2021 ĐẾN NĂM 2025

TT

Vị trí việc làm

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Nhiệm vụ đảm nhận

Mã Ngạch (Chức danh)

Số người làm việc

Năm 2021

Giai đoạn sau 2021 đến 2025

I

Vị trí lãnh đạo quản lý

 

 

 

 

1

Lãnh đạo Chi cục phụ trách Kiểm ngư

Đại học chuyên ngành thủy sản

- Tham mưu Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý Nhà nước về công tác kiểm ngư; theo dõi, chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Sở Nông nghiệp và PTNT về kết quả hoạt động của lực lượng Kiểm ngư tỉnh; trực tiếp phụ trách các Trạm kiểm ngư khu vực, chỉ đạo việc phối hợp hoạt động giữa Kiểm ngư với các phòng nghiệp vụ, cơ quan liên quan.

- Chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền quy định pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Xử lý vi phạm hành chính trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo thẩm quyền được pháp luật quy định.

25.310 hoặc 25.309

01

01

2

Lãnh đạo Phòng chuyên trách về Kiểm ngư

Đại học chuyên ngành phù hợp

- Tham mưu Lãnh đạo Chi cục công tác pháp chế, hướng dẫn nghiệp vụ kiểm ngư đối với các Trạm Kiểm ngư khu vực, giúp Lãnh đạo Chi cục xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực kiểm ngư theo thẩm quyền.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch trình Lãnh đạo Chi cục; tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình hoạt động kiểm ngư tỉnh.

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm ngư trên vùng nước nội địa của tỉnh; thực hiện chức trách, quyền hạn kiểm ngư viên theo quy định.

25.310

01

01

3

Trạm trưởng Kiểm ngư khu vực

Đại học thủy sản hoặc chuyên ngành phù hợp

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm ngư theo khu vực được phân công quản lý; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Trạm trình lãnh đạo Chi cục và chỉ đạo, điều hành thực hiện sau khi được phê duyệt.

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các kiểm ngư viên, thuyền viên kiểm ngư thuộc quyền quản lý; lập kế hoạch trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho người, tàu/xuồng kiểm ngư của Trạm trình cấp có thẩm quyền; tổ chức cấp phát, quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được phân bổ cho Trạm.

-Tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển; xử lý các hành vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định pháp luật trình cấp có quyền xử lý.

- Tổ chức điều động phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, cứu nạn và các hoạt động liên quan theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Chủ động hoặc phối hợp các cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quy định pháp luật liên quan trên địa bàn phụ trách.

25.310

04

04

4

Phó Trưởng trạm Kiểm ngư khu vực

Đại học thủy sản hoặc chuyên ngành phù hợp

- Giúp Trưởng trạm theo dõi, chỉ đạo một số lĩnh vực công tác theo phân công; xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Trạm trình Trưởng trạm.

- Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, tham gia công tác thanh tra, kiểm tra về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển thuộc khu vực quản lý của Trạm.

- Chủ trì, phối hợp thực hiện tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và quy định pháp luật liên quan trên địa bàn phụ trách.

- Thực hiện chức trách, quyền hạn kiểm ngư viên theo quy định.

25.310

04

04

II

Vị trí chuyên môn nghiệp vụ

 

 

 

 

5

Công chức kiểm ngư (kiểm ngư viên)

Từ Trung cấp thủy sản hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy sản; hướng dẫn ngư dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động thủy sản trên biển thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về thủy sản.

- Thực thi trách nhiệm, quyền hạn kiểm ngư viên khi làm việc tại phòng Thanh tra

- Kiểm ngư, tàu kiểm ngư, Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá, các Tổ Kiểm ngư địa bàn; quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ được cấp phát đúng quy định; thực hiện kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có quyền xử lý theo quy định pháp luật

- Tham mưu xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản trình cấp trên trực tiếp.

- Thực hiện các nhiệm vụ có tính chất phối hợp các cơ quan, lực lượng chức năng theo phân công của cấp có thẩm quyền.

25.310 hoặc 25.311

10

11

6

Thuyền trưởng tàu/ xuồng kiểm ngư

Từ Trung cấp chuyên ngành khai thác, hàng hải hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên

- Chỉ huy, quản lý tàu/xuồng kiểm ngư; điều hành thuyền viên theo nhiệm vụ phân công; xây dựng kế hoạch hành trình, chuẩn bị điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động của tàu; lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng tàu/xuồng kiểm ngư trình Trưởng trạm.

- Chỉ đạo hoặc trực tiếp điều khiển tàu/xuồng kiểm ngư phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, truy đuổi hỗ trợ bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển.

