ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 981/QĐ-UBND
|
Ninh Bình, ngày
08 tháng 11 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, BỊ BÃI BỎ
LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến công tác kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị
định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
Thực hiện các Quyết định của
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 3670a/QĐ-BNN-LN ngày
28/10/2024 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Lâm nghiệp
thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; số
3703/QĐ-BNN-LN ngày 30/10/2024 về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa
các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực lâm nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi
chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công
bố kèm theo Quyết định này 02 Danh mục thủ tục hành chính (Phụ lục I) mới
ban hành lĩnh vực Lâm nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Bãi
bỏ 01 Danh mục thủ tục hành chính (Phụ lục II) tại Quyết định số
291/QĐ-UBND ngày 05/4/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc công bố chuẩn hóa
Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Điều 3.
Trách nhiệm thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, UBND cấp huyện có trách nhiệm thực hiện và giải quyết thủ tục hành
chính đảm bảo đúng quy định, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp
nhận và Trả kết quả cấp huyện niêm yết công khai, hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận
và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo đúng quy
định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện và
các cơ quan liên quan cập nhật nội dung thủ tục hành chính tại Điều 1 Quyết định
này trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đảm bảo kịp
thời, đầy đủ, chính xác, đúng quy định. Hoàn thành ngay sau khi nhận được Quyết
định này.
3. Văn phòng UBND tỉnh có trách
nhiệm đăng tải công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ
tục hành chính và Cổng thông tin điện tử tỉnh đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính
xác đúng quy định.
Điều 4.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 5.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính
công; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- VNPT Ninh Bình;
- Lưu: VT,TTTH-CB,VP3,VP7.
MT105/VP7/2024/TTHC-NNPTNT
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN
GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 08/11/2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
TT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Thời hạn giải quyết
|
Địa điểm thực hiện
|
Phí, lệ phí (nếu có)
|
Thực hiện qua dịch vụ BCCI
|
Căn cứ pháp lý
|
Dịch vụ công
trực tuyến
|
Ghi chú
|
Toàn trình
|
Một phần
|
I
|
Lĩnh vực Lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Thanh lý rừng trồng thuộc thẩm
quyền quyết định của địa phương (1.012921.H42)
|
30 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ.
|
Trung tâm Phục vụ hành chính công
|
Không
|
x
|
Nghị định số 140/2024/NĐ-CP
ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
|
|
x
|
|
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP
HUYỆN
TT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Thời hạn giải quyết
|
Địa điểm thực hiện
|
Phí, lệ phí (nếu có)
|
Thực hiện qua dịch vụ BCCI
|
Căn cứ pháp lý
|
Dịch vụ công trực tuyến
|
Ghi chú
|
Toàn trình
|
Một phần
|
I
|
Lĩnh vực Lâm nghiệp
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lập biên bản kiểm tra hiện
trường xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại rừng trồng (1.012922.H42)
|
05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ
|
Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện
|
Không
|
x
|
Nghị định số 140/2024/NĐ-CP
ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
|
|
x
|
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 981/QĐ-UBND ngày 08/11/2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
TT
|
Mã số TTHC
|
Tên TTHC
|
Tên VB QPPL quy định bãi bỏ thủ tục hành chính
|
Ghi chú
|
I
|
Lĩnh vực Lâm nghiệp
|
1
|
1.000065.H42
|
Chuyển loại rừng đối với khu
rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập
|
Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày
18/7/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp
|
Ngày 30/10/2024, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 3703/QĐ-BNN-LN về việc công bố
thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước lĩnh vực lâm
nghiệp và kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
Danh mục TTHC này được ban
hành tại Quyết định số 291/QĐ-UBND ngày 05/4/2024 của UBND tỉnh về việc công
bố chuẩn hóa Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn
tỉnh Ninh Bình.
|
NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI LĨNH VỰC LÂM
NGHIỆP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN,
UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
A. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
1. Tên thủ
tục: Thanh lý rừng trồng thuộc thẩm quyền quyết định của địa phương
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp, tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp
hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử đến Trung tâm Phục vụ
hành chính công tỉnh Ninh Bình (Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn), địa chỉ: đường Nguyễn Bặc, phường Ninh Khánh, thành
phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Cơ quan quản lý chuyên ngành về
lâm nghiệp tại địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ
(sau đây gọi tắt là cơ quan tiếp nhận hồ sơ):
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay về tính đầy đủ, hợp lệ của
thành phần hồ sơ cho tổ chức.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch
vụ bưu chính: trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ
quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ; trường hợp
hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
thông báo bằng văn bản cho tổ chức và nêu rõ lý do.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi
trường điện tử thực hiện theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08
tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường
điện tử: trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ
sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của thành phần hồ sơ;
trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ theo quy định pháp luật, cơ quan tiếp nhận
hồ sơ thông báo cho tổ chức và nêu rõ lý do.
b) Bước 2: Kiểm tra, xác minh
và tổng hợp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng thuộc phạm
vi quản lý của địa phương (sau đây gọi tắt là Cơ quan có thẩm quyền quyết định
thanh lý rừng trồng)
Trong thời hạn 30 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các nhiệm
vụ sau và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng
trồng. Trường hợp rừng trồng không đủ điều kiện thanh lý, cơ quan có thẩm quyền
quyết định thanh lý rừng trồng trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết và nêu rõ
lý do:
b1) Trình cơ quan có thẩm quyền
quyết định thanh lý rừng trồng thành lập Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng.
Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
thành viên Hội đồng gồm: đại diện cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức có rừng
trồng đề nghị thanh lý (nếu có), cơ quan tài chính; chuyên gia, nhà khoa học (nếu
có) và đại diện các cơ quan liên quan khác (nếu có). Hội đồng thẩm định hoạt động
theo chế độ kiêm nhiệm và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng thẩm định
thanh lý rừng trồng thực hiện các nội dung sau:
Trong trường hợp cần thiết, Chủ
tịch Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng tổ chức xác minh, kiểm tra hiện trường.
Thành phần tham gia gồm: đại diện Hội đồng thẩm định; cơ quan quản lý nhà nước
về lâm nghiệp nơi có diện tích rừng đề nghị thanh lý; Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi có rừng đề nghị thanh lý; tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh lý rừng; các
cơ quan liên quan khác (nếu có). Kết quả xác minh, kiểm tra hiện trường được lập
thành biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ
quy định thanh lý rừng trồng;
Tổ chức họp Hội đồng thẩm định:
căn cứ chỉ tiêu nghiệm thu sau khi trồng rừng (đối với rừng trồng trong giai đoạn
đầu tư) hoặc tiêu chuẩn quốc gia về rừng trồng (đối với rừng trồng sau giai đoạn
đầu tư), Hội đồng thẩm định họp, xem xét hồ sơ và các nội dung trong phương án
thanh lý rừng trồng. Trước khi họp Hội đồng, các thành viên Hội đồng gửi ý kiến
bằng văn bản có xác nhận của đơn vị nơi thành viên Hội đồng công tác. Kết quả họp
Hội đồng được lập thành biên bản theo Mẫu
số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày
25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
b2) Sau khi nhận được biên bản
họp của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ lập báo cáo kết quả thẩm định
thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính
phủ quy định thanh lý rừng trồng và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định
thanh lý rừng trồng.
c) Bước 3: Quyết định phê duyệt
Cơ quan có thẩm quyền quyết định
thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quy định theo Mẫu số 08 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ
quy định thanh lý rừng trồng.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp.
- Qua dịch vụ bưu chính.
- Qua môi trường điện tử.
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:
(i) Trường hợp Thanh lý rừng
trồng trong giai đoạn đầu tư
* Hồ sơ do tổ chức có rừng
trồng đề nghị thanh lý rừng trồng nộp:
- Văn bản đề nghị thanh lý rừng
trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định
thanh lý rừng trồng;
- Phương án thanh lý rừng trồng
theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định
thanh lý rừng trồng;
- Biên bản kiểm tra hiện trường,
xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng
trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định của pháp
luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề nghị thanh
lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự
toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt
(dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao biên bản nghiệm thu
khối lượng hàng năm;
- Bản sao báo cáo tài chính
hàng năm;
- Các tài liệu liên quan khác
(nếu có).
* Hồ sơ do cơ quan tiếp nhận
hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng:
- Biên bản xác minh, kiểm tra
hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm
tra hiện trường);
- Biên bản họp Hội đồng thẩm định
thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của
Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;
- Báo cáo kết quả thẩm định
thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của
Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;
- Dự thảo quyết định thanh lý rừng
trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy
định thanh lý rừng trồng;
- Văn bản đề nghị thanh lý rừng
trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy
định thanh lý rừng trồng;
- Phương án thanh lý rừng trồng
theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định
thanh lý rừng trồng;
- Biên bản kiểm tra hiện trường,
xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định
của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề
nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự
toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt
(dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao biên bản nghiệm thu
khối lượng hàng năm;
- Bản sao báo cáo tài chính
hàng năm;
- Các tài liệu liên quan khác
(nếu có).
(ii) Trường hợp thanh lý
rừng trồng sau giai đoạn đầu tư
* Hồ sơ do tổ chức có rừng trồng
đề nghị thanh lý rừng trồng nộp:
- Văn bản đề nghị thanh lý rừng
trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy
định thanh lý rừng trồng;
- Phương án thanh lý rừng trồng
theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định
thanh lý rừng trồng;
- Biên bản kiểm tra hiện trường,
xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định
của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề
nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự
toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt
(dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao báo cáo quyết toán dự
án hoàn thành;
- Các tài liệu liên quan khác
(nếu có).
