Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 741/QĐ-UBND 2018 đường dây nóng nhận phản ánh tài nguyên môi trường Cao Bằng

Số hiệu: 741/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Trung Thảo
Ngày ban hành: 14/06/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 741/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 14 tháng 6 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THIẾT LẬP, CÔNG BỐ ĐƯỜNG DÂY NÓNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VÀ BAN HÀNH QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 920/STNMT-TTr ngày 31 tháng 5 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:

1. Số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử đường dây nóng cấp tỉnh tại phụ lục 01 kèm theo Quyết định này.

2. Số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ hộp thư điện tử đường dây nóng cấp huyện tại phụ lục 02 kèm theo Quyết định này.

3. Số điện thoại đường dây nóng gồm số điện thoại di động hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ; số điện thoại cố định được hoạt động trong giờ hành chính các ngày trong tuần.

Điều 2. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cao Bằng; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh; Bản ĐT
- CVP, PCVP UBND tỉnh; Bản ĐT
- UBND các huyện, thành phố;
- Các CV VPUBND tỉnh: NL, XD;
- Lưu: VT, CN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Thảo

 

QUY TRÌNH

TIẾP NHẬN, XÁC MINH, XỬ LÝ VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN VỀ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy trình này quy định việc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường (đất đai, khoáng sản, nước, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học) thông qua đường dây nóng của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh bao gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp huyện, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Nội dung phản ánh về các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động quản lý Nhà nước như thanh tra, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành chính... về lĩnh vực tài nguyên môi trường thì thực hiện theo trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo, không áp dụng theo quy trình này.

2. Quy trình này áp dụng cho các Lãnh đạo, cán bộ, công chức tham gia công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học thông qua đường dây nóng của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy trình này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường dây nóng là hệ thống khép kín gồm: thiết bị viễn thông, số thuê bao di động, thư điện tử, thiết bị phụ trợ, nhân sự và quy trình để tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến vụ việc, sự cố về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học; các vi phạm quy định về bảo tồn đa dạng sinh học để các cơ quan quản lý nhà nước kịp thời có biện pháp tổ chức kiểm tra, ngăn chặn và xử lý theo quy định.

2. Phản ánh, kiến nghị là việc tổ chức, cá nhân thông báo bằng hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi thư điện tử vào đường dây nóng về các thông tin liên quan đến vụ việc.

3. Tiếp nhận thông tin là việc các cơ quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện ghi nhận lại thông tin về đối tượng, hành vi và các thông tin liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường, vụ việc vi phạm pháp luật do các tổ chức, cá nhân cung cấp.

4. Xác minh thông tin là việc các cơ quan, đơn vị và cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện làm rõ các thông tin được phản ánh, kiến nghị là chính xác hay không để triển khai các biện pháp xử lý tiếp theo.

5. Xử lý thông tin là việc các cơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở các nội dung tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng, triển khai các hoạt động gồm: kiểm tra xử lý vụ việc; chỉ đạo triển khai các biện pháp xử lý, ngăn chặn; xây dựng phương án xử lý, khắc phục vụ việc; xử lý các vi phạm pháp luật về lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh (nếu có).

6. Phản hồi thông tin là việc thông báo kết quả xử lý thông tin cho tổ chức, cá nhân đã cung cấp thông tin, thông qua một trong các hình thức gọi điện hoặc gửi thư điện tử.

Điều 3. Các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường được tiếp nhận

1. Về lĩnh vực đất đai (Theo Điều 12, Luật Đất đai 2013)

- Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai;

- Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất;

- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai 2013;

- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai;

- Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định;

- Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

2. Về lĩnh vực khoáng sản (Theo Điều 8, Luật Khoảng sản 2010)

- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản;

- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép;

- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản;

- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước;

- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

3. Về lĩnh vực tài nguyên nước (Theo Điều 9, Luật Tài nguyên Nước 2012)

- Đổ chất thải, rác thải, đổ hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước và các hành vi khác gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;

- Xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vào nguồn nước;

- Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước; xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất; gian lận trong việc xả nước thải;

- Đặt vật cản, chướng ngại vật, xây dựng công trình kiến trúc, trồng cây trái phép gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh, rạch;

- Khai thác trái phép cát, sỏi trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa; khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng nhà cửa, vật kiến trúc, công trình và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa;

- Phá hoại công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;

- Cản trở hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước, quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

- Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất trái phép;

- Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

- Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch tài nguyên nước.

4. Về lĩnh vực Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học (Theo Điều 7 Luật Đa dạng sinh học 2008 và Điều 7, Luật Bảo vệ môi trường 2014)

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn.

- Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thủy sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn.

- Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.

- Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại.

- Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

- Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn.

- Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;

- Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật;

- Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

- Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường;

- Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí;

- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép;

- Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức;

- Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật, chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép;

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật, và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

- Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên;

- Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường;

- Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức khỏe và tính mạng con người;

- Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.

Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin qua đường dây nóng

1. Việc tiếp nhận, xác minh, xử lý thông tin đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; được thực hiện theo chế độ Khẩn; tuân thủ quy định của pháp luật và Quy trình này.

2. Bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân, nội dung phản ánh của tổ chức, cá nhân báo tin; xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng, lợi dụng đường dây nóng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc phục vụ cho mục đích cá nhân.

3. Cán bộ được giao quản lý, sử dụng đường dây nóng vắng mặt phải báo cáo bằng văn bản và được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị.

Chương II

QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XÁC MINH VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN

Điều 5. Về thông tin tiếp nhận

1. Việc tiếp nhận thông tin được thực hiện thông qua một trong các hình thức gọi điện thoại, gửi tin nhắn, gửi thư điện tử.

2. Các nội dung của thông tin phản ánh, kiến nghị

a. Thông tin của tổ chức, cá nhân phản ánh, kiến nghị: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, thư điện tử (nếu có).

b. Thông tin mô tả vụ việc

- Tên tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu xác định được);

- Thời gian xảy ra hoặc phát hiện vụ việc;

- Địa điểm, vị trí của vụ việc;

- Mô tả loại hình vi phạm; tính chất, mức độ vụ việc; phạm vi vi phạm.

- Mô tả hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học (ví dụ: nuôi, bắt các động vật quý hiếm, có tên trong sách đỏ...);

- Những bằng chứng kèm theo: ảnh, video, bản ghi âm, tài liệu...(nếu có).

3. Các thông tin phản ánh, kiến nghị bị từ chối tiếp nhận

- Thông tin phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường (thanh tra, kiểm tra, giải quyết thủ tục hành chính...);

- Không xác định được nội dung vụ việc cụ thể đang xảy ra;

- Tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy đủ, cụ thể các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này hoặc nội dung thông tin cung cấp không có căn cứ rõ ràng;

- Nội dung thông tin khác không liên quan đến vụ việc.

Điều 6. Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin

1. Tiếp nhận thông tin

Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND cấp huyện tổ chức tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền. Trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị khác thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền để kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.

2. Xác minh thông tin

a. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc thông qua đường dây nóng, các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn tiến hành xác minh thông tin.

b. Thời hạn xác minh thông tin được thực hiện trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông tin hoặc thực hiện theo chế độ Khẩn đối với những trường hợp vụ việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp.

3. Xử lý thông tin

a. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện: UBND cấp huyện phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chính quyền địa phương, Ban quản lý Khu kinh tế (đối với các vụ việc xảy ra trong Khu kinh tế) triển khai kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc.

b. Đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý của các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công thương: Cơ quan tiếp nhận thông tin phản ánh giao cho các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc.

4. Phản hồi thông tin

a. Trách nhiệm phản ánh thông tin

Sau khi hoàn thành xử lý vụ việc, UBND cấp huyện, các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết đến tổ chức, cá nhân có phản ánh thông tin.

b. Nội dung phản hồi thông tin bao gồm

- Tính xác thực của nội dung thông tin đã cung cấp;

- Các biện pháp ngăn chặn xử lý thông tin đã được thực hiện;

- Các biện pháp xử lý kèm theo (nếu có);

- Định hướng triển khai các biện pháp khác trong thời gian tới nhằm giải quyết triệt để vụ việc.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Sở Tài nguyên và Môi trường

1. Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân về vụ việc liên quan đến lĩnh vực Tài nguyên, môi trường, đa dạng sinh học thuộc thẩm quyền giải quyết.

2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền để kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.

3. Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng năm thực hiện tổng hợp, báo cáo kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về các vụ việc liên quan thông qua đường dây nóng trên toàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng trước ngày 30 hằng tháng.

Điều 8. Đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh bao gồm: Sở xây dựng, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Công thương

1. Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền xử lý.

2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền để kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.

3. Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 hằng tháng về kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua đường dây nóng để tổng hợp, công khai thông tin.

Điều 9. Ủy ban nhân dân cấp huyện

1. Tổ chức tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin của các tổ chức, cá nhân đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết.

2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân phản ánh trực tiếp đến cơ quan, đơn vị cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện có thẩm quyền để kịp thời tiếp nhận, xác minh, xử lý, phản hồi thông tin.

3. Định kỳ hằng tháng, 6 tháng, hằng năm gửi báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh qua Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 hằng tháng về kết quả tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân qua đường dây nóng cấp huyện để tổng hợp, công khai thông tin.

