UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
66/2008/QĐ-UBND
|
Bắc Ninh, ngày
14 tháng 5 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ,
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI TỈNH BẮC NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC
NINH
Căn
cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26.11.2003;
Căn
cứ Nghị quyết số 110/2008/NQ-HĐND16 ngày 11.4.2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc
Ninh khoá XVI - kỳ họp thứ 14 về việc sửa đổi, bổ sung quy định chế độ, chính
sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh Bắc Ninh;
Xét
đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 59/TTr-SNV ngày 12/5/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này
“Quy định chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài tỉnh
Bắc Ninh”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10
ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 60/2005/QĐ-UB ngày 06/6/2005 của
UBND tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng
UBND tỉnh, các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan
và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. UBND TỈNH
CHỦ TỊCH
Trần Văn Tuý
|
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO,
BỒI DƯỠNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số
66/2008/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Chương I
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử
dụng nhân tài là một chủ trương lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,
góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của
tỉnh Bắc Ninh.
Việc
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng , thu hút, quản lý và sử dụng nhân tài là
trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân và các địa phương
trong tỉnh.
Điều 2. Quy định chế độ, chính sách đào
tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài nhằm động viên, khuyến khích, tạo
điều kiện thuận lợi để những người có tài năng phát huy tốt nhất năng lực, trí
tuệ của mình, yên tâm gắn bó với nhiệm vụ được giao, đóng góp có hiệu quả vào sự
nghiệp phát triển kinh tế -xã hội.
Điều 3. Giải thích từ ngữ khái niệm các
giải.
Trong
Quy định này, các khái niệm Giải được hiểu như
sau:
1-
Giải quốc tế: gồm giải khu vực Đông Nam Á; giải Châu Á; giải thế giới.
2-
Giải quốc gia: giải do Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương tổ chức theo các lĩnh
vực chuyên ngành, thuộc chức năng quản lý nhà nước (không tính giải khu vực);
giải do các Liên đoàn, Hiệp hội Trung ương tổ chức.
Điều 4. Phạm vi, đối tượng được hưởng chế
độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài, bao gồm:
1-
Phạm vi:
a-
Cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước,
các Đoàn thể thuộc tỉnh Bắc Ninh (kể cả các đơn vị sự nghiệp tự chủ toàn bộ,
các BQL dự án), sau đây gọi chung là cán bộ, công chức.
b-
Cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan Quản lý nhà nước và một số đơn
vị sự nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Bắc Ninh, gồm các cơ quan: Công
an địa phương, Quân sự địa phương, Tòa án, Kho bạc, Cục thuế, Viện Kiểm sát, Cục
Thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Thi hành án, Hải quan, Trung tâm khí tượng thủy
văn, Bảo hiểm xã hội .
c-
Người không phải là cán bộ, công chức nhưng được phong tặng danh hiệu vinh dự
nhà nước; tổ chức, cá nhân được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi dự thi và đạt
các giải quốc gia, quốc tế.
2-
Đối tượng:
a-
Những người có trình độ sau đại học bao gồm: Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Thạc
sỹ, Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II.
b-
Những người đạt danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng
lao động, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sỹ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú,
thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú, nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú; huấn
luyện viên đào tạo được vận động viên đạt giải quốc gia, quốc tế; Vận động viên
được phong đẳng cấp quốc gia, quốc tế; đạt thành tích quốc gia, quốc tế.
c-
Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hệ chính quy, tập trung đạt loại giỏi,
xuất sắc.
d-
Cán bộ, công chức, viên chức đang học ở trình độ sau đại học: chuyên khoa cấp
I, II, cao học, nghiên cứu sinh.
e-
Người được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy,
tập huấn những cá nhân và tập thể đạt giải quốc gia, quốc tế.
f-
Các tổ chức, cá nhân có những công nghệ sản xuất sản phẩm đặc biệt được áp dụng
vào thực tiễn tỉnh Bắc Ninh đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
g-
Nghệ sỹ, Nghệ nhân, sinh viên, học sinh, diễn viên, vận động viên đạt thành
tích cao tại các giải quốc gia, quốc tế.
Các
đối tượng quy định nêu trên (nam từ 50 tuổi trở xuống và nữ từ 45 tuổi trở xuống)
tự nguyện công tác lâu dài tại tỉnh Bắc Ninh ít nhất từ 10 năm trở lên; trường
hợp nam trên 50 tuổi và nữ trên 45 tuổi phải phục vụ đến khi nghỉ chế độ.
