Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 843/QĐ-UBND 2019 Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ công tác giám định Hà Giang

Số hiệu: 843/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 07/05/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 843/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 07 tháng 5 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH TRONG CÔNG AN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2023”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Giám định tư pháp năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP, ngày 29/7/2013 về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Căn cứ Quyết định số 250/QĐ-TTg, ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp;

Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BCA, ngày 09/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định tối thiểu cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự,

Căn cứ Kế hoạch số 126/KH-UBND, ngày 04/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quhoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2023”;

Căn cứ Thông báo s102/TB-UBND ngày 22/4/2019 của UBND tỉnh về kết luận phiên họp giao ban Lãnh đạo UBND tỉnh tháng 4 năm 2019;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 1236/TTr-CAT-PC09, ngày 08 tháng 4 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giám định trong Công an tỉnh Hà Giang đến năm 2023”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các đồng chí Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND&UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành: Công an, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Y tế, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công an;
- Thường trực Tỉnh ủy,
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Viện KSND t
nh, Tòa án nhân dân tỉnh;
- Vnptioffice;
Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NCPC, KTTH
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG CÔNG AN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 843/QĐ-UBND, ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)

PHẦN THỨ NHẤT

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Tình hình, đặc điểm liên quan

Hà Giang là một tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới cực Bắc của Tổ quốc.

Phía Bắc giáp 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với chiều dài đường biên giới 277,556 km. Phía Đông giáp với tỉnh Cao Bằng. Phía Đông Nam và Nam giáp với tỉnh Tuyên Quang. Phía Tây và Tây Nam giáp với tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai. Diện tích tự nhiên 7.914,9 km2; địa giới hành chính của tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố với 195 xã, phường, thị trấn, gồm có 19 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn. Địa hình phức tạp, rừng núi đá him trở, khí hậu tự nhiên khắc nghiệt, đường giao thông đi lại khó khăn, dân cư sống không tập trung, phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp không đồng đều, phong tục tập quán lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, đời sống còn khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Trong những năm gần đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hà Giang diễn biến khá phức tạp. Các vụ phạm pháp hình sự xảy ra có chiều hướng gia tăng cả về số lượng cũng như tính chất, mức độ nghiêm trọng; phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, xảo quyệt và manh động. Đáng chú ý là tội phạm triệt để lợi dụng địa bàn giáp biên ẩn náu hoạt động; xuất hiện hoạt động tội phạm liên tuyến, xuyên quốc gia, nổi lên là các loại tội phạm cướp tài sản, giết người, mua bán người, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, trộm cắp tài sản, tội phạm công nghệ cao...; công tác điều tra, xác minh đối với các vụ án hình sự yêu cầu đảm bảo tính khẩn trương, kịp thời, chính xác, khách quan, đúng pháp luật, chặt chẽ về tài liệu chứng cứ, nhằm không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đã đặt ra những thách thức, khó khăn đối với Cơ quan Điều tra các cấp nói chung và hoạt động giám định tư pháp trong Công an tỉnh nói riêng.

2. Thực trạng công tác giám định tư pháp trong Công an tỉnh Hà Giang

2.1. Những kết quả đạt được

- Về tổ chức, biên chế đội ngũ giám định tư pháp

Công tác giám định tư pháp trong Công an tỉnh được bố trí tại Phòng Kỹ thuật hình sự theo quy định của Bộ Công an. Hiện nay Công an tỉnh có tổng số 8 giám định viên tư pháp (6 giám định viên Kỹ thuật hình sự, 2 giám định viên pháp y tử thi). Đội ngũ giám định viên tư pháp Công an tỉnh đã được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên được tập huấn về các chuyên ngành giám định; có bản lĩnh nghề nghiệp, phát huy vai trò trách nhiệm, độc lập trong công tác; có khả năng, năng lực đảm bảo đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Nhiều đồng chí giám định viên được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm nhiều chuyên ngành giám định, tham gia thực hiện nhiều vụ giám định phức tạp, khó khăn nhưng các đồng chí luôn làm tròn trách nhiệm, kết luận chính xác, khách quan, kịp thời, giúp cho các cơ quan tiến hành ttụng làm cơ sở pháp lý trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

