Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 69/2007/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 18/05/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 69/2007/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG, LÂM SẢN TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020 với nội dung chính sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển công nghiệp chế biến phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

2. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản phải gắn với thị trường tiêu thụ trong nước, thế giới và vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh.

3. Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp cơ sở chế biến phải đảm bảo yêu cầu công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến kết hợp với công nghệ thiết bị truyền thống và có quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu và mặt hàng nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản, thực phẩm chế biến, bảo vệ môi trường sinh thái để công nghiệp chế biến phát triển bền vững và hiệu quả.

4. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trên cơ sở huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế cùng tham gia.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung: xây dựng các ngành hàng chế biến có sức cạnh tranh cao; tăng nhanh giá trị gia tăng của các sản phẩm, làm cơ sở thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển; tạo thêm việc làm và tăng thu nhập của người dân; tạo sản phẩm có chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm và vệ sinh công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

a) Về chế biến nông, lâm sản thực phẩm

- Thóc gạo: tổng sản lượng thóc được chế biến 100%, trong đó chế biến quy mô công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu năm 2010 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 60 - 65%.

- Cà phê: tổng sản lượng cà phê được chế biến 100%, tăng tỷ lệ cà phê chế biến theo phương pháp ướt đến năm 2010 đạt 30%, đến năm 2020 đạt 40 - 50%; phấn đấu nâng tỷ lệ chế biến cà phê bột năm 2010 đạt 10%, đến năm 2020 đạt 20%.

- Cao su: sản lượng mủ cao su dược chế biến 100%, với cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2010 - 2020: cao su mủ cốm 40%, mủ kỹ thuật 40%, mủ kem 20%. Phấn đấu tỷ lệ chế biến sâu các sản phẩm cao su trong nước năm 2010: 30%, đến năm 2020: 40%.

- Chè: sản lượng chè búp tươi được chế biến quy mô công nghiệp năm 2010: 60 - 65%, đến năm 2020 trên 80%, trong đó cơ cấu sản phẩm: chè xanh 50%, chè đen 50% (trong chè đen: 50% là CTC, 50% là OTD).

- Mía đường: sản lượng mía chế biến quy mô công nghiệp năm 2010 là 90%, 10% chế biến thủ công; đến năm 2020, chế biến công nghiệp 95%, thủ công 5%.

- Rau quả: sản phẩm rau quả được chế biến bảo quản năm 2010 trên 10% và đến năm 2020: 20 - 30%.

- Điều: sản phẩm điều được chế biến 100% điều nhân, chế biến sâu đa dạng hoá các sản phẩm từ điều, phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu năm 2010 đạt 20% và đến năm 2020 đạt 30%.

- Thịt: đến năm 2010, 30% sản lượng thịt được chế biến công nghiệp, đến năm 2020 đạt 40%.

- Sữa (quy tươi): đến năm 2010 sản lượng sữa được chế biến công nghiệp khoảng 1.300 triệu lít.

- Dầu thực vật: đến năm 2010 sản lượng dầu thực vật tinh luyện là 783 ngàn tấn/năm.

- Rượu: đến năm 2010 sản lượng rượu được chế biến công nghiệp khoảng 145 triệu lít.

- Bia: đến năm 2010 sản lượng bia được chế biến công nghiệp khoảng 3.500 triệu lít.

- Nước giải khát: đến năm 2010 sản lượng nước giải khát được chế biến công nghiệp khoảng 1.600 triệu lít.

- Thuốc lá: đến năm 2010 sản lượng thuốc lá được chế biến công nghiệp khoảng 3.200 triệu bao, đến năm 2020 khoảng 4.000 triệu bao.

- Sợi: đến năm 2010 sản lượng sợi được chế biến công nghiệp khoảng 350 ngàn tấn, đến năm 2020 khoảng 650 ngàn tấn.

- Giấy: đến năm 2010 sản lượng giấy được chế biến công nghiệp là 1.380 nghìn tấn, đến năm 2020 là 3.600 nghìn tấn.

