Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 886/QĐ-UBND 2018 phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính Bắc Kạn

Số hiệu: 886/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Lý Thái Hải
Ngày ban hành: 30/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 886/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 30 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẮC KẠN NĂM 2018

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số: 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số: 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số: 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số: 2278/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2018;

Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Giao thông Vận tải; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Lao động - Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Khoa học và Công nghệ; Giáo dục và Đào tạo; Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài chính; Y tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bắc Kạn (chi tiết theo phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao Sở, Ban, Ngành và các đơn vị có liên quan:

Dự thảo văn bản thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền xử lý sau khi được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thông qua.

Điều 3. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc các Sở, Ban, Ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Ban, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lý Thái Hải

 

NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 886/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

I. LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Thủ tục: Cấp Giấy phép bưu chính

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về số lượng hồ sơ: Giảm từ 03 bộ hồ sơ (bao gồm 01bộ là bản gốc và 02 bộ là bản sao) xuống còn 02 bộ (bao gồm 01 bộ là bản gốc và 01 bộ là bản sao)

Lý do: Chỉ cần 01 bộ bản sao để giảm bớt số lượng hồ sơ cần chuẩn bị của đối tượng xin cấp phép.

- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống còn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục vẫn đảm bảo việc cấp Giấy phép bưu chính cho đối tượng đề nghị cấp phép.

2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, Điều 6 Nghị định số: 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính, như sau:

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bưu chính được lập thành 02 bộ, trong đó 01 bộ là bản gốc, 01 bộ là bản sao do doanh nghiệp tự đóng dấu xác nhận và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao”.

Sửa đổi, bổ sung Điểm a, Khoản 2, Điều 8 Nghị định số: 47/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính.

“2. Kể từ ngày nhận được hồ sơ đáp ứng quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định này, việc cấp Giấy phép bưu chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính được thực hiện trong thời hạn sau đây:

a) 25 ngày, đối với việc thẩm tra và cấp Giấy phép bưu chính”.

3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.994.180 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.803.020 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.191.160 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,8%.

II. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

1. Các thủ tục

- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan tiến hành tố tụng (đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam).

- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (đối tượng là công dân Việt nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam).

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung quy định về cách thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết cho đối tượng thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích và bổ sung quy định về đăng ký cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến.

Lý do

+ Phục vụ lợi ích tốt nhất cho người dân, cơ quan, tổ chức. Tạo điều kiện thuận lợi để cá nhân, cơ quan, tổ chức có thêm sự lựa chọn khi có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Đặc biệt là những trường hợp ở xa trung tâm thành phố việc đi lại của công dân còn gặp khó khăn, trong một số trường hợp chi phí để thực hiện thủ tục hành chính cao, vượt quá khả năng của người dân.

+ Bảo đảm công khai, minh bạch trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

1.2. Kiến nghị thực thi

Bổ sung quy định về cách thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cách thức nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Điều 45 và Điều 46 của Luật Lý lịch tư pháp 2009 như sau: “Cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có thể nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp và nhận kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ Bưu chính hoặc đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trực tuyến”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 581.500.000 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 278.716.000 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 302.784.000 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 52,1%.

2. Thủ tục: Đăng ký lại khai sinh

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Việc rút ngắn thời hạn giải quyết vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian giải quyết cho người dân.

2.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi nội dung Khoản 2, Điều 26 Nghị định số: 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra, xác minh hồ sơ. Nếu việc đăng ký lại khai sinh là đúng theo quy định của pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại khai sinh như trình tự quy định tại Khoản 2, Điều 16 của Luật Hộ tịch”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 499.338.000 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 140.366.400 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ tiết kiệm: 358.971.600 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 71,9%.

3. Thủ tục: Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết từ 03 ngày làm việc xuống còn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Việc rút ngắn thời hạn giải quyết vẫn đảm bảo thời gian cho cơ quan thực hiện thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian giải quyết cho người dân.

3.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi nội dung Khoản 3, Điều 26 Nghị định số: 123/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký khai sinh, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại khai sinh như quy định tại Khoản 2, Điều 16 của Luật Hộ tịch”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 945.126.000 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 654.318.000 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 290.808.000 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,76%.

4. Thủ tục: Đăng ký nhận cha, mẹ, con

4.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm một số thông tin trong tờ khai tại phần họ, chữ đệm, tên người yêu cầu như: Ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch.