- Về cơ sở vật chất, trang bị phương tiện trong công tác giám định

Công an tỉnh đã quan tâm bố trí phòng làm việc cho Phòng Kỹ thuật hình sự đảm bảo phù hợp với tình hình chung của Công an tỉnh, nhu cầu công tác chuyên môn và công tác giám định tư pháp để công tác giám định trong Công an tỉnh được triển khai một cách thuận lợi, hiệu quả. Hiện tại, các phòng làm việc của Phòng Kỹ thuật hình sự có 8 phòng (3 phòng làm việc cho lãnh đạo; 3 phòng làm việc cho 3 Đội nghiệp vụ; 1 phòng thí nghiệm; 1 kho để thiết bị, phương tiện).

Bộ Công an, UBND tỉnh đã quan tâm đầu tư trang bị, phương tiện, kinh phí cho công tác giám định KTHS của Công an tỉnh. Các phương tiện kỹ thuật được trang cấp như: máy ảnh, va ly khám nghiệm, kính hiển vi điện tử, cân điện tử, máy dò thuốc nổ..., tạo điều kiện cho hoạt động giám định được triển khai một cách thuận lợi, góp phần quan trọng phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

- Hoạt động giám định tư pháp trong Công an tỉnh

Hoạt động giám định tư pháp trong Công an tnh đã từng bước được củng cố, nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và giải quyết các yêu cầu của xã hội.

Thực hiện Quyết định số: 188/C21(P1), ngày 05/3/2007; Công văn số: 1039/C54, ngày 23/8/2016 của Viện Khoa học hình sự về phân cấp giám định kỹ thuật hình sự và pháp y; triển khai giám định pháp y đối với Phòng Kỹ thuật hình sự. Hiện nay Công an tỉnh đã triển khai được 7/10 chuyên ngành về lĩnh vực về kỹ thuật hình sự và 1 chuyên ngành về lĩnh vực giám định Pháp y gồm:

+ Chuyên ngành giám định Tài liệu.

+ Chuyên ngành giám định dấu vết Đường vân.

+ Chuyên ngành giám định Hóa học.

+ Chuyên ngành giám định Cháy, nổ.

+ Chuyên ngành giám định Súng, đạn.

+ Chuyên ngành giám định dấu vết Cơ học.

+ Chuyên ngành giám định Kỹ thuật.

+ Chuyên ngành giám định Pháp y tử thi.

Thống kê công tác giám định tư pháp của Công an tỉnh Hà Giang trong 5 năm qua (từ ngày 01/01/2013 đến 30/11/2017) đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, Công an các huyện, thành phố trong công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm và giám định pháp y tử thi, thu thập dấu vết, vật chứng, tiếp nhận các quyết định trưng cầu giám định các vụ việc, vụ án phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan điều tra các cấp; Phòng Kỹ thuật hình sự đã tiếp nhận giám định gồm 1.046 vụ = 25.859 yêu cầu và còn giải quyết nhiều yêu cầu giám định ngoài tố tụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phục vụ cho việc giải quyết các vụ việc hành chính và các hoạt động pháp lý khác.

2.2. Những hạn chế, yếu kém

- Đội ngũ giám định viên tư pháp trong Công an tỉnh hiện nay còn thiếu về số lượng giám định viên tư pháp; một số giám định viên phải đảm nhiệm nhiều chuyên ngành giám định, dẫn đến áp lực trong công việc, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả công tác.

