ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 944/QĐ-UBND
|
Điện
Biên, ngày 02 tháng 10 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TRỢ CẤP GẠO TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỂ HỖ TRỢ NGƯỜI
DÂN NGHÈO THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN
TUẦN GIÁO, MƯỜNG CHÀ, MƯỜNG NHÉ, MƯỜNG ẢNG TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2019-2026
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày
15/11/2017;
Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững
đối với 62 huyện nghèo;
Căn cứ Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân
tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg
ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu
quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 886/QĐ-TTg
ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu
phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Văn bản số 6582/BNN-TCLN
ngày 09/9/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hỗ trợ gạo
cho các địa phương thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng;
Xét Tờ trình số 1947/TTr-SNN ngày
26/9/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án trợ cấp gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia để hỗ
trợ người dân nghèo thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
các huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Nhé, Mường Ảng, tỉnh Điện Biên, giai đoạn
2019-2026, với một số nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Trợ cấp gạo từ nguồn dự trữ Quốc gia để hỗ
trợ người dân nghèo thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn
các huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Nhé, Mường Ảng, tỉnh Điện Biên giai đoạn
2019- 2026.
2. Mục tiêu của Đề án: Đảm bảo nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ gạo nhằm
góp phần đảm bảo đời sống, xóa đói, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân
nghèo tham gia thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định số
75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ trên địa bàn các huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng,
Mường Nhé, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2026.
3. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé, tỉnh
Điện Biên.
4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 - 2026.
5. Khối lượng gạo trợ cấp
Tổng nhu cầu khối lượng gạo trợ cấp:
14.172.415 kg. Trong đó:
- Năm 2019: 1.487.220 kg.
- Năm 2020: 1.870.800 kg.
- Năm 2021: 2.236.580 kg.
- Năm 2022: 1.478.340 kg.
- Năm 2023: 1.488.140 kg.
- Năm 2024: 1.605.700 kg.
- Năm 2025: 1.878.800 kg.
- Năm 2026: 2.126.835 kg.
6. Nguồn trợ cấp gạo: Từ nguồn dự trữ quốc gia.
(Có
Đề án kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hàng
năm, UBND các huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé và Ban quản lý rừng
phòng hộ các huyện Tuần Giáo, Mường Chà có trách nhiệm rà soát, xác định cụ thể
đối tượng, khối lượng gạo trợ cấp; lập danh sách đối tượng, khối lượng gạo cần
trợ cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ kế hoạch hỗ trợ gạo hàng năm
của Trung ương, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền để tổ chức tiếp nhận,
cấp phát gạo hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia thực hiện Đề án.
2. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành, các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực
hiện Đề án; tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai Đề
án để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng quy định hiện hành của Nhà nước; kịp
thời báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị khắc phục những tồn tại,
hạn chế trong quá trình thực hiện.
3. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư, sự nghiệp để thực hiện các
chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn các
địa phương, đơn vị sử dụng có hiệu quả, đúng quy định nguồn vốn được phân bổ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện Tuần
Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé; Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ các
huyện Mường Chà, Tuần Giáo và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh;
- LĐ UBND tỉnh;
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN(TVH).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lò Văn Tiến
|
ĐỀ ÁN
TRỢ CẤP GẠO TỪ NGUỒN DỰ TRỮ QUỐC GIA ĐỂ HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN NGHÈO THỰC HIỆN
CÔNG TÁC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC HUYỆN TUẦN GIÁO, MƯỜNG CHÀ,
MƯỜNG NHÉ, MƯỜNG ẢNG, TỈNH ĐIỆN BIÊN, GIAI ĐOẠN 2019-2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 02/10/2019 của UBND tỉnh Điện
Biên)
PHẦN MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT CỦA
ĐỀ ÁN
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới
phía Tây Bắc có đường biên giới dài 455,57 km, tiếp giáp với hai quốc gia Lào
và Trung Quốc và nằm ở thượng nguồn của 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông
Mã và sông Mê Kông; đây đều là những con sông lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Do vị
trí địa lý đặc biệt, việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh, chính
trị và bảo vệ, phát triển hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Điện
Biên có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Điện
Biên là 954.125 ha với 10 đơn vị hành chính cấp huyện; dân
số trên 58 vạn người, gồm 19 dân tộc sinh sống. Trong những năm qua, được sự
quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả bước đầu, hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng
bước được đầu tư xây dựng, trình độ dân trí và đời sống của đồng bào các dân tộc
tỉnh Điện Biên không ngừng được nâng lên. Tuy nhiên, do những cản trở từ yếu tố tự nhiên (xa trung tâm, địa hình chủ yếu là đồi
núi hiểm trở...), diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, giao thông đi lại khó
khăn, tập quán canh tác lạc hậu nên mặc dù chỉ có 10 đơn vị hành chính cấp huyện,
nhưng tỉnh có tới 07 huyện được xếp vào danh sách huyện nghèo, tỷ lệ hộ nghèo
chiếm tới 37,08% dân số toàn tỉnh.