Lý do: Một số thông tin trùng lặp với phần đề nghị (trong tờ khai) ở phía dưới không cần thiết. Giảm lượng thông tin trong tờ khai từ 1,5 trang xuống còn 01 trang.

4.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi danh mục tờ khai số 6 - Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số: 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 2.671.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thu TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.125.650 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.545.850 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 57,86%.

5. Thủ tục: Đăng ký nuôi con nuôi

5.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống 15 ngày làm việc.

Lý do: Việc rút ngắn thời hạn giải quyết từ 30 ngày xuống 15 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện có đủ thời gian giải quyết; giảm bớt thời gian thực hiện thủ tục cho đối tượng.

- Về lệ phí: Đề nghị giảm mức lệ phí từ 400.000 đồng/trường hợp xuống 200.000 đồng/trường hợp.

Lý do: Mức lệ phí 400.000 đồng/trường hợp là quá cao, việc giảm mức phí sẽ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhiều đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

5.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi nội dung quy định tại Khoản 2, Điều 19 Luật Nuôi con nuôi s: 52/2010/QH12 ngày 17/6/2010 như sau:

2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 15 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

- Sửa đổi nội dung quy định tại Khoản 1, Điều 40 Nghị định số: 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi như sau:

1. Lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước là hai trăm nghìn đồng (200.000 đồng)/trường hợp”.

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 3.862.060 đồng/năm.

- Chi phí tuân thu TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.262.060 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 600.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15,53%.

III. LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

1. Thủ tục: Đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung quy định về cách thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết cho đối tượng thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích.

Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng có nhu cầu đổi Giấy phép lái xe hoặc Bằng lái xe của nước ngoài cấp, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho đối tượng. Đặc biệt là những trường hợp ở xa trung tâm thành phố việc đi lại còn gặp khó khăn, trong một số trường hợp chi phí để thực hiện thủ tục hành chính cao, vượt quá khả năng của người dân.

- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Cắt giảm thời hạn giải quyết của thủ tục vẫn đảm bảo việc cấp Giấy phép lái xe cho đối tượng đề nghị đổi Giấy phép.

1.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi nội dung Điều 41, Thông tư số: 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:

“Điều 41. Thủ tục đổi Giấy phép lái xe hoặc Bằng lái xe của nước ngoài.

1. Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài). Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe (đối với người Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này, đối với người nước ngoài theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Bản dịch Giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao Giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, đơn vị bưu chính công ích báo cáo cơ quan cấp đổi Giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp Giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c) Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam), Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam đối với người nước ngoài; trường hợp phát hiện có nghi vấn, đơn vị bưu chính công ích báo cáo cơ quan cấp đổi Giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.

Khi đến thực hiện thủ tục đổi Giấy phép lái xe, người lái xe được đơn vị bưu chính công ích chụp ảnh trực tiếp và phải xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

2. Hồ sơ đổi Giấy phép lái xe do cơ quan đổi Giấy phép lái xe giao cho người lái xe quản lý là hồ sơ gốc, gồm các tài liệu quy định tại Khoản 1, Điều này và Giấy phép lái xe nước ngoài.

3. Hồ sơ đổi Giấy phép lái xe của người nước ngoài không định cư lâu dài tại Việt Nam do cơ quan đổi Giấy phép lái xe lưu trữ 01 năm, gồm các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này.”

- Sửa đổi nội dung Điểm a, Khoản 8, Điều 37 Thông tư số: 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, như sau:

“a) Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định”.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 62.361.500 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 55.244.500 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 7.117.000 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,41%.

2. Thủ tục: Đổi Giấy phép lái xe hoặc Bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về cách thức thực hiện: Đề nghị bổ sung quy định về cách thức tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết cho đối tượng thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích.

Lý do: Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng có nhu cầu đổi Giấy phép lái xe hoặc Bằng lái xe của nước ngoài cấp, đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại cho đối tượng. Đặc biệt là những trường hợp ở xa trung tâm thành phố việc đi lại còn gặp khó khăn, trong một số trường hợp chi phí để thực hiện thủ tục hành chính cao, vượt quá khả năng của người dân.

- Về thời hạn giải quyết: Giảm thời hạn giải quyết từ 05 ngày làm việc xuống còn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Việc cắt giảm thời hạn giải quyết thủ tục vẫn đảm bảo việc cấp Giấy phép lái xe cho đối tượng đề nghị đổi Giấy phép.