- Về cơ sở vật chất phục vụ công tác giám định tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giám định. Do điều kiện, tình hình chung nên Công an tỉnh chưa bố trí đủ phòng làm việc, phòng thí nghiệm, kho để phương tiện; các thiết bị phương tiện kỹ thuật được Bộ Công an cấp còn rất thiếu, lạc hậu, một số phương tiện đã hng hoặc sử dụng kém hiệu quả; kinh phí, vật tư tiêu hao, mẫu chuẩn... còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Nhiều vụ án hình sự xảy ra trên địa bàn, có nhiều yếu tố phức tạp cần phải có sự hỗ trợ của phương tiện, máy móc để phát hiện, thu thập du vết, vật chứng, triển khai giám định nhưng do thiếu phương tiện, thiết bị nên hoạt động giám định còn chưa đáp ứng với yêu cầu công tác đấu tranh, xử lý tội phạm.

Trước tình hình trên cho thấy địa bàn tỉnh Hà Giang trong những năm qua, hoạt động của các loại tội phạm hình sự ngày càng tinh vi, manh động và bằng nhiều phương thức, thủ đoạn nhm che dấu tội phạm, đánh lạc hướng Cơ quan điều tra, gây khó khăn trong công tác điều tra, xác minh. Đcủng cố tài liệu, chứng cứ phục vụ cho công tác đấu tranh với các loại tội phạm thì công tác giám định tư pháp có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tìm ra những chứng cứ vật chất có tính khoa học giúp cho việc định hướng điều tra, chứng minh tội phạm, là căn cứ pháp lý trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xtội phạm của các cơ quan tố tụng hình sự. Do vậy, việc ban hành Đề án “Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giám định trong Công an tỉnh Hà Giang đến năm 2023” là yêu cầu khách quan và rất cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Căn cứ Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13, ngày 20/6/2012 của Quốc hội khóa XIII; Nghị định số 85/2013/NĐ-CP, ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp.

- Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

- Quyết định số 250/QĐ-TTg, ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

- Chỉ thị số 07/2005/CT-BCA (C11), ngày 14/9/2005 của Bộ trưởng Bộ công an về tăng cường công tác pháp y trong Công an nhân dân; Chỉ thị số 07/2006/CT-BCA (C11), ngày 22/8/2006 của Bộ trưởng Bộ công an về tăng cường công tác kỹ thuật hình sự trong tình hình mới.

- Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 01/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; Thông tư số 49/2017/TT-BCA, ngày 26/10/2017 của Bộ công an về quy định chi tiết chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp trong lĩnh vực Kỹ thuật hình sự; Thông tư số 52/2011/TT-BCA, ngày 20/7/2011 của Bộ Công an về Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh thuộc Bộ Công an; Thông tư số 46/2013/TT-BCA, ngày 05/11/2013 của Bộ Công an Ban hành các tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực an ninh thuộc Bộ Công an; Thông tư số 13/2018/TT-BCA, ngày 09/5/2018 quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định tối thiểu cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực Kỹ thuật hình sự.

- Quyết định số 10957/QĐ-X11, ngày 24/12/2010 của Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Kế hoạch số 281/KH-BCA-C09, ngày 12/12/2018 của Viện Khoa học hình sự , Bộ Công an về thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg, ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”; Kế hoạch số 126/KH-UBND, ngày 04/4/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang vthực hiện Đề án “Tiếp tục đi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2023”.

 

PHẦN THỨ HAI

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP, KINH PHÍ

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Từng bước củng cố, kiện toàn đội ngũ giám định viên, kỹ thuật viên, tăng cường tim lực khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ triển khai đồng bộ các lĩnh vực giám định về kỹ thuật hình sự được phân cấp, đáp ứng toàn diện và có hiệu quả yêu cầu của công tác điều tra, truy tố, xét xử góp phần giữ gìn an ninh, trật tự phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Giang.

2. Mc tiêu cụ thể

2.1. Đổi mới về tổ chức, đội ngũ giám định viên tư pháp.

Phấn đấu đến năm 2023, Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh có đội ngũ giám định viên, kỹ thuật viên chuyên trách đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của hoạt động tố tụng.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho tất cả cán bộ của Phòng Kỹ thuật hình sự, cán bộ Kỹ thuật hình sự của Công an các huyện, thành phố; bố trí cán bộ tập huấn công tác giám định, tập huấn sử phương tiện giám định Hóa học, học tập kinh nghiệm về hệ thống phòng thí nghiệm, thiết bị giám định tại Viện khoa học hình sự, Bộ Công an để triển khai vận dụng tại địa phương.

