BỘ NỘI VỤ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 628/QĐ-BNV
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: “TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA TRƯỜNG
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020”
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 1292/QĐ-BNV
ngày 28 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Xét đề nghị của Hiệu trưởng Trường
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Triển khai nhiệm vụ Hợp tác quốc
tế của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2015 - 2020”, với
những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu, đối
tượng, phạm vi
a) Mục tiêu:
Mục tiêu chung:
Triển khai hợp tác quốc tế về đào tạo,
bồi dưỡng giúp Trường tiếp cận với những thành tựu và kinh nghiệm trong lĩnh vực
đào tạo, bồi dưỡng của một số nước
tiên tiến trên thế giới vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cũng
như chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu cải cách
hành chính, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Nội vụ và đất nước.
Góp phần hiện thực hóa quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Mục tiêu cụ thể:
- Triển khai nhiệm vụ hợp tác quốc tế
tạo cơ hội cho đội ngũ công chức, giảng viên nhà trường có điều kiện học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Tạo điều kiện cho công chức, viên
chức ngành Nội vụ, công chức hành chính và đối tượng khác được bồi dưỡng, nâng
cao kỹ năng, năng lực ở môi trường ngoài nước, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả thực thi công vụ, giúp công chức, viên chức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được
giao.
b) Đối tượng:
- Công chức, giảng viên của Trường;
- Công chức, viên chức ngành Nội vụ;
- Công chức hành chính và các đối tượng
khác.
c) Phạm vi: Các nước Singapore, Thái
Lan, Malaysia, Trung Quốc (Học viện Hành chính Thượng Hải), Hàn Quốc, NewZeland
và một số nước khác
2. Yêu cầu, nội
dung, thời gian, hình thức
a) Yêu cầu:
- Quán triệt chủ trương, quan điểm của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về hội nhập quốc tế trong đó có hội nhập
quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
- Đáp ứng yêu cầu nâng cao kiến thức,
kỹ năng, kinh nghiệm cho đội ngũ công chức, giảng viên nhà trường để nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
- Đáp ứng yêu cầu nâng cao kỹ năng,
năng lực chuyên môn, quản lý cho đội ngũ công chức, viên chức ngành Nội vụ và
công chức hành chính nhằm nâng cao trách nhiệm, chất lượng thực thi công vụ.
- Đảm bảo thiết thực, hiệu quả
b) Nội dung:
- Về nội dung học
tập bao gồm:
+ Bồi dưỡng kỹ năng, năng lực chuyên
môn và lãnh đạo quản lý
+ Bồi dưỡng theo chức danh
+ Bồi dưỡng ngoại ngữ (tiếng Anh)
- Về nội dung hoạt
động hợp tác:
+ Thiết lập quan hệ hợp tác thông qua
việc tổ chức các “đoàn ra” và đón tiếp các “đoàn vào”
+ Hợp tác trao đổi kinh nghiệm thông
qua các hội nghị, hội thảo
+ Trao đổi giảng viên thông qua mời
giảng viên nước ngoài tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng cán bộ, công chức,
viên chức của Trường
+ Phối hợp với các cơ sở của bạn để bồi
dưỡng giảng viên cho Trường về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, phương
pháp, kinh nghiệm xây dựng chương trình, tài liệu, nghiên cứu khoa học, trình độ
ngoại ngữ, phương pháp đánh giá tiên tiến, phương pháp giảng dạy hiện đại, kỹ
năng mềm
+ Phối hợp tổ chức các khóa bồi dưỡng
nâng cao năng lực thực thi công vụ cho công chức, viên chức của Ngành, công chức
hành chính và đối tượng có nhu cầu thông qua việc bồi dưỡng kỹ năng, năng lực
chuyên môn và lãnh đạo quản lý, bồi dưỡng theo chức danh, bồi dưỡng ngoại ngữ...
c) Thời gian:
Thời gian thực hiện Đề án từ 2015 đến
2020 được chia làm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Thiết lập quan hệ hợp
tác: từ 2015 - 2016
- Giai đoạn 2: Triển khai nội dung hợp
tác: từ 2017 - 2020
d) Hình thức: Bồi dưỡng ngắn ngày.
3. Kinh phí thực
hiện Đề án
a) Nguồn ngân sách nhà nước
b) Nguồn thu sự nghiệp của Trường
c) Nguồn đóng góp của tổ chức, cá
nhân
d) Nguồn tài trợ từ các chương trình,
dự án, tổ chức trong nước và quốc tế
Dự kiến kinh phí dành cho giai đoạn 1
(2015 - 2016) là 1.000.000.000đ (Một tỷ đồng). Kinh phí
giai đoạn 2 (2017 - 2020) mỗi năm 1.500.000.000đ (Một tỷ
năm trăm triệu đồng). Tổng kinh phí của Đề án dự kiến 7.000.000.000đ (Bảy tỷ đồng).
4. Giải pháp
thực hiện Đề án
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, cần
thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:
a) Quán triệt quan điểm của Đảng về hội
nhập quốc tế; nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong
đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức, cũng như công chức,
viên chức, giảng viên nhà trường, từ đó xác định trách nhiệm của nhà trường
trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
b) Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày
14/2/2015 của Chính phủ.
c) Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội
ngũ giảng viên và cán bộ quản lý bảo đảm đủ số lượng, hợp lý về cơ cấu, đảm bảo
chất lượng có tầm nhìn, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp. Nâng cao chất
lượng đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng
nói chung và hợp tác quốc tế nói riêng. Chú trọng đầu tư và nâng cao năng lực
cho phòng Quản lý khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế với tư cách là đầu mối
và chịu trách nhiệm về công tác hợp tác quốc tế để hoàn thành nhiệm vụ được
giao.
d) Tăng cường đầu tư và khai thác các
nguồn tài chính hợp pháp. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động hợp
tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả.
5. Tổ chức thực
hiện
a) Tiến độ thực hiện Đề án:
- Giai đoạn 2015 - 2016: Sau khi Đề
án được phê duyệt triển khai các công việc chuẩn bị cho việc thực hiện Đề án;
tiến hành khảo sát, trao đổi thông tin, tìm hiểu khả năng hợp tác, tổ chức các
“đoàn ra”, “đoàn vào”, ký kết một số thỏa thuận song phương
- Giai đoạn 2017 - 2020: Triển khai
các nội dung hợp tác theo Đề án
b) Trách nhiệm của Trường Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức:
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Hợp tác quốc
tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch tài chính và các Vụ, đơn vị có liên quan tổ
chức thực hiện Đề án sau khi được phê duyệt
- Định kỳ tổ chức đánh giá, rút kinh
nghiệm về hợp tác quốc tế của Trường, tiến hành sơ kết thực hiện Đề án vào cuối
năm 2017, báo cáo Lãnh đạo Bộ; tổng kết đánh giá Đề án vào cuối năm 2020 làm cơ
sở báo cáo Lãnh đạo Bộ tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác
quốc tế của Trường trong những năm tiếp theo
c) Trách nhiệm của các đơn vị liên
quan:
Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch tài
chính, các Vụ có liên quan hướng dẫn, phối hợp thực hiện nghiệp vụ hoạt động hợp
tác quốc tế và quản lý tài chính đối với Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
ban hành.
Điều 3. Chánh văn phòng Bộ; Hiệu trưởng Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức; Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính; Vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Trần Anh Tuấn;
- Lưu: VT, Trường ĐTBDCBCC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Anh Tuấn
|