2.2. Kiến nghị thực thi

- Sửa đổi nội dung Điều 42, Thông tư số: 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ như sau:

Điều 42. Hồ sơ đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam.

Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải.

Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị đổi Giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản dịch Giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao Giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, đơn vị bưu chính báo cáo cơ quan cấp đổi Giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;

c) Bản sao có chứng thực danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an hoặc bản sao hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam;

d) 01 ảnh màu cỡ 3cm x 4cm nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

Khi đến nhận Giấy phép lái xe, người lái xe xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.

2. Cơ quan quản lý cấp Giấy phép lái xe phải ghi vào hồ sơ quản lý là Giấy phép lái xe đổi 01 (một) lần”.

- Sửa đổi nội dung Điểm a, Khoản 8, Điều 37 Thông tư số: 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, như sau:

“a) Không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định”.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 93.542.250 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 82.866.750 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 10.675.500 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11,41%.

IV. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Thủ tục: Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời gian giải quyết: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày làm việc xuống còn 07 ngày làm việc.

Lý do: Việc giảm thời gian vẫn đảm bảo được việc cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức.

1.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi bổ sung Khoản 1, Điều 11, Thông tư liên tịch số: 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Điều 11. Quy trình xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

1. Trong thời gian 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân”.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.181.240 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.296.222 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.885.018 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

2. Thủ tục: Xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm lần đầu

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Bỏ yêu cầu chứng thực đối với các loại giấy tờ sau: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước); Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh; Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);

Lý do: Các giấy tờ trên đều do Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và thủy sản và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố quản lý do đó có thể truy xuất được nguồn thông tin chính xác, nên việc yêu cầu nộp bản sao chứng thực là không cần thiết.

2.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi bổ sung nội dung các Điểm b, c, d, Khoản 1, Điều 8 Thông tư số: 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Điều 8. Hồ sơ đăng ký

Các cơ sở nêu tại Điều 2 của Thông tư này phải gửi đầy đủ 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm tới cơ quan thường trực theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

1. Đăng ký lần đầu:

a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp của cơ sở sản xuất kinh doanh;

d) Bản sao Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy (đối với sản phẩm phải công bố hợp quy), công bố hợp chuẩn (nếu có);”

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 925.958 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 712.816 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 213.142 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23%.

3. Thủ tục: Xác nhận lại nội dung quảng cáo thực phẩm

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Bỏ yêu cầu chứng thực đối với Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước).

Lý do: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm do Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và thủy sản và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố quản lý do đó có thể truy xuất được nguồn thông tin chính xác, nên việc yêu cầu bản sao chứng thực đối với giấy tờ trên là không cần thiết.

3.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi bổ sung nội dung Điểm b, Khoản 1, Điều 8 Thông tư số: 75/2011/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định về đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nộng nghiệp và Phát triển nông thôn.

“Điều 8. Hồ sơ đăng ký

Các cơ sở nêu tại Điều 2 của Thông tư này phải gửi đầy đủ 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm tới cơ quan thường trực theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

1. Đăng ký lần đầu:

a) Giấy đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc kết quả kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền còn hiệu lực (áp dụng đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong nước);”

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 674.640 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 493.436 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 181.204 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 27%.

4. Thủ tục: Cấp phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi được quy định tại Khoản 1, 2, 6, 7, 8, 10, Điều 1 Quyết định số: 55/2004/QĐ-BNN ngày 01/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

4.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết từ 25 ngày làm việc xuống còn 15 ngày làm việc.

Lý do: Việc giảm thời hạn giải quyết vẫn đảm bảo được việc cấp Giấy phép, tạo điều kiện nhanh chóng và thuận lợi cho đối tượng thực hiện thủ tục.

4.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi bổ sung Khoản 3, Điều 1, Thông tư số: 21/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy lợi theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15/12/2010

“Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, nếu đủ điều kiện để cấp phép thì trình cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép”.

4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 73.825.562 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 52.922.184 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 20.903.414 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,3%.

V. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1. Thủ tục: Hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần đối với người có công với cách mạng từ trần

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 25 ngày xuống 23 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

(cụ thể: Rút ngắn thời gian thực hiện tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội từ 10 ngày xuống 08 ngày thực hiện).

