ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 639/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 04 tháng 3 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC SỞ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP VỚI CÁC CẤP HỘI
NÔNG DÂN TRONG VIỆC THAM GIA TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11
tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tố cáo ngày 11 tháng
11 năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân ngày 25
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Quyết định số
81/2014/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp
giữa các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân
Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân;
Xét đề nghị của Hội Nông dân tỉnh
và Thanh tra tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp
giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân trong việc
tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân trên địa bàn tỉnh Bình
Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay
thế Quyết định số 1416/QĐ-UBND ngày 08/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo thực hiện
Quyết định 81/2014/QĐ-TTg của tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành liên quan, Chủ tịch
UBND các huyện thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Ban Tiếp công dân tỉnh;
- Lưu VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Cao Thắng
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIỮA CÁC SỞ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP VỚI CÁC CẤP HỘI NÔNG
DÂN TRONG VIỆC THAM GIA TIẾP CÔNG DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA NÔNG
DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định 639/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 3 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Bình Định)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định
cơ chế và trách nhiệm của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân
các cấp phối hợp với các cấp Hội Nông dân trong công tác tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tư vấn pháp luật; góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân; thực hiện quy chế
dân chủ ở cơ sở; hòa giải và giải quyết khiếu nại, tố cáo của
nông dân.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các Sở,
ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, với các cấp Hội Nông dân
trong việc phối hợp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
Điều 3. Nguyên
tắc phối hợp
Việc phối hợp giữa các Sở, ngành, Ủy
ban nhân dân các cấp với các cấp Hội Nông dân trong việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân phải kịp thời, hiệu quả đúng pháp luật nhằm
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân.
Điều 4. Trách nhiệm
của các Sở, ngành và UBND các cấp
1. Ủy ban nhân dân các cấp khi tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nông dân có trách nhiệm mời
Hội Nông dân cùng cấp tham gia và tham khảo ý kiến của Hội Nông dân về quan điểm giải quyết vụ việc.
Đối với vụ việc
khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài thì Ủy ban nhân dân các cấp phối
hợp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam tổ chức đối thoại, có biện pháp giải quyết dứt điểm vụ việc;
tạo điều kiện để Hội Nông dân tuyên
truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện theo đúng
quy định của pháp luật, ổn định cuộc sống.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chủ
động phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở
cơ sở và tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của nông dân theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh
có trách nhiệm hướng dẫn thanh tra các sở, ngành, địa phương phối hợp với các cấp
Hội Nông dân tuyên truyền pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; hướng
dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ để Hội Nông dân các cấp tham gia
kịp thời, hiệu quả trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất
đai; hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai của nông dân.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện để Hội Nông dân tham gia các chương trình giáo dục phổ biến pháp luật của Chính phủ, của tỉnh; hỗ trợ
nghiệp vụ cho hệ thống Câu Lạc bộ Nông dân với pháp luật và đội ngũ cán bộ, cộng
tác viên, tuyên truyền viên của các cấp Hội Nông dân.
5. Sở Thông tin và Truyền thông có
trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo hệ thống điểm Bưu điện văn
hóa xã phối hợp với Câu lạc bộ “Nông dân với pháp luật”,
chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nông dân được tư vấn pháp luật trực tuyến tại
địa phương (khi có điều kiện).
6. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm định, phân bổ kinh phí hàng năm
giao Hội Nông dân tỉnh tham gia tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của nông dân.
7. Công an tỉnh, chủ động phối hợp với
Hội Nông dân phát hiện, nắm tình hình để kịp thời xử lý
khi có đông người tập trung đi khiếu kiện, nhất là khi nông dân tập trung về
các cơ quan cấp tỉnh.
8. Ban Tiếp công dân tỉnh (Văn phòng
UBND tỉnh) chủ động thông báo tình hình khiếu kiện và kết quả giải quyết khiếu
kiện của nông dân để Hội Nông dân tỉnh phối hợp tham gia;
phối hợp với Hội Nông dân trong các buổi tiếp dân là nông dân tại trụ sở tiếp dân của tỉnh; giúp BCĐ tổng hợp đánh
giá tình hình xử lý các công việc có liên quan đến khiếu nại, tố cáo của nông
dân.
Điều 5. Nội dung
phối hợp của các cấp Hội Nông dân
1. Phối hợp tham mưu thành lập Ban Chỉ
đạo; xây dựng và ký kết Chương trình
phối hợp.
Hội Nông dân các
cấp phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân cùng
cấp thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp xây dựng và ký kết Chương
trình phối hợp thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ theo
kế hoạch và hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phù hợp với điều kiện
địa phương.
