ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 6316/1998/QĐ-UB
|
Đà Nẵng, ngày 06 tháng 11 năm 1998
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI KIỂM TRA LIÊN
NGÀNH 814 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
(sửa đổi) ngày 21.6.1994;
- Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày
12-12-1995 của Chính phủ và Chỉ thị số 814/TTg ngày 12-12-1995 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường quản lý, thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động
văn hóa và dịch vụ văn
hóa, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội
nghiêm trọng;
- Căn cứ Thông tri số 263/TT ngày
29-01-1996 của Ban Chỉ đạo 814 Trung ương hướng dẫn việc tổ chức lực lượng, quy
trình, kiểm tra, xử lý sai phạm trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa;
- Căn cứ Quyết định số
2835/1998/QĐ-UB ngày 20-5-1998 của UBND thành phố v/v quy định một số vấn đề quản lý kinh tế-xã hội
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Để tạo điều kiện thuận lợi trong
việc kiểm tra các hoạt, động văn hóa và dịch vụ văn
hóa trên địa bàn thành phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa-Thông tin thành phố.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về
tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành 814 thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ
ngày ký và thay thế Quyết định số 212/QĐ-UB ngày 31-01-1996 của UBND tỉnh QN-ĐN
(cũ) ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành theo
Nghị định 87/CP, 88/CP của Chính phủ trên địa bàn QN-ĐN.
Điều 3: Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin chịu trách nhiệm
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ hằng quý báo cáo
UBND thành phố.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Văn
hóa-Thông tin, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố có liên
quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Như Điều 4 -TTHĐND
- CT, các PCT UBND t/p
- Lưu VT, VX, PC
|
TM
ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH
Nguyễn Bá Thanh
|
QUY CHẾ
VỀ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI KIỂM TRA LIÊN NGÀNH 814 THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6316/1998/QĐ-UB ngày 06 tháng
11 năm 1998 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1: Đội kiểm tra liên ngành 814 thành phố Đà Nẵng
(viết tắt là Đội KTLN 814) được thành lập theo Quyết định số 4253/1998/QĐ-UB
ngày 24-7- 1998 của UBND thành phố Đà Nẵng; là đơn vị hoạt động phối hợp liên
ngành có chức năng kiểm tra, xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm hành
chính trong hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và tệ nạn xã hội trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin có trách nhiệm
quản lý, chỉ đạo, điều hành và giám sát mọi hoạt động của Đội KTLN 814 theo ủy
quyền của UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Đà
Nẵng.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có cán
bộ tham gia Đội KTLN 814 có trách nhiệm bố trí, đôn đốc và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để cán bộ đơn vị mình tham gia các hoạt động của Đội KTLN 814 khi có
yêu cầu. Cán bộ tham gia Đội KTLN 814 làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Điều 3: Các thành viên của Đội KTLN 814 được cấp thẻ để
sử dụng trong hoạt động kiểm tra.
Chương II
NHIỆM VỤ - QUYỀN
HẠN
Điều 4: Nhiệm vụ, quyền hạn của Đội KTLN 814:
1- Kiểm tra, xử lý những hành vi vi
phạm hoạt động của các tụ điểm ca nhạc, vũ trường, massage, karaoke trong các
doanh nghiệp Nhà nước;
2- Kiểm tra, xử lý các vụ việc có
tính chất trọng điểm, các vụ việc tại những địa bàn trọng điểm trong hoạt động
văn hóa và tệ nạn xã hội theo chỉ đạo của UBNĐ thành phố và Ban Chỉ đạo phòng
chống tệ nạn xã hội thành phố Đà Nẵng;
3- Thẩm tra, xác
minh những vụ việc có khiếu nại, tố cáo và những vụ việc nghiêm trọng, phức tạp
trong lĩnh vực hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và tệ nạn xã hội do UBND
thành phố, Giám đốc Sở Văn hóa - thông tin giao;
4- Phối hợp với các cơ quan chức năng
tiến hành các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi
phạm hành chính cần thiết theo quy định của pháp luật.
5- Lập biên bản vi phạm hành chính
theo đúng quy định. Trường hợp có dấu hiệu phạm tội phải lập đầy đủ biên bản vi
phạm, hồ sơ ban đầu và chuyển cho cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật
để xử lý theo thẩm quyền;
6- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn
khác được quy định tại Thông tri số 263/TT ngày 29-01-1996 của Ban Chỉ đạo 814
Trung ương.
Điều 5: Thẩm quyền xử phạt:
1- Thanh tra viên chuyên ngành, cán bộ,
chiến sĩ cảnh sát nhân dân tham gia Đội KTLN 814 thực hiện việc xử lý vi phạm
hành chính theo đúng thẩm quyền được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính và Nghị định số 88/CP ngày 14-12-1995 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa và phòng-chống
một số tệ nạn xã hội.
2- Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử
phạt của những người nói tại khoản 1 trên đây thì Đội KTLN 814 lập thủ tục
trình Giám đốc Sở Văn hóa- thông tin hoặc Chủ tịch UBND thành phố xử lý theo thẩm
quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 6: Hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các
lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của Đội KTLN 814 phải tuyệt đối chấp hành các
quy định chung của Nhà nước và của UBND thành phố có liên quan. Việc xử lý vi
phạm phải bảo đảm đầy đủ thủ tục xử phạt theo quy định.
