UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 83/1999/QĐ-UB
|
Đà Nẵng, ngày 08 tháng 7
năm 1999
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi)
ngày 21-6-1994;
- Căn cứ Nghị định số 26/1999/NĐCP ngày 19
tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về các Hoạt động tôn giáo;
- Căn cứ Thông tư số 01/1999/TT-TGCP ngày 16
tháng 6 năm 1999 của Ban Tôn giáo của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều
trong Nghị định số 26/1999/NĐCP ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ;
- Xét yêu cầu quản lý Nhà nước tại địa phương,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý
Nhà nước đối với một số hoạt động tôn giáo tại thành phố Đà Nẵng.
Điều 2 : Giao Trưởng ban Ban Tôn giáo thành phố chủ trì phối hợp
với Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện hướng dẫn và
tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3 : Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4 : Chánh Văn phòng UBND thành phố, Trưởng ban Ban Tôn
giáo thành phố và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các
quận, huyện căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Như Điều 4
- Chính phủ (để b/c)
- Ban Tôn giáo của CP (để b/c)
- TVTU, TT HĐND (để b/c)
- CT, các PCT UBND TP
- Các Sở, Ban, ngành
- UBND các quận, huyện
- CPVP, cv liên quan
- Lưu VT, NC, PC
|
TM.UBND THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH
Nguyễn Bá Thanh
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 83/1999/QĐ-UB ngày
08 tháng 7 năm 1999 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1 : Hoạt động tôn giáo hợp pháp được Nhà nước tôn trọng
và pháp luật bảo hộ. Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước của
thành phố theo chức năng, thẩm quyền được giao có trách nhiệm quản lý các hoạt
động của tôn giáo trên cơ sở pháp luật hiện hành, vừa đảm bảo lợi ích chính
đáng của đồng bào có đạo, vừa phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội.
Điều 2 : Các hoạt động tôn giáo tại thành phố Đà Nẵng phải
tuân theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những quy định
cụ thể của UBND thành phố.
Điều 3 : Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo,
những hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm trái pháp luật và chính sách
của Nhà nước, hoạt động mê tín dị đoan đều phải được xử lý theo quy định của
pháp luật.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 4 : Tín đồ có quyền tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu
nguyện tại gia đình phù hợp với luật pháp và tập quán sinh hoạt tín ngưỡng,
sinh hoạt tôn giáo trong gia đình, được mời các chức sắc, nhà tu hành đến nhà để
tiến hành các nghi thức tôn giáo, như các nghi thức dành cho người bệnh, người
chết, trong đám tang, đám cưới, đám giỗ.
Điều 5 : Cơ sở thờ tự của tôn giáo như : chùa, nhà thờ, tu viện,
thánh thất, thánh đường, nhà nguyện, trai phòng, hội quán, trụ sở của tổ chức
tôn giáo và những công trình phụ cận như tượng, đài, bia, tháp được xây dựng
trong khuôn viên là nơi dành cho sinh hoạt tôn giáo, được pháp luật bảo hộ, phải
làm thủ tục đăng ký theo quy định hiện hành của Nhà nước (qua Ban Tôn giáo
thành phố).
Điều 6 : Không chấp nhận việc sử dụng nhà riêng của tín đồ hoặc
của chức sắc tôn giáo để tiến hành các hoạt động tôn giáo tập hợp nhiều người
tham gia.
Điều 7 : Khi thực hiện các sinh hoạt tôn giáo, các chức sắc phụ
trách nơi thờ tự có trách nhiệm chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đảm bảo an ninh trật tự trong phạm vi nơi thờ
tự mà mình phụ trách, đồng thời không được gây trở ngại cho tín đồ trong lao động,
sản xuất, học tập và thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Điều 8 : Đối với những hoạt động tôn giáo thông thường được tiến
hành định kỳ vào những ngày nhất định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và
trong phạm vi khuôn viên cơ sở thờ tự thì chức sắc phụ trách cơ sở thờ tự phải
đăng ký với UBND xã, phường vào tháng đầu tiên của năm dương lịch. Riêng đối với
những ngày lễ trọng, lễ lớn của các tôn giáo trong năm thì chức sắc phụ trách
nơi thờ tự còn có trách nhiệm thông báo với UBND xã, phường trước khi tiến
hành.