* Hồ sơ do cơ quan tiếp nhận
hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thanh lý rừng trồng:
- Biên bản xác minh, kiểm tra
hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm
tra hiện trường);
- Biên bản họp Hội đồng thẩm định
thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của
Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;
- Báo cáo kết quả thẩm định
thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của
Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;
- Dự thảo quyết định thanh lý rừng
trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy
định thanh lý rừng trồng;
- Văn bản đề nghị thanh lý rừng
trồng theo Mẫu số 03 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy
định thanh lý rừng trồng;
- Phương án thanh lý rừng trồng
theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định
thanh lý rừng trồng;
- Biên bản kiểm tra hiện trường,
xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng. Trường hợp biên bản kiểm tra hiện trường được lập theo quy định
của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực, tổ chức có rừng trồng đề
nghị thanh lý được sử dụng biên bản đó để thực hiện thủ tục thanh lý rừng trồng;
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự
toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt
(dự án, đề tài…) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bản sao báo cáo quyết toán dự
án hoàn thành;
- Các tài liệu liên quan khác
(nếu có).
(iii) Trường hợp thanh lý rừng
trồng xảy ra trước ngày Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính
phủ quy định thanh lý rừng trồng
- Biên bản xác minh, kiểm tra
hiện trường, xác định mức độ thiệt hại rừng theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng (trong trường hợp Hội đồng thẩm định có tổ chức xác minh, kiểm
tra hiện trường);
- Biên bản họp Hội đồng thẩm định
thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 06
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của
Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;
- Báo cáo kết quả thẩm định
thanh lý rừng trồng theo Mẫu số 07
tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của
Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng;
- Dự thảo quyết định thanh lý rừng
trồng theo Mẫu số 08 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy
định thanh lý rừng trồng;
- Tờ trình đề nghị thanh lý rừng
trồng không thành rừng;
- Bản sao hồ sơ thiết kế, dự
toán trồng rừng;
- Bản sao quyết định phê duyệt
dự án;
- Biên bản xác minh hiện trường
có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có rừng trồng không thành rừng;
- Phương án thanh lý rừng trồng.
1.4. Thời hạn giải quyết: 30
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tổ chức
1.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định
thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh quy định.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Quyết định thanh lý rừng trồng của cơ quan có thẩm quyền quyết
định thanh lý rừng trồng thuộc phạm vi quản lý của địa phương do Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh quy định theo mẫu số 08
kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định
thanh lý rừng trồng.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai: không
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 7,
khoản 1, 3 Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024
của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
Mẫu
số 02
CƠ QUAN CHUYÊN
MÔN CẤP HUYỆN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
...., ngày....
tháng.... năm.....
|
BIÊN
BẢN
Kiểm
tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng Chủ rừng/Chủ đầu tư
dự án: …….
Căn cứ Nghị định số
…/2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;
Căn cứ văn bản số ….ngày ….
tháng …. năm …. của tổ chức….(Tên tổ chức có rừng trồng bị thiệt hại) đề nghị
kiểm tra tra hiện trường xác định, nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng do (ghi
nguyên nhân……….) gây ra;
Hôm nay, ngày … tháng …. năm ….
tại: địa chỉ lô rừng….thôn… xã/phường/thị trấn ….huyện….. tỉnh…..
Chúng tôi gồm:
I. THÀNH PHẦN
1. Cơ quan chuyên môn cấp huyện…..……..……..
2. Ủy ban nhân dân xã/phường/
thị trấn……..……..
3. Đơn vị chủ rừng/Chủ đầu tư dự
án……..……..
4. Cơ quan chuyên môn xác định
nguyên nhân (phòng chống thiên tai/cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thực vật).
5. Cơ quan/đơn vị khác có liên
quan (nếu có)
II. NỘI DUNG
Biên bản kiểm tra hiện trường gồm
các nội dung chính sau:
- Xác định rừng thiệt hại: (Xác
định địa điểm rừng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu); loại rừng trồng; xác định
diện tích, loài cây trồng, năm trồng, mật độ trồng, mật độ tại thời điểm xác
minh, tình hình sinh trưởng);
- Xác định nguyên nhân bị thiệt
hại và thời điểm xảy ra thiệt hại: (Xác định rõ các nguyên nhân và thời gian
xảy ra thiệt hại);
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT KIẾN
NGHỊ
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Biên bản gồm…. trang; được lập
thành … bản, đã được các thành viên tham gia nhất trí, không có ý kiến khác và kết
thúc công tác kiểm tra hiện trường vào hồi ….. giờ …. phút ngày … tháng …. năm
….
THÀNH
PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
(Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký, chức vụ, cơ quan)
Mẫu
số 03
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
THANH LÝ RỪNG TRỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:…./…
V/v đề nghị thanh lý rừng trồng
|
...., ngày....
tháng.... năm....
|
Kính
gửi: ………………….
