ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
634/QĐ-UB
|
Ninh Bình, ngày
27 tháng 8 năm 1993
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ,
QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày
30/6/1989.
- Căn cứ Nghị định 38/CP ngày 4/6/1993 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ tư pháp và thông tư
liên bộ: Bộ tư pháp - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn nhiệm vụ quyền hạn
và tổ chức cơ quan Tư pháp địa phương.
- Xét đề nghị của ông Trưởng Ban Tổ chức chính quyền
tỉnh Ninh Bình và ông Giám đốc Sở Tư pháp Ninh Bình.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Sở tư
pháp Ninh Bình
Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, có chức
năng giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tư pháp trong phạm
vi địa phương và chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ tư
pháp.
Sở tư pháp Ninh Bình có nhiệm vụ và quyền hạn như
sau:
1- Giúp UBND tỉnh quản lý thống nhất việc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh.
2- Chủ trì việc soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các
văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của UBND tỉnh.
- Được UBND tỉnh ủy nhiệm xem xét và có ý kiến về mặt
pháp lý của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan khác của UBND tỉnh
soạn thảo trước khi trình UBND quyết định ban hành.
- Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp
lệnh theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các cơ
quan thuộc UBND về nghiệp vụ trong việc rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm
pháp luật ở địa phương.
2- Quản lý các Tòa án nhân dân huyện, thị xã trong tỉnh
về mặt tổ chức theo sự phân cấp của Bộ Tư pháp.
3- Quản lý công tác thi hành án dân sự tại địa phương
theo quy định của pháp lệnh thi hành án dân sự. Nghị định số 30-CP của Chính
phủ về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành
án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và chấp hành viên và sự hướng dẫn của Bộ
Tư pháp.
4- Quản lý tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, các
tổ chức tư vấn pháp luật theo quy định của Bộ Tư pháp.
5- Quản lý các hoạt động công chứng, giám định tư pháp
theo quy định của Bộ tư pháp; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra thực
hiện công tác hộ tịch, lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp theo hướng dẫn của Bộ
tư pháp; giúp UBND tỉnh thực hiện một số công tác hộ tịch thuộc thẩm quyền.
6- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến,
giáo dục pháp luật dài hạn và ngắn hạn ở địa phương, phối hợp với Sở Giáo dục
và đào tạo và các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện chương
trình giảng dạy pháp luật trong các trường học.
7- Bồi dưỡng kiến thức pháp lý và hướng dẫn nghiệp vụ
cho cán bộ Tư pháp trong tỉnh.
8- Chỉ đạo và tổng kết hoạt động hòa giải trong phạm
vi tỉnh.
9- Thực hiện thanh tra chuyên ngành theo quy định của
pháp luật.
Điều 2: Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp.
a) Lãnh đạo: có Giám đốc phụ trách theo chế độ Thủ trưởng,
giúp việc giám đốc có từ 1 đến 2 Phó giám đốc.
b) Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ gồm:
1- Phòng tổ chức, hành chính - tổng hợp
2- Phòng văn bản pháp quy và tuyên truyền giáo dục pháp
luật
3- Phòng quản lý công tác tư pháp khác
4- Phòng công chứng Nhà nước số 1
5- Phòng thi hành án dân sự
Phòng công chứng Nhà nước số 1 là phòng trực thuộc UBND
tỉnh; Sở Tư pháp giúp UBND tỉnh quản lý về tổ chức và hoạt động theo sự ủy nhiệm
của UBND tỉnh (tại quyết định số 273/QĐ-UB ngày 24/8/1992 của UBND tỉnh)
Biên chế Phòng thi hành án thuộc Sở Tư pháp do Bộ tư
pháp quy định ngoài biên chế của địa phương.
c) Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm xây dựng nhiệm
vụ cụ thể cho các phòng và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ đó. Căn cứ vào biên
chế đã được giao, Giám đốc Sở Tư pháp bố trí cán bộ gồm những công chức chuyên
môn được đào tạo đúng ngành nghề, có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức
hành chính do Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ ban hành.
Điều 3: Thành lập Phòng Tư pháp các huyện, thị
xã trong tỉnh
1- Phòng Tư pháp là cơ quan chuyên môn của UBND huyện,
thị xã có chức năng giúp UBND huyện, thị xã thực hiện quản lý Nhà nước các công
việc về tư pháp trong phạm vi huyện, thị xã và chịu sự chỉ đạo và quản lý về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
2- Nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Tư pháp do Chủ tịch
UBND huyện, thị xã căn cứ vào sự hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở tư pháp quy định
cụ thể và chỉ đạo thực hiện.
3- Biên chế của Phòng tư pháp huyện, thị xã là 3 người
(ba) nằm trong tổng biên chế hành chính sự nghiệp được UBND tỉnh xét duyệt
(riêng biên chế của đội thi hành án thuộc phòng tư pháp huyện, thị xã do Bộ Tư
pháp quy định cụ thể ngoài biên chế của địa phương).
Việc bố trí cán bộ phải theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của
ngạch công chức hành chính do Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ ban hành.
Điều 4: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn:
Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn là cơ quan chuyên môn
của UBND xã, phường, thị trấn, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của
phòng Tư pháp.
Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ quyền hạn.
1- Giúp UBND xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý
Nhà nước về các công việc tư pháp.
2- Giúp UBND xã, phường, thị trấn soạn thảo, ban hành
các quyết định, chỉ thị để thi hành các quyết định, chỉ thị của UBND huyện, thị
xã.
3- Thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhân dân.
4- Thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, quản lý
lý lịch tư pháp và thống kê tư pháp.
5- Hướng dẫn quản lý hoạt động của các tổ chức hòa giải.
6- Tổ chức phối hợp việc thi hành án theo sự chỉ đạo
của đội thi hành án.
Ban Tư pháp xã, phường, thị trấn do một phó Chủ tịch
UBND xã, phường, thị trấn phụ trách.
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký:
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Ban tổ
chức chính quyền tỉnh, Sở Tư pháp, UBND huyện, thị xã và các sở ban ngành chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (b.c)
- Như điều 4
- Lưu VP1, VP7
|
T.M ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH NINH BÌNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đức Khiêm
|