Điều 5. Kinh phí thực hiện chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng,
thu hút và sử dụng nhân tài do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn tài trợ
khác.
Chương II
CHẾ
ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI
Điều 6. Chế độ đào tạo trình độ sau đại học:
1-
Đối với những người được cấp có thẩm quyền cử đi học theo kế hoạch:
a-
Được hỗ trợ các khoản: tiền học phí, tiền tài liệu, tiền đi đường từ cơ quan đến
nơi học, tiền nội trú (nếu có)
b-
Được hỗ trợ sau khi có văn bằng, học vị theo các mức sau:
-
Tiến sỹ: 20.000.000 đồng, nữ : 24.000.000 đồng.
-
Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa cấp II: 16.000.000 đồng, nữ : 19.000.000 đồng.
-
Thạc sỹ: 10.000.000 đồng, nữ: 12.000.000 đồng
-
Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa cấp I: 8.000.000, nữ :10.000.000 đồng.
-
Những người học chuyển đổi từ bằng Bác sỹ, Dược sỹ chuyên khoa cấp I sang bằng
Thạc sỹ y học, Thạc sỹ dược học; từ bằng Bác sỹ, Dược sỹ chuyên khoa cấp
II sang bằng Tiến sỹ y học, Tiến sỹ Dược học thì được hưởng số tiền chênh lệch.
2-
Đối với những người tự đi học (không nằm trong kế hoạch đào tạo của cơ quan có
thẩm quyền), sau khi tốt nghiệp mà vẫn tiếp tục làm việc lâu dài tại Tỉnh Bắc
Ninh được hỗ trợ:
Như
Khoản 1, Mục b, Điều này.
Điều 7. Đối với người không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 4, Khoản
1, Mục a,b có học hàm, học vị (mà tỉnh Bắc Ninh có nhu cầu ), tự
nguyện về công tác lâu dài tại các cơ quan thuộc Tỉnh sẽ được trợ
cấp một lần:
1-
Đối với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác:
a-
Giáo sư : 35.000.000 đồng.
b-
Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Nghệ sỹ Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân, Thầy thuốc Nhân dân:
25.000.000 đồng.
c-
Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú, Bác sỹ và Dược sỹ chuyên khoa
cấp II : 20.000.000 đồng.
d-
Thạc sỹ: 14.000.000 đồng
đ-
Huấn luyện viên cấp quốc gia, vận động viên cấp kiện tướng đã thi đấu ở các giải
quốc gia, quốc tế có huy chương: 12.000.000 đồng.
2-
Đối với Tiến sỹ, Thạc sỹ, Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy, tập trung loại
giỏi, xuất sắc mới ra trường được tuyển thẳng và được hỗ trợ:
a-
Tiến sỹ: 20.000.000 đồng
b-
Thạc sỹ: 10.000.000 đồng.
c
- Sinh viên tốt nghiệp đại học, hệ chính quy, tập trung đạt loại giỏi, xuất sắc:
5.000.000 đồng.
Những
đối tượng quy định tại Điều 7 phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt,
có sức khoẻ; những người có trình độ sau đại học tuổi đời không quá 50 tuổi đối
với nam, và không quá 45 tuổi đối với nữ.
Những
trường hợp có nhu cầu về việc làm cho vợ (chồng), con sẽ được ưu tiên xem xét
giải quyết.
Điều 8. Chế độ khen thưởng.
I-
Chế độ thưởng cho những người đang công tác được Nhà nước phong tặng các danh
hiệu:
1-
Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: 25.000.000 đồng.
2-
Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân, nghệ nhân
nhân dân: 20.000.000 đồng.
3-
Phó Giáo sư, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sỹ ưu tú, nghệ nhân ưu tú:
10.000.000 đồng.
4-
Vận động viên kiện tướng: 5.000.000 đồng.
II-
Chế độ khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc:
(ngoài
chế độ thưởng theo quy định của các bộ, ngành Trung ương):
1-
Giải quốc gia
a-
Đối với cá nhân :
-
Đạt giải nhất hoặc Huy chương vàng thưởng 3.000.000 đồng.
-
Đạt giải nhì hoặc Huy chương bạc thưởng 2.000.000 đồng.
-
Đạt giải ba hoặc Huy chương đồng thưởng 1.500.000 đồng.
