ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 741/QĐ-UBND
|
Cao Bằng, ngày 14 tháng 6 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THIẾT LẬP, CÔNG BỐ ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN PHẢN ÁNH,
KIẾN NGHỊ VÀ BAN HÀNH QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG
TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG,
ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày
13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17
tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày
21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng
11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Công văn số 920/STNMT-TTr ngày 31 tháng 5 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận
thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên, môi
trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:
1. Số điện thoại đường dây nóng, địa
chỉ hộp thư điện tử đường dây nóng cấp tỉnh tại phụ lục 01 kèm theo Quyết định
này.
2. Số điện thoại đường dây nóng, địa
chỉ hộp thư điện tử đường dây nóng cấp huyện tại phụ lục 02 kèm theo Quyết định
này.
3. Số điện thoại đường dây nóng gồm số
điện thoại di động hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7
ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ; số điện thoại cố định được hoạt
động trong giờ hành chính các ngày trong tuần.
Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình tiếp
nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá
nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao
Bằng”.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài
nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công
Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cao Bằng; Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh; Bản ĐT
- CVP, PCVP UBND tỉnh; Bản ĐT
- UBND các huyện, thành phố;
- Các CV VPUBND tỉnh: NL, XD;
- Lưu: VT, CN.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trung Thảo
|
QUY TRÌNH
TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA
TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN VỀ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy trình này quy định việc tiếp
nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và
cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường (đất đai, khoáng sản, nước, bảo vệ
môi trường, đa dạng sinh học) thông qua đường dây nóng của các cơ quan, đơn vị
cấp tỉnh bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện, trên địa
bàn tỉnh Cao Bằng.
Nội dung phản ánh về các hành vi
nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động quản lý Nhà nước như thanh tra, kiểm tra,
giải quyết thủ tục hành chính... về lĩnh vực tài nguyên môi trường thì thực hiện
theo trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, không áp dụng theo quy trình này.
2. Quy trình này áp dụng cho các Lãnh
đạo, cán bộ, công chức tham gia công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi
thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về lĩnh vực tài nguyên,
môi trường, đa dạng sinh học thông qua đường dây nóng của các cơ quan, đơn vị cấp
tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy trình này, những từ ngữ dưới
đây được hiểu như sau:
1. Đường dây nóng là hệ thống khép
kín gồm: thiết bị viễn thông, số thuê bao di động, thư điện tử, thiết bị phụ trợ,
nhân sự và quy trình để tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin của
các tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vụ việc,
sự cố về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học; các vi phạm quy định
về bảo tồn đa dạng sinh học để các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời có biện
pháp tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý theo quy định.
2. Phản ánh, kiến nghị là việc tổ chức,
cá nhân thông báo bằng hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi thư điện tử vào đường
dây nóng về các thông tin liên quan đến vụ việc.
3. Tiếp nhận thông tin là việc các cơ
quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện ghi nhận lại thông tin về
đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường,
vụ việc vi phạm pháp luật do các tổ chức, cá nhân cung cấp.
4. Xác minh thông tin là việc các cơ
quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện làm rõ các thông tin được
phản ánh, kiến nghị là chính xác hay không để triển khai các biện pháp xử lý tiếp
theo.
5. Xử lý thông tin là việc các cơ
quan có thẩm quyền, trên cơ sở các nội dung tiếp nhận thông tin qua đường dây
nóng, triển khai các hoạt động gồm: kiểm tra xử lý vụ việc; chỉ đạo triển khai
các biện pháp xử lý, ngăn chặn; xây dựng phương án xử lý, khắc phục vụ việc; xử
lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học
trên địa bàn tỉnh (nếu có).
6. Phản hồi thông tin là việc thông
báo kết quả xử lý thông tin cho tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, thông
qua một trong các hình thức gọi điện hoặc gửi thư điện tử.
Điều 3. Các
hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường được tiếp nhận
1. Về lĩnh vực đất đai (Theo Điều
12, Luật Đất đai 2013)
- Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai;
- Không sử dụng đất, sử dụng đất
không đúng mục đích.