- Tham gia công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên biển khi có lệnh điều động hoặc khi phát hiện tàu cá bị tai nạn trong tình huống khẩn cấp theo quy định.

25.313

10

11

7

Thuyền phó tàu kiểm ngư

Từ trung cấp chuyên ngành khai thác, hàng hải hoặc ngành phù hợp trở lên

- Chịu sự chỉ huy, thực hiện một số nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý tàu, thuyền viên trên tàu theo phân công của thuyền trưởng; thay mặt thuyền trưởng quản lý, điều hành tàu kiểm ngư khi thuyền trưởng vắng mặt trên tàu.

- Chỉ đạo nghiệp vụ, tác nghiệp về hàng hải, nhật ký hành trình, thông tin liên lạc, an toàn phương tiện, phòng chống cháy nổ

- Điều khiển tàu kiểm ngư phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, truy đuổi, hỗ trợ việc bắt giữ, xử lý các hành vi vi phạm về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên biển.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác được thuyền trưởng phân công.

25.313

03

04

8

Máy trưởng tàu kiểm ngư

Từ trung cấp chuyên ngành về động cơ thủy hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên

- Thực hiện nhiệm vụ, mệnh lệnh của thuyền trưởng, chịu trách nhiệm về kỹ thuật toàn bộ hệ thống động lực của tàu.

- Quản lý hồ sơ, lý lịch máy tàu, thiết bị, hệ thống động lực trên tàu.

- Vận hành máy tàu; kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, hệ thống điện, hệ thống tời, neo trên tàu; đảm bảo an toàn hệ thống động lực tàu trước, trong và sau quá trình hoạt động trên biển về nơi neo đậu.

- Giúp thuyền trưởng lập kế hoạch sửa chữa máy móc, thiết bị, hệ thống động lực tàu.

- Hỗ trợ công tác kiểm tra, kiểm soát trên biển khi có yêu cầu.

25.313 hoặc 25.314

03

04

9

Thủy thủ tàu kiểm ngư (viên chức và Hợp đồng lao động)

Từ trung cấp thủy sản hoặc chuyên ngành phù hợp trở lên

- Thực hiện nhiệm vụ trên tàu/xuồng kiểm ngư theo điều động, phân công của thuyền trưởng.

- Tham gia thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, hỗ trợ kiểm ngư viên thực thi pháp luật, xử lý các hành vi vi phạm trên biển.

- Bảo vệ tàu thuyền, phương tiện, trang thiết bị đảm bảo phục vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên vùng biển quản lý.

- Trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển khi có lệnh điều động.

25.313 hoặc 25.314

20

24

III

Vị trí hỗ trợ phục vụ

 

 

 

 

10

Nhân viên hành chính phục vụ

Từ trung cấp chuyên ngành phù hợp trở lên

- Tham mưu báo cáo nhiệm vụ của Trạm theo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu.

- Thực hiện nhiệm vụ Văn thư - Lưu trữ của Trạm theo đúng quy định của pháp luật và Quy chế Văn thư - Lưu trữ của cơ quan ban hành.

- Theo dõi, quản lý công văn đi - đến theo đúng quy định của pháp luật.

- Theo dõi chi phí hoạt động của Trạm, tổng hợp, lập thủ tục thanh toán theo quy định.

- Theo dõi, xử lý tang vật vi phạm

01.005

04

04

Tổng số

 

 

60

68

 

PHỤ LỤC IV

KẾ HOẠCH SẮP XẾP, BỐ TRÍ NHÂN LỰC CHI CỤC THỦY SẢN

Số TT

Tên bộ phận

Số lượng biên chế và người làm việc giao năm 2020

Kế hoạch năm 2021

Kế hoạch sau 2021 đến 2025

Tăng ( +) giảm ( -) năm 2021 và sau 2021 đến năm 2025 so với năm 2020

Ghi chú

Tổng số biên chế được giao 2020

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Năm 2021

Sau 2021 đến 2025

Số biên chế công chức

Biên chế sự nghiệp

Số HĐLĐ theo NĐ 68

Công chức

Biên chế sự nghiệp

HĐLĐ theo NĐ 68 và HĐ LĐ tàu KN

Biên chế công chức

Biên chế sự nghiệp

HĐLĐ theo NĐ 68 và HĐLĐ tàu KN

Biên chế công chức

Biên chế sự nghiệp

HĐLĐ theo NĐ 68 và HĐ LĐ tàu KN

Biên chế công chức

Biên chế sự nghiệp

HĐLĐ theo NĐ 68 và HĐ LĐ tàu KN

1

2

3

4

5

6

7

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

I

Văn phòng Chi cục

28

26

 

2

28

26

 

2

28

26

 

2

-

-

-

-

-

-

 

1

Lãnh đạo Chi cục

3

3

 