- Đề nghị bổ nhiệm mới 02 giám định viên Tài liệu, 01 giám định viên dấu vết Đường vân, 01 giám định viên Cơ học, 01 giám định viên Kỹ thuật số Điện t, 01 giám định viên Kỹ thuật, 01 giám định viên dấu vết Súng, đạn, 01 giám định viên Pháp y, bổ sung thêm chuyên ngành giám định Tài liệu cho 01 giám định viên.

2.2. Nâng cao năng lực chuyên môn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả giám định tư pháp về kỹ thuật hình sự và pháp y trong CAND, đến năm 2023 có ít nhất 18 giám định viên về các chuyên ngành giám định và 18 kỹ thuật viên phục vụ kịp thời các yêu cầu của hoạt động tố tụng, đảm bảo thời hạn giám định, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phấn đấu đến năm 2023 đáp ứng đầy đủ các yêu cầu giám định về kỹ thuật hình sự, hạn chế tối đa việc phải trưng cầu giám định tuyến trên, trừ các yêu cầu giám định phức tạp, giám định lại.

2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện nghiệp vụ

Triển khai xây dựng, cải tạo mở rộng trụ sở làm việc, bố trí đủ hệ thống phòng làm việc, phòng thí nghiệm và lắp đặt các trang thiết bị, đầu tư phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác giám định và đảm bảo điều kiện triển khai các lĩnh vực giám định mới.

- Bố trí thêm 01 phòng làm việc cho lãnh đạo; 04 phòng làm việc để lắp đặt các máy móc, thiết bị phục vụ công tác giám định; 05 phòng thí nghiệm; 02 phòng kho; 01 phòng hội trường và tiếp khách.

- Đầu tư trang bị phương tiện cho chuyên ngành giám định Hóa học; giám định Kỹ thuật số, điện tử; giám định pháp y; giám định Tài liệu; giám định Cơ học; giám định Cháy, nổ; giám định dấu vết Đường vân; giám định Kỹ thuật; giám định Âm thanh; giám định Súng, đạn và giám định Sinh học.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm v

- Củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Phòng Kỹ thuật hình sự đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật để nâng cao trình độ, năng lực cán bộ làm công tác giám định.

- Đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện nghiệp vụ phục vụ công tác giám định tư pháp đảm bảo điều kiện cần và đủ để nâng cao năng lực, hiệu quả giám định tư pháp trong Công an tỉnh.

2. Giải pháp

2.1. Đổi mới về tổ chức, đội ngũ cán bộ

- Tham mưu, đề nghị Bộ Công an tăng chỉ tiêu biên chế cho Phòng Kỹ thuật hình sự. Chủ động tuyển dụng, điều động cán bộ tốt nghiệp các trường CAND và cán bộ ngành ngoài có chuyên môn về khoa học, kỹ thuật về công tác tại Phòng kỹ thuật hình sự. Đến năm 2023, dự kiến có biên chế duy trì ổn định là 18 giám định viên tư pháp và 18 kỹ thuật viên, y công giúp việc cho giám định viên, mỗi giám định viên tư pháp đảm nhiệm từ 2 lĩnh vực giám định trở lên; hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Phòng Kỹ thuật hình sự, theo lộ trình từng năm.

- Cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về các lĩnh vực giám định Kỹ thuật hình sự và pháp y do Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an tổ chức. Đến năm 2023, đảm bảo 100% giám định viên, kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản, đến năm 2023 đảm bảo 100% giám định viên, kỹ thuật viên được đào tạo cơ bản các lĩnh vực giám định đáp ứng yêu cầu tạo nguồn bổ nhiệm giám định viên. Cụ thể lộ trình từng năm như sau:

+ Năm 2019: cử 03 lượt cán bộ học các lớp giám định tài liệu; Hóa học.