Các căn cứ pháp lý:
Căn cứ Nghị định số:
.../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng
trồng;
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tổ chức……. (Tên tổ chức có rừng
trồng đề nghị thanh lý) đề nghị thanh lý rừng trồng với các nội dung chính sau:
1. Thông tin chung khu rừng đề
nghị thanh lý
- Loại rừng:………………………………………………………………
- Diện tích rừng trồng, loài
cây trồng cần được thanh lý:…………………
- Địa điểm rừng trồng thanh lý
(lô, khoảnh, tiểu khu):……………………..
- Thời gian đầu tư (năm trồng,
năm kết thúc theo quyết định phê duyệt dự án/phương
án):……………………………………………………………………
- Nguồn vốn đầu
tư:………………………………………………………..
- Giá trị đầu tư:
……………………………………………………………
2. Nguyên nhân đề nghị thanh
lý
(Ghi rõ thời điểm xảy ra thiệt
hại theo nguyên nhân cụ thể quy định tại Điều 4 Nghị định số: …../2024/NĐ-CP
ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng).
3. Rừng trồng đề nghị thanh
lý, ước tính thiệt hại
- Địa điểm và diện tích đề nghị
thanh lý thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích):
…………………………………………………………………………
- Ước tính mức độ thiệt hại:
……………………………………………….
- Giá trị thiệt hại:
………………………………..…………………………
4. Nội dung đề nghị thanh lý
- Xác định diện tích rừng trồng
bị thiệt hại đề nghị thanh lý (lô, khoảnh, tiểu
khu):……………………………………………………………………….
- Xác định giá trị thiệt hại:…………………………………………………
- Hình thức thanh lý:
………………………………………………………
5. Chi phí thực hiện thanh
lý và quản lý sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng (nếu có)
a) Dự toán chi phí thanh lý:
………………………………………………..
b) Ước tính số tiền thu được từ
bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có):
…………………………………………………………………..
c) Quản lý sử dụng số tiền thu
được từ thanh lý: ……….…………………
(Căn cứ tình hình thực tế, tổ
chức có rừng trồng đề nghị thanh lý đề xuất các nội dung trên phù hợp với Điều 12
Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về
thanh lý rừng trồng)
6. Đề xuất kế hoạch phục hồi
rừng sau thanh lý
7. Trách nhiệm tổ chức thực
hiện
8. Hồ sơ kèm theo
(Liệt kê các tài liệu theo
quy định tại Điều 9 Nghị định này)
Tổ chức…. trình thanh lý rừng
trồng kính đề nghị …… .
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan tài chính;
- ...........;
- Lưu: ....
|
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
THANH LÝ RỪNG TRỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
Mẫu
số 04
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
THANH LÝ RỪNG TRỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
...., ngày....
tháng.... năm....
|
PHƯƠNG
ÁN THANH LÝ RỪNG TRỒNG
Chủ
rừng/Chủ đầu tư dự án: ….
Kính
gửi: ………….…….
Các căn cứ pháp lý:
Căn cứ Nghị định số:
…../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng
trồng;
………………………………………………………………………..
Tổ chức (Tên cơ quan/đơn vị có
rừng trồng đề nghị thanh lý) trình phương án thanh lý rừng trồng các nội dung
chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ KHU RỪNG
TRỒNG ĐỀ NGHỊ THANH LÝ
1. Tên khu rừng trồng đề nghị
thanh lý (lô, khoảnh, tiểu khu): …………..
2. Địa điểm rừng trồng thanh
lý:…………………………………………..
3. Diện tích rừng trồng đề nghị
thanh lý được xác định theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13458: 2021 về phương pháp
xác định diện tích rừng bị thiệt hại (có bản đồ đính kèm):
4. Loại rừng:……………………………………………………………….
5. Loài cây trồng:
………………………………………………………….
6. Thời gian giai đoạn đầu tư
(năm trồng, năm kết thúc):…………………..
7. Mật độ theo thiết kế:
……………………………………………………
8. Số cây còn lại trên diện
tích đề nghị thanh lý: bình quân cây/ha hoặc số cây/toàn diện tích đề nghị
thanh lý (nếu có): …………………………………..
9. Giá trị đầu tư ban đầu:
…………………………………………………..
10. Nguồn vốn đầu tư, thuộc
chương trình/dự án …. ……………………
11. Mật độ hiện tại (đối với rừng
trồng trong giai đoạn đầu tư) hoặc hiện trạng rừng
(đối với rừng trồng sau giai đoạn
đầu tư): ………….……….………..
12. Khối lượng lâm sản hiện tại
(nếu có): ………………………………
Mô tả phương pháp tính toán
khối lượng, kèm theo các chỉ số đo đếm và tính toán, có biên bản xác minh.
II. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1. Xác định rừng thiệt hại: (Xác
định địa điểm rừng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu); loại rừng trồng; xác định
diện tích, loài cây trồng, năm trồng, mật độ trồng, mật độ tại thời điểm xác
minh, tình hình sinh trưởng).
2. Xác định nguyên nhân bị thiệt
hại và thời điểm xảy ra thiệt hại: ………..
3. Ước tính khối lượng, giá trị
lâm sản bị thiệt hại (nếu có): (Được tính toán theo từng lô, nếu rừng chưa
có trữ lượng thì tính toán kinh phí đã đầu tư (trồng, chăm sóc, bảo vệ, vv...)
theo số năm đầu tư. Đối với rừng đã có trữ lượng thì tính toán khối lượng bị
thiệt hại, ước tính giá trị thiệt hại theo giá tại thời điểm xảy ra thiệt hại).
4. Hình thức thanh
lý:……………………………………………………..
5. Đề xuất chi phí thực hiện
thanh lý và quản lý sử dụng tiền thu được từ thanh lý rừng (nếu có):
a) Dự toán chi phí thực hiện
thanh lý: …………………………………….
b) Ước tính số tiền thu được từ
bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu
có): ……………………………………………………………………
c) Quản lý sử dụng số tiền thu
được từ bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có):
………………………………………………………………
(Căn cứ tình hình thực tế, tổ
chức đề nghị thanh lý đề xuất các nội dung trên phù hợp với Điều 12 Nghị định
này)
6. Đề xuất kế hoạch phục hồi lại
rừng sau thanh lý (bao gồm cả giải pháp để giữ lại những cây còn khả năng phục
hồi được thống kê, kiểm đếm theo mục 8 phần I phương án này).
7. Tổ chức thực hiện.
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Nơi nhận:
- Như trên;
- ...........;
- Lưu: ....
|
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
T
HANH LÝ RỪNG TRỒNG
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
Mẫu
số 05
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.....,
ngày... tháng.... năm....
BIÊN
BẢN
Xác
minh, kiểm tra hiện trường xác định thiệt hại rừng trồng Chủ rừng/Chủ đầu tư Dự
án
I. THÀNH PHẦN
(Theo quy định tại điểm a
khoản 4 Điều 10 Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính
phủ quy định về thanh lý rừng trồng)
II. NỘI DUNG
Biên bản xác minh, kiểm tra hiện
trường gồm các nội dung chính sau:
1. Xác định rừng thiệt hại: (Xác
định địa điểm rừng trồng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu); loại rừng trồng;
xác định diện tích, loài cây trồng, năm trồng, mật độ trồng, mật độ tại thời điểm
xác minh, tình hình sinh trưởng);
2. Xác định nguyên nhân bị thiệt
hại và thời điểm xảy ra thiệt hại: (Xác định rõ các nguyên nhân và thời gian
xảy ra thiệt hại).
3. Ước tính khối lượng, giá trị
lâm sản bị thiệt hại (nếu có): (Được tính toán theo từng lô rừng, nếu rừng
chưa có trữ lượng thì tính toán kinh phí đã đầu tư (trồng, chăm sóc, bảo vệ…)
theo số năm đầu tư đã thanh toán cho đối tượng trồng rừng. Đối với rừng trồng
có trữ lượng thì tính toán khối lượng bị thiệt hại, giá trị thiệt hại theo giá
tại thời điểm xảy ra thiệt hại).
4. Ước tính giá trị lâm sản thu
được nếu thực hiện thanh lý: ……………….
III. ĐỀ XUẤT CỦA ĐOÀN XÁC
MINH, KIỂM TRA
1. Trường hợp rừng đủ điều kiện
thanh lý
a) Hình thức thanh
lý:……………………………………………………….
b) Xác định chi phí thực hiện
thanh lý và số tiền thu được từ thanh lý (nếu có):…..
c) Nội dung chi phí thanh
lý:…………………………………………
d) Ước tính số tiền thu được từ
bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có):………………………………………………………
đ) Đề xuất kế hoạch phục hồi rừng
sau thanh lý:…………………………..
e) Các nội dung khác có liên
quan:
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
2. Trường hợp rừng có khả năng
phục hồi (áp dụng các biện pháp lâm sinh để phục hồi theo quy định của pháp luật
về lâm nghiệp)
a)
…………………………………………………………………………….
b)…………………………………………………………………………….
Biên bản gồm …. trang; được lập
thành … bản và đã được các thành phần tham gia nhất trí, không có ý kiến khác
và kết thúc hồi ….. giờ …. phút ngày … tháng …. năm ….
THÀNH
PHẦN ĐOÀN XÁC MINH, KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
(Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký, chức vụ, cơ quan)
Mẫu
số 06
HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
|
..., ngày....
tháng.... năm....
|
BIÊN
BẢN HỌP
Hội
đồng thẩm định thanh lý rừng trồng
I. THÀNH PHẦN
(Theo quy định tại điểm a
khoản 4 Điều 10 Nghị định số: …../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính
phủ quy định về thanh lý rừng trồng)
II. NỘI DUNG HỌP THẨM ĐỊNH
Hội đồng họp thẩm định hồ sơ đề
nghị thanh lý rừng trồng của Chủ rừng/Chủ đầu tư dự án ……
III. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH
1. Tính đầy đủ của hồ
sơ:………………………………………………….