 

3

3

 

 

3

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

P. Hành chính - Tổng hợp

6

4

 

2

7

5

 

2

7

5

 

2

 

 

 

 

 

 

 

3

P.Quản lý nghề cá

8

8

 

 

8

8

 

 

8

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

P. Quản lý NTTS

5

5

 

 

5

5

 

 

5

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

P. Thanh tra - Kiểm ngư

5

5

 

 

5

5

 

 

5

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Các Trạm KNKV

41

0

31 (09 HĐ)

10

57

17

14

26

65

18

14

33

+17

0

+16

+1

0

+7

 

1

Trạm KNKV Tuy Phong

11

 

8

3

17

5

5

7

17

5

5

7

5

0

6

0

0

0

 

2

Trạm KNKV Phan Thiết

14

 

11

3

17

5

5

7

17

5

5

7

5

0

3

0

0

0

 

3

Trạm KNKV La Gi

10

 

10

0

17

5

3

9

17

5

3

9

5

0

6

0

0

0

 

4

Trạm KNKV Phú Quý

6

 

2

4

6

2

1

3

14

3

1

10

2

0

1

1

0

7

 

Tổng số

69

26

31

12

85

43

14

28

93

44

14

35

+17

0

+16

+1

0

+7

 

Ghi chú: - Năm 2021: 17 biên chế hành chính tăng thêm là công chức ngạch Kiểm ngư viên bố trí tại các Trạm kiểm ngư khu vực. Ngạch Thuyền viên tàu kiểm ngư gồm 14 biên chế sự nghiệp và 10 HĐ 68/CP (biên chế hiện có năm 2020). Số còn thiếu 16 người, gồm: 12 thuyền viên tàu kiểm ngư và 04 nhân viên hành chính phục vụ thực hiện bằng hình thức hợp đồng lao động.

- Năm 2022-2025: 01 biên chế hành chính tăng thêm (Kiểm ngư viên) và 07 Thuyền viên tàu kiểm ngư tại Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý.

 

PHỤ LỤC V

DỰ TOÁN CHI ĐẦU TƯ VÀ CHI HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ

Biểu số 1

CHI ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, PHƯƠNG TIỆN TUẦN TRA CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM NGƯ

ĐVT: triệu đồng

TT

HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, MUA SẮM

Địa điểm thực hiện

Nhu cầu vốn/ Nguồn vốn thực hiện

Năm 2020

Giai đoạn 2021-2025

Tổng số

Trong đó:

Tổng số

Trong đó:

Vốn SN

Vốn ĐTPT

Vốn SN

Vốn ĐTPT

I

Sửa chữa, chống xuống cấp nhà trạm kiểm ngư

 

500

500

 

1.000

1.000

 

1

Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý

Ngũ Phụng, Phú Quý

500

500

 

 

 

 

2

Trạm Kiểm ngư khu vực Tuy Phong

Phan Rí Cửa, Tuy Phong

 

 

 

500

500

 

3

Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết

Thanh Hải, Phan Thiết

 

 

 

500

500

 

II

Xây mới Trạm Kiểm ngư khu vực kết hợp Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá

 

3.500

 

3.500

10.500

 

10.500

1

Trạm Kiểm ngư khu vực La Gi

Cảng cá La Gi

3.500

 

3.500(1*)

 

 

 

2

Trạm Kiểm ngư khu vực Phú Quý

Cảng cá Phú Quý

 

 

 

3.500

 

3.500(2*)

3

Trạm Kiểm ngư khu vực Phan Thiết

Cảng cá Phú Hài

 

 

 

3.500

 

3.500

4

Trạm Kiểm ngư khu vực Tuy Phong

Cảng cá Phan Rí Cửa

 

 

 

3.500

 

3.500

III

Đầu tư tàu, xuồng kiểm ngư và trang thiết bị

 

 

 

 

34.300

2.700

31.600

1

Trang bị mới 6 ca nô công suất 200 CV/chiếc

 

 

 

 

5.400

1.800

3.600

2

Trang bị mới 3 tàu (công suất từ 750 - 1.000CV)

 

 

 

 

28.000

 

28.000(3*)

3

Trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động tuần tra (máy bộ đàm, ống nhòm hồng ngoại, máy ảnh, máy quay phim, công cụ hỗ trợ, thiết bị giám sát hành trình,… )

 

 

 

 

900

900

 

Tổng cộng

 

4.000

500

3.500

45.800

3.700

42.100

 

Ghi chú: (1*) Nguồn vốn đầu tư từ Dự án Nâng cấp và mở rộng cảng cá La Gi, thực hiện năm 2020 - 2021; (2*) Nguồn vốn đầu tư từ Dự án xây dựng Khu tránh trú bão cho tàu cá Phú Quý giai đoạn 2, năm 2021-2025; (3*) Trong đó có 02 tàu kiểm ngư được đóng mới từ nguồn vốn Dự án Phát triển thủy sản bền vững vay vốn WB, thực hiện giai đoạn 2021 -2025.