Với diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp
tương đối lớn 694.753 ha (chiếm 72,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh), đời sống đồng
bào các dân tộc trong tỉnh phụ thuộc và ảnh hưởng rất nhiều đến rừng, trong những
năm qua tỉnh Điện Biên đã tập trung chỉ đạo và triển khai có hiệu quả các chính
sách đầu tư, hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng để tạo công ăn việc làm, tăng thu
nhập, xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc sinh sống gần rừng. Nhưng do
chu kỳ kinh doanh lâm nghiệp dài, đầu ra cho sản phẩm lâm nghiệp không ổn định,
trong khi mức đầu tư hỗ trợ của một số chính sách bảo vệ rừng và phát triển rừng trong giai đoạn trước còn thấp khiến đời sống người
dân đặc biệt là người dân nghèo sống dựa vào rừng còn rất
nhiều khó khăn.
Để đảm bảo đời sống
của người dân sống bằng “nghề rừng”, trong thời gian qua, ngoài việc nâng cao mức
đầu tư hỗ trợ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, Đảng và Nhà nước đã đặc
biệt quan tâm đến việc đảm bảo lương thực cho người dân
nghèo tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thông qua việc triển khai chính sách hỗ trợ gạo. Việc triển khai chính sách đã góp phần bảo
đảm đời sống của người dân nghèo, tạo điều kiện, cơ hội để người dân tham gia
phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, Điện Biên là tỉnh chưa tự cân đối được ngân sách, nguồn vốn
để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng hàng năm phụ thuộc nguồn vốn phân
bổ từ trung ương; do vậy, khi nguồn vốn hàng năm được
trung ương phân bổ không nhiều, tỉnh chưa chủ động bố trí
được nguồn vốn của địa phương để thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ về công tác bảo vệ và phát triển rừng như: Hỗ trợ gạo trồng rừng
thay thế nương rẫy, hỗ trợ gạo bảo vệ rừng tại các huyện nghèo thuộc Chương
trình 30a,... trong khi nhu cầu kinh phí để thực hiện
chính sách ngày một tăng.
Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện Đề án “Trợ cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân nghèo
thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các huyện Tuần Giáo,
Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2019-2026” là rất cần thiết, phù hợp với
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
II. NHỮNG CĂN CỨ
PHÁP LÝ
- Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày
16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm
nghiệp;
- Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày
27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối
với 62 huyện nghèo;
- Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày
09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với
chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015 - 2020;
- Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày
21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội;
- Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày
16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu phát
triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày
19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều tra hộ nghèo theo chuẩn nghèo
đa chiều giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày
02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020;
- Thông tư liên tịch số
93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của liên Bộ Tài
chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng
dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số
75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát
triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân
tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020;
- Thông tư 15/2017/TT-BTC ngày
15/02/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016 - 2020;
- Văn bản số 3249/VPCP-KTTH ngày 22/4/2019
của Văn phòng Chính phủ về việc hỗ trợ gạo cho các địa phương thực hiện công
tác bảo vệ và phát triển rừng;
- Văn bản số 6582/BNN-TCLN
ngày 09/9/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
về việc hỗ trợ gạo cho các địa phương thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Phần thứ nhất
HIỆN TRẠNG QUẢN
LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GẠO TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2009-2018
I. HIỆN TRẠNG QUẢN
LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1. Hiện trạng rừng
và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Tổng diện tích quy hoạch lâm nghiệp
là 694.753 ha, chiếm 72,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh (trong đó: Rừng phòng hộ
chiếm 59,9%; rừng đặc dụng chiếm 7,4% và rừng sản xuất chiếm 32,7 %).
