BỘ
CÔNG NGHIỆP
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
64/2000/QĐ-BCN
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MẪU TRÌNH BÀY CÁC LOẠI VĂN BẢN
CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11
năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ
Công nghiệp;
Để góp phần thực hiện cải cách hành chính;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về mẫu trình bày
các loại văn bản của Bộ Công nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2000. Các
quy định trước đây trái với các quy định được ban hành kèm theo Quyết định này
đều bãi bỏ.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng, Thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Lưu VP.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Đặng Vũ Chư
|
QUY ĐỊNH
VỀ MẪU TRÌNH BÀY CÁC LOẠI VĂN BẢN CỦA BỘ CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 64/2000/QĐ-BCN ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ trưởng
Bộ Công nghiệp)
Chương 1:
NHỮNG
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này bắt buộc áp dụng đối với các Vụ, Thanh tra Bộ,
Văn phòng Bộ, các Cục quản lý Nhà nước chuyên ngành, các Viện, Trường và cơ
quan, đơn vị trực thuộc Bộ.
Điều 2. Các Tổng Công ty trong ngành Công nghiệp và các doanh nghiệp
trực thuộc Bộ vận dụng Quy định này để quy định áp dụng cho phù hợp với các loại
văn bản trong đơn vị và các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trực thuộc.
Điều 3. Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổ chức, kiểm tra việc thực hiện
Quy định này trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tạo sự thống nhất trong ngành, kể
cả việc viết hoa trong các văn bản của Bộ; định kỳ tổng hợp tình hình, đề nghị
Bộ ra quyết định về việc sửa đổi, hoàn thiện Quy định.
Chương 2:
LOẠI
VĂN BẢN
Điều 4. Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật do
Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông
qua ngày 12 tháng 11 năm 1996; Nghị định số 101/CP ngày 23 tháng 9 năm 1997 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật và Quy chế xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong
ngành Công nghiệp được ban hành theo Quyết định số 28/1998/QĐ-BCN ngày 27 tháng
4 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, các loại văn bản quy phạm pháp luật,
ban hành hoặc liên tịch ban hành theo thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp gồm
có:
1. Quyết định (mẫu số 1);
Điều lệ, Quy chế hoặc Quy định ban hành
kèm theo Quyết định quy phạm pháp luật (mẫu số
6);
2. Chỉ thị (mẫu số 2);
3. Thông tư (mẫu số 3);
4. Thông tư liên tịch (mẫu số 4); và
5. Nghị quyết liên tịch (mẫu số 5).
Điều 5. Quyết định, Chỉ thị cá biệt và các loại văn bản hành chính
khác
1. Quyết định và Chỉ thị cá biệt là các Quyết định
ban hành để giải quyết những công việc cụ thể trong một phạm vi nhất định
(không chứa đựng những yếu tố quy định tại Điều 3 "Quy chế
xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong ngành Công nghiệp"),
như: Quyết định về việc nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, điều động, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, phê duyệt dự án,... và các Chỉ thị về một việc cá biệt, gồm:
a) Quyết định (mẫu số 1a);
b) Chỉ thị (mẫu số 2a).
2. Văn bản hành chính khác là những văn bản có
tính thông tin chỉ đạo, điều hành nhằm thực hiện các văn bản pháp luật, để giải
quyết các vấn đề cụ thể trong giao dịch, trao đổi, báo cáo, phản ánh, thông báo,
ghi chép về một vấn đề, công việc..., gồm:
a) Công văn (mẫu số 3a);
b) Báo cáo (mẫu số 4a);
c) Tờ trình (mẫu số 5a);
d) Thông báo (mẫu số 6a);
e) Chương trình, chiến lược, quy hoạch, tổng sơ
đồ phát triển (mẫu số 7a)
f) Giấy mời họp (mẫu số 8a);
g) Biên bản (mẫu số 9a);
h) Điện (mẫu số 10a); và
i) Fax đi nước ngoài (mẫu số 11a).
3. Các văn bản do Văn phòng Bộ ban hành gồm:
a) Phiếu gửi văn bản,
b) Giấy giới thiệu,
c) Giấy đi đường,
d) Giấy nghỉ phép.
4. Các văn bản do Thanh tra Bộ ban hành gồm:
a) Giấy báo tin;
b) Phiếu chuyển đơn không yêu cầu hồi báo;
c) Phiếu chuyển đơn có yêu cầu hồi báo;
d) Phiếu hướng dẫn;
e) Giấy giới thiệu; và
f) Các mẫu biểu trong Danh mục mẫu biểu văn bản
về Thanh tra được ban hành theo Quyết định số 1277/1998/QĐ-TTNN ngày 24 tháng
10 năm 1998 của Tổng Thanh tra Nhà nước.
5. Các mẫu văn bản chuyên ngành khoáng sản
Gồm 65 mẫu theo Quy định thủ tục hành chính về
giấy phép hoạt động khoáng sản được ban hành theo Quyết định số 325/QĐ-ĐCKS
ngày 26 tháng 02 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Chương 3:
THỂ
THỨC VÀ HÌNH THỨC VĂN BẢN
Điều 6. Tổng quát về thể thức và mẫu trình bày văn bản
1. Thể thức văn bản: Theo phụ lục I
2. Mẫu trình bày văn bản:
Mẫu A: Mẫu trình bày công văn;
Mẫu B: Mẫu trình bày văn bản có tên loại;
Mẫu C: Mẫu trình bày mặt sau văn bản (sử dụng
cho cả công văn và văn bản có tên loại).