+ Năm 2020: cử 02 lượt cán bộ học các lớp giám định Kỹ thuật; Súng, đạn.

+ Năm 2021: cử 03 lượt cán bộ học các lớp giám định Pháp y; Kỹ thuật số, điện tử,

+ Năm 2022: Cử 03 lượt cán bộ học các lớp giám định Cơ học; dấu vết Đường vân.

+ Năm 2023: Cử 03 lượt cán bộ học các lớp giám định Tài liệu, Âm thanh, Hóa học.

2.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực chuyên môn

Tổ chức đi tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ giám định, kịp thời khai thác hiệu quả ứng dụng của các thiết bị được trang cấp cụ thể như sau:

- Năm 2019: Tập huấn về quản lý và khai thác ứng dụng hệ thống thiết bị giám định Hóa học tại Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.

- Năm 2020: Tập huấn về triển khai hệ thống phòng thí nghiệm, thiết bị giám định tại Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

2.3. Cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc

- Cải tạo, sa chữa, nâng cấp và trang bị cơ sở vật chất cho các phòng làm việc.

- Bố trí thêm 06 phòng làm việc (01 phòng cho lãnh đạo, 04 phòng cho các Đội nghiệp vụ, 01 phòng hội trường và tiếp khách).

- Bố trí thêm 05 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia trên nền trụ sở hiện có của Phòng kỹ thuật hình sự để triển khai mới các lĩnh vực giám định Pháp y, Hóa học, Âm thanh, Cháy, nổ và 02 kho để lưu trữ hồ sơ giám định, lưu trữ các chất ma túy sau giám định.

Thời gian thực hiện: Năm 2019.

Đề nghị Bộ Công an cấp kinh phí để cải tạo, nâng cấp phòng làm việc như: Bàn ghế làm việc, máy vi tính, điều hòa. Công an tỉnh bố trí phòng làm việc đủ cho hoạt động giám định tư pháp trong Công an tỉnh theo quy định.

2.4. Đầu tư phương tiện phục vụ công tác giám định

- Năm 2019 (Đầu tư 01 chuyên ngành giám định):

Chuyên ngành giám định Hóa học:

+ Thực trạng: Đây là lĩnh vực giám định chiếm 41% trong tổng số các lĩnh vực giám định tư pháp về kỹ thuật hình sự. Tuy nhiên, mới chỉ được trang bị thiết bị cơ bản chưa có các phương tiện tách, chiết mẫu... nên công tác giám định còn gặp nhiều khó khăn.

+ Giải pháp: Để mrộng và nâng cao năng lực lĩnh vực giám định này, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư bổ sung phương tiện cơ bản như: Hệ thống máy sắc ký khí để phục vụ công tác giám định.

- Năm 2020 (Đầu tư 01 chuyên ngành giám định):

Chuyên ngành giám định Kỹ thuật số, điện tử:

+ Thực trạng: Đây là lĩnh vực giám định có giá trị đối chiếu, so sánh các file, tệp tài liệu để truy nguyên file, tệp tài liệu gốc, trích xuất dữ liệu ảnh, video, dữ liệu sim điện thoại của đối tượng trong các vụ án hình sự. Phòng Kỹ thuật hình sự chưa được cấp các thiết bị phương tiện để triển khai công tác giám định.

+ Giải pháp: Để phân cấp chuyên ngành giám định này, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư đồng bộ các loại phương tiện phục vụ triển khai giám định dữ liệu file, tệp, hình ảnh, video: Thiết bị phục hồi dữ liệu trong máy vi tính, thiết bị phân tích và trích xuất dữ liệu từ điện thoại di động, thiết bị giám định xác thực video, Phần mềm bản quyền phân tích hệ thống mạng máy vi tính...