- Diện tích đất có rừng 371.908,78
ha, chiếm 53,5%.
- Diện tích đất chưa có rừng 322.844,22 ha chiếm 46,5%.
Cụ thể:
TT
|
Loại
đất, loại rừng
|
Tổng
|
Phòng
hộ
|
Đặc
dụng
|
Sản
xuất
|
Tổng
DT đất lâm nghiệp
|
694.753
|
416.163,45
|
51.664,55
|
226.925
|
1
|
Đất có rừng
|
371.908,78
|
226.258,00
|
35.854,61
|
109.796,17
|
-
|
Rừng tự nhiên
|
363.766,25
|
224.190,02
|
35.720,49
|
103.855,74
|
-
|
Rừng trồng
|
8.142,53
|
2.067,98
|
134,12
|
5.940,43
|
2
|
Đất chưa có rừng
|
322.844,22
|
189.905,45
|
15.809,94
|
117.128,83
|
-
|
Đất trống có cây gỗ TS
|
106.225,8
|
62.402,55
|
4.171,47
|
39.651,78
|
-
|
Đất trống không có cây gỗ TS
|
130.908,46
|
84.820,13
|
9.935,64
|
36.152,69
|
-
|
Đất trống khác
|
85.709,96
|
42.682,77
|
1.702,83
|
41.324,36
|
Tỷ
lệ
|
100%
|
59,9%
|
7,4%
|
32,7%
|
2. Kết quả bảo
vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2018
Với mục tiêu bảo vệ tốt diện tích rừng
hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu
quả và bền vững, nâng cao độ che phủ rừng; tăng năng suất,
chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng,
góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng, tỉnh Điện Biên đã nỗ
lực đẩy mạnh công tác bảo vệ phát triển rừng và đạt được một số kết quả cụ thể:
2.1. Công tác quản lý, bảo vệ rừng:
Để làm cơ sở cho việc lập quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng theo từng năm và từng giai đoạn phục vụ công
tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng thực sự hiệu quả, tỉnh Điện Biên đã tổ
chức xây dựng và phê duyệt dự án Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh
Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 1208/QĐ-UBND
ngày 21/12/2018.
Ngoài ra, để người dân được hưởng các
chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và thực sự làm chủ đối với diện tích rừng
và đất rừng được giao quản lý, tỉnh đã thực hiện công tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận cho 4.639 tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia
đình, cá nhân với tổng diện tích là 328.126,14 ha đạt 54,5% so với diện tích đất
lâm nghiệp (trong đó đất lâm nghiệp có rừng được giao là 311.189,7 ha; đất lâm
nghiệp chưa có rừng 16.936,44 ha).
Bên cạnh đó, để góp phần tăng thu nhập,
góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tham gia bảo vệ
rừng, tỉnh đã chỉ đạo các cấp, ngành các địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện
chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Kết quả từ năm 2013-2018, tỉnh đã
thực hiện chi trả 754,55 tỷ đồng dịch vụ môi trường rừng, với 1.480.116,2 lượt
ha rừng được bảo vệ.
Cùng với việc triển khai có hiệu quả
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, các chương trình, dự án đầu tư phát
triển lâm nghiệp và tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với công tác bảo vệ rừng, tỉnh đã bảo vệ tốt 371.908,78
ha rừng hiện có.