-
Đạt giải khuyến khích thưởng 1 000.000 đồng.
b
- Đối với tập thể ;
Mức
thưởng bằng số lượng người được thưởng nhân với 50% mức thưởng tương ứng quy định
tại Khoản 1, Mục a Điều này.
2-
Giải quốc tế:
a-
Đối với cá nhân :
-
Được hỗ trợ ban đầu khi đi thi là 3.000.000 đồng.
- Đạt
giải nhất hoặc Huy chương vàng Đông Nam á thưởng 10.000.000 đồng, Châu á
20.000.000 đồng, Thế giới 30.000.000 đồng.
-
Đạt giải nhì hoặc Huy chương bạc Đông Nam á thưởng 6.000.000 đồng, Châu á:
12.000.000 đồng, Thế giới: 20.000.000 đồng.
-
Đạt giải ba hoặc Huy chương đồng Đông Nam á thưởng 4.000.000 đồng, Châu á:
8.000.000 đồng, Thế giới: 15.000.000 đồng.
-
Đạt giải khuyến khích Đông Nam á thưởng 3.000.000 đồng, Châu á: 5000.000 đồng,
Thế giới: 10.000.000 đồng.
b-
Đối với tập thể ;
Mức
thưởng bằng số lượng người được thưởng nhân với 50% mức thưởng tương
ứng
quy định tại Khoản 2, Mục a Điều này.
3-
Đối với những người được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ hướng dẫn, giảng dạy,
huấn luyện cho những cá nhân, tập thể dự thi đạt các giải thưởng trên được thưởng
số tiền tương ứng như cá nhân đạt giải.
III
-Tỉnh thành lập giải thưởng Lý Thái Tổ để hằng năm thưởng cho các tổ chức hoặc
cá nhân trong và ngoài tỉnh có những công nghệ sản xuất sản phẩm đặc biệt, được
áp dụng vào thực tiễn ở tỉnh Bắc Ninh đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội
(giải thưởng do Hội đồng khoa học tỉnh xem xét, quyết định theo quy chế) mức
thưởng cho một công nghệ sản phẩm đặc biệt từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Chương III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức;
trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong việc sử dụng nhân tài:
1
- Nghĩa vụ:
a
- Phải hoàn thành nhiệm vụ học tập và trở về cơ quan, đơn vị cử đi học; chấp
hành sự phân công, điều động của cơ quan có thẩm quyền.
b-
Nếu vi phạm những quy định trên thì phải hoàn trả toàn bộ các khoản ưu đãi đã
được hưởng.
2-
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng nhân tài:
a-
Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng phải đảm bảo đúng việc, đúng người, đúng trình độ
chuyên môn .
b-
Quan tâm khi xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh dạo.
c-
Ưu tiên về điều kiện làm việc và học tập.
d-
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng các đối tượng được
hưởng chế độ, chính sách theo quy định này và thu hồi kinh phí hỗ trợ khi đối
tượng xin chuyển công tác trước thời hạn quy định.
3 -
Sở Nội vụ có trách nhiệm:
a-
Chủ trì phối hợp với các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng,
thu hút và sử dụng nhân tài hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và hướng
dẫn thực hiện quy định này.
b-
Căn cứ vào đề nghị của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh về nhu cầu, tiêu
chuẩn chức danh cần tuyển, Sở Nội vụ quyết định tiếp nhận, tuyển dụng những đối
tượng được quy định tại Điều 7 và tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo định
kỳ.
c-
Trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thưởng cho các tổ chức, cá nhân có những
công nghệ sản phẩm đặc biệt; những người không phải là cán bộ, công chức dự thi
các
giải
quốc gia, quốc tế đạt thành tích cao.
4-
Sở Tài chính có trách nhiệm:
a-
Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cấp, các ngành có
liên quan lập dự toán kinh phí theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử
dụng nhân tài hằng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b-
Quản lý, hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán các khoản kinh phí phục vụ cho việc
đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng nhân tài.
5-
Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm: Tổ chức, thực hiện triển khai giải thưởng
Lý Thái Tổ.
Điều 10. Hằng năm các cấp, các ngành căn cứ
chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử
dụng nhân tài đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài gửi về Sở
Nội vụ để tổng hợp thành kế hoạch chung của Tỉnh.
Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cấp, các ngành phản ảnh kịp thời về
Sở Nội vụ để nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.