- Năm 2021 (Đầu tư 04 chuyên ngành giám định):

Chuyên ngành giám định Pháp y tử thi:

+ Thực trạng: Đây là lĩnh vực giám định xác định nguyên nhân chết trong các vụ việc, vụ án có người chết là một trong những cơ sở pháp lý xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm phục vụ công tác điều tra. Tuy nhiên, hiện Phòng Kỹ thuật hình sự mới chỉ được trang cấp các thiết bị cơ bản như bộ đồ mổ pháp y, cưa điện.

+ Giải pháp: Để nâng cao hiệu quả giám định pháp y tử thi, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư đồng bộ các loại phương tiện phục vụ triển khai giám định như: Bộ đồ mổ pháp y, cưa xương điện, Đèn chiếu X-Quang cầm tay...

Chuyên ngành giám định Tài liệu:

+ Thực trạng: Lĩnh vực này hàng năm tiến hành giám định hàng trăm yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký, hình du, bản in, song chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế trong quá trình giám định, ít được sự trợ giúp của các phương tiện máy móc hiện đại, mới chỉ có một số phương tiện cơ bản như: hệ thng giám định tài liệu Docucheck, kính hiển vi soi nổi MZ8, MZ1000, đèn đa phổ.... Do đó nhiều yêu cầu khó, phức tạp phải gửi lên cơ quan Trung ương giám định.

+ Giải pháp: Để nâng cao chất lượng công tác giám định Tài liệu, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư bổ sung một số loại phương tiện cơ bản như: máy giám định tài liệu Docucenter Expert, Kính hiển vi vạn năng, Kính hiển vi phóng đại.

Chuyên ngành giám định Cơ học:

+ Thực trạng: Chuyên ngành này chưa được trang bị phương tiện, chủ yếu vẫn sử dụng các phương tiện của lĩnh vực giám định kỹ thuật.

+ Giải pháp: Để nâng cao hiệu quả giám định Cơ học, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư bổ sung một số loại phương tiện cơ bản như: kính hiển vi so sánh...

Chuyên ngành giám định Cháy, n:

+ Thực trạng: Lĩnh vực này chưa được trang bị phương tiện, chủ yếu vẫn sử dụng các phương tiện của lĩnh vực giám định tài liệu.

+ Giải pháp: Đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư đồng bộ các loại phương tiện phục vụ triển khai giám định cháy, nổ, như: Kính hiển vi kim tương...

- Năm 2022 (Đầu tư 02 chuyên ngành giám định):

Chuyên ngành giám định dấu vết Đường vân:

+ Thực trạng: Đây là lĩnh vực có giá trị truy nguyên cao, đã được Bộ Công an đầu tư một số phương tiện cơ bản như: các thiết bị xông keo, nguồn sáng phát hiện dấu vết, thiết bị ghi nhận dấu vết, kính lúp...

+ Giải pháp: Để nâng cao hiệu quả chuyên ngành giám định này, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư bổ sung một số loại phương tiện cơ bn như: Hệ thống so sánh vân tay tự động, hệ thống chụp và phát hiện dấu vết đường vân bằng tia tử ngoại...

Chuyên ngành giám định Kỹ thuật:

+ Thực trạng: Lĩnh vực này mới chỉ được trang bị một số phương tiện đơn giản như máy ảnh, kính lúp, hóa chất để phục vụ giám định về ký tự in chìm trên vật liệu, chưa có thiết bị để giám định về sự ckỹ thuật, chất lượng kỹ thuật thiết bị, điện...

+ Giải pháp: Để nâng cao năng lực lĩnh vực giám định này, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư bổ sung một số loại phương tiện cơ bản như: Thiết bị phân tích điện tích hợp và chn đoán hộp đen ô tô....

Chuyên ngành giám định Âm thanh:

+ Thực trạng: Đây là lĩnh vực giám định có giá trị truy nguyên giọng nói của đối tượng trong các vụ án hình sự. Phòng Kỹ thuật hình sự chưa được cấp các thiết bị phương tiện để triển khai công tác giám định.