Lý do: Khi nhận được hồ sơ của người có công với cách mạng thì theo quy định tại Điều 39, Thông tư số: 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, giải quyết hồ sơ trong thời hạn 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, hồ sơ người có công được Sở Lao động quản lý và chi trả trợ cấp hng tháng nên thời gian thẩm định có nhiều thuận lợi, nhanh chóng do vậy giảm thời hạn giải quyết từ 10 ngày xuống còn 08 ngày làm việc thuận lợi cho người có công với cách mạng.

1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi Điểm d, Khoản 2, Điều 39 Thông tư số: 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân, như sau:

“d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 08 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ quy định tại Điểm c, Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu, ghép hồ sơ người có công đang quản lý với hồ sơ đề nghị hưởng mai táng phí, trợ cấp một lần và ra Quyết định”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.599.651.720 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.472.527.080 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 127.124.640 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,9%.

2. Thủ tục: Giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lý do: Vì theo quy định tại Điều 18, Nghị định số: 28/2015/NĐ-CP thời điểm tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp; đồng thời Trung tâm cũng trình Giám đốc Sở ban hành Quyết định tính hưởng từ ngày thứ 16. Do vậy, giảm số ngày chờ nhận kết quả từ 20 ngày làm việc xuống còn 18 ngày làm việc là nhằm rút ngắn thời gian cho người lao động mà vẫn đảm bảo đúng quy định.

2.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi Khoản 1, Điều 18 Nghị định số: 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, như sau:

“1. Trung tâm Dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 18 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.650.649.135 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.991.761.295 đồng/năm;

- Chi phí tiết kiệm: 658.887.840 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9,9%.

3. Thủ tục: Thực hiện trợ cấp xã hội hng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 05 ngày xuống còn 04 ngày làm việc.

Lý do: Vẫn đảm bảo trình tự thủ tục, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

3.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi nội dung Điểm d, Khoản 5, Điều 8 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định, như sau: “Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp xã hội hng tháng cho đối tượng kể từ tháng ngay sau tháng ghi trong Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hng tháng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú cũ của đối tượng”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 23.010.840 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 18.500.880 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ tiết kiệm: 4.509.960 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 20%.

VI. LĨNH VỰC NỘI VỤ

Thủ tục: Công nhận Ban Vận động thành lập hội

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 30 ngày xuống còn 28 ngày.

Lý do: Vẫn đảm bảo trình tự thủ tục, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung Điểm d, Khoản 5, Điều 6 Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, như sau: “Trong thời hạn hai mươi tám ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a, b và c, Khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận ban vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.659.964 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 15.555.436 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ tiết kiệm: 1.104.528 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,63%.

VII. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1. Các thủ tục:

- Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân;

- Đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên;

- Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên;

- Đăng ký thành lập công ty cổ phần;

- Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Đăng ký đổi tên doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần;

- Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp (đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức;

- Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích;

- Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Thông báo lập địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh);

- Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần;

- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

- Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 03 ngày xuống còn 02 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 03 ngày xuống còn 02 ngày theo quy định tại Khoản 1, Điều 28 Nghị định số: 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa đối với các thủ tục hành chính

* Thủ tục Đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 17.327.310 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.926.590 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.400.720 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,2%.

* Thủ tục Đăng ký thành lập công ty TNHH một thành viên

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 57.798.090 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 40.349.610 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 17.448.480 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,1%

* Thủ tục Đăng ký thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.633.015 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.724.935 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.908.080 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,1%

* Thủ tục Đăng ký thành lập công ty cổ phần

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 17.889.885 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 12.489.165 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.400.720 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,1%.

* Thủ tục Đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.652.220 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.251.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.400.720 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,4%.

* Thủ tục Đăng ký đổi tên doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.652.220 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.251.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.400.720 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,4%.

* Thủ tục Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, công ty cổ phần

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 29.262.555 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 20.538.315 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.724.240 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,8%.

* Thủ tục Đăng ký thay đổi vốn điều lệ, thay đổi tỷ lệ vốn góp (đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 30.534.840 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 21.810.600 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.724.240 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 28,5%.

* Thủ tục Đăng ký thay đổi thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 32.897.655 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 24.173.415 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.724.240 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,5%.

* Thủ tục Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đối với trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển nhượng toàn bộ điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 36.922.230 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 25.705.350 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 11.216.880 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,3%.

* Thủ tục Đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp chết, mất tích

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 30.855.075 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 21.299.955 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 9.555.120 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,9%.

* Thủ tục Thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 41.587.275 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 28.708.635 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 12.878.640 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,9%.

* Thủ tục Thông báo sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 23.100.195 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 16.037.715 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 7.062.480 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,5%.