2. Đánh giá sự cần thiết phải thanh
lý rừng trồng, tính phù hợp của việc thanh lý rừng trồng với các quy định hiện
hành của nhà nước:………………….
3. Đánh giá chi tiết, cụ thể
các nội dung của phương án thanh lý rừng trồng của chủ rừng/chủ đầu tư dự án với
các nội dung cụ thể:……………………
a) Thông tin về diện tích rừng
trồng thanh lý
- Tên chủ rừng/chủ đầu tư dự án
có rừng trồng đề nghị thanh lý:………....
- Tên khu rừng trồng đề nghị
thanh lý:……………………………………..
- Địa điểm rừng trồng thanh
lý:……………………………………………..
- Diện tích rừng trồng đề nghị
thanh lý:……………………………………
- Loại rừng:…………………………………………………………………
- Loài cây trồng:……………………………………………………………
- Năm trồng:………………………………………………………………..
- Mật độ theo thiết kế:……………………………………………………...
- Mật độ hiện tại (đối với rừng
trồng trong giai đoạn đầu tư):…………….
- Khối lượng lâm sản hiện tại:…………………………………………..
- Giá trị đầu
tư:……………………………………………………………..
- Nguồn vốn đầu tư, thuộc
chương trình/dự án …..…………………….....
- ………………………………………………………………………….
b) Nguyên nhân thiệt hại và thời
điểm xảy ra thiệt hại:…………………
c) Ước tính khối lượng, giá trị
lâm sản bị thiệt hại (nếu có):…………….
d) Hình thức thanh
lý:…………………………………………………….
đ) Chi phí thực hiện thanh lý
(nếu có):…………………………………….
e) Ước tính số tiền thu được từ
bán lâm sản thu được từ thanh lý rừng trồng (nếu có):……………………………………………………………………
g) Kế hoạch phục hồi lại rừng
sau thanh lý:……………………
h) Tổ chức thực hiện:
(Thành viên Hội đồng thẩm định
có ý kiến đánh giá cụ thể đối với các nội dung theo phương án của chủ rừng và kết
quả thẩm định)
i) Kết quả tổng hợp nội dung thẩm
định thể hiện theo bảng sau:
TT
|
Nội dung phương án
|
Đề xuất phương án của chủ rừng
|
Ý kiến của Hội đồng thẩm định
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV. KẾT LUẬN
1. Nhận
xét:……………………………………………………………….…
2. Kiến nghị:………………………………………………………………....
- Đối với cơ quan có thẩm quyền
quyết định thanh lý rừng trồng:………….
- Đối với chủ rừng/chủ đầu tư dự
án:……………………………….....…….
- Đối với các cơ quan khác (nếu
có):…………………………………...……
Biên bản gồm …. trang; được lập
thành … bản và đã được các thành phần tham gia nhất trí, không có ý kiến khác
và kết thúc hồi ….. giờ …. phút ngày … tháng …. năm ….
THÀNH
PHẦN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
(Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký, chức vụ, cơ quan)
Mẫu
số 07
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:….
|
..., ngày....
tháng.... năm.....
|
BÁO
CÁO
Kết
quả thẩm định thanh lý rừng trồng
Kính
gửi: ………….(Cơ quan thẩm quyền phê duyệt)
Căn cứ Nghị định số:
…../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng
trồng;
Căn cứ Biên bản họp của Hội đồng
thẩm định thanh lý rừng trồng ngày …..tháng ….năm ….đối với chủ rừng/chủ đầu tư
dự án….
Sau khi thẩm định, (Tên cơ
quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng đối với chủ rừng/chủ
đầu tư dự án…. như sau:
I. TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG CHỦ
YẾU
1. Tên chủ rừng/chủ đầu tư dự
án có rừng trồng đề nghị thanh lý: ………
2. Tên khu rừng trồng đề nghị
thanh lý: …………………………………
3. Thông tin về diện
tích rừng bị thiệt hại
- Địa điểm rừng trồng thanh lý:
(có bản đồ đính kèm, trường hợp đã có hồ sơ thì không cần quy định bản đồ).
- Diện tích rừng trồng đề nghị
thanh lý:…………………………………..
- Loại rừng:…………………………………………………………………
- Loài cây trồng:……………………………………………………………
- Năm trồng:………………………………………………………………..
- Mật độ theo thiết kế:……………………………………………………..
- Mật độ hiện tại (đối với rừng
trồng trong giai đoạn đầu tư):……………
- Khối lượng lâm sản hiện tại:…………………………………………
- Giá trị đầu
tư:……………………………………………………………..