+ Giải pháp: Đphân cấp giám định âm thanh, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư đồng bộ các loại phương tiện phục vụ triển khai giám định âm thanh, như: Thiết bị ghi âm chất lượng cao, thiết bị phân tích giám định xác thực Audio, thiết bị lọc nhiễu âm thanh, thiết bị đọc đĩa ghi hình, tiếng,....

Chuyên ngành giám định Súng, đạn:

+ Thực trạng: Hai lĩnh vực này chưa được trang bị phương tiện, chủ yếu vẫn sử dụng các phương tiện của lĩnh vực giám định Kỹ thuật.

+ Giải pháp: Để tiếp tục nâng cao hoạt động giám định Súng, đạn, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư bổ sung một số loại phương tiện cơ bản như: Kính hiển vi đo góc...

Chuyên ngành giám định Sinh học:

+ Thực trạng: Đây là lĩnh vực giám định có giá trị truy nguyên cá biệt từ những dấu vết máu, lông, tóc, tinh trùng, trong khi hầu hết các vụ án hình sự tại hiện trường đều xuất hiện dấu vết sinh học. Tuy nhiên, hiện Phòng Kỹ thuật hình sự mới chỉ được trang cấp các thiết bị đơn giản, như tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy..., do vậy kết quả chdừng ở mức truy nguyên nhóm.

+ Giải pháp: Để phân cấp mrộng và nâng cao hiệu quả chuyên ngành giám định này, đề nghị Bộ Công an, UBND tỉnh cấp kinh phí đu tư đồng bộ các loại phương tiện phục vụ triển khai giám định vi thể như tủ lạnh, Kính hiển vi sinh vật gắn máy ảnh, Camera, máy vi tính,...

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Kinh phí thực hiện Đề án được đảm bảo theo Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp và từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp quản lý hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có), trong đó:

1.1. Bộ Công an đảm bảo kinh phí nâng cấp, cải tạo phòng làm việc, trang thiết bị, phương tiện; tập huấn, bi dưỡng cho cán bộ nghiệp vụ; Công an tỉnh btrí sắp xếp phòng làm việc, phòng thí nghiệm, kho... cho hoạt động giám định tư pháp trong Công an tỉnh.

1.2. Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ để mua sắm, trang bị, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện ngoài các thiết bị, phương tiện được cấp từ Bộ Công an và hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao năng lực cho cán bộ Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công tác giám định tư pháp.

2. Công an tỉnh có trách nhiệm:

2.1. Báo cáo Bộ Công an đảm bảo kinh phí theo khoản 1, mục III, phần thứ hai của Đề án này.

2.2. Hằng năm, lập dự toán kinh phí tại khoản 2, mục III, Phần thứ hai của Đề án này gửi gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh.

(Có phụ lục kèm theo)

PHẦN THỨ BA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Công an tnh

- Công an tỉnh Hà Giang là đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm trong việc thực hiện Đề án. Hằng năm lập dự toán kinh phí mua sắm những thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác giám định báo cáo lãnh đạo Bộ Công an, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí đảm bảo theo nội dung Đề án.

- Đề xuất Bộ Công an nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ giám định để bổ sung nguồn giám định viên tư pháp.

- Triển khai hoạt động giám định tư pháp trong Công an tỉnh đảm bảo phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử và các hoạt động pháp lý liên quan khác.

- Tổ chức sơ kết 3 năm và tổng kết 5 năm thực hiện hiện Đề án để đánh giá rút kinh nghiệm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giám định tư pháp trong Công an tỉnh.

- Hàng năm lập dự toán kinh phí mua sắm những thiết bị, phương tiện cần thiết phc vụ cho công tác giám định gửi Bộ Công an, Sở Tài chính thẩm định.

2. S Tư pháp

- Giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về hoạt động giám định tư pháp; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh các biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.

- Phối hợp Công an tỉnh củng cố, kiện toàn đội ngũ giám định viên tư pháp trong Công an tỉnh, thẩm định các thủ tục hồ sơ đề nghị bnhiệm giám định viên theo quy định.