- Không thực hiện đúng quy định của
pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất;
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai
2013;
- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về
quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm
trái quy định về quản lý đất đai;
- Không cung cấp hoặc cung cấp thông
tin về đất đai không chính xác theo quy định;
- Cản trở, gây khó khăn đối với việc
thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
2. Về lĩnh vực khoáng sản (Theo Điều
8, Luật Khoảng sản 2010)
- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Lợi dụng thăm dò để khai thác
khoáng sản;
- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất
về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền cho phép;
- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều
tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản;
- Cung cấp trái pháp luật thông tin về
khoáng sản thuộc bí mật nhà nước;
- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất,
khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
3. Về lĩnh vực tài nguyên nước (Theo
Điều 9, Luật Tài nguyên Nước 2012)
- Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm
rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước;
- Xả nước thải, đưa các chất thải vào
vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc
xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước;
- Xả khí thải độc hại trực tiếp vào
nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và
các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả
nước thải;
- Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng
công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở
các sông, suối, hồ, kênh, rạch;
- Khai thác trái phép cát, sỏi trên
sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà
cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn
nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm
trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;
- Phá hoại công trình bảo vệ, khai
thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và
khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
- Cản trở hoạt động điều tra cơ bản
tài nguyên nước, quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức,
cá nhân;
- Thăm dò, khai thác, sử dụng tài
nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái
phép;
- Không tuân thủ quy trình vận hành hồ
chứa, liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
- Xây dựng hồ chứa, đập, công trình
khai thác nước trái quy hoạch tài nguyên nước.
4. Về lĩnh vực Bảo vệ môi trường và
đa dạng sinh học (Theo Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 và Điều 7, Luật Bảo
vệ môi trường 2014)
- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài
hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục
đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ
sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.
- Xây dựng công trình, nhà ở trong
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc
phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi
sinh thái của khu bảo tồn.
- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai
thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy
sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu
bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.
- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận
cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái
phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được
ưu tiên bảo vệ.
- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và
trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục
loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Nhập khẩu, phóng thích trái phép
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
- Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai
xâm hại.
- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc
Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng
đất trong khu bảo tồn.
- Phá hoại, khai thác trái phép rừng,
các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;
- Khai thác, đánh bắt các nguồn tài
nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời
vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật;
- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử
dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ,
chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về
bảo vệ môi trường;
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt
quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại
khác vào đất, nguồn nước và không khí;
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc
mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ các chất ion hóa vượt quá
tiêu chuẩn môi trường cho phép;
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy
chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương
tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;
- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới
mọi hình thức;
- Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực
vật, chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép;
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây
nguy hại cho con người, sinh vật, và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu,
vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép;
- Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo
tồn thiên nhiên;
- Xâm hại công trình, thiết bị,
phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường;
- Hoạt động trái phép, sinh sống ở
khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc
biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người;
- Che giấu hành vi hủy hoại môi trường,
cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả
xấu đối với môi trường.
Điều 4. Nguyên tắc
tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng
1. Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý
thông tin đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền;
được thực hiện theo chế độ Khẩn; tuân thủ quy định của pháp luật và Quy trình
này.
2. Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá
nhân, nội dung phản ánh của tổ chức, cá nhân báo tin; xử lý nghiêm theo quy định
pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân.
3. Cán bộ được giao quản lý, sử dụng
đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của lãnh đạo
đơn vị.
Chương II
QUY TRÌNH TIẾP
NHẬN, XÁC MINH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
Điều 5. Về thông
tin tiếp nhận
1. Việc tiếp nhận thông tin được thực
hiện thông qua một trong các hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thư điện
tử.
2. Các nội dung của thông tin phản
ánh, kiến nghị
a. Thông tin của tổ chức, cá nhân phản
ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử (nếu có).
b. Thông tin mô tả vụ việc
- Tên tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm (nếu xác định được);
- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ
việc;
- Địa điểm, vị trí của vụ việc;
- Mô tả loại hình vi phạm; tính chất,
mức độ vụ việc; phạm vi vi phạm.
- Mô tả hành vi vi phạm pháp luật về
bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ: nuôi, bắt các động vật quý hiếm, có tên trong
sách đỏ...);
- Những bằng chứng kèm theo: ảnh,
video, bản ghi âm, tài liệu...(nếu có).
3. Các thông tin phản ánh, kiến nghị
bị từ chối tiếp nhận
- Thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu
nại, tố cáo về các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước
về tài nguyên môi trường (thanh tra, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành
chính...);
- Không xác định được nội dung vụ việc
cụ thể đang xảy ra;
- Tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy
đủ, cụ thể các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này hoặc nội dung thông tin cung cấp
không có căn cứ rõ ràng;
- Nội dung thông tin khác không liên
quan đến vụ việc.