- Nguồn vốn đầu tư, thuộc
chương trình/dự án …. ……………………….
- ……………………………………………………………………………
4. Lý do đề nghị thanh lý (nêu
rõ nguyên nhân thiệt hại và thời điểm xảy ra thiệt hại):
II. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH
1. Đánh giá sự cần thiết phải
thanh lý rừng trồng, tính phù hợp của việc thanh lý rừng trồng với các quy định
hiện hành của Nhà nước:………………….
2. Đánh giá chi tiết, cụ thể
các nội dung của Phương án thanh lý rừng trồng của chủ rừng/chủ đầu tư dự
án:…………………………………………………
III. KẾT LUẬN
1. Nhận xét.
2. Kiến nghị:
- Đối với chủ rừng/chủ đầu tư dự
án:……………………………………
- Đối với cơ quan có thẩm quyền
quyết định thanh lý rừng trồng:………
- Đối với các cơ quan khác (nếu
có):……………………………………..
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu:…
|
THỦ TRƯỞNG CƠ
QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)
|
Mẫu
số 08
CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH
THANH LÝ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:..../....
|
..., ngày....
tháng.... năm ....
|
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc thanh lý rừng trồng
TÊN
CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ
và cơ cấu tổ chức của...;
Căn cứ Nghị định số:
…../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng
trồng;
Các căn cứ pháp lý khác có
liên quan;
Xét đề nghị của ... tại Tờ
trình số... ngày… tháng… năm... và hồ sơ kèm theo;
Theo đề nghị của (Tên cơ
quan/đơn vị thẩm định) tại Báo cáo kết quả thẩm định số …. ngày... tháng … năm
…...
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Thanh lý rừng trồng
đối với diện tích rừng trồng bị thiệt hại do ……….. của chủ rừng/chủ đầu tư dự
án với các nội dung chủ yếu sau:
1. Thông tin chung về rừng trồng
được thanh lý
a) Tên khu rừng trồng đề nghị
thanh lý: …………………………………
b) Địa điểm rừng trồng thanh
lý: …………………………………………
c) Diện tích rừng trồng đề nghị
thanh lý: …………………………………
d) Loại rừng:
…………………………………………………………….
đ) Loài cây trồng:…………………………………………………………
e) Năm trồng:…………………………………………………………….
g) Mật độ theo thiết kế:…………………………………………………..
h) Mật độ hiện tại (đối với rừng
trồng trong giai đoạn đầu tư):………….
i) Giá trị đầu tư:………………………………………………………….
k) Nguồn vốn đầu tư, thuộc
chương trình/dự án:…………………....…..
2. Hình thức thanh
lý:…………………………………………………….
3. Các nội dung khác (nếu có):
..................................................................
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Đối với chủ rừng: (Trong
đó nêu rõ trách nhiệm hoàn thiện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện
phục hồi rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh sau thanh lý rừng)
2. Đối với các cơ quan liên
quan:
Điều 3. Trách nhiệm của
các cơ quan liên quan thi hành Quyết định./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu:…
|
CƠ QUAN QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
B. THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Tên thủ
tục: Lập biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại
rừng trồng
1.1. Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Nộp, tiếp nhận hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc
kể từ ngày kết thúc đợt thiên tai, dịch bệnh, tổ chức gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ phận
Một cửa của UBND cấp huyện.
Cơ quan kiểm lâm cấp huyện hoặc
cơ quan chuyên môn cấp huyện được giao (sau đây gọi là cơ quan chuyên môn cấp
huyện):
b) Bước 2: Tổ chức kiểm tra hiện
trường
Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan chuyên môn cấp huyện tổ chức kiểm
tra hiện trường để xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại rừng trồng. Thành phần
đoàn kiểm tra hiện trường gồm đại diện: cơ quan chuyên môn cấp huyện; Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có rừng bị thiệt hại; chủ rừng hoặc chủ đầu tư dự án có rừng
bị thiệt hại; cơ quan chuyên môn cấp huyện xác định nguyên nhân (cơ quan phòng
chống thiên tai đối với các nguyên nhân: Do thiên tai theo quy định của pháp luật
về phòng chống thiên tai, gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc,
sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc
dòng chảy hoặc hạn hán; nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng
do tự nhiên, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các
loại thiên tai, sự cố, thảm họa khác hoặc cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thực
vật đối với các nguyên nhân do dịch sâu, bệnh và sinh vật khác gây hại rừng (nếu
có).
c) Bước 3: Lập Biên bản kiểm
tra hiện trường
Kết quả kiểm tra hiện trường được
cơ quan chuyên môn cấp huyện lập thành biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ- CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng.
1.2. Cách thức thực hiện: không
quy định
1.3. Thành phần, số lượng hồ
sơ: 01 bộ hồ sơ, gồm:
Văn bản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo
Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh lý rừng
trồng.
