THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN; SỞ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH Y KHOA VÀ SỞ Y TẾ
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 761/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2017 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Phần
I
DANH
MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
1. Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực Người có công
STT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
1
|
T-BLI-288083-TT
|
Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
|
- Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn
khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan
đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và
con đẻ của họ.
|
2
|
T-BLI-288084-TT
|
Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với
con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
|
- Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan
đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con
đẻ của họ.
|
Phần
II
NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG
1. Thủ tục: Giải
quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hóa học
Trình tự
thực hiện:
Bước 1:
Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng theo
quy định, đến nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Bước 2:
Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa
hợp lệ, công chức tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp hồ
sơ làm lại cho kịp thời.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết
quả trao cho người nộp.
Bước 3:
Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Công chức phụ trách Văn hóa - Xã hội
cấp xã để giải quyết.
Trong thời gian 10 (mười) ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác
nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác
nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ theo quy
định, gửi Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
Công chức của UBND cấp xã được phân công
nhiệm vụ có trách nhiệm chuyển danh sách đề nghị kèm hồ sơ
theo quy định đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
Bước 4:
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 (mười) ngày kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ
điều kiện kèm hồ sơ theo quy định gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Công chức của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội được phân công nhiệm vụ, có trách nhiệm
chuyển danh sách kèm hồ sơ của đối tượng theo đúng quy định gửi đến Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội để thẩm định.
Bước 5: Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới thiệu những
hồ sơ đủ điều kiện theo quy định (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y
khoa cấp tỉnh.
Bước 6: Hội
đồng giám định y khoa cấp tỉnh căn cứ hồ sơ và giấy giới thiệu do Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chuyển đến, chịu trách nhiệm khám giám
định và ban hành biên bản khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên
quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.
Bước 7: Sở
Y tế trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ do Hội đồng Giám định Y khoa chuyển đến, có trách
nhiệm cấp và chuyển giấy chứng nhận
mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật hoặc sinh con dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi
nhiễm với chất độc hóa học theo quy định đến Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Bước 8: Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày
tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp,
phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.
Kết quả giải quyết thủ tục hành chính
được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân
dân cấp xã để trao cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính đúng quy định.
Bước 9: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân đến
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp xã ký
nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính và nộp lại Giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả
giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp xã.
* Thời
gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC: Từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (buổi sáng từ 7 giờ đến 11 giờ; Buổi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ). Ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và
trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, gồm:
1. Bản khai (Mẫu
HH1) tại phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH
ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh
thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc
hóa học:
- Bản sao một trong các giấy tờ: Quyết
định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương,
chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng
chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30
tháng 4 năm 1975 trở về trước.
- Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch
cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; Huân chương, Huy chương chiến sĩ
giải phóng; Lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia
kháng chiến; hồ sơ, giấy tờ khác có giá
trị pháp lý được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.
- Giấy xác nhận của
cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa
bàn hoạt động của đơn vị.
3. Bản tóm tắt bệnh
án điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội do Thủ
trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội sao và xác nhận hoặc Bản
tóm tắt quá trình điều trị ngoại trú của bệnh viện công
lập từ tuyến huyện trở lên hoặc bản tóm tắt quá trình điều
trị ngoại trú của phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư
liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được
ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội sao và xác nhận trừ các trường hợp:
- Người hoạt động kháng chiến bị mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính
(Acute, subacute peripheral neuropathy) chỉ cần có giấy tờ có giá trị pháp lý
được xác lập trước ngày 30/4/1975 ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh
ngoại biên, được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hoá học dẫn đến vô sinh theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền
do bộ y tế quy định.
- Người hoạt động kháng chiến không có
vợ (chồng) hoặc vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia
kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) được Ủy
ban nhân dân xã xác nhận.
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm
chất độc hoá học không bị mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ y tế quy định
làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên nhưng sinh con dị dạng, dị tật
được Hội đồng Y khoa có thẩm quyền kết luận.
4. Biên bản giám định bệnh, tật của Hội
đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận bị mắc bệnh, tật do nhiễm chất độc
hóa học và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh, tật theo mẫu quy
định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trừ những
trường hợp nêu trên như: Người hoạt động kháng chiến bị mắc bệnh thần kinh
ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy)
chỉ cần có giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 30/4/1975 ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên,
được Sở LĐTBXH sao và xác nhận; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc
hoá học dẫn đến vô sinh theo kết luận của cơ quan y tế có
thẩm quyền do bộ y tế quy định; Người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có
con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã
hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) được Ủy ban nhân dân xã xác
nhận; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học không bị mắc bệnh
theo danh mục bệnh tật do Bộ y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ
21% trở lên nhưng sinh con dị dạng, dị tật được Hội đồng Y khoa có thẩm quyền
kết luận.