Điều 9 :
1- Đối với những hoạt động tôn giáo vượt ra
ngoài khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc không có trong lịch hoạt động đã đăng ký từ
đầu năm thì :
a) Chức sắc phụ trách cơ sở thờ tự phải xin
phép Chủ tịch UBND xã, phường nếu chỉ có người trong cùng xã, phường tham dự;
xin phép Chủ tịch UBND quận, huyện nếu có người từ các xã, phường khác đến dự.
b) Chức sắc phụ trách giáo hội cấp thành phố
phải xin phép Chủ tịch UBND thành phố (qua Ban Tôn giáo thành phố) nếu có nhiều
người từ các quận, huyện hoặc từ các tỉnh thành khác đến dự.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được
đơn, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết và trả lời bằng văn bản;
2- Các lễ hội dân gian mang tính truyền thông
tể chức tại các đình chùa, đền miếu được thực hiện theo Quy chế về lễ hội của Bộ
Văn hóa - Thông tin và hướng dẫn của ngành Văn hóa.
Điều 10 :
1- Việc sử dụng đất hiện có của các cơ sở tôn
giáo nếu phù hợp với quy hoạch, không có tranh chấp, được UBND xã, phường xác
nhận và có nhu cầu sử dụng đất thì được UBND thành phố xem xét cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất;
2- Việc chuyển đổi, chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, chuyển mục đích sử dụng đất, việc xây dựng nơi thờ tự của các tôn giáo, việc
xây dựng nhà riêng của các chức sắc tôn giáo phải thực hiện theo đúng quy định
hiện hành của Nhà nước;
3- Ở những nơi có nhu cầu xây dựng lại hoặc
xây dựng mới nơi thờ tự thì chức sắc phụ trách giáo hội cấp thành phố có đơn
xin phép UBND thành phố (qua Sở Xây dựng) xem xét giải quyết trên cơ sở phải bảo
đảm đầy đủ thủ tục theo quy định của Nhà nước;
4- Việc sửa chữa nơi thờ tự phải thực hiện đầy
đủ các quy định của Nhà nước về sửa chữa, xây dựng các công trình ở đô thị;
Nếu tu bổ, sửa chữa nhỏ không làm biến dạng
công trình, không làm thay đổi thiết kế thì phải báo cáo nội dung công việc sửa
chữa cho UBND phường, xã biết ít nhất là 5 ngày trước khi tiến hành sửa chữa;
Nếu sửa chữa lớn làm thay đổi thiết kế hoặc
làm biến dạng công trình (cơi nới, mở rộng diện tích, nâng thêm chiều cao) thì
phải xin phép UBND thành phố (thông qua Sở Xây dựng);
5- Đơn xin xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự phải
được chức sắc phụ trách giáo hội cấp thành phố xác nhận và đề nghị (kèm theo hồ
sơ liên quan theo đúng quy định của Nhà nước). Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận
đơn hợp lệ, Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Sở Xây dựng được UBND thành phố ủy quyền
phải xem xét giải quyết hoặc nếu không đủ điều kiện giải quyết theo quy định
thì phải trả lời bằng văn bản.
Điều 11 : Việc dựng, đặt các biểu tượng thờ kính của tôn giáo
như : tượng, đài, tháp, bia ở nơi lộ thiên hoặc nơi công cộng chỉ được tiến
hành sau khi được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND thành phố và giấy phép
xây dựng của Sở Xây dựng.