1.4. Thời hạn giải quyết: 05
ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Tổ chức
1.6. Cơ quan giải quyết thủ
tục hành chính:
Cơ quan kiểm lâm cấp huyện hoặc
cơ quan chuyên môn cấp huyện được giao.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính: Biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng
trồng theo Mẫu số 02 tại Phụ lục
ban hành kèm theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy
định thanh lý rừng trồng.
1.8. Phí, lệ phí (nếu có): không
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ
khai:
Văn bản đề nghị xác nhận theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024 của Chính phủ quy định thanh
lý rừng trồng.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực
hiện thủ tục hành chính (nếu có):
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ
tục hành chính:
Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 7,
khoản 1, 3 Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 140/2024/NĐ-CP ngày 25/10/2024
của Chính phủ quy định thanh lý rừng trồng.
Mẫu
số 01
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
THANH LÝ RỪNG TRỒNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …./…
V/v đề nghị xác định nguyên nhân thiệt hại rừng trồng
|
....., ngày....
tháng.... năm....
|
Kính
gửi: Cơ quan chuyên môn cấp huyện.
Căn cứ Nghị định số:
…../2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng
trồng;
………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………..
Tổ chức……. (Tên tổ chức có rừng
trồng đề nghị thanh lý) đề nghị xác định nguyên nhân bị thiệt hại do ……….. với
nội dung cụ thể như sau:
1. Thông tin chung khu rừng
bị thiệt hại
- Loại rừng
:………………………………………………………………..
- Địa điểm rừng trồng bị thiệt
hại (lô, khoảnh, tiểu khu):…………………
- Diện tích rừng trồng, loài
cây bị thiệt hại:
2. Nguyên nhân bị thiệt hại
và thời điểm xảy ra thiệt hại
- Nguyên nhân bị thiệt hại:
…………………………………...…………
- Thời điểm xảy ra thiệt hại:……………………...…….………………..
3. Tình hình thiệt hại, ước
tính thiệt hại
- Diện tích thiệt hại:
…………………………………..…………………….
- Địa điểm thiệt hại (lô, khoảnh,
tiểu khu): ……….……………………….
- Ước tính mức độ thiệt hại:
……………………………..…………………
- Ước tính giá trị thiệt hại:
…………………………….…………………… Tổ chức…. kính đề nghị …… cơ quan ….. xác định nguyên
nhân, thiệt hại rừng trồng để làm căn cứ đề nghị thanh lý rừng trồng theo quy định.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ...........;
- Lưu: ....
|
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
|
Mẫu
số 02
CƠ QUAN CHUYÊN
MÔN CẤP HUYỆN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: …/….
|
...., ngày....
tháng.... năm.....
|
BIÊN
BẢN
Kiểm
tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng
Chủ
rừng/Chủ đầu tư dự án: …….
Căn cứ Nghị định số
…/2024/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2024 của Chính phủ quy định về thanh lý rừng trồng;
Căn cứ văn bản số ….ngày ….
tháng …. năm …. của tổ chức….(Tên tổ chức có rừng trồng bị thiệt hại) đề nghị
kiểm tra tra hiện trường xác định, nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng do (ghi
nguyên nhân……….) gây ra;
Hôm nay, ngày … tháng …. năm ….
tại: địa chỉ lô rừng….thôn… xã/phường/thị trấn ….huyện….. tỉnh…..
Chúng tôi gồm:
I. THÀNH PHẦN
1. Cơ quan chuyên môn cấp huyện…..
……..
……..
2. Ủy ban nhân dân xã/phường/
thị trấn
……..
……..
3. Đơn vị chủ rừng/Chủ đầu tư dự
án
……..
……..
4. Cơ quan chuyên môn xác định
nguyên nhân (phòng chống thiên tai/cơ quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thực vật).
5. Cơ quan/đơn vị khác có liên
quan (nếu có)
II. NỘI DUNG
Biên bản kiểm tra hiện trường gồm
các nội dung chính sau:
- Xác định rừng thiệt hại: (Xác
định địa điểm rừng bị thiệt hại (lô, khoảnh, tiểu khu); loại rừng trồng; xác định
diện tích, loài cây trồng, năm trồng, mật độ trồng, mật độ tại thời điểm xác
minh, tình hình sinh trưởng);
- Xác định nguyên nhân bị thiệt
hại và thời điểm xảy ra thiệt hại: (Xác định rõ các nguyên nhân và thời gian
xảy ra thiệt hại);
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT KIẾN
NGHỊ
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Biên bản gồm…. trang; được lập
thành … bản, đã được các thành viên tham gia nhất trí, không có ý kiến khác và
kết thúc công tác kiểm tra hiện trường vào hồi ….. giờ …. phút ngày … tháng ….
năm ….
THÀNH
PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
(Ghi đầy đủ họ và tên, chữ ký, chức vụ, cơ quan)