2. Phối hợp tham gia góp ý kiến vào dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của nông dân; kiến nghị
hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo và pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
nông dân.
3. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến
pháp luật; tư vấn, trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên, nông dân phù hợp với
từng địa phương, vùng, miền; nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật cho hội viên, nông dân.
4. Phối hợp bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến
thức công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý và
kỹ năng công tác hòa giải cho cán bộ Hội làm công tác tư vấn pháp luật, cán bộ Hội,
cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở.
5. Phối hợp tham gia tiếp nông dân đến
khiếu nại, tố cáo tại trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân khi cơ quan nhà nước
có thẩm quyền đề nghị.
6. Phối hợp xây dựng, mở rộng mô hình
Hội Nông dân tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của nông dân; tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn; tư vấn, trợ giúp pháp lý; hòa giải, giải quyết
mâu thuẫn, vướng mắc trong nội bộ nông dân ngay từ cơ sở.
Chương
II
PHÂN CÔNG TRÁCH
NHIỆM, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 6. Ủy ban
nhân dân các cấp
1. Khi xây dựng chính sách, pháp luật,
kế hoạch của địa phương, hoặc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của nông dân, đến nhiệm vụ của Hội Nông dân thì mời
Hội Nông dân tham gia ngay từ đầu.
2. Khi thành lập đoàn kiểm tra, giám
sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chính sách chế độ liên quan
đến quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân, các cấp chính
quyền mời đại diện Hội Nông dân cùng cấp tham gia.
3. Chủ động phối hợp với Hội Nông dân
cùng cấp trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hòa giải các mâu thuẫn,
giải quyết các tranh chấp tại cơ sở, không để khiếu nại, tố
cáo phức tạp, kéo dài, vượt cấp.
Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất,
Ủy ban nhân dân các cấp mời Hội Nông dân cùng cấp tham gia ý kiến, nhằm bảo đảm
quyền và lợi ích chính đáng của nông dân, hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo ở
các địa phương.
4. Có kế hoạch làm việc định kỳ 6
tháng một lần với Hội Nông dân cùng cấp để bàn chương trình phối hợp hoạt động
và giải quyết những vấn đề bức xúc của nông dân.
Điều 7. Thanh tra
1. Phối hợp với Hội Nông dân tổ chức
các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
chuyên trách, hội viên Hội Nông dân các cấp về công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Căn cứ chương trình kế hoạch hàng
năm, khi tổ chức thanh tra, kiểm tra trách nhiệm Thủ trưởng các cơ quan chức
năng trong việc thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân và
các văn bản pháp luật có liên quan đến nông dân, thì mời đại diện Hội Nông dân cùng cấp tham gia.
3. Thanh tra các
cấp thường xuyên phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp đánh giá những kết quả đạt
được trong quá trình phối hợp, những vướng mắc tồn tại và bàn biện pháp khắc phục nhằm thúc đẩy công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông
dân có hiệu quả.
Điều 8. Tư pháp
1. Phối hợp với Hội Nông dân xây dựng
kế hoạch phổ biến pháp luật, tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nông dân. Thông qua
công tác tư pháp cấp xã nắm bắt nhu cầu
tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của nông dân trên địa bàn để xác định nội
dung tuyên truyền phổ biến pháp luật gắn liền với quyền, lợi ích và nghĩa vụ của
nông dân.
2. Gắn công tác phổ biến pháp luật với
công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý, cung cấp thông tin pháp luật thông qua Câu lạc
bộ pháp luật, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý... để hướng dẫn, giải thích cho cán bộ,
hội viên nông dân hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nông dân phù
hợp quy định pháp luật.
3. Phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp
tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng báo cáo viên, tuyên
truyền viên phổ biến pháp luật cho cán bộ Hội Nông dân các cấp, Câu lạc bộ pháp luật của
nông dân và đội ngũ công tác viên ở cơ sở.
Điều 9. Tài
nguyên và Môi trường
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên
truyền miệng, tờ rơi... đến hội viên,
nông dân về tài nguyên, môi trường, tập trung Luật Đất đai
và các chính sách liên quan đất đai như giao đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án; cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thống kê, đo đạc, đăng ký quyền sử dụng...
2. Khi có phát sinh các vụ tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo mà nội dung có liên quan đến nông dân hoặc người khiếu nại là
nông dân thuộc thẩm quyền thì mời đại diện Hội Nông dân tham gia ngay từ đầu để
tiến hành kiểm tra, xác minh và có ý kiến đề xuất biện
pháp giải quyết.
Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp và tổ hòa giải cơ sở để tiến hành
xác minh và tổ chức hòa giải tại cơ sở.
