ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 823/QĐ-UBND
|
Hà Tĩnh, ngày 01 tháng 4 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU (TOR) VÀ DỰ TOÁN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI
TIẾT VÀ VĂN KIỆN DỰ ÁN “HỖ TRỢ XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ
NHẠY BÉN TẠI TỈNH HÀ TĨNH”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày
26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP
ngày 23/04/2013 của Chính phủ về công tác quản lý
và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Thông tư số 219/2009/TT-BTC
ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính về việc quy định một số định mức chi tiêu áp dụng
cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA); Thông tư 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính về sửa đổi bổ
sung một số điều của Thông tư số 219/2009/TT-BTC ;
Căn cứ Quyết định số 2287/QĐ-UBND
ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Điều phối Dự án “Phát triển
nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Hà Tĩnh” và
dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với
biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” và Quyết định số 3198/QĐ-UBND ngày
15/10/2013 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 2287/QĐ-UBND ngày
26/7/2013 của UBND tỉnh;
Căn cứ Quyết định số 678/QĐ-UBND
ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động và ngân sách
năm 2016 Dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên
hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” (IWMC);
Xét đề nghị của Ban điều phối dự án SRDP-IWMC Hà Tĩnh tại Tờ trình số 32/TTr-PCU
ngày 23/3/2016 của Sở Tài chính tại Văn bản số
764/STC-NS ngày 24/3/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều khoản
tham chiếu (TOR) và dự toán Xây dựng Đề cương chi tiết và Văn kiện dự án “Hỗ trợ
xây dựng nền hành chính công có trách nhiệm và nhạy bén tại tỉnh Hà Tĩnh”, với
các nội dung chính sau:
1. Điều khoản tham chiếu (TOR): Chi
tiết có Phụ lục 1 kèm theo.
2. Dự toán kinh phí 550.080.000 đồng,
(Bằng chữ: Năm trăm năm mươi triệu, không trăm tám mươi nghìn đồng); Chi tiết
có phụ lục 2 kèm theo.
3. Nguồn vốn: Từ nguồn vốn đối ứng dự
án IWMC được phê duyệt tại Quyết định số 678/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh
về việc phê duyệt kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2016 của dự án “Quản lý
nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu
tại tỉnh Hà Tĩnh” (IWMC).
Điều 2. Giao Ban điều phối dự
án SRDP-IWMC Hà Tĩnh (chủ đầu tư) tổ chức thực hiện theo đúng quy định hiện
hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng UBND
tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành: Kế hoạch
và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc ban điều phối Dự án
SRDP-IWMC Hà Tĩnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh;
- Chánh, PVP Nguyễn Duy Nghị;
- Lưu VT, TH1.
Gửi: Văn bản giấy (12b) và điện tử.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hồng Lĩnh
|
PHỤ LỤC 1
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI
TIẾT VÀ VĂN KIỆN DỰ ÁN “HỖ TRỢ XÂY DỰNG NỀN HÀNH CHÍNH CÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ
NHẠY BÉN TẠI HÀ TĨNH”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày
01/4/2016 của UBND tỉnh)
1. Bối cảnh:
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Trung bộ của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.025,6 km2, dân số 1.300.800 người; gồm 13 huyện, thành phố, thị xã và 262 cấp xã, phường, thị trấn. Trình độ dân trí và thu nhập
không đồng đều, có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 18%, GRDP bình quân đầu người đạt
trên 44 triệu đồng.
Trong những năm qua, với sự hỗ trợ kỹ
thuật của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt
Nam (UNDP), Hà Tĩnh đã ưu tiên tập trung đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
(CCHC), cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của bộ máy các
cơ quan quản lý hành chính nhằm phục vụ người dân và doanh nghiệp được tốt hơn. Những công cụ để Hà Tĩnh đo lường, xác định những kết
quả trên là các chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX). Trong những năm qua chỉ số PAPI
của Hà Tĩnh luôn nằm ở nhóm trung bình cao; chỉ số PCI, Hà Tĩnh xếp thứ 7/63 -
hạng rất cao năm 2011, nhưng lại tụt xuống thứ 45/63 năm 2013, năm 2014 tăng được
10 bậc lên thứ 35/63 thuộc nhóm khá của cả nước nhưng lại
tụt 10 bậc xuống thứ 45/63 vào năm 2015 và Chỉ số PAR
INDEX xếp hạng 10/63 (năm 2013) các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tăng
17 bậc (từ 27/63 năm 2012).
Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng
nêu trên, nhưng vấn đề hiệu quả trong quản trị công của Hà Tĩnh còn một số tồn
tại cần tiếp tục ưu tiên đầu tư giải quyết, trong đó tập trung vào các lĩnh vực:
(i) Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công cho người dân và doanh nghiệp.
Các lĩnh vực yếu kém nhất trong PCI (điểm trung bình 2011-2014) gồm: Chi phí thời
gian - 4,17; Chi phí không chính thức -3.5 và thiết chế pháp lý -5,46; (ii) tăng cường sự tham gia của người dân
vào quản trị địa phương. Trong PAPI 2014, Hà Tĩnh có chỉ số
“sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở” -5,67 thấp nhất
trong 6 chỉ số thành phần của tỉnh; cải thiện tính công khai minh bạch, trách
nhiệm giải trình; (iii) hiệu quả CCHC nhà nước và quản trị
hành chính công được theo dõi, cải thiện; (iv) nâng cao và có giải pháp đồng bộ
để tăng tính bền vững của PCI.
Nhằm khắc phục các tồn tại nói trên,
Chính phủ Vương quốc Bỉ, thông qua cơ quan Phát triển Bỉ tại Hà Nội (BTC) đã
cam kết hỗ trợ Hà Tĩnh cải thiện nền hành chính công có trách nhiệm và nhạy
bén, với tổng ngân sách dự kiến cho dự
án là 1.100.000 EURO, trong đó: 1.000.000 Euro từ vốn ODA không hoàn lại của
Vương Quốc Bỉ và 100.000 Euro từ vốn đối ứng của Chính phủ
Việt Nam. Dự án được đề xuất thực hiện trong 03 năm từ tháng 6/2016 đến tháng
6/2019.
Để dự án trên sớm được triển khai,
UBND tỉnh đã có giao Ban Điều phối dự án SRDP-IWMC Hà Tĩnh (sau đây viết tắt là
PCU) tiến hành các bước chuẩn bị và hồ sơ cần thiết để
trình các cấp có thẩm quyền tại địa phương và Trung ương
thẩm định và phê duyệt. Chính vì vậy, PCU cần tuyển một
đơn vị tư vấn có đủ năng lực để hỗ trợ trong việc xây dựng và hoàn thiện Đề
cương chi tiết và Văn kiện dự án “Hỗ trợ xây dựng nền hành chính công có trách
nhiệm và nhạy bén tại Hà Tĩnh” theo quy định tại Nghị định số 38/2013/NĐ-CP
ngày 23/04/2013 của Chính phủ về công tác quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
2. Nhiệm vụ tổng quát của đơn vị
tư vấn
Tư vấn xây dựng Đề cương chi tiết và
Văn kiện dự án “Hỗ trợ xây dựng nền hành chính công có
trách nhiệm và nhạy bén tại Hà Tĩnh” đảm bảo yêu cầu theo
Nghị định 38/NĐ-CP và cho việc đàm phán, ký kết Hiệp định dự án.
3. Nhiệm vụ cụ thể của đơn vị tư vấn
3.1. Nghiên cứu
các yêu cầu của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013
của Chính phủ về công tác quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, đặc biệt là các Phụ lục IIa và IIIb, cũng như các tài liệu
liên quan hiện có do PCU cung cấp. Trên cơ sở đó, các chuyên gia cần làm rõ các
mảng cần thu thập thêm thông tin và thống nhất kế hoạch thực
hiện với PCU.
3.2. Triển khai
kế hoạch thu thập thêm thông tin và thảo luận với các bên liên quan tại Hà Tĩnh để thống nhất các nội dung cần đưa vào Đề
cương chi tiết và Văn kiện dự án “Hỗ trợ xây dựng nền hành chính công có trách
nhiệm và nhạy bén tại Hà Tĩnh”.