5. Giấy chứng nhận bệnh, tật do nhiễm
chất độc hóa học của Giám đốc Sở Y tế theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm
theo Thông tư liên tịch Số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016
của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
Trường hợp người đang phục vụ trong quân
đội, công an thì giấy chứng nhận bệnh,
tật do nhiễm chất độc hóa học do cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp.
* Số lượng hồ
sơ: 01 (một) bộ.
Thời gian giải quyết:
- Trong thời gian 10 (mười)
ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến
bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ theo quy định, gửi Phòng Lao động, Thương
binh và Xã hội.
- Trong thời gian 10 (mười)
ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Lao
động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ
điều kiện gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Trong thời gian 10 (mười) ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ ban hành giấy giới
thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng giám định y khoa
cấp tỉnh.
- Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám
giám định và ban hành biên bản khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có
liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, chuyển đến
Sở Y tế những trường hợp đạt khi ra Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh để cấp
giấy chứng nhận bệnh, tật do nhiễm chất độc hóa học.
- Trong thời gian 10 (mười)
ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật hoặc sinh con
dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc
hóa học kèm theo hồ sơ và chuyển đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Trong thời gian 10 (mười)
ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến,
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có
trách nhiệm ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những
trường hợp đủ điều kiện.
Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội;
+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng giám định
y khoa cấp tỉnh; Sở Y tế.
Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận người hoạt
động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng.
Lệ phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Bản khai cá nhân mẫu HH1 tại phụ lục số
II ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội.
Yêu cầu, điều kiện của thủ tục hành chính:
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến
trong giai đoạn từ tháng 8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại vùng bị Mỹ rãi chất độc
hóa học và mắc một trong những bệnh, tật quy định tại điều 7 Thông tư liên tịch
số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012
của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng.
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày
15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ,
quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng và thân nhân.
- Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày
30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tư hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư liên tịch Số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám
giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc
đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Mẫu HH1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Phần khai về người có công:
Họ và tên:...............................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm …………
Nam/Nữ: ………….
Nguyên quán:.........................................................................................................................
Trú quán:................................................................................................................................
Có quá trình tham gia hoạt động kháng
chiến như sau:
TT
|
Thời
gian
|
Cơ quan/Đơn
vị
|
Địa bàn
hoạt động
|
1
|
|
|
|
Tình trạng bệnh tật, sức khỏe hiện
nay:...............................................................................
2. Phần khai về con đẻ (trường hợp người
hoạt động kháng chiến sinh con dị dạng, dị tật).
TT
|
Họ
tên
|
Năm
sinh
|
Tình
trạng dị dạng, dị tật bẩm sinh
|
1
|
|
|
|
.... ngày... tháng... năm...
Xác nhận của xã, phường
……………………………………………..
Ông (bà):………………………………….
Hiện cư trú tại …………………………..
có ……. con đẻ dị dạng, dị tật cụ thể
như sau: …………………………………
TM.UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
|
…ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|
2. Thủ tục: Giải quyết hưởng chế độ ưu đãi đối với con đẻ của người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
Trình tự thực hiện:
Bước 1:
Cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy định, đến nộp
tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2:
Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa
hợp lệ, công chức tiếp nhận hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp
thời.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, đúng theo quy
định, công chức viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp.
Bước 3:
Công chức tiếp nhận hồ sơ chuyển hồ sơ đến Công chức phụ trách
Văn hóa - Xã hội cấp xã để giải quyết.
Trong thời gian 10 (mười) ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác
nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận con đẻ của người
hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ theo quy định gửi Phòng
Lao động, Thương binh và Xã hội.
Công chức của UBND cấp xã được phân
công nhiệm vụ có trách nhiệm chuyển danh
sách đề nghị kèm hồ sơ theo đúng quy định đến Phòng Lao động, Thương binh và Xã
hội.
Bước 4:
Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 (mười) ngày kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện kèm hồ sơ theo
quy định gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Công chức của Phòng Lao động, Thương binh
và Xã hội được phân công nhiệm vụ, có trách nhiệm chuyển danh sách kèm hồ sơ của đối tượng theo đúng quy
định gửi đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để thẩm định.
Bước 5: Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 (mười)
ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, giới
thiệu những hồ sơ đủ điều kiện theo quy định (kèm bản sao hồ sơ) ra Hội đồng
giám định y khoa cấp tỉnh.
Bước 6: Hội
đồng giám định y khoa cấp tỉnh căn cứ hồ sơ và giấy giới thiệu do Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội chuyển đến, tổ chức khám giám định và ban hành biên bản khám
giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc
hóa học.
Bước 7: Sở
Y tế trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Hội đồng
Giám định Y khoa chuyển đến, có trách nhiệm cấp và chuyển
giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật hoặc sinh
con dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất
độc hóa học theo quy định đến Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Bước 8: Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày
tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm
ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện.