2.2. Công tác phát triển rừng:
Trong giai đoạn 2011-2018 tỉnh đã huy
động các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ công tác phát
triển rừng đạt kết quả như sau:
- Trồng mới rừng: 3.529,29 ha, trong
đó:
+ Trồng rừng phòng hộ: 1.082,08 ha
(trong đó: Nguồn từ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và Chương trình MTPTLNBV
là 1.082,08 ha).
+ Trồng rừng sản xuất 1.992,16 ha
(trong đó: Nguồn vốn Chương trình 30a và ngân sách các huyện
bố trí là 1.836,43 ha; nguồn Chương trình MTPTLNBV là 49,4 ha; nguồn vốn khác
là 106,33 ha).
+ Trồng rừng thay thế: 433,69 ha
(trong đó: Nguồn do các chủ đầu tư nộp tiền vào Quỹ bảo vệ và PTR tỉnh là
405,25 ha; nguồn vốn từ Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
và Chương trình MTPTLNBV là 28,22 ha).
+ Trồng rừng đặc
dụng: 21,36 ha từ nguồn vốn của Jica.
- Chăm sóc rừng trồng chuyển tiếp:
4.257,88 lượt ha.
- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên:
55.663,3 lượt ha.
- Hoạt động khác: Hỗ trợ 73 cộng đồng vùng đệm khu rừng đặc dụng, với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/năm/cộng đồng (từ năm 2013 - 2016 có 26 cộng đồng thuộc vùng đệm Khu bảo
tồn thiên nhiên Mường Nhé được nhận hỗ trợ; từ năm 2017-2018, thêm 47 cộng đồng
vùng đệm khu rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng được nhận
hỗ trợ).
Nhìn chung, được sự quan tâm của
Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, cùng với sự vào cuộc của các ban, ngành,
đoàn thể tỉnh, Chính quyền các cấp và ủng hộ của người dân trong tỉnh, lĩnh vực
Lâm nghiệp đã được những kết quả đáng khích lệ: Độ che phủ rừng tăng 1,25% (từ
38,5% năm 2015 lên 39,75% năm 2018); ý thức bảo vệ và phát triển rừng của người
dân đã từng bước được nâng lên, cơ bản bảo vệ được diện tích rừng hiện có; hoàn
thành công tác kiểm kê rừng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng đến năm
2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn toàn tỉnh...
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ GẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2009-2018
1. Công tác chỉ
đạo, điều hành
Để triển khai
chính sách trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy theo Thông tư liên tịch số
52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2008 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT - Tài
chính; Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, Nghị định số
75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ, tỉnh Điện Biên đã ban hành các văn
bản để cụ thể hóa chính sách như: Quyết định số
1701/QĐ-UBND ngày 17/11/2008 về việc ban hành quy định cụ thể một số nội dung
thực hiện chính sách trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trồng rừng
phòng hộ, rừng sản xuất thay thế nương rẫy trên địa bàn tỉnh
Điện Biên; Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 31/03/2017 về việc ban hành mức hỗ
trợ cụ thể đối với khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, hỗ trợ trồng rừng
sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương
rẫy theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ
trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Quyết định số 10/2019/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 về việc
sửa đổi, bổ sung Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 31/3/2017.
Ngoài ra, tỉnh đã chỉ đạo Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, ngành và các đơn vị liên quan
hướng dẫn cụ thể cách tính khối lượng gạo trợ cấp cho các hộ gia đình tham gia
trồng rừng thay thế nương rẫy và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập
danh sách, đối tượng, nhu cầu trợ cấp gạo để tổng hợp báo cáo các Bộ, ngành
trung ương bố trí kinh phí thực hiện hàng năm.