3. Cung cấp các tài liệu có liên quan
đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án liên quan đến nông dân cho Hội Nông dân cùng cấp để làm cơ sở pháp lý cho việc
hòa giải các tranh chấp; thực hiện chức năng giám sát, tuyên truyền, vận động,
giải thích các chế độ chính sách, pháp luật nhà nước liên quan để cán bộ, hội viên, nông dân cùng thực hiện.
Điều 10. Tài
chính
1. Phối hợp với Hội Nông dân cùng cấp
thực hiện hướng dẫn của Bộ Tài chính và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về việc
lập dự toán, quản lý kinh phí thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31
tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm hoàn
thành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ tham gia tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,
tố cáo của nông dân hàng năm.
2. Sở Tài chính phối hợp với Hội Nông
dân tỉnh hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các xã phường,
thị trấn việc lập dự toán, quản lý kinh phí được giao việc thực hiện Quyết định
số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Điều 11. Hội
Nông dân
1. Tổ chức quán triệt trong Ban Chấp
hành, Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp, tạo ra sự thống nhất về nhận thức và
hành động đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, của Thủ tướng
Chính phủ về việc phối hợp giữa Ủy ban nhân dân các cấp với
các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
2. Tập trung tuyên truyền, phổ biến
pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân về những chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn;
quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, tố cáo theo quy
định pháp luật.
3. Hàng năm, xây dựng kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, hội viên chuyên trách ở các cấp. Nội
dung tập trung vào công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu
nại, tố cáo, nghiệp vụ phổ biến, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hòa giải
và các kỹ năng khác liên quan.
4. Khi có mâu thuẫn phát sinh trong
nông dân, chi, tổ Hội chủ động nắm tình hình, tìm hiểu nguyên nhân, trực tiếp lắng
nghe tâm tư, nguyện vọng và yêu cầu của các bên. Chủ động phối hợp với Mặt trận
và các đoàn thể tiến hành vận động hội
viên, nông dân tự hòa giải ngay tại chi, tổ Hội.
5. Các cấp Hội phân công cán bộ có phẩm
chất, đạo đức, tư cách tốt và nắm vững chính sách pháp luật của Nhà nước phối hợp
với các ngành Thanh tra, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường,... và bộ phận tiếp
dân cùng cấp để tiếp nông dân hoặc xác minh, đề xuất ý kiến giải quyết đúng quy
định pháp luật.
6. Thực hiện chức năng giám sát chính
quyền cùng cấp và cơ quan chức năng trong việc giải quyết khiếu kiện của nông
dân theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; vận động các bên thực hiện
nghiêm chỉnh các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận giải quyết tố cáo có
hiệu lực pháp luật.
7. Theo dõi, lắng nghe, nắm chắc tình
hình những vụ việc khiếu kiện đông người phức tạp, kéo dài, vượt cấp của nông
dân trong quá trình thực hiện các dự án có liên quan đến việc thu hồi đất, thực
hiện chính sách bồi thường thiệt hại, hỗ trợ và tái định
cư.
Phối hợp với chính quyền và các cơ
quan chức năng liên quan cùng cấp để xử lý, giải quyết tình hình khiếu kiện
đông người, mà người khiếu kiện là hội viên nông dân; tuyên truyền, giải thích để nông dân về tại địa phương để các cấp giải
quyết theo thẩm quyền; vận động nông dân ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà
nước và có chính kiến tham gia vào việc giải quyết vấn đề, nhằm bảo
đảm quyền và lợi ích chính đáng của nông dân.
Điều 12. Chế độ
thông tin báo cáo
Định kỳ hàng năm các ngành Thanh tra,
Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Tài chính báo cáo
kết quả thực hiện Quy chế phối hợp gửi về Hội Nông dân
cùng cấp - cơ quan thường trực BCĐ để tổng hợp số liệu,
báo cáo theo chế độ quy định.
Điều 13. Kinh
phí hoạt động
Hội Nông dân các cấp chủ động lập dự toán kinh phí hàng năm; cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt, bảo đảm kinh
phí thực hiện nhiệm vụ theo Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm
2014 của Thủ tướng Chính phủ tiết kiệm, hiệu quả.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức
thực hiện
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên
quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn và các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức triển khai thực hiện
Quy chế này.
2. Căn cứ Quy chế này Hội Nông dân
các huyện, thị xã, thành phố đề xuất UBND cùng cấp xây dựng quy chế thực hiện
Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ở cấp mình phù hợp với tình hình thực tế địa phương, bảo đảm thực hiện đạt kết quả cao.
Điều 15. Sửa đổi,
bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu
phát sinh những khó khăn, vướng mắc hoặc có những điều, khoản không phù hợp với
thực tế thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời trao đổi với Thanh tra tỉnh,
Hội Nông dân tỉnh để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp./.