3.3. Xây dựng Đề
cương chi tiết dự án “Hỗ trợ xây dựng nền hành chính công có trách nhiệm và nhạy bén tại Hà Tĩnh” theo Phụ lục IIa của Nghị định số
38/2013/NĐ-CP , gửi cho PCU để xin ý kiến lần đầu của các bên liên quan tại Hà
Tĩnh, cũng như tổ chức Hội thảo kỹ thuật để thảo luận và
thống nhất các nội dung của Đề cương
dự án. Tư vấn có nhiệm vụ trình bày, hướng dẫn thảo luận
và hoàn thiện lần một để PCU hoàn chỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến các Bộ, ngành liên
quan.
3.4. Hỗ trợ PCU
hoàn thiện Đề cương chi tiết dự án lần 2 trên cơ sở các góp ý và kiến nghị của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và các Bộ, ngành liên quan để PCU
trình chính thức lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thủ tướng để
phê duyệt danh mục tài trợ và Đề cương chi tiết dự án.
3.5. Xây dựng
Văn kiện dự án “Hỗ trợ xây dựng nền hành chính công có trách nhiệm và nhạy bén
tại Hà Tĩnh” theo Phụ
lục IIIb của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP , gửi PCU để
xin ý kiến các cơ quan liên quan tại Hà Tĩnh và tổ chức hội
thảo để thảo luận, thống nhất các nội dung Văn kiện dự án.
3.6. Trình bày nội
dung Văn kiện dự án tại Hội thảo kỹ thuật do PCU tổ chức và hoàn thiện Văn kiện dự án trên cơ sở góp ý và kiến nghị của
các đơn vị liên quan, gửi PCU sẽ trình UBND tỉnh để phê
duyệt theo quy định.
4. Thời gian thực hiện: Trong Quý II/2016.
5. Sản phẩm đầu ra
Nhóm tư vấn có nhiệm vụ hoàn thành
các sản phẩm đầu ra như sau:
5.1. Kế hoạch thực hiện chi tiết thống nhất với PCU để làm cơ sở thực hiện. Bản
kế hoạch này sẽ làm rõ các mảng thông tin cần thu thập thêm cũng như trách nhiệm
của các bên để phối hợp hiệu quả nhất.
5.2. Xây dựng Đề
cương chi tiết dự án “Hỗ trợ xây dựng nền hành chính công có trách nhiệm và nhạy
bén tại Hà Tĩnh” theo mẫu Phụ lục IIa
của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ Việt Nam; Đề cương
chi tiết dự án cần nêu rõ:
- Bối cảnh và sự cần thiết của dự án;
- Cơ sở đề xuất nhà tài trợ;
- Mục tiêu của dự án;
- Đối tượng thụ hưởng của dự án;
- Tóm tắt các kết quả chủ yếu của dự
án;
- Tổng vốn của dự án;
- Kiến nghị cơ chế tài chính trong nước
đối với dự án;
- Tổ chức quản lý thực hiện dự án;
- Phân tích sơ bộ về hiệu quả, tác động
và tính bền vững của dự án;
- Các hoạt động thực hiện trước.
5.3. Xây dựng Văn kiện Dự án “Hỗ trợ xây dựng nền hành chính công
có trách nhiệm và nhạy bén tại Hà Tĩnh” theo Phụ lục IIIb của Nghị định số
38/2013/NĐ-CP ngày 23/04/2013 của Chính phủ Việt Nam; Văn kiện dự án cần nêu
rõ:
- Bối cảnh và sự cần thiết của dự án;
- Cơ sở đề xuất nhà tài trợ;
- Mục tiêu của dự án: Mục tiêu tổng
thể và mục tiêu cụ thể;
- Mô tả dự án: Nêu rõ các hợp phần,
hoạt động và kết quả chủ yếu của hỗ trợ kỹ thuật; đánh giá khả năng vận dụng hỗ trợ kỹ thuật vào thực tế;
- Đối tượng thụ hưởng: Nêu rõ đối tượng
thụ hưởng trực tiếp và gián tiếp của dự án;
- Kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá dự án, gồm: (i) kế hoạch triển khai các hành động thực hiện trước (nếu có); (ii) kế
hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết thực hiện dự án cho năm đầu tiên; (iii) kế
hoạch giám sát và đánh giá dự án;
- Tổ chức quản lý thực hiện dự án:
Nêu rõ hình thức tổ chức quản lý thực hiện; cơ chế phối hợp
giữa các bên tham gia chuẩn bị thực hiện, thực hiện và quản lý dự án; năng lực
tổ chức, quản lý thực hiện dự án của chủ dự án.