2. Kết quả thực
hiện hỗ trợ gạo
Trong giai đoạn từ 2009-2018, toàn tỉnh
đã thực hiện trợ cấp 2.461.228 kg gạo cho 5.634 hộ gia đình (với 31.773 nhân khẩu)
tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ 8.466,46 ha rừng theo chính sách hỗ trợ của
Thông tư liên tịch số 52/2008/TTLT-BNN-BTC ngày 14/4/2018 của liên Bộ: Nông nghiệp và PTNT - Tài chính, Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày
09/9/2015 của Chính phủ và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 cua Chính
phủ, cụ thể:
- Theo Thông tư liên tịch số
52/2008/TTLT-BNN-BTC: Trợ cấp 1.606.699 kg gạo cho 3.140 hộ gia đình (với
18.277 khẩu) tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ 2.809,91 ha rừng trồng phòng hộ
thay thế nương rẫy.
- Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: Trợ
cấp 457.236 kg gạo cho 1.781 hộ (với 9.306 nhân khẩu) tham gia trồng, chăm sóc,
bảo vệ 5.027,5 ha rừng trồng sản xuất.
- Theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP: Trợ
cấp 397.293 kg gạo cho 713 hộ gia đình (với 4.190 nhân khẩu) tham gia trồng,
chăm sóc, bảo vệ 629,05 ha rừng trồng phòng hộ.
3. Những tồn tại
hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện hỗ trợ chính sách hỗ trợ gạo giai
đoạn trước và nguyên nhân
3.1. Tồn tại, hạn chế:
- Chất lượng một số diện tích rừng trồng,
chăm sóc, bảo vệ của các hộ dân được nhận trợ cấp gạo chưa được đảm bảo.
- Chưa thực sự động viên, khuyến
khích được những hộ gia đình chuyển nhiều diện tích nương rẫy sang trồng rừng,
đặc biệt là trồng rừng sản xuất hoặc tích cực tham gia nhiều hơn các hoạt động
bảo vệ và phát triển rừng.
- Việc triển khai trợ cấp gạo nhiều
khi còn chậm, số lần trợ cấp chưa đảm bảo theo quy định.
3.2. Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân khách quan:
- Quá trình triển khai thực hiện hỗ
trợ gạo gặp khó khăn do chính sách hỗ trợ gạo có sự thay đổi về đối tượng được
hỗ trợ nên đã ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia
các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng.
- Việc xác định khối lượng trợ cấp gạo
theo khẩu chưa động viên, khuyến khích được những hộ gia đình chuyển nhiều diện
tích nương rẫy sang trồng rừng.
- Đối với tỉnh biên giới có điều kiện
kinh tế khó khăn như Điện Biên, chỉ thực hiện trợ cấp cho các hộ gia đình nghèo
là không phù hợp.
- Do nguồn vốn thực hiện chính sách
chủ yếu được phân bổ từ trung ương dẫn đến không chủ động trong công tác thực
hiện. Bên cạnh đó, việc rà soát đối tượng là hộ nghèo để trợ cấp phức tạp, mất
nhiều thời gian.
b) Nguyên nhân chủ quan:
- Cấp ủy, chính quyền một số địa
phương có đầu tư thực hiện chính sách hỗ trợ gạo chưa thực sự nhiệt tình và quyết
liệt trong vận động, chỉ đạo nhân dân địa bàn triển khai chương trình đầu tư, ảnh
hưởng tới chỉ tiêu, kế hoạch trồng rừng của địa phương và chất lượng trồng rừng
sau nghiệm thu.
- Tâm lý sợ mất đất canh tác của người
dân khi chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng phòng
hộ.
- Ý thức, trách nhiệm của một số hộ
gia đình tham gia thực hiện chính sách chưa cao.
Phần thứ hai
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. THÔNG TIN
CHUNG
1. Tên đề án: Trợ cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân nghèo thực hiện
công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn các huyện
Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2026.
2. Mục tiêu đề án: Đảm bảo nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ gạo nhằm
góp phần đảm bảo đời sống, xóa đói, giảm nghèo và tăng thu nhập cho người dân
nghèo tham gia thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định số
75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ trên địa bàn các huyện
Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2026.
2. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
3. Đối tượng hỗ trợ: Các hộ gia
đình nghèo tham gia trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng
phòng hộ thay thế nương rẫy trên diện tích đất quy hoạch phát triển lâm nghiệp
được giao theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ và tham
gia trồng, chăm sóc rừng sản xuất, bảo vệ rừng tự nhiên theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính
phủ.
