THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 690/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 05 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH GIÁ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20 tháng 6
năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12
tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và
hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Ban Chỉ đạo điều hành giá (sau đây gọi tắt là Ban
Chỉ đạo) để nghiên cứu, giúp Thủ tướng Chính phủ quyết định các chủ trương, định
hướng quản lý, điều hành giá; biện pháp điều hành giá, bình ổn giá đối với các
hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ
trong từng thời kỳ.
Điều 2. Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, giúp Thủ tướng Chính phủ:
a) Xem xét, phê duyệt hoặc quyết định những chủ
trương, định hướng lớn về quản lý điều hành giá trong từng thời kỳ; thực hiện đồng
bộ các chính sách về giá các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu.
b) Quyết định các biện pháp điều hành giá cụ thể đối
với một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu phù hợp trong từng thời kỳ;
thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng,
thiết yếu.
c) Chỉ đạo các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố thực hiện quản lý nhà nước về giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của
Chính phủ về kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ.
d) Xử lý một số vấn đề khác liên quan đến điều hành
giá một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khi được Thủ tướng Chính phủ
giao.
đ) Tổ chức thảo luận, hội thảo, lấy ý kiến của các
chuyên gia, các nhà khoa học, hiệp hội các ngành hàng, tổ chức và các cá nhân
có liên quan về những chủ trương, chính sách, giải pháp quản lý, điều hành giá
khi cần thiết.
e) Khảo sát, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước
trong phạm vi nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của
Ban Chỉ đạo.
2. Quyền hạn:
Ban Chỉ đạo có quyền yêu cầu các Bộ, cơ quan, đơn vị,
tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để
phục vụ hoạt động của Ban Chỉ đạo theo chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng và đột
xuất.
Trưởng Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Chính
phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của Bộ Tài chính để phục vụ
công việc của Ban Chỉ đạo.
Điều 3. Quyền hạn và trách nhiệm của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo:
Bộ Tài chính là cơ quan được giao nhiệm vụ thường
trực giúp việc Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của
Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của Bộ Tài chính để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của
Ban Chỉ đạo.
Điều 4. Ban Chỉ đạo làm việc
theo Quy chế làm việc do Trưởng Ban Chỉ đạo quy định.
Điều 5. Thành viên Ban Chỉ đạo gồm:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo: Phó Thủ tướng Chính phủ.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Lãnh đạo các Bộ,
cơ quan: Tài chính, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo,
Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Phụ lục kèm theo Quyết định này).
Việc điều chỉnh danh sách thành viên Ban Chỉ đạo do
Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định cho phù hợp trong từng thời kỳ.
Điều 6. Quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng
Ban Chỉ đạo, thành viên Ban Chỉ đạo điều hành giá:
1. Trưởng Ban Chỉ đạo:
a) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về
toàn bộ hoạt động của Ban trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
b) Phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và
thành viên Ban Chỉ đạo; điều hành chung hoạt động Ban Chỉ đạo để thực hiện các
nhiệm vụ của Ban.
c) Triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ hoặc đột
xuất của Ban Chỉ đạo. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo ủy quyền
cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo.
d) Tổ chức và chủ tọa các hội thảo, thảo luận tham
khảo ý kiến của chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức và các cá nhân liên quan.
đ) Thành lập nhóm giúp việc
Ban Chỉ đạo để nghiên cứu chính sách tổ chức hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của
Ban Chỉ đạo.
e) Thực hiện chế độ báo cáo về tổ chức và hoạt động
của Ban Chỉ đạo.
g) Được huy động cán bộ kiêm nhiệm thực hiện nhiệm
vụ của Ban Chỉ đạo.
2. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo:
a) Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành hoạt động chung
của Ban Chỉ đạo. Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành phiên họp Ban Chỉ đạo
khi Trưởng Ban Chỉ đạo vắng mặt.
b) Chỉ đạo trực tiếp nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo.
c) Chịu trách nhiệm là người phát ngôn chính thức với
các cơ quan truyền thông về nội dung và kết quả các cuộc họp Ban Chỉ đạo điều
hành giá.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo:
a) Chủ động báo cáo tình hình quản lý, điều hành
bình ổn giá và kiến nghị biện pháp xử lý các mặt hàng thuộc chức năng nhiệm vụ
của Bộ, ngành mình quản lý.
b) Tham dự đầy đủ các cuộc họp định kỳ hoặc đột xuất
của Ban Chỉ đạo, các cuộc thảo luận, hội thảo do Ban Chỉ đạo tổ chức.
c) Chuẩn bị đóng góp ý kiến về các nội dung trong
cuộc họp. Ý kiến tham gia của các thành viên là ý kiến chính thức của cơ quan,
tổ chức nơi công tác.
d) Được quyền bảo lưu ý kiến nếu khác với ý kiến kết
luận của chủ tọa cuộc họp và được báo cáo đầy đủ lên Thủ tướng Chính phủ.
đ) Được cung cấp thông tin và các tài liệu liên
quan; đồng thời, chịu trách nhiệm bảo mật về các thông tin, tài liệu được cung
cấp theo quy định.
e) Không nhân danh thành viên của Ban Chỉ đạo để
tuyên truyền những thông tin, chủ trương khác với chủ trương chính sách và kết
luận thống nhất chung của Ban Chỉ đạo.
Điều 7. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo:
1. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách
nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của Bộ
Tài chính.
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được sử dụng
để chi cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo như: Họp, hội thảo, nghiên cứu, khảo
sát trong và ngoài nước, công tác văn phòng, điều kiện vật chất cho các thành
viên Ban Chỉ đạo và nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo theo quy định hiện hành.
Điều 8. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo nêu tại Điều 5 chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH GIÁ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 690/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ
tướng Chính phủ)
STT
|
Thành viên Ban
Chỉ đạo
|
Bộ/ngành
|
|
1
|
Phó Thủ tướng Chính phủ: Vũ Văn Ninh
|
Trưởng Ban
|
2
|
Bộ trưởng Bộ Tài chính
|
Phó trưởng ban
|
3
|
01 Thứ trưởng Bộ Tài chính
|
Thành viên
|
4
|
01 Thứ trưởng Bộ Công Thương
|
Thành viên
|
5
|
01 Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Thành viên
|
6
|
01 Thứ trưởng Bộ Y tế
|
Thành viên
|
7
|
01 Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Thành viên
|
8
|
01 Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
|
Thành viên
|
9
|
01 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
Thành viên
|
10
|
01 Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
|
Thành viên
|
11
|
01 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Thành viên
|