Kết quả giải quyết
thủ tục hành chính được chuyển về Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp xã để
trao cho cá nhân thực hiện thủ tục hành chính đúng quy định.
Bước 9: Đến ngày hẹn ghi trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, cá nhân đến
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân dân cấp xã
ký nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính và nộp lại Giấy tiếp
nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
* Địa chỉ tiếp nhận và trả kết quả
giải quyết thủ tục hành chính: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục
hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã.
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC: Từ thứ hai đến thứ
sáu hàng tuần (buổi sáng
từ 7 giờ đến 11 giờ; Buổi chiều từ 13 giờ đến 17
giờ). Ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ nghỉ.
Cách thức thực hiện: Nộp hồ
sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của Ủy ban nhân
dân cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ, gồm:
1. Bản khai (Mẫu
HH1) tại phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT- BLĐTBXH ngày 15/5/2013
của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
2. Bản sao giấy khai sinh.
3. Một trong các giấy tờ sau:
- Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú
của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4
ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016
của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với
đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016
của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại
trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục
5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch Số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016
của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với
đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục
2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016
của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Giấy xác nhận dị
dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn
trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội đối với đối tượng chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có
trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch Số
20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội.
Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị
hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác
nhận.
4. Một trong những giấy tờ của cha đẻ,
mẹ đẻ theo quy định:
- Bản sao một trong các giấy tờ: Quyết
định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z; giấy chuyển thương,
chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có
tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử
dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước.
- Bản sao một trong các giấy tờ: Lý
lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; Huân chương, Huy chương
chiến sĩ giải phóng; Lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã
hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ, giấy tờ
khác có giá trị pháp lý được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.
- Giấy xác nhận của cơ quan chức năng
thuộc Bộ Quốc phòng về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa bàn hoạt động của đơn
vị.
* Số lượng hồ sơ:
01 (một) bộ.
Thời gian giải quyết:
- Trong thời gian 10 (mười) ngày
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm hồ sơ theo quy định
gửi Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội
trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận đủ
các hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện kèm hồ sơ gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội trong
thời gian 10 (mười) ngày làm
việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm
tra hồ sơ, ra giấy giới thiệu (kèm bản sao hồ sơ) chuyển
đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
- Sở Y tế trong thời gian 10 (mười)
ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận mắc bệnh, tật,
dị dạng, dị tật hoặc sinh con dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với
chất độc hóa học.
- Sở Lao động, Thương
binh và Xã hội trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ
sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với
những trường hợp đủ điều kiện.
Đối tượng thực hiện thủ
tục hành chính: Cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở
Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được
ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục
hành chính:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã.
+ Phòng Lao động, Thương binh và Xã
hội cấp huyện.
+ Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Hội đồng giám định
y khoa tỉnh; Sở Y tế.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc trợ cấp ưu đãi
đối với con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học.
Lệ
phí: Không.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản khai mẫu HH1 tại phụ lục số II ban hành
kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội.
Yêu cầu, điều kiện của thủ tục
hành chính: Con đẻ của người trực
tiếp tham gia kháng chiến trong giai đoạn từ tháng 8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại
vùng bị Mỹ rãi chất độc hóa học, bị mắc bệnh, dị dạng, dị tật theo quy định tại
Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch Số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Căn cứ
pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày
15/5/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ,
quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân
nhân.
- Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày
30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông tư
hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với
cách mạng.
- Thông tư liên tịch Số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH
ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám
giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi
nhiễm với chất độc đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Mẫu HH1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BẢN
KHAI CÁ NHÂN
Đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Phần khai về người có công:
Họ và tên:...............................................................................................................................
Sinh ngày ... tháng ... năm …………
Nam/Nữ: ………….
Nguyên quán:.........................................................................................................................
Trú quán:................................................................................................................................
Có quá trình tham gia hoạt động kháng
chiến như sau:
TT
|
Thời
gian
|
Cơ quan/Đơn
vị
|
Địa bàn
hoạt động
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tình trạng bệnh tật, sức khỏe hiện
nay:...............................................................................
2. Phần khai về con đẻ (trường hợp người
hoạt động kháng chiến sinh con dị dạng, dị tật).
TT
|
Họ
tên
|
Năm
sinh
|
Tình
trạng dị dạng, dị tật bẩm sinh
|
1
|
|
|
|
.... ngày... tháng... năm...
Xác nhận của xã, phường
………………………………………….
Ông (bà):………………………………
Hiện cư trú tại …………………………
có ……. con đẻ dị dạng, dị tật cụ thể
như sau: …………………………………
TM.UBND
Quyền hạn, chức vụ người ký
(Chữ ký, đóng dấu)
Họ và tên
|
…ngày ... tháng ... năm ...
Người khai
(Ký, ghi rõ họ và tên)
|