3. Định kỳ hằng tháng công khai kết quả tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

4. Bố trí kinh phí và tổ chức vận hành đường dây nóng đảm bảo hiệu quả, thông suốt từ cấp tỉnh đến cấp huyện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét, phối hợp giải quyết và tổng hợp tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung theo quy định./.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

TT

Cơ quan

Họ và tên, chức vụ

Số điện thoại đường dây nóng

Thư điện tử đường dây nóng

1

Sở Tài nguyên và Môi trường

Thái Hồng Thịnh - Giám đốc

0913.279.207

sotainguyenmoitruongcb@.gmail.com

Thanh tra Sở

02063.855.595

 

2

Sở Xây dựng

Lưu Quang Minh - Phó Giám đốc

0913.530.823

 

Thanh tra Sở

02063.853.524

 

3

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Đặng Hùng Chương - Phó Giám đốc

0975 495 484

sonongnghiep@caobang.gov.vn

Thanh tra Sở

02063 853 282

 

4

Sở Công Thương

Nhan Viết Thái - Phó Giám đốc

02063.953.998

0949.065.866

 

Nông Hồng Trung - Chánh Thanh tra

02063.855.085

0919.629.775

 

Nông Tuấn Cương - Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường

02063.853.132

0945.686.189

cuongkam@.gmail.com

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC ĐƯỜNG DÂY NÓNG VỀ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG, ĐA DẠNG SINH HỌC CẤP HUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

STT

UBND huyện, thành phố

Họ và tên, chức vụ

Số điện thoại đường dây nóng

Thư điện tử đường dây nóng

1

Thành phố Cao Bằng

Nguyễn Quốc Trung - Phó Chủ tịch

0988.488.889

quoctrungtucb@gmail.com

Nông Minh Tuấn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0915.027.222

tuannm@.gov.vn

2

Huyện Hòa An

Nguyễn Hữu Thao - Phó Chủ tịch

0987.442.898

hoaan@caobang.gov.vn

Lục Minh Thuận - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0984.411.209

3

Huyện Hà Quảng

Triệu Đình Dũng - Phó Chủ tịch

01699.567.888

trieuminhchau44@gmail.com

Nông Trung Trực - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0984.284.171

truchq@gmail.com

4

Huyện Thông Nông

Hà Văn Vui - Phó Chủ tịch

01232131888

vuihv.tn@caobang.gov.vn

Đinh Thị Lạng - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0978.410.016

langdt@caobang.gov.vn

Đường Thị Huệ - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

01243.801.852

huedt.tn@caobang.gov.vn

Nông Thị Dung - Chuyên viên phòng Tài nguyên và Môi trường

01658.134.136

dungnt.tn@caobang.gov.vn

5

Huyện Quảng Uyên

Hoàng Thị Hiếu - Phó Chủ tịch

0914.238.896

phongtnmtqu2013@gmail.com

Phan Hà Minh - Trưởng phòng Tài nguyên va Môi trường

0919.750.666

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

02063.820.132

6

Huyện Trà Lĩnh

Nông Quốc Hoàn - Phó Chủ tịch

0123.699.3656

hoannq@caobang.gov.vn

Lưu Văn Hòa - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0167.862.7668

hoalv@caobang.gov.vn

7

Huyện Phục Hòa

Đàm Thị Phượng - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

02063.822.842

thanh@caobang.gov.vn

8

Huyện Hạ Lang

Hà Thị Danh - Phó Chủ tịch

0986.968.098

hadanhcbhl@gmail.com

Linh Phú Cường - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0977.951.666

linhphucuong@gmail.com

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

02063.606.031

9

Huyện Trùng Khánh

Nguyễn Thành Hải - Chủ tịch

0912.157.599

tiennntkcb@gmail.com

Hoàng Văn Tiến - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0919.751.226

10

Huyện Nguyên Bình

Nông Quốc Hùng - Chủ tịch

0972.033.440

02063.872.031

nonghungcb@gmail.com

Nông Thị Hà - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

01275.811.715

tainguyenmoitruong66@gmail.com

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

02063.872.531

11

Huyện Bảo Lạc

Hoàng Văn Cương - Phó Chủ tịch

0942.680.666

cuonghv@caobang.gov.vn

La Văn Gia - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

0915.860.576

gialv@caobang.gov.vn

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

02063.870.221

tainguyenmoitruongbl@gmail.com

12

Huyện Bảo Lâm

Vũ Ngọc Lưu - Chủ tịch

0915.425.244

nonglongblcb@gmail.com

Nông Minh Long - Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

01232.473.668

13

Huyện Thạch An

Trần Bằng Nguyên - Phó Chủ tịch

0989.334.298

tnmtthachan@gmail.com

Nguyễn Đức Toàn - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường

01672.094.853

Nông Thu Hoài - Công chức phòng Tài nguyên và Môi trường

01664.421.639

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 741/QĐ-UBND ngày 14/06/2018 về thiết lập, công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị và ban hành Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về lĩnh vực tài nguyên môi trường, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.618

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.120.59
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!