BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 90/QĐ-BKHĐT
|
Hà Nội, ngày 19
tháng 01 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
NĂM 2023
BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày
28/10/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012
của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số
32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp
luật;
Căn cứ Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày 21/6/2021
của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về
theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày
05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
59/2012/NĐ-CP ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư năm 2023.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Vụ trưởng Vụ Quản lý
các khu kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Bộ Tư pháp (để tổng hợp);
- Lưu: VT, PC (Th).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Duy Đông
|
KẾ HOẠCH
THEO
DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-BKHĐT ngày 19 tháng 01 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Tổ chức, thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định
tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình
hình thi hành pháp luật và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về
theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Thông tư số 04/2021/TT-BTP ngày
21/6/2021 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày
23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Nghị định số
32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 59/2012/NĐ-CP .
- Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nhiệm vụ theo yêu
cầu của kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng
tâm, liên ngành theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.
- Nhằm đánh giá thực trạng thi hành pháp luật và những
khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện văn bản quy phạm pháp
luật để kịp thời đôn đốc, hướng dẫn thi hành đúng pháp luật hoặc kiến nghị, đề
xuất các biện pháp xử lý, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện
pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Yêu cầu:
- Thực hiện bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch,
thường xuyên, đầy đủ về nội dung và hình thức theo quy định tại Nghị định số
59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP và Thông tư số 04/2021/TT-BTP và kế
hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên
ngành.
- Thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật
có trọng tâm, trọng điểm gắn với triển khai thi hành các nghị quyết, chương
trình, kế hoạch của Chính phủ. Trong đó, tập trung vào các quy định của pháp luật
về quy trình, thủ tục đầu tư, kinh doanh, hoạt động thống kê, quản lý các khu
kinh tế nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và cắt giảm chi phí tuân
thủ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn
thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện
công việc được giao; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong Bộ và
giữa Bộ với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương; huy động sự tham gia của
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân khác trong công tác theo
dõi tình hình thi hành pháp luật.
II. NỘI DUNG THEO DÕI THI HÀNH
PHÁP LUẬT
1. Theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực trọng tâm:
1.1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thống
kê
a) Nội dung thực hiện: Theo dõi tình hình xây dựng
và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết pháp luật về thống
kê. Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về thống kê.
b) Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thống kê chủ trì, phối
hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả theo dõi tình
hình thi hành pháp luật và các văn bản thông báo kết quả kiểm tra.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2023.
1.2. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về quản
lý các khu kinh tế
a) Nội dung thực hiện: Tổ chức kiểm tra tình hình
thi hành pháp luật về quản lý các khu kinh tế.
b) Cơ quan thực hiện: Vụ Quản lý các khu kinh tế chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả theo dõi tình
hình thi hành pháp luật và các văn bản thông báo kết quả kiểm tra.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2023.
1.3. Kiểm tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
về đầu tư tại Việt Nam:
a) Nội dung thực hiện: Tổ chức kiểm tra, khảo sát
tình hình thi hành pháp luật về đầu tư tại Việt Nam.
b) Cơ quan thực hiện: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả theo dõi tình
hình thi hành pháp luật đầu tư tại Việt Nam.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2023.
2. Thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành
pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành theo phân công của Thủ tướng
Chính phủ: Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ
chức, thực hiện.
3. Đối với các lĩnh vực khác: Các Vụ, Cục thuộc Bộ
căn cứ tình hình thực tế có thể tổ chức, triển khai hoặc lồng ghép tổ chức, thực
hiện (nếu có).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế
a) Đôn đốc, theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai
công tác theo dõi thi hành pháp luật chung của Bộ.
b) Thực hiện theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực
được phân công tại quyết định này.
c) Đầu mối phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện các
nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm liên ngành năm
2023.
d) Chủ trì xây dựng, trình Lãnh đạo Bộ báo cáo công
tác theo dõi thi hành pháp luật về kế hoạch và đầu tư năm 2023, gửi Bộ Tư pháp
để tổng hợp theo quy định.
2. Trách nhiệm của Tổng cục Thống kê
a) Xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật
theo nội dung được phân công. Thực hiện theo dõi tình hình xây dựng, ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết pháp luật về thống kê và kiểm
tra tình hình thi hành pháp luật về thống kê theo nội dung được phân công tại
quyết định này.
b) Gửi báo cáo kết quả theo dõi thi hành pháp luật
và các văn bản thông báo kết quả kiểm tra về Vụ Pháp chế tổng hợp trước ngày
01/12/2023.
3. Trách nhiệm của Vụ Quản lý các khu kinh tế
a) Xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật
theo nội dung được phân công (nếu cần). Thực hiện kiểm tra tình hình thi hành
pháp luật về quản lý các khu kinh tế theo nội dung được phân công tại quyết định
này.
b) Gửi báo cáo kết quả theo dõi thi hành pháp luật
và các văn bản thông báo kết quả kiểm tra về Vụ Pháp chế tổng hợp trước ngày
01/12/2023.
4. Các Vụ, Cục khác: Chủ động triển khai hoặc
lồng ghép triển khai theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực đơn vị mình phụ
trách; báo cáo kết quả triển khai (nếu có) gửi Vụ Pháp chế tổng hợp trước ngày
01/12/2023.
5. Cục Đầu tư nước ngoài, Cục Phát triển doanh
nghiệp, Cục quản lý đấu thầu, Vụ Quản lý các khu kinh tế, Vụ Giám sát và Thẩm định
đầu tư, Thanh tra Bộ và đơn vị có liên quan khác có trách nhiệm cử cán bộ tham
gia đoàn công tác theo dõi thi hành pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đơn vị
phụ trách.
6. Văn phòng Bộ và Tổng cục Thống kê có
trách nhiệm bố trí kinh phí, đảm bảo việc tạm ứng, quyết toán kinh phí thực hiện,
điều kiện, phương tiện đi lại cho cán bộ trong đoàn công tác phục vụ việc kiểm
tra, khảo sát, theo dõi thi hành pháp luật theo kế hoạch này./.