Điều 12 : Các tổ chức tập hợp tín đồ các tôn giáo như : hội,
đoàn v.v... chỉ được hoạt động sau khi đã được sự cho phép của UBND thành phố. Chức sắc
phụ trách nơi thờ tự chịu trách nhiệm quản lý sinh hoạt của các tổ chức này
theo đúng mục đích, nội dung hoạt động đã được cho phép.
Điều 13 : Những người đại diện cho tín đồ, được tín đồ bầu ra để
giúp chức sắc nơi thờ tự trong một số sinh hoạt tôn giáo, chỉ được hoạt động
sau khi có sự công nhận, cho phép của UBND quận, huyện.
Điều 14 : Việc nhận người vào tu học tại các trường đào tạo của
tôn giáo hoặc các dòng tu phải thực hiện theo đúng quy định của Ban Tôn giáo của
Chính phủ. Chức sắc phụ trách nơi thờ tự phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của Nhà nước về đăng ký, quản lý hộ khẩu, đồng thời liên đới chịu trách nhiệm về
những hành vi trái pháp luật của những người đang cư trú tại nơi thờ tự do mình
phụ trách. Nghiêm cấm không cho nhập tu những người trốn tránh pháp luật và các
nghĩa vụ công dân.
Điều 15 : Các hoạt động từ thiện và cứu trợ nhân đạo của tôn
giáo được khuyến khích nhưng phải theo sự hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan
chức năng của thành phố nhằm đưa hoạt động này vào mục đích, đúng pháp luật.
Các tổ chức tôn giáo khi nhận viện trợ nhân đạo, từ thiện từ nước ngoài gửi về
phải báo cáo với cơ quan quản lý viện trợ để được giúp đỡ,
hướng dẫn cho việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ đúng pháp luật, đồng thời phải
công khai các khoản thu chi.
Điều 16 : Mọi hình thức tổ chức quyên góp đều phải được sự cho
phép của Chủ tịch UBND thành phố. Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý tổ chức các hoạt
động quyên góp, gây quỹ trái pháp luật.
Chương III
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 17 : Ban Tôn giáo thành phố có trách nhiệm :
1- Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục và phối
hợp với các cơ quan chức năng xem xét giải quyết hoặc đề xuất UBND thành phố giải
quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo trong phạm vi thành phố như :
đăng ký nơi thờ tự; đăng ký lịch hoạt động tôn giáo hàng năm của các tể chức
giáo hội, các hoạt động tôn giáo tập trung nhiều người tham gia vượt phạm vi
khuôn viên cơ sở thờ tự; các hội, đoàn tôn giáo; nhận người vào tu học tại các
trường đào tạo của tôn giáo, các hoạt động từ thiện của các tôn giáo; việc
thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc v.v...
2- Tổ chức triển khai và hướng dẫn các tổ chức
tôn giáo, các chức sắc, nhà tu hành thực hiện nghiêm chỉnh nội dung của bản Quy
định này;
3- Giúp UBND thành phố thường xuyên theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về hoạt động tôn giáo và bản
Quy định này.
Điều 18 : Sở Địa chính - Nhà đất có trách nhiệm :
1- Hướng dẫn và lập các thủ tục cần thiết về
việc xin giao đất mới của các tổ chức tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật
hiện hành;
2- Hướng dẫn và lập các thủ tục cần thiết theo
đúng các quy định của pháp luật để làm cơ sở cho việc xét công nhận quyền sử dụng
đất đối với cơ sở thờ tự của các tôn giáo;
3- Tiếp nhận hồ sơ, thụ lý và tham mưu cho
UBND thành phố trong việc giải quyết khiếu nại về nhà, đất có liên quan đến tôn
giáo;
4- Phối hợp với UBND các quận, huyện và các
ban ngành liên quan kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp
có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng đất
đai.
