Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 61/2006/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Trương Ngọc Hân
Ngày ban hành: 13/10/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 61/2006/QĐ-UBND

Thị xã Cao Lãnh, ngày 13 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ THÀNH PHẦN, QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KỶ LUẬT VÀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung tại Pháp lệnh ngày 28 tháng 4 năm 2000 và Pháp lệnh ngày 29 tháng 4 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành phần Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung xã, phường, thị trấn là xã):

1. Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập, gồm 05 thành viên:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Chủ tịch Hội đồng;

- Một Ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xã;

- Một Ủy viên là người phụ trách công tác nội vụ ở xã - kiêm thư ký Hội đồng;

- Một Ủy viên là người đại diện cán bộ, công chức xã (do tập thể cán bộ, công chức xã cử);

- Một Ủy viên là người đại diện Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy (nếu người vi phạm kỷ luật là Đảng viên) hoặc đại diện Ban Thanh tra nhân dân (nếu người vi phạm kỷ luật không phải là Đảng viên).

2. Trường hợp người vi phạm kỷ luật là Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thì Hội đồng kỷ luật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã quyết định thành lập, gồm 03 thành viên:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã làm Chủ tịch Hội đồng;

- Một Ủy viên là đại diện Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Thị xã ủy;

- Một Ủy viên là đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở xã.

Thư ký Hội đồng kỷ luật là công chức Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, do Chủ tịch Hội đồng chỉ định.

3. Thành viên Hội đồng kỷ luật không phải người có quan hệ gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em, con) và không có hành vi vi phạm pháp luật cùng với người đang bị xem xét kỷ luật.

4. Hội đồng kỷ luật chỉ thành lập khi có cán bộ, công chức (kể cả cán bộ không chuyên trách) xã vi phạm kỷ luật và tự giải thể sau khi người có thẩm quyền ban hành quyết định kỷ luật.

Điều 2. Quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xã :

1. Nhiệm vụ của Hội đồng kỷ luật: Tư vấn cho người có thẩm quyền quyết định kỷ luật áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với hành vi vi phạm của cán bộ, công chức.

2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:

- Khách quan, công khai, dân chủ và đúng pháp luật.

- Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đầy đủ các thành viên.

- Kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật bằng hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số.

- Biên bản họp Hội đồng kỷ luật phải được thông qua tại cuộc họp và do Chủ tịch Hội đồng ký.

3. Các thành phần được mời dự họp Hội đồng kỷ luật:

Đại diện Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã (nếu người vi phạm là thanh niên), đại diện Ban Chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ xã (nếu người vi phạm là phụ nữ), đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã (nếu người vi phạm là thành viên của Mặt trận), đại diện Ban Chấp hành Hội Nông dân Việt Nam xã, Hội Cựu chiến binh xã (nếu người vi phạm là hội viên Hội Nông dân hoặc Hội Cựu chiến binh). Các thành phần được mời dự họp Hội đồng kỷ luật được tham gia phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được tham gia bỏ phiếu hình thức kỷ luật.

4. Thư ký Hội đồng kỷ luật chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật và ghi biên bản cuộc họp Hội đồng kỷ luật.

5. Công tác chuẩn bị trước khi họp Hội đồng kỷ luật:

a) Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã chỉ đạo tổ chức cuộc họp gồm toàn thể cán bộ, công chức hoặc đại diện các bộ phận ở xã (tối thiểu phải có hơn 1/2 tổng số cán bộ, công chức của xã tham dự) để người vi phạm kỷ luật kiểm điểm trước tập thể, các thành viên dự họp đóng góp ý kiến đối với người vi phạm kỷ luật và kiến nghị hình thức kỷ luật. Biên bản cuộc họp phải được thông qua tập thể tại cuộc họp và do người chủ trì cuộc họp ký (theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã).

c) Trường hợp Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã vi phạm kỷ luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã trực tiếp chủ trì hoặc phân công Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chủ trì cuộc họp kiểm điểm. Thành phần dự họp như điểm b khoản 5 