4. Thời
gian thực hiện Đề án: Từ năm 2019 đến năm 2026.
II. KHÁI QUÁT
CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ ĐỜI SỐNG KINH TẾ CÁC HUYỆN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Hiện trạng rừng
và đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp tại 04 huyện
thực hiện Đề án là 368.757,28 ha, chiếm 47,47% tổng diện
tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh (trong đó: Diện tích đất có
rừng 158.920,06 ha, đất chưa có rừng 209.837,22 ha). Cụ thể như sau:
TT
|
Huyện
|
Tổng
cộng (ha)
|
Diện
tích đất rừng (ha)
|
Đặc
dụng
|
Phòng
hộ
|
Sản
xuất
|
Tổng
cộng
|
368.757,28
|
92.062,69
|
132.966,14
|
143.728,45
|
1
|
Huyện Mường Ảng
|
30.361,60
|
6.064,89
|
10.875,62
|
13.421,09
|
-
|
Đất có rừng
|
10.938,03
|
2.749,77
|
3.713,03
|
4.475,23
|
-
|
Đất chưa có rừng
|
19.423,57
|
3.315,12
|
7.162,59
|
8.945,86
|
2
|
Huyện Mường Chà
|
101.473,05
|
14.171,52
|
34.867,53
|
52.434,00
|
-
|
Đất có rừng
|
40.201,77
|
7.795,91
|
14.989,09
|
17.416,77
|
-
|
Đất chưa có rừng
|
61.271,28
|
6.375,61
|
19.878,44
|
35.017,23
|
3
|
Huyện Tuần Giáo
|
91.027,07
|
24.598,28
|
34.329,19
|
32.099,60
|
-
|
Đất có rừng
|
36.904,30
|
14.994,93
|
12.623,60
|
9.285,77
|
-
|
Đất chưa có rừng
|
54.122,77
|
9.603,35
|
21.705,59
|
22.813,83
|
4
|
Huyện Mường Nhé
|
145.895,56
|
47.228,00
|
52.893,80
|
45.773,76
|
-
|
Đất có rừng
|
70.019,60
|
33.042,62
|
23.820,86
|
13.156,12
|
-
|
Đất chưa có rừng
|
75.875,96
|
14.185,38
|
29.072,94
|
32.617,64
|
2. Thực trạng đời
sống kinh tế, xã hội
Trong 04 huyện thực hiện Đề án, 02 huyện (Mường Nhé và Mường Ảng) nằm trong danh sách 62 huyện
nghèo nhất cả nước từ năm 2008; 02 huyện (Tuần Giáo, Mường Chà) được bổ sung
vào danh sách huyện nghèo trong giai đoạn 2018-2020 theo Quyết định số
275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
Mặc dù, trong thời gian qua, được sự
quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, các mặt kinh tế - xã hội của các huyện đã đạt được những kết quả bước
đầu, hệ thống kết cấu hạ tầng đang từng bước được đầu tư
xây dựng, đời sống người dân được cải thiện. Tuy nhiên, do kinh tế các huyện chủ
yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp theo hình thức tự cung, tự cấp là
chính nên đời sống người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Theo thống kê rà
soát hộ nghèo cuối năm 2018, số hộ nghèo trên địa bàn 04 huyện thực hiện Đề án là 22.987 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
49,20 % tổng số hộ. Cụ thể:
STT
|
Huyện
|
Tổng số hộ dân cư
|
Số
hộ nghèo
|
Tỷ
lệ hộ nghèo (%)
|
Tổng
|
46.720
|
22.987
|
49,20
|
1
|
Tuần Giáo
|
18.410
|
8.079
|
43,88
|
2
|
Mường Ảng
|
10.630
|
3.849
|
36,21
|
3
|
Mường Nhé
|
8.599
|
5.738
|
66,73
|
4
|
Mường Chà
|
9.081
|
5.321
|
58,59
|
III. NỘI DUNG THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
Trong giai đoạn 2019-2026, thực hiện
hỗ trợ gạo 14.172.415 kg cho 10.323 hộ gia đình với (55.858 nhân khẩu) tham gia