- Gỗ và lâm sản ngoài gỗ: đến năm 2010, 50% sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ được chế biến công nghiệp, đến năm 2020 là 70%.

b) Giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân/năm: thời kỳ đến năm 2010 là 10.7% và định hướng đến năm 2020 là 11,7%

c) Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản các loại đến năm 2010 đạt khoảng 11 tỷ đô-la Mỹ và đến năm 2020 đạt khoảng 16.5 đô la Mỹ.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Về quy hoạch

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết từng cây trồng con vật nuôi trên phạm vi cả nước theo hướng hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với cơ sở chế biến phù hợp với quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

2. Về xây dựng vùng nguyên liệu

a) Thực hiện đồng bộ các giải pháp về giống, kỹ thuật canh tác, đầu tư thâm canh, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ giới hoá để nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm sản hàng hoá phục vụ cơ sở chế biến.

b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở chế biến và các cấp phát triển vùng nguyên liệu theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế; chỉ đạo tạo điều kiện các cơ sở chế biến xây dựng dự án đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (thuỷ lợi, đường giao thông ,...) cho vùng nguyên liệu tập trung.

c) Các nhà máy, cơ sở chế biến phải có kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu của đơn vị phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có chính sách, giải pháp cụ thể hỗ trợ người sản xuất nguyên liệu để phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng nông, lâm sản và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất.

3. Về khoa học, công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010 để có đủ giống có năng suất, chất lượng cao sản xuất nguyên liệu đạt tiêu chuẩn chế biến công nghiệp.

b) Tập trung đầu tư nghiên cứu chế tạo các dây chuyền thiết bị quy mô nhỏ và vừa phù hợp với quy mô vùng nguyên liệu, bảo đảm công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến. Phát triển nhanh cơ khí trong nước, nâng dần tỷ trọng tự sản xuất trong dây chuyền thiết bị đồng bộ về chế biến nông, lâm sản có quy mô công suất vừa và nhỏ. Hình thành ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất bao bì phục vụ công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Đầu tư thiết bị, công nghệ tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu, tăng giá trị sản phẩm nông, lâm sản phục vụ xuất khẩu.

c) Tăng cường công tác khuyến nông (khuyến nông nhà nước, khuyến nông của doanh nghiệp), đào tạo, hướng dẫn, xây dựng mô hình để chuyển giao nhanh giống mới, phương pháp canh tác tiến tiến, tiến bộ khoa học và công nghệ cho nông dân.

d) Xây dựng và ban hành quy trình thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái, tổ chức hướng dẫn chuyển giao nhanh vào sản xuất, đầu tư thâm canh, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.

đ) Các nhà máy sớm hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các nhà máy theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới.

4. Về đầu tư và tín dụng

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ: nhập khẩu và nhân giống mới; đầu tư hồ chứa nước, các công trình thuỷ lợi đầu mối (kênh cấp 1,2) và giao thông trong vùng nguyên liệu tập trung. Ủy ban nhân dân tỉnh có kế hoạch sử dụng nguồn ngân sách địa phương để đầu tư hạ tầng ngoài nhà máy, cơ sở chế biến và ngoài vùng nguyên liệu.

b) Thực hiện chính sách huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp khác cùng với nguồn hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng (cải tạo đồng ruộng, giao thông, thuỷ lợi...) cho vùng nguyên liệu tập trung, tăng năng suất, chất lượng và giảm chi phí vận chuyển. Đầu tư tưới diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả ở nơi có đủ điều kiện và nguồn nước.

c) Khuyến khích các nhà máy, cơ sở chế biến hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hoá các khâu từ làm đất đến thu hoạch, bảo quản,... để nâng cao năng suất lao động và giải quyết tình trạng thiếu lao động.