- Tổng vốn dự án: Nêu chi tiết theo từng
cấu phần, hạng mục, và dòng ngân sách đầu tư phát triển, hành chính sự nghiệp,
bao gồm:
+ Vốn ODA từ BTC (đồng Việt Nam và
quy đổi ra EURO);
+ Vốn đối ứng Chính phủ (đồng Việt
Nam và quy đổi ra EURO), ghi rõ nguồn vốn đối ứng (ngân sách trung ương, địa
phương..), giá trị đóng góp bằng hiện vật. Trách nhiệm bố trí vốn đối ứng của các cấp
ngân sách và các đối tượng tham gia thực hiện, đối tượng thụ hưởng dự án.
- Cơ chế tài chính trong nước đối với
dự án: Nêu rõ hình thức áp dụng cơ chế tài chính trong nước
đối với nguồn vốn hỗ trợ kỹ thuật từ BTC (cấp phát từ ngân
sách nhà nước, cho vay lại toàn bộ, cho vay lại một phần
và cấp phát một phần từ ngân sách nhà nước).
- Các hoạt động thực hiện trước: Trên
cơ sở các hoạt động thực hiện trước tại Quyết định phê duyệt
danh mục tài trợ, trình bày cụ thể các hoạt động thực hiện trước theo quy định tại Điều 17, Nghị định số 38/2013/NĐ-CP .
6. Yêu cầu về tư vấn
Yêu cầu nhóm tư vấn có trình độ và
năng lực phù hợp để thực hiện có 1 kết quả cao nhất hoạt động này. Nhóm tư vấn
có ít nhất 06 chuyên gia phụ trách các nội dung chính và một số cán bộ hỗ trợ.
Yêu cầu cơ bản cho vị trí 06 chuyên gia được đưa ra dưới đây.
6.1. Trưởng
nhóm - Chuyên gia về cải cách hành hành chính công:
- Có trình độ Tiến sỹ chuyên ngành
kinh tế, quản trị hoặc chính sách công;
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực quản trị nhà nước, cải cách
hành chính công, quản lý chiến lược, quản lý và phát triển
chương trình/dự án;
- Có kinh nghiệm trong thiết kế và
xây dựng các dự án phát triển, trong đó kinh nghiệm thiết kế các dự án về cải cách hành chính là một lợi thế;
- Có khả năng lãnh đạo hiệu quả, có
kinh nghiệm làm trưởng các nhóm tư vấn thực hiện các hoạt
động phát triển hỗ trợ các cơ quan nhà nước ở các cấp và địa
bàn khác nhau tại Việt Nam;
- Đã có kinh nghiệm làm việc với các
chương trình/dự án của các tổ chức quốc tế;
- Kỹ năng giao tiếp, viết báo cáo tốt
bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt.
6.2. Các
chuyên gia tư vấn thành viên nhóm: 05 người; trong đó:
- Chuyên gia điều tra khảo sát: 02 người.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng mẫu điều tra và
công cụ thu thập thông tin thực địa; kế hoạch triển khai và tiến hành điều tra
khảo sát tra thu thập thêm thông tin phục vụ xây dựng đề cương chi tiết và Văn
kiện dự án.
+ Có trình độ thạc sỹ một trong các
chuyên ngành, lĩnh vực sau: Phát triển nông nghiệp nông thôn, xã hội học, quản
lý tài nguyên, hành chính công.
+ Có trên 08 năm kinh nghiệm và đã thực
hiện tối thiểu 03 nội dung điều tra khảo sát, thu thập
thông tin một trong số các lĩnh vực: cộng đồng, kinh tế, xã hội, hành chính công.
+ Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm
việc với các Dự án phát triển do các tổ chức quốc tế tài
trợ.
+ Kỹ năng giao tiếp, viết báo cáo tốt
bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt.
- Chuyên gia thực hiện xây dựng Đề
cương và Văn kiện dự án: 03 người.
+ Nhiệm vụ: Xây dựng đề cương chi tiết
và Văn kiện dự án “Hỗ trợ xây dựng nền
hành chính công có trách nhiệm và nhạy bén tại Hà Tĩnh” và phối hợp các bên
liên quan tổ chức hội thảo tham vấn, thống nhất nội dung.