* Thủ tục Đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 47.256.300 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 32.715.900 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 14.540.400 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,7%.

* Thủ tục Thông báo lập địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 17.327.310 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.926.590 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 5.400.720 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,1%.

* Thủ tục Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh)

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 33.105.375 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 22.719.375 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 10.386.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 31,3%.

* Thủ tục Chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.511.845 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.603.765 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.908.080 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,5%.

* Thủ tục Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.385.305 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.646.345 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.738.960 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,1%.

* Thủ tục Chuyển đổi công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 8.153.010 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.660.370 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 2.492.640 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,5%.

* Thủ tục Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 15.518.415 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.948.575 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.569.840 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 29,4%.

2. Thủ tục: Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết từ 20 ngày xuống còn 19 ngày.

Lý do: Vẫn đảm bảo trình tự thủ tục, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.

2.2. Phương án thực thi

Sửa đổi nội dung Điều 3 Thông tư số: 19/2015/TT-BKHĐT ngày 27/11/2015 của Bộ Kế hoạch Đầu tư quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, như sau:

Thời gian thẩm định tối đa là 19 ngày kể từ ngày tổ chức thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ trình đến ngày có báo cáo thẩm định. Đối với thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, trường hợp gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, thời gian thẩm định được tính là tổng thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 783.639.605 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 744.981.125 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ tiết kiệm: 38.658.480 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,9%.

VIII. LĨNH VỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ của văn phòng đại diện, chi nhánh

1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 10 ngày xuống còn không quá 07 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 10 ngày xuống 07 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 10 ngày xuống 07 ngày theo quy định tại Khoản 3, Điều 10 Nghị định số: 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.

“Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Trong trường hợp không chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ gửi thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân trong đó nêu rõ lý do”.

3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.465.980 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.219.660 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.246.320 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 19,28%.

IX. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Thủ tục: Cho phép trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống còn 17 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống 17 ngày theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

b) Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) hoặc cấp tỉnh (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT)”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 183.486.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 171.022.800 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 12.463.200 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,8%.

2. Thủ tục: Sáp nhập, chia tách trường trung học phổ thông

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống còn 17 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

2.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống 17 ngày theo quy định tại khoản 3, Điều 12 dẫn chiếu đến Điểm b, Khoản 2, Điều 11 Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

b) Phòng giáo dục và đào tạo (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS), sở giáo dục và đào tạo (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT) tiếp nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của Điều lệ này. Trong thời hạn 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu thấy đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập trường đến Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) hoặc cấp tỉnh (đối với trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THPT)”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 104.898.600 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 98.667.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 6.231.600 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 06%.

3. Thủ tục: Giải thể trường trung học phổ thông

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống còn 17 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

3.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 14 Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.

b) Cơ quan có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường ra quyết định giải thể nhà trường trong vòng 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 8.931.960 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 7.685.640 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.246.320 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14%.

X. LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Thủ tục: Thẩm định nhu cầu sử dụng đất

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống còn không quá 25 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống còn không quá 25 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

1.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi thời hạn thẩm định nhu cầu sử dụng đất quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 68 của Nghị định số : 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai như sau:

 b) Trong thời hạn không quá 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tài nguyên và môi trường có văn bản thẩm định gửi đến chủ đầu tư để lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 452.905.600 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 380.203.600 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 72.702.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,1%.

2. Thủ tục: Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 90 ngày xuống còn không quá 60 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

2.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 48 của Luật Khoáng sản số : 60/2010/QH12 như sau:

“a) Tối đa là 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hồ sơ cấp

Giấy phép thăm dò khoáng sản”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 124.544.250 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 87.154.650 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 37.389.600 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30%.

XI. LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1. Thủ tục: Đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết của thủ tục:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc xuống 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc xuống 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

1.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục tại Khoản 1, Mục I, Điều 2, Thông tư số: 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau:

“- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 25.203.360 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 16.894.560 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.308.800 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 33%.

2. Thủ tục: Tiếp nhận thủ tục thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày xuống còn 05 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

2.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày xuống 05 ngày tại Khoản 3, Điều 11 Nghị định số: 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật.

“3. Tổ chức, cá nhân tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật gửi hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 30 ngày trước ngày tổ chức cuộc thi.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trả lời bằng văn bản; trường hợp không đồng ý phải nêu rõ lý do”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.231.600 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.569.840 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.661.760 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,7%.