Điều 6. Quy trình
tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin
1. Tiếp nhận thông tin
Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp
huyện tổ chức tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị khác thì hướng dẫn tổ
chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện
có thẩm quyền để kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.
2. Xác minh thông tin
a. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về
vụ việc thông qua đường dây nóng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và
UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn tiến hành xác minh thông tin.
b. Thời hạn xác minh thông tin được
thực hiện trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin hoặc
thực hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm
trọng, phức tạp.
3. Xử lý thông tin
a. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền
xử lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện: UBND cấp huyện phối hợp với các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan, chính quyền địa phương, Ban quản lý Khu kinh tế (đối
với các vụ việc xảy ra trong Khu kinh tế) triển khai kiểm tra, xác minh, xử lý
vụ việc.
b. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền
xử lý của các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh gồm: Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công thương:
Cơ quan tiếp nhận thông tin phản ánh giao cho các phòng, đơn vị trực thuộc triển
khai kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc.
4. Phản hồi thông tin
a. Trách nhiệm phản ánh thông tin
Sau khi hoàn thành xử lý vụ việc,
UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo kết quả
giải quyết đến tổ chức, cá nhân có phản ánh thông tin.
b. Nội dung phản hồi thông tin bao gồm
- Tính xác thực của nội dung thông
tin đã cung cấp;
- Các biện pháp ngăn chặn xử lý thông
tin đã được thực hiện;
- Các biện pháp xử lý kèm theo (nếu
có);
- Định hướng triển khai các biện pháp
khác trong thời gian tới nhằm giải quyết triệt để vụ việc.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Sở Tài
nguyên và Môi trường
1. Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xử
lý, phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân về vụ việc liên quan đến lĩnh vực
Tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền giải quyết.
2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản
ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền để
kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.
3. Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng
năm thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến
nghị của tổ chức, cá nhân về các vụ việc liên quan thông qua đường dây nóng
trên toàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng trước ngày 30 hằng tháng.
Điều 8. Đối với
các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh bao gồm: Sở xây dựng, Sở Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, Sở Công thương
1. Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xử
lý, phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân đối với các vụ việc thuộc thẩm
quyền xử lý.
2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản
ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền để
kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.
3. Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng
năm gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày
20 hằng tháng về kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ
chức, cá nhân qua đường dây nóng để tổng hợp, công khai thông tin.
Điều 9. Ủy ban
nhân dân cấp huyện
1. Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xử
lý, phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân đối với các vụ việc thuộc thẩm
quyền giải quyết.
2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản
ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền để
kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.
3. Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng
năm gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày
20 hằng tháng về kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ
chức, cá nhân qua đường dây nóng cấp huyện để tổng hợp, công khai thông tin.
3. Định kỳ hằng tháng công khai kết
quả tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên
địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Bố trí kinh phí và tổ chức vận
hành đường dây nóng đảm bảo hiệu quả, thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời
về Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét, phối hợp giải quyết và tổng hợp tham
mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ LĨNH VỰC TÀI
NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
TT
|
Cơ quan
|
Họ
và tên, chức vụ
|
Số
điện thoại đường dây nóng
|
Thư
điện tử đường dây nóng
|
1
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Thái
Hồng Thịnh - Giám đốc
|
0913.279.207
|
sotainguyenmoitruongcb@.gmail.com
|
Thanh
tra Sở
|
02063.855.595
|
|
2
|
Sở Xây dựng
|
Lưu
Quang Minh - Phó Giám đốc
|
0913.530.823
|
|
Thanh
tra Sở
|
02063.853.524
|
|
3
|
Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn
|
Đặng
Hùng Chương - Phó Giám đốc
|
0975
495 484
|
sonongnghiep@caobang.gov.vn
|
Thanh
tra Sở
|
02063
853 282
|
|
4
|
Sở Công Thương
|
Nhan
Viết Thái - Phó Giám đốc
|
02063.953.998
0949.065.866
|
|
Nông
Hồng Trung - Chánh Thanh tra
|
02063.855.085
0919.629.775
|
|
Nông
Tuấn Cương - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường
|
02063.853.132
0945.686.189
|
cuongkam@.gmail.com
|