3. Sở Tài Chính

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương và danh mục trang thiết bị Bộ Công an cấp, trình UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác giám định do trách nhiệm địa phương bảo đm, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật tài chính hiện hành.

4. Các Sở, ngành liên quan

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện Đề án góp phần đảm bảo ANTT trên địa bàn.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành chức năng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện đề án. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện đề án với Ủy ban nhân dân tnh.

2. Các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện đề án.

3. Quá trình thực hiện đề án có phát sinh vướng mắc, bất cập hoặc có nội dung không phù hợp, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phản ảnh về Công an tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NÂNG CẤP CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH TRONG CÔNG AN TỈNH HÀ GIANG

Năm thực hiện

Nội dung

Tên phương tiện

Số lượng

Nguồn đảm bảo

Bộ Công an

NSĐP

2019

Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và trang bị cơ sở vật chất cho các phòng làm việc

Điều hòa

12 bộ

X

 

Bàn ghế làm việc

11 bộ

Máy vi tính

01 bộ

Trang bị phương tiện giám định Hóa học

Máy sắc ký khí khối phổ

01 bộ

Máy sắc ký khí thường

01 bộ

 

X

2020

Trang bị phương tiện giám định Kỹ thuật số, điện tử

Hệ thống nguồn sạch có n áp UPS

01 bộ

X

 

Thiết bị sao chép cấu trúc vật lý đĩa

01 bộ

Thiết bị phục hồi dữ liệu trong máy vi tính

01 bộ

 

X

Thiết bị phân tích và trích xuất dữ liệu từ điện thoại di động

01 bộ

Thiết bị giám định xác thực video

01 bộ

Phần mềm bản quyền phân tích hệ thống mạng máy vi tính

01 bộ

2021

Trang bị phương tiện giám định Pháp y

Máy đo PH

01 cái

X

 

Máy khoan xương

01 cái

Cưa xương điện

01 bộ

 

X

Bộ đồ m pháp y

02 bộ

Đèn chiếu X-Quang cầm tay

01 cái

Trang bị phương tiện giám định Tài liệu

Máy giám định tài liệu Docucenter NIR VIS

01 bộ

X

 

Kính hiển vi soi nổi thường

01 cái

 

X

Đèn đa phổ

01 cái

Trang bị phương tiện giám định Cơ học

Kính hiển vi so sánh

01 cái

X

 

Bộ dụng cụ cơ khí

01 bộ

 

X

Trang bị phương tiện giám định Cháy, n

Máy đo nồng độ các loại khí độc

01 cái

X

 

Kính hiển vi kim tương MEIJI MT8000

01 cái

 

X

2022

Trang bị phương tiện giám định dấu vết Đường vân

Thiết bị xông keo chân không

01 bộ

X

 

Kính hiển vi soi nổi kết nối máy ảnh, camera, máy tính

01 bộ

 

X

Trang bị phương tiện giám định Kỹ thuật

Thiết bị đo tốc độ ô tô

01 bộ

X

 

Thiết bị phân tích điện tích hợp và chuẩn đoán hộp đen ô tô

01 bộ

 

X

2023

Trang bphương tiện giám định Âm thanh

Tủ bảo ôn bảo quản băng đĩa

01 cái

X

 

Thiết bị ghi âm chất lượng cao

01 bộ

 

X

Thiết bị phân tích giám định xác thực Audio

01 bộ

Trang bị phương tiện giám định Súng, đạn

Máy ảnh

01 cái

X

 

Kính hiển vi đo góc

01 cái

 

X

Trang bị phương tiện giám định Sinh học

Máy lọc nước siêu sạch

01 cái

X

 

Tủ lnh sâu -20°c

01 cái

 

X

Kính hiển vi sinh vật gắn máy ảnh, Camera, máy vi tính

01 bộ

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 843/QĐ-UBND ngày 07/05/2019 phê duyệt Đề án “Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác giám định trong Công an tỉnh Hà Giang đến năm 2023"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.829

DMCA.com Protection Status
IP: 3.17.179.132
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!