3. Thủ tục: Cấp Giấy phép tổ chức thi người đẹp, người mẫu trong phạm vi địa phương

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 15 ngày xuống 10 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

3.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống 10 ngày tại Khoản 3, Điều 21 Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 12, Điều 1 Nghị định 15/2016/NĐ-CP ngày 15/3/2016 của Chính Phủ.

“3. Thời hạn cấp phép: Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước) và 30 ngày làm việc (đối với cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 13.586.360 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 9.431.960 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.154.400 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 30,6%.

4. Thủ tục: Cấp phép tổ chức lễ hội

4.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết của thủ tục:

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc xuống còn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 10 ngày làm việc xuống còn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có trách nhiệm cấp Giấy phép tổ chức lễ hội; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy phép trong thời hạn 10 ngày làm việc xuống còn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

4.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục tại Điểm b, Khoản 2, Điều 18 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số: 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ như sau:

“- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có trách nhiệm cấp Giấy phép tổ chức lễ hội; trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm cấp Giấy phép trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do”.

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 25.618.800 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 17.310.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.308.800 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,4%.

5. Thủ tục: Tiếp nhận thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo

5.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn 10 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 15 ngày xuống 10 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

5.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống 10 ngày tại Điểm c, Khoản 1, Điều 36 của Luật Quảng cáo số: 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, nếu cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý với thông báo thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quá thời hạn trên mà không có văn bản trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện quảng cáo theo nội dung đã thông báo”.

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 12.740.160 đồng/năm.

Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.585.760 đồng/năm.

Chi phí tiết kiệm: 4.154.400 đồng/năm.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 32,6%.

6. Các thủ tục:

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể dục thể thao tổ chức hoạt động quần vợt;

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể dục thể thao tổ chức hoạt cầu lông.

6.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 07 ngày xuống còn 05 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 07 ngày xuống 05 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

6.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 07 ngày xuống 05 ngày tại Khoản 4, Điều 51 của Luật Thể dục, Thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, Khóa XI.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải kiểm tra các điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao của câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp theo quy định tại Điều 50 của Luật này để cấp Giấy chứng nhận; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản nêu rõ lý do.

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 6.770.080 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.108.320 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.661.760 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 24,6%.

7. Thủ tục: Ban hành quyết định thành lập Liên đoàn, hội, Câu lạc bộ Thể dục, Thể thao cấp tỉnh

7.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống còn 25 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống 25 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

7.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống 25 ngày tại Điểm d, Khoản 5, Điều 6 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quy định tổ chức hoạt động và quản lý hội.

d) Trong thời hạn hai mươi năm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại các Điểm a, b và c, Khoản 5 Điều này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận Ban Vận động thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.

7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 25.480.320 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 21.325.920 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 4.154.400 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 16,3%.

8. Thủ tục: Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống du lịch

8.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống còn 10 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 20 ngày xuống 10 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

8.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 20 ngày xuống 10 ngày tại Điểm b, Khoản 3, Điều 56 của Luật Du lịch số: 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

“b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và công nhận; trường hợp không công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

8.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 19.171.520 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 10.862.720 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 8.308.800 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 43,3%.

9. Thủ tục: Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch

9.1. Nội dung đơn giản hóa:

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống 15 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

9.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống 15 ngày tại Điểm b, Khoản 5, Điều 50 của Luật Du lịch số: 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

“b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra Quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

9.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 28.995.760 đồng/năm.

Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 16.047.880 đồng/năm.

Chi phí tiết kiệm: 12.947.880 đồng/năm.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44,7%.

10. Thủ tục: Thẩm định lại, xếp hạng lại cơ sở lưu trú du lịch 1 sao, 2 sao cho khách sạn, làng du lịch

10.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời hạn giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 30 ngày xuống 15 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

10.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị sửa đổi thời gian giải quyết thủ tục từ 30 ngày xuống 15 ngày tại Điểm b, Khoản 5, Điều 50 của Luật Du lịch số: 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

“b) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch thẩm định và ra quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch; trường hợp không công nhận, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

10.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 28.995.760 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 16.047.880 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 12.947.880 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 44,7%.

XII. LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

1. Thủ tục: Thẩm tra quyết toán các dự án hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (Đối với các Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt quyết toán của Giám đốc Sở Tài chính (thực hiện giao nhận hồ sơ qua bộ phận một cửa Sở Tài chính).