5. Về tiêu thụ và xúc tiến thương mại

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh bổ sung chính sách và triển khai thực hiện các cam kết với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) trong lĩnh vực nông nghiệp, trước hết là an ninh lương thực, xúc tiến thương mại, thú y, bảo vệ thực vật; cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về nông nghiệp, kiểm dịch động, thực vật, đầu tư, dịch vụ; Hiệp định bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y (SPS) với các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam.

b) Các địa phương, nhà máy, cơ sở chế biến tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho người sản xuất thông qua hợp đồng theo Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

c) Hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu nông, lâm sản; phối hợp với các địa phương tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng và quản lý chất lượng nông sản hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa, xúc tiến thương mại.

d) Kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, bao gồm thông tin về sản xuất, thị trường, để giúp cơ sở và người sản xuất đầu tư phát triển sản xuất theo thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.

6. Tiếp tục đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp

a) Tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển theo hướng khuyến khích các hộ có khả năng về vốn, lao động và kinh nghiệm sản xuất phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, kinh tế trang trại. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo, hộ khó khăn phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giầu.

b) Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn, nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động.

c) Các Tổng công ty, các địa phương sớm hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới phát triển nông, lâm trường theo Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và các Nghị định của Chính phủ; thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.

d) Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ về chế biến nông, lâm sản thực phẩm ở nông thôn.

đ) Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội để thực hiện tốt việc tiêu thụ, thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và khoa học công nghệ, đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp, nông dân và người tiêu dùng.

7. Về chính sách đất đai

a) Triển khai thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2003, sớm hoàn thành việc "dồn điền đổi thửa", cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tập trung chỉ đạo tốt chủ trương giải quyết đất ở và đất sản xuất cho đồng bào dân tộc tại chỗ.

b) Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ nông dân thực hiện quy hoạch sản xuất, tập trung đất đai hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung; khuyến khích phát triển một số ngành hàng có tiềm năng: cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, ...

c) Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, khoán rừng trong lâm nghiệp; điều chỉnh chính sách khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển trồng rừng kinh tế.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức chỉ đạo, thực hiện các nội dung của Đề án phát triển chế biến nông, lâm sản trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến 2010 và các năm tiếp theo.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan tổ chức, chỉ đạo triển khai, thực hiện Đề án này trên địa bàn.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
 cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
 chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao; 
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các Phó Chủ nhiệm,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN .

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG

 


Nguyễn Sinh Hùng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 69/2007/QD-TTg

Hanoi , May 18, 2007

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON DEVELOPMENT OF THE AGRO-FOREST PRODUCT-PROCESSING INDUSTRY IN AGRICULTURAL AND RURAL INDUSTRIALIZATION AND MODERNIZATION UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECIDES:

Article 1.- To approve the Scheme on development of the agro-forest product-processing industry in agricultural and rural industrialization and modernization up to 2010 and orientations towards 2020 with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. Development of the processing industry must be associated with the agricultural and rural economic restructuring in accordance with agricultural and rural industrialization and modernization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Investment in building and upgrading processing establishments must satisfy the requirement that modern technologies and advanced equipment be combined with traditional technologies and equipment and must be on a scale suitable to the raw-material zones and products in order to raise the quality and competitiveness of processed agro-forest products and protect the ecological environment to ensure the efficient and sustainable development of the processing industry.

4. The agro-forest product-processing industry must be developed on the basis of mobilizing all resources and economic sectors.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives: To develop highly competitive processed commodities; rapidly increase the added value of products as a basis to boost agro-forestry production; generate more jobs and raise farmers' income; turn out quality products which ensure food safety and industrial hygiene and raise the competitiveness domestically and internationally.

2. Specific targets

a/ Agro-forest food processing

- Rice paddy: 100% of the total rice paddy output will be processed, of which industrial-scale processing in service of domestic consumption and export reaches 55% by 2010 and 60-65% by 2020.

- Coffee: 100% of the total coffee output will be processed, to raise the percentage of coffee by the method of wet processing to 30% by 2010 and 40-50% by 2020; to strive to raise the percentage of processed coffee powder to 10% by 2010 and 20% by 2020.