Trong thời gian không quá 24 giờ kể từ
khi ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền, thanh tra viên chuyên ngành, cán bộ,
chiến sĩ cảnh sát nhân dân hoạt động trong Đội KTLN 814 phải báo cáo cụ thể với
Đội trưởng để theo dõi vụ việc và ghi đầy đủ vào sổ vụ việc của Đội.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC -
PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
Điều 7: Đội KTLN 814 có đội trưởng, các phó đội trưởng
và các kiểm tra viên.
Ban chỉ huy Đội KTLN 814 gồm đội trưởng
và các phó đội trưởng. Đội trưởng là người phối hợp, điều hành hoạt động chung
của Đội, chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội và Giám đốc Sở Văn hóa thông tin thành phố về việc thực
hiện các nhiệm vụ được giao cho Đội.
Điều 8: Đội trưởng Đội KTLN 814 có những nhiệm vụ chủ yếu
sau:
1- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được
giao cho Đội;
2- Triển khai thực hiện kịp thời các văn
bản quy phạm pháp luật của Trung ương và thành phố có liên quan đến việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Đội, các biện pháp và kế hoạch chỉ đạo của Ban Chỉ
đạo phòng chống tệ nạn xã hội thành phố về công tác kiểm tra, phòng chống, ngăn
chặn các tệ nạn xã hội và tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn
hóa trên địa bàn thành phố;
3- Xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chỉ
đạo của cấp trên; lập dự trù kinh phí hoạt động, trang bị phương tiện làm việc
theo đúng quy định của Nhà nước;
4- Tổ chức bồi dưỡng, trao đổi nghiệp
vụ cho các thành viên của Đội, hướng dẫn nghiệp vụ cho các Đội KTLN 814 các quận,
huyện;
5- Thực hiện chế độ báo cáo theo định
kỳ về kết quả hoạt động của Đội cho UBND thành phố, Ban chỉ đạo phòng chống tệ
nạn xã hội thành phố và Giám đốc Sở Văn hóa-thông tin. Định kỳ tổ chức sơ kết,
tổng kết để đánh giá rút kinh nghiệm quá trình tổ chức hoạt động;
6- Thực hiện kịp thời việc nhận xét,
đánh giá đối với việc tham gia hoạt động của các cá nhân trong Đội để làm cơ sở
cho việc bình xét thi đua, thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật tại đơn vị
mà cá nhân đó công tác theo quy định của pháp luật;
7- Có quyền trưng tập các thành viên
của Đội khi có yêu cầu công việc. Nếu điều động trong giờ hành chính phải thông
báo cho thủ trưởng các ngành có cán bộ tham gia biết.
Điều 9:
Phương thức hoạt động:
1- Đội KTLN 814 hoạt động theo hình
thức phối hợp liên ngành. Các thành viên của Đội là cán bộ kiêm nhiệm (biên chế
do các ngành quản lý). Việc kiểm tra các đối tượng có liên quan đến chức năng, nhiệm
vụ của ngành nào thì phải có cán bộ của ngành đó tham gia. Riêng lực lượng
chuyên trách của Đội KTLN 814 (Thanh tra văn hóa) đảm trách việc kiểm tra thường
xuyên ở một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa;
2- Tùy theo mức độ phức tạp, quy mô
hoạt động từng đối tượng và khối lượng công việc cần kiểm
tra, khi tiến hành kiểm tra có thể lập nhiều tổ. Mỗi tổ có ít nhất từ 3 thành
viên trở lên, có cán bộ phụ trách (do Đội trưởng chỉ định).
3- Khi làm nhiệm
vụ, các thành viên của Đội phải xuất trình thẻ kiểm tra. Thẻ kiểm tra do UBND
thành phố cấp theo mẫu quy định.
Điều 10:
1- Định kỳ hằng
tháng họp Ban Chỉ huy Đội để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động của Đội và định
ra phương hướng hoạt động của Đội trong thời gian tiếp theo;
2- Định kỳ hằng quý họp toàn Đội để rút kinh nghiệm hoạt động của toàn Đội cũng như của từng thành viên
trong Đội;
3- Đội trưởng chủ
trì các cuộc họp của Ban Chỉ huy Đội và của toàn Đội. Trường hợp Đội trưởng vắng
mặt thì có thể ủy quyền cho một Phó Đội trưởng chủ trì cuộc họp, sau đó phải
báo cáo lại kết quả cuộc họp với đội trưởng.
Chương IV
CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH
CỦA ĐỘI KTLN 814
Điều 11: Đội KTLN 814 được cung cấp các phương tiện, kỹ
thuật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Kinh phí cho hoạt động của Đội
do ngân sách thành phố cấp theo Thông tư hướng dẫn số 08/TT-LB ngày 31-01-1996
của Liên Bộ Tài chính - Văn hóa thông tin.
Điều 12: Đội KTLN 814 có trách nhiệm hướng dẫn cho các
cá nhân, tổ chức bị xử phạt bằng tiền thực hiện việc nộp phạt tại địa điểm nộp
phạt được quy định trong Quyết định xử phạt. Nghiêm cấm các thành viên của Đội
thu tiền phạt trực tiếp của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 13: Các thành viên của Đội KTLN 814 nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định hiện hành của Nhà nước và Quy chế này, có thành tích xuất sắc
trong công tác được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 14:
1- Thành viên
Đội KTLN 814 thành phố có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để vụ lợi
cá nhân, sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân, dung túng, bao che cho
người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng thẩm quyền thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự.
2- Người nào do vi phạm mà gây thiệt
hại về vật chất thì phải bồi thường cho Nhà nước, tổ chức, công dân theo quy định
của pháp luật.
Điều 15: Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc,
các ngành, cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về UBND thành phố (thông qua Sở Văn
hóa- thông tin) để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực
tế.