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán từ 30 ngày làm việc xuống còn không quá 27 ngày làm việc.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

1.2. Kiến nghị thực thi

Sửa đổi thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán từ 30 ngày làm việc xuống còn không quá 27 ngày làm việc (áp dụng đối với các công trình xây dựng chỉ có yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng (bao gồm cả công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư, Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh) có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng) quy định tại Điều 22 Thông tư số : 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.940.722.760 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 5.792.410.680 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 148.312.080 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 2,5%.

2. Thủ tục: Thẩm định phương án giá thuộc thẩm quyền của Sở Tài chính

2.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn không quá 12 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

2.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời hạn giải quyết thủ tục từ 15 ngày xuống còn không quá 12 ngày làm việc quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 13 Nghị định số: 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.

“b) Trong thời hạn tối đa là 12 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra các yếu tố hình thành giá, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận kiểm tra đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 18.764.040 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 17.517.720 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.246.320 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 6,6%.

3. Thủ tục: Thẩm định Kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của các cơ quan nhà nước, đơn vị lự lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hôi - nghề nghiệp

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục từ 10 ngày xuống còn không quá 07 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện từ 10 ngày xuống 07 ngày vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

3.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 10 ngày xuống còn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 64 Nghị định số: 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và Lựa chọn nhà thầu.

“đ) Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 16.686.840 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 15.440. đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.246.320 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 7,5%.

XIII. LĨNH VỰC Y TẾ

1. Thủ tục: Cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị rút ngắn thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

1.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung Khoản 2, Điều 10 Nghị định số: 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định”.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 578.100.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 495.012.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 83.088.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14,37%.

2. Thủ tục: Cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong Chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

2.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị rút ngắn thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

2.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung Khoản 2, Điều 10 Nghị định số: 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định”.

2.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 47.912.775 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 37.526.775 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 10.386.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,67%.

3. Thủ tục: Cấp thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn trong Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

3.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị rút ngắn thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

3.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung Khoản 2, Điều 10 Nghị định số: 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định”.

3.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 32.281.500 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 25.357.500 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 6.924.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 21,44%.

4. Thủ tục: Cấp, điều chỉnh Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp đề nghị đề nghị thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

4.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị rút ngắn thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

4.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung Khoản 2, Điều 10 Nghị định số: 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định”.

4.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 14.994.200 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 11.532.200 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 3.462.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,08%.

5. Thủ tục: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bị mất hoặc hư hỏng hoặc bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điểm a, b, Khoản 1, Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

5.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị rút ngắn thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

5.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung khoản 2 Điều 10 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định”.

5.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.976.370 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 4.591.570 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.384.800 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 23,17%.

6. Thủ tục: Cấp lại Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Điểm c, d, đ, e và g, Khoản 1, Điều 29 Luật Khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

6.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị rút ngắn thời gian thụ lý, thẩm định hồ sơ từ 20 ngày xuống còn 15 ngày.

Lý do: Việc rút ngắn thời gian thực hiện vẫn đảm bảo cho cơ quan thực hiện thủ tục có đủ thời gian giải quyết thủ tục. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và cá nhân thực hiện TTHC không phải chờ đợi kết quả quá lâu.

6.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung Khoản 2, Điều 10 Nghị định số: 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tiến hành thẩm định hồ sơ và có biên bản thẩm định”.

6.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 9.635.000 đồng/năm.

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 8.250.200 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 1.384.800 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 14,37%.

7. Thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống cho các đối tượng được quy định tại Khoản 2, Điều 5 Thông tư 47/2014/TT-BYT ngày 11 tháng 12 năm 2014

7.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thời hạn giải quyết: Đề nghị rút ngắn thời gian thẩm xét hồ sơ từ 05 ngày xuống còn 04 ngày.

Lý do: Đã quản lý tốt các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn nên thời gian thẩm định có nhiều thuận lợi, nhanh chóng do vậy giảm thời hạn giải quyết từ 05 ngày xung còn 04 ngày làm việc thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.

7.2. Kiến nghị thực thi: Sửa đổi nội dung Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Thông tư số: 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, như sau:

“Trong thời gian 04 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ”.

7.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 559.172.475 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 531.559.275 đồng/năm;

- Chi phí tuân thủ tiết kiệm: 27.613.200 đồng/năm;

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 4,94%./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 886/QĐ-UBND ngày 30/05/2018 thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Bắc Kạn năm 2018

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


887

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.31.14
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!