các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị định số
75/2015/NĐ-CP và Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP trong thời gian chưa tự túc được
lương thực bằng nguồn Dự trữ quốc gia như sau:
ĐVT:
Kg
Năm
thực hiện
|
Tổng khối lượng
gạo trợ cấp
|
Khối
lượng gạo trợ cấp
|
Huyện
Tuần Giáo
|
Huyện
Mường Chà
|
Huyện
Mường Nhé
|
Huyện
Mường Ảng
|
2019
|
1.487.220
|
-
|
-
|
397.800
|
1.089.420
|
2020
|
1.870.800
|
70.000
|
83.000
|
628.380
|
1.089.420
|
2021
|
2.236.580
|
133.000
|
166.000
|
848.160
|
1.089.420
|
2022
|
1.478.340
|
210.000
|
249.000
|
1.019.340
|
-
|
2023
|
1.488.140
|
315.000
|
332.000
|
841.140
|
-
|
2024
|
1.605.700
|
378.000
|
415.000
|
812.700
|
-
|
2025
|
1.878.800
|
434.000
|
498.000
|
946.800
|
-
|
2026
|
2.126.835
|
490.000
|
581.000
|
1.055.835
|
-
|
Tổng
cộng
|
14.172.415
|
2.030.000
|
2.324.000
|
6.550.155
|
3.268.260
|
Khối lượng gạo trợ cấp theo từng chính
sách hỗ trợ như sau:
1. Thực hiện hỗ trợ theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP
Trợ cấp 5.059.600 kg gạo cho 5.448 hộ
gia đình nghèo (với 30.487 nhân khẩu) tham gia trồng rừng phòng hộ, sản xuất, cụ
thể:
TT
|
Xã
|
Số
hộ nghèo (hộ)
|
Tổng nhân khẩu của hộ nghèo (người)
|
Diện
tích trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng
|
Tổng
nhu cầu gạo trợ cấp (kg)
|
Tổng
|
Trồng
rừng phòng hộ (ha)
|
Trồng
rừng sản xuất (ha)
|
Tổng
cộng
|
5.448
|
30.487
|
1.830
|
1.220
|
610
|
5.059.600
|
1
|
Huyện Tuần Giáo
|
2.872
|
15.796
|
700
|
200
|
500
|
2.030.000
|
2
|
Huyện Mường Chà
|
2.365
|
13.610
|
830
|
720
|
110
|
2.324.000
|
3
|
Huyện Mường Nhé
|
211
|
1.081
|
300
|
300
|
|
705.600
|
2. Thực hiện hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP
Trợ cấp 9.112.815 kg gạo cho 4.875 hộ
gia đình nghèo (với 25.371 nhân khẩu) tham gia trồng bảo vệ 9.015 ha rừng tự
nhiên và trồng, chăm sóc 1.729 ha rừng sản xuất, cụ thể:
TT
|
Huyện
|
Tổng nhu cầu gạo (kg)
|
Số
hộ (hộ)
|
Tổng
nhân khẩu
|
Bảo
vệ rừng tự nhiên
|
Trồng,
chăm sóc rừng sản xuất
|
Diện
tích (ha)
|
Nhân khẩu
|
Khối
lượng gạo trợ cấp
(kg)
|
Diện
tích (ha)
|
Nhân
khẩu
|
Khối
lượng gạo trợ cấp
(kg)
|
Tổng
cộng
|
9.112.815
|
4.875
|
18.157
|
9.015
|
18.157
|
3.268.260
|
1.729
|
7.214
|
5.844.555
|
1
|
Mường Nhé
|
5.844.555
|
1.155
|
|
|
|
|
1.729,1
|
7.214
|
5.844.555
|
2
|
Mường
Ảng
|
3.268.260
|
3.720
|
18.157
|
9.015
|
18.157
|
3.268.260
|
|
|
|
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Giải pháp về tổ chức, thực
hiện
- Hàng năm, các địa phương, đơn vị thực
hiện rà soát, xác định đối tượng trợ cấp; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện hỗ
trợ gạo đảm bảo theo đúng các quy định.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
việc triển khai thực hiện Đề án (như công tác lập kế hoạch, công tác thẩm định,
chất lượng rừng trồng, chăm sóc, bảo vệ, đối tượng hỗ trợ...) để đảm bảo các nội
dung của Đề án được thực hiện đầy đủ, đảm bảo và đúng quy
định.