+ Có trình độ thạc sỹ chuyên ngành về
các lĩnh vực khác nhau như kinh tế phát triển, quản trị
kinh doanh và thị trường, quy hoạch đô thị và nông thôn, phát triển nông nghiệp
nông thôn, quản lý tài chính, xã hội học.
+ Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc các vấn đề liên quan đến: Cải cách hành chính, tăng
cường sự tham gia của công dân vào quản trị nhà nước ở các cấp tại Việt Nam.
+ Tất cả chuyên gia đã thực hiện thiết
kế và xây dựng các dự án phát triển.
+ Tất cả các tư vấn có ít nhất 10 năm
kinh nghiệm làm việc với các Dự án phát triển do các tổ chức quốc tế tài trợ.
+ Kỹ năng giao
tiếp, tổng hợp và viết báo cáo tốt bằng cả Tiếng Anh và Tiếng Việt.
7. Khung thời gian thực hiện.
STT
|
Nội
dung
|
Số
lượng Tư vấn
|
Thời
gian thực hiện (days)
|
Tổng số ngày công (work days)
|
1
|
Làm việc với PCU Hà Tĩnh thống nhất
kế hoạch thực hiện chi tiết, hỗ trợ, phối hợp thực hiện.
Đồng thời cập nhật, thu thập các tài liệu liên quan hiện có phục vụ thực hiện
công việc.
|
06
(Cả
nhóm)
|
04
|
24
|
2
|
Xây dựng mẫu
điều tra và công cụ thu thập thông tin thực địa; kế hoạch triển khai điều tra thu thập thêm thông tin.
|
04
(Trưởng
nhóm + 02 chuyên gia khảo sát + 01 đại diện chuyên gia xây dựng Đề cương, Văn
kiện)
|
03
|
12
|
3
|
Triển khai thu thập thêm thông tin phục vụ xây dựng Đề cương chi tiết và Văn kiện dự án.
|
03
(Trưởng
nhóm + 02 chuyên gia khảo sát)
|
12
|
36
|
4
|
Xây dựng đề cương dự án
|
04
(Trưởng
nhóm + 03 chuyên gia xây dựng Đề cương, Văn kiện)
|
20
|
80
|
5
|
Hội thảo tham vấn và hoàn thiện Đề
cương chi tiết.
|
06
(Cả
nhóm)
|
01
|
6
|
6
|
Xây dựng văn kiện dự án
|
04
(Trưởng
nhóm + 03 chuyên gia xây dựng Đề cương, Văn kiện)
|
25
|
100
|
7
|
Hội thảo tham
vấn và hoàn thiện Văn kiện dự án.
|
06
(Cả
nhóm)
|
01
|
6
|
8
|
Điều chỉnh, bổ
sung hoàn thiện Đề cương và văn kiện dự án sau góp ý bộ
ngành Trung ương, địa phương.
|
04
(Trưởng
nhóm + 03 chuyên gia xây dựng Đề cương, Văn kiện)
|
05
|
20
|
|
Tổng
cộng
|
|
71
|
284
|
8. Dự toán kinh phí thực hiện:
Kinh phí thực hiện công việc tư vấn
được xây dựng dựa trên quy định hiện hành của nhà nước và kinh nghiệm/năng lực của Tư vấn. Áp dụng định mức
theo Quyết định số 219/2009/QĐ-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính về việc quy
định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Thông tư 192/2011/TT- BTC ngày 26/12/2011.
Nguồn kinh phí thực hiện sẽ được
trích từ nguồn vốn đối ứng năm 2016 dự án IWMC Hà Tĩnh,
theo Quyết định số 678/QĐ-UBND ngày 21/3/2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh Quyết định
về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2016
dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà
Tĩnh” (IWMC).
9. Phương pháp lựa chọn tư vấn thực hiện:
Trên cơ sở nội dung tham chiếu công
việc và yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực của tư vấn theo
TOR. Ban điều phối dự án SRDP-IWMC Hà Tĩnh (Chủ đầu tư) tổ chức lựa chọn đơn vị
tư vấn thực hiện theo đúng quy định hiện hành của nhà nước Việt Nam.