Điều 19 : Sở Xây dựng có trách nhiệm :
1- Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục và phối
hợp với các cơ quan chức năng xem xét, đề xuất UBND thành phố giải quyết trong
việc xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự, dựng, đặt các biểu tượng thờ kính của các
tôn giáo (tượng, tháp, bia, đài v.v...) nơi lộ thiên, nơi công cộng của tôn
giáo; thực hiện cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự theo đúng quy hoạch
và theo ủy quyền của UBND thành phố;
2- Phối hợp với UBND các quận, huyện và các
ban, ngành liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước
về xây dựng; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các
hành vi vi phạm trong xây dựng các công trình ở đô thị;
Điều 20 : Công an thành phố có trách nhiệm phối hợp với các ban,
ngành liên quan và UBND các cấp thường xuyên kiểm tra việc chấp hành những quy
định về đăng ký quản lý hộ khẩu, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm,
đồng thời thực hiện tốt chức năng đảm bảo an ninh trật tự theo quy định của
pháp luật.
Điều 21 : Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm :
1- Thực hiện đầy đủ quyền quản lý Nhà nước
theo lãnh thổ đã được pháp luật quy định và theo nội dung bản Quy định này;
2- Thường xuyên chỉ đạo UBND các phường, xã thực
hiện đầy đủ chức năng quản lý Nhà nước trong phạm vi phường, xã;
3- Trực tiếp tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm
quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm của các tổ chức, cá
nhân trên địa bàn trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của UBND
thành phố về lĩnh vực tôn giáo.
Điều 22 :
1- Các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp,
khi được hỏi ý kiến về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của tôn giáo phải
có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình
phụ trách.
2- Trong thời gian tối đa không quá ba ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của các chức sắc hoặc tổ chức tôn giáo, cơ quan
chịu trách nhiệm chính trong việc tham mưu đề xuất giải quyết (sau đây gọi tắt
là cơ quan chủ trì) phải có văn bản gửi các ngành chức năng, UBND các quận, huyện
hữu quan để lấy ý kiến về những vấn đề có liên quan.
3- Trong thời gian không quá năm ngày kể từ
ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ trì, các ngành chức năng, UBND các quận,
huyện phải có ý kiến bằng văn bản về những nội dung được yêu cầu. Quá thời hạn
trên mà không có ý kiến bằng văn bản thì coi như ngành, địa phương chấp thuận với
những nội dung được yêu cầu và chịu trách nhiệm về việc chấp thuận đó;
4- Trong thời gian tối đa không quá năm ngày kể
từ ngày nhận được ý kiến của các ngành, địa phương hoặc kể từ thời điểm được
coi là kết thúc việc tham gia ý kiến của các cơ quan liên quan, cơ quan chủ trì
hoàn tất hồ sơ thủ tục theo quy định và trình UBND thành phố xem xét giải quyết
hoặc cho ý kiến chỉ đạo, trước khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
5- Trường hợp ý kiến giữa cơ quan chủ trì và
các cơ quan được hỏi ý kiến không thống nhất thì cơ quan chủ trì phải làm báo
cáo trình UBND thành phố và nêu rõ các ý kiến khác nhau để UBND thành phố có cơ
sở xem xét quyết định hoặc cho ý kiến chỉ đạo cụ thể;
6- Trong thời hạn tối đa không quá bảy ngày kể
từ ngày nhận văn bản của cơ quan chủ trì, UBND thành phố xem xét giải quyết hoặc
cho ý kiến chỉ đạo bằng văn bản.
Điều 23 :
1- Các tổ chức tôn giáo, các chức sắc, nhà tu
hành có nghĩa vụ chấp hành và động viên tín đồ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định
của Nhà nước và quy định của UBND thành phố có liên quan đến hoạt động tôn
giáo;
2- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo các quy định hiện hành của pháp
luật.
Điều 24 : Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, các
ngành, các địa phương phản ánh kịp thời về UBND thành phố (thông qua Ban Tôn
giáo thành phố) để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực
tế.