2. Giải pháp về tuyên truyền
Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền,
phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong đầu tư,
hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng nói chung và chính sách hỗ trợ gạo nói
riêng bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Để đảm bảo
người dân tham gia hiểu và thực hiện đúng các nội dung Đề án đã được phê duyệt.
3. Giải pháp về quy hoạch và đất
đai
- Triển khai có hiệu quả và đảm bảo
quy hoạch 3 loại rừng đã được phê duyệt.
- Tiếp tục thực hiện hoàn thành công
tác giao đất, giao rừng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp
trên địa bàn tỉnh để người dân đủ điều kiện được hưởng các chính sách hỗ trợ bảo
vệ và phát triển rừng nói chung và chính sách hỗ trợ gạo nói riêng.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành,
các đơn vị có liên quan hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Đề án.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển
khai Đề án để đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, đúng quy định hiện hành của Nhà nước,
thường xuyên theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh.
- Phối hợp với
các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí hỗ
trợ các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá chất
lượng rừng được hưởng chính sách trợ cấp gạo; kịp thời báo
cáo và tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị kịp thời khắc phục những tồn tại,
hạn chế trong quá trình thực hiện.
2. UBND các huyện Mường Ảng, Mường
Nhé và các Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tuần Giáo, Mường Chà
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và
phổ biến các chính sách trợ cấp gạo đến người dân.
- Hàng năm, rà soát, xác định cụ thể
đối tượng, khối lượng gạo trợ cấp. Lập danh sách đối tượng, khối lượng gạo cần
trợ cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ kế hoạch hỗ trợ gạo hàng năm
của Trung ương, quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền,
tổ chức tiếp nhận, cấp phát gạo hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia thực hiện Đề
án.
- Chỉ đạo, hướng dẫn người dân thực
hiện đầy đủ, đảm bảo các biện pháp kỹ thuật để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng để
đảm bảo chất lượng rừng được đầu tư hỗ trợ gạo từ đó khẳng định sự hiệu quả của
chính sách.
3. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn sự nghiệp để thực
hiện các chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng; hướng dẫn các địa phương,
đơn vị sử dụng có hiệu quả, đúng quy định nguồn vốn được phân bổ.
- Sở Kế hoạch và
Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh phân
bổ nguồn vốn đầu tư để thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng,
hướng dẫn các địa phương, đơn vị sử dụng có hiệu quả, đúng quy định nguồn vốn
được phân bổ.
Phần thứ ba
KẾT LUẬN VÀ KIẾN
NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Đề án “Trợ cấp
gạo từ nguồn dự trữ quốc gia để hỗ trợ người dân nghèo thực hiện công tác bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn các huyện Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Ảng, Mường Nhé tỉnh Điện Biên giai đoạn 2019-2026” được xây dựng theo các mức hỗ trợ của các chính sách bảo vệ và phát
triển rừng hiện hành. Việc xây dựng và thực hiện Đề án là cần thiết, phù hợp với
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
II. KIẾN NGHỊ
Để đảm bảo sự thành công của Đề án,
UBND tỉnh Điện Biên kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem
xét, tổng hợp báo cáo Chính phủ xem xét bố trí đầy đủ theo nhu cầu về khối lượng
gạo từ nguồn Dự trữ Quốc gia để hỗ trợ
cho đồng bào nghèo tham gia thực hiện các hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng giai đoạn 2019 - 2026 theo các nội dung
trên./.