Điều 7. Hình thức
Văn bản trình bày trên giấy trắng khổ A4
(210x297mm). Văn bản phải thể hiện tính nghiêm túc, rõ ràng, sạch sẽ, đúng
chính tả, đúng ký hiệu đơn vị đo lường hợp pháp, đúng văn phạm. Kiểu và co chữ
cho từng yếu tố của văn bản phải theo đúng bản Quy định này. Ngôn ngữ trong văn
bản phải chính xác, đơn nghĩa, dễ hiểu (dùng những từ ngữ có tính phổ thông).
Những cụm từ ít thông dụng không được viết tắt. Các chữ viết tắt phải để trong
ngoặc đơn ngay sau cụm từ viết đầy đủ đầu tiên trong văn bản.
1. Quy định viết tắt tên các cơ quan Bộ như sau.
a) Văn phòng Bộ VP.
b) Vụ Kế hoạch và Đầu tư KHĐT.
c) Vụ Quản lý công nghệ và Chất lượng sản phẩm
CNCL.
d) Vụ Tổ chức-Cán bộ TCCB.
e) Vụ Hợp tác Quốc tế HTQT.
f) Vụ Tài chính Kế toán TCKT.
g) Vụ Pháp chế PC.
h) Thanh tra Bộ ThT.
i) Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ĐCKS.
k) Cục Kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn Công
nghiệp KTAT.
2. Quy định về để lề văn bản
a) Mặt trước:
Cách mép trên: 2,5cm,
Cách mép dưới: 2cm,
Cách mép trái: 3,5cm,
Cách mép phải: 2cm.
b) Mặt sau:
Cách mép trên: 2,5cm,
Cách mép dưới: 2cm,
Cách mép trái: 2cm,
Cách mép phải: 3,5cm.
Văn bản có 3 trang trở lên phải đánh số trang bằng
chữ ả rập (2, 3, ...) ở giữa, cách mép trên của trang giấy 12,5mm. Riêng trang
đầu tiên của văn bản không đánh số trang. Phụ lục văn bản được đánh số La Mã
(I, II, III, ...).
Điều 8. Mẫu chữ (kiểu và cỡ): Theo phụ lục I.
Trong văn bản quản lý Nhà nước của Bộ Công nghiệp
không sử dụng bất kỳ một phông chữ nào khác ngoài phông chữ .VnTime (cho chữ
thường) và .VnTimeH (cho chữ hoa). Hai phông chữ trên nằm trong bộ phông ABC.
Điều 9. Quy định về trình bày bố cục trong văn bản
Những văn bản lớn, kết cấu phức tạp được chia
thành các phần có quy mô từ lớn đến nhỏ theo thứ tự: phần, chương, mục, điều,
khoản, điểm và cuối cùng, dưới điểm có thể phân thành ý nhỏ bắt đầu bằng gạch đầu
dòng. Tuỳ thể loại văn bản mà sử dụng một số hoặc tất cả các phần nêu trên.
Văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định
của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Quy định ký hiệu các phần của Quyết định, Chỉ thị
cá biệt và các loại văn bản hành chính khác (thông báo, tờ trình, báo cáo,
chương trình, công văn) như sau.
1. Các phần, chương: ghi bằng số La Mã đặt ở giữa
hàng. Sau số thứ tự La Mã không có dấu chấm. Phần, chương phải có tiêu đề. Cụ
thể:
a) Phần: Phần I, Phần II, ...
b) Chương: Chương I, Chương II, ...
Ví dụ:
Phần I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Chương
5:
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI
CÙNG
2. Mục: Ghi bằng số La Mã cách lề trái 10mm; sau
số thứ tự có dấu chấm(.). Mục phải có tiêu đề.
Ví dụ:
IV. NGUYÊN TẮC VÀ ĐỐI TƯỢNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ
3. Điều: Số thứ tự của điều ghi bằng số ả rập
cách lề trái 10mm; sau số thứ tự có dấu chấm (.).
Ví dụ: Điều 4.
4. Khoản: Đánh bằng chữ số ả rập, không có chữ
"khoản", cách lề trái như đối với Điều. Sau số là dấu chấm (.).
Ví dụ:
1.
2.
5. Điểm: Dùng chữ La-tinh thường, đặt cách lề
trái như đối với điều, khoản. Sau chữ là dấu đóng ngoặc đơn ")".
Ví dụ:
a)
b)
c).
6. ý nhỏ: Dùng gạch đầu dòng đặt cách lề trái
như đối với điều, khoản và điểm.
Lưu ý: ý nhỏ (gạch đầu dòng) là phần nhỏ nhất của
văn bản. Không được dùng dấu chữ thập (+) hoặc hoa thị (*) và các dấu khác
trong văn bản.
Điều 10. Trong phần chính của văn bản quản lý Nhà nước của Bộ, không
được đưa vào bảng, biểu. Nếu cần có bảng, biểu thì tổ chức thành phụ lục có
tiêu đề./.