 

Biểu 2

DỰ TOÁN KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG KIỂM NGƯ
(Phương án hoạt động tích cực trên biển)

ĐVT: 1.000 đồng

T T

NỘI DUNG CHI

Năm 2021

Giai đoạn 2022-2025

Diễn giải chi tiết

Nhu cầu kinh phí

Diễn giải chi tiết

Nhu cầu kinh phí

1

Chi nhiên liệu tàu, xuồng kiểm ngư

 

5.881.000

 

10.756.000

-

Tàu kiểm ngư (hoạt động 9 tháng/năm; mỗi tháng 20 ngày; mỗi ngày 5 giờ)

01 tàu 660 Cv; 01 tàu 600 Cv; 01 tàu 500 Cv

2.855.000

04 tàu: 01 tàu 500 Cv; 03 tàu 1.000 Cv/chiếc)

6.257.000

-

Xuồng kiểm ngư (hoạt động 9 tháng/năm; mỗi tháng 15 ngày; mỗi ngày 6 giờ)

04 ca nô 100 Cv/chiếc; 01 Ca nô 150 Cv; 02 Ca nô 200 Cv/chiếc hoạt động từ giữa năm 2021

3.026.000

06 ca nô công suất 200 Cv/chiếc và 01 Ca nô 150 Cv

4.499.000

2

Chi mua bảo hiểm tài sản

03 tàu và 07 ca nô

360.000

04 tàu và 07 ca nô

450.000

3

Chi sửa chữa thường xuyên

03 tàu và 07 ca nô

1.000.000

04 tàu và 07 ca nô

1.300.000

4

Trang bị công cụ, dụng cụ trên tàu, xuồng kiểm ngư

03 tàu và 07 ca nô

100.000

04 tàu và 07 ca nô

120.000

5

Chi công tác đi biển (mức chi 250.000 đồng/người/ngày đi biển)

57 người

2.700.000

65 người

3.115.000

6

Chi phối hợp lực lượng biên phòng tuần tra, kiểm soát trên biển

kiểm soát tại cảng cá, khu neo đậu, ngăn chặn giã cào bay

500.000

kiểm soát tại cảng cá, khu neo đậu, ngăn chặn giã cào bay

500.000

7

Chi hoạt động nghiệp vụ kiểm ngư khác

Tập huấn nghiệp vụ; mua tin; thông tin liên lạc; khen thưởng;…

275.000

Tập huấn nghiệp vụ,; mua tin; thông tin liên lạc, khen thưởng;…

350.000

TỔNG CỘNG

10.816.000

 

16.591.000

 



1 Kết quả điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản vùng biển có độ sâu dưới 50 mét nước tỉnh Bình Thuận công bố năm 1997 cho thấy tổng trữ lượng cá biển ước tính 220.000 tấn, khả năng khai thác 100-120 nghìn tấn/năm. Trong đó, cá nổi chiếm 60% tập trung ở 3 ngư trường chính là Phan Thiết, La Gi và đảo Phú Quý, cá đáy chiếm 40%, các bãi cá đáy thường nằm ở độ sâu lớn hơn 30-50 m. Kết quả điều tra cũng cho thấy trữ lượng các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ khá lớn, ước tính trên 50.000 tấn, khả năng khai thác có thể đạt 25.000-30.000 tấn/năm, phân bố chủ yếu dọc theo ven biển ở khu vực từ bờ ra đến 20m nước và tập trung nhiều ở các bãi Lai Khế, Hòn Rơm, Cù Lao Cau, Phan Rí Cửa; Trữ lượng mực từ 10.000-15.000 tấn, phân bố tập trung ở vùng biển ven bờ từ Cà Ná đến Hàm Tân và xung quanh đảo Phú Quý, khả năng cho phép khai thác từ 6.300-7.200 tấn/năm, mực nang xuất hiện quanh năm và mùa khai thác chính là vụ Bắc; Trữ lượng tôm các loại khoảng 1.000-1.200 tấn, khả năng khai thác khoảng 700-800 tấn, trong đó, bãi tôm Phú Quý phân bố rộng ở phía Đông, độ sâu từ 60-250m; là ngư trường tôm biển sâu có triển vọng nhất Việt Nam.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 986/QĐ-UBND ngày 22/04/2021 phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực, hiệu lực, nâng cao hiệu quả hoạt động lực lượng kiểm ngư tỉnh Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.155

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.93.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!