- Rubber: 100% of the rubber latex output will be processed with the following product structure for the 2010-2020 period: granular latex, 40%, technical latex, 40%, and creamy latex, 20%. To strive to reach the following rates of rubber products intensively processed at home: 30% by 2010 and 40% by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Sugarcanes: By 2010, 90% of the sugarcane output will be industrially processed and 10%, manually processed; by 2020, the figures are respectively 95% and 5%.

- Vegetables and fruits: The output of processed and preserved vegetables and fruits reaches over 10% by 2010 and 20-30% by 2020.

- Cashew: Processed cashew nuts reach 100%, intensively processed and diversified cashew products for domestic consumption and export reach 20% by 2010 and 30% by 2020.

- Meat: 30% of the meat output will be industrially processed by 2010 and 40% by 2020.

- Milk (fresh milk equivalent): The industrially-processed milk output reaches 1,300 million liters by 2010.

- Vegetable oil: The annual output of refined vegetable oil reaches 783,000 tons by 2010.

- Liquors: The industrially-processed liquor output reaches around 145 million liters by 2010.

- Beer: The industrially-processed beer output reaches around 3,500 million liters by 2010.

-Soft drinks: The industrially-processed soft drink output reaches around 1,600 million liters by 2010.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Fiber: The industrially-processed fiber output reaches around 350,000 tons by 2010 and around 650,000 tons by 2020.

- Paper: The industrially-processed paper output reaches 1,380,000 tons by 2010 and around 3,600,000 tons by 2020.

- Timber and non-timber forest products: The industrially-processed timber and non-timber forest product output reaches 50% by 2010 and 70% by 2020.

b/Production value grows annually 10.7% by 2010 and 11.7% by 2020.

c/ The total export value of agricultural products reaches around USD 11 billion by 2010 and around USD 16.5 billion by 2020.

III. MAJOR SOLUTIONS

1. Planning

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial/municipal People's Committees and relevant ministries and branches in, elaborating, reviewing and adjusting detailed planning on each crop and livestock nationwide with a view to forming concentrated commodity production areas associated with processing establishments in accordance with the national master plan on restructuring of agro-forestry and fishery production up to 2010 and the vision towards 2020 approved under the Prime Minister's Decision No.150/2005/QD-TTg of June 20, 2005, and submitting them to competent authorities for approval.

b/ The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry shall, according to their functions, tasks and powers, elaborate, review and adjust the master plan on processing establishments nationwide with a view to associating processing establishments with raw-material zones and step by step forming industrial clusters and parks processing agro-forest products and foods, and submit them to competent authorities for approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Development of raw-material zones

a/ To adopt comprehensive measures on seeds, farming techniques, intensive farming investment, infrastructure construction and mechanization to raise the productivity and quality of commodity agro-forest products in service of processing establishments.

b/ Provincial/municipal People's Committees shall direct processing establishments and levels to develop raw-material zones in accordance with master plans approved by competent authorities to ensure adequate raw materials for processing establishments to reach their designed capacity; create conditions for processing establishments to formulate investment projects on raw-material zone development and adopt policies on infrastructure investment (irrigation, roads, etc.) for concentrated raw-material zones.

c/ Mills and processing establishments shall work out plans on development of their raw-material zones in accordance with master plans approved by competent authorities; adopt specific policies and solutions to support raw-material producers in production development, raise the productivity and quality of agro-forest products and enter into product consumption contracts with raw-material producers.

3. Science, technology and transfer of technical advances

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development and provincial/municipal People's Committees shall direct and efficiently implement the Prime Minister's Decision No. 17/2006/QD-TTg of November 20, 2006, on the continued implementation of the Prime Minister's Decision No. 225/1999/QD-TTg of December 10, 1999, on the Program on plant varieties, livestock breeds and forestry saplings up to 2010, to ensure sufficient high-yield and quality varieties for production of raw materials of industrial processing standards.

b/ To invest in research into manufacture of small- and medium-sized production chains suitable to raw-material zones, ensuring modern technologies and advanced equipment. To rapidly develop the domestic mechanical engineering, gradually raise the rate of domestic parts in comprehensive agro-forest product processing lines of small and medium capacities. To form a support industry producing packages in service of agro-forest product processing industry.

To invest in equipment and technologies to raise the rate of intensively-processed products and the value of agro-forest products in service of export.

c/ To intensify the agricultural extension (by the State and by enterprises), train, guide and build models to swiftly transfer new strains, advanced farming methods, scientific and technological advances to farmers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Mills shall soon complete their production quality control systems towards modernity, ensuring food safety and hygiene in conformity with the world economic integration.

4. Credit investment

a/ The state budget supports the import and propagation of new varieties; investment in reservoirs and key irrigation works (canals of grades 1 and 2) and road systems in concentrated raw-material zones. Provincial People's Committees shall plan to allocate local budgets to investment in infrastructure outside mills, processing establishments and raw-material zones.

b/ To adopt policies to mobilize capital from other lawful sources in addition to state supports for investment in the construction of comprehensive infrastructure (improvement of fields, roads and irrigation works, etc.) for concentrated raw-material zones, raising productivity and quality and reducing transport costs. To invest in irrigating the industrial and fruit tree areas in localities where adequate conditions and water sources exist.

c/ To encourage mills and processing establishments to support farmers to invest in mechanizing production steps from soil preparation to harvesting and preservation to raise labor productivity and address the labor shortage.

5. Sale and trade promotion

a/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, reviewing, adjusting and supplementing policies and materializing the commitments to the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) in agriculture, first of all food security, trade promotion, veterinary and plant protection; the commitments to the World Trade Organization (WTO) in agriculture, plant and animal quarantine, investment and services; and the Sanitary and Phytosanitary Agreement (SPS) with countries importing Vietnam's farm produce.

b/ Localities, mills and processing establishments shall continue efficiently performing the agricultural product consumption contracts with producers in accordance with the Prime Minister's Decision No. 80/2002/QD-TTg of June 24, 2002.

c/ To support and guide enterprises to expand export markets for agro-forest products; coordinate with localities in organizing trade promotion activities, developing and managing the quality of commodity farm produce and guiding enterprises in brand registration and protection and trade promotion.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Continued renewal and reorganization of agro-forestry production

a/ To create conditions for household economy to develop by encouraging households having capital, labor and production experience to develop commodity production and farm economy. To support and create favorable conditions for poor and difficulty-stricken households to develop production, eradicate hunger, reduce poverty and strive to get riches.

b/ To well implement policies to boost rapid development of the cooperative and private economic sectors, especially small- and medium-sized rural enterprises, in order to intensify production and labor restructuring.

c/ Corporations and localities shall promptly complete the rearrangement and renewal of agricultural and forestry farms under the Politburo's Resolution No. 28 and the Government's decrees; and efficiently rearrange, renew and develop state enterprises.

d/ To encourage domestic and overseas organizations and individuals to invest in the agro-forestry sector, especially small- and medium-sized rural enterprises processing agro-forest products and foods.

e/ To enhance the role and operation efficiency of professional associations for better sale, information, market forecasts, trade promotion and science and technology, ensuring the interests for enterprises, farmers and consumers as well.

7. Land policies

a/ To well implement the 2003 Land Law and soon complete the land plot convergence and swapping, the grant of land use rights certificates in the agriculture, forestry and aquaculture domains, and well direct the undertaking of settlement of residential and production land for ethnic minority people in localities.

b/ To adopt incentive and supportive policies for farmers to plan production and concentrate land to form commodity production areas; encourage the development of a number of potential commodities such as industrial trees, fruit trees, livestock and poultry rearing, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry shall coordinate with provincial/municipal People's Committees and relevant ministries and branches in directing the implementation of the Scheme on development of the agro-forest product processing in the course of accelerated industrialization and modernization up to 2010 and subsequent years.

2. Provincial/municipal People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and relevant ministries and branches in, organizing and directing the implementation of this Scheme in their localities.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

 

THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 69/2007/QĐ-TTg ngày 18/05/2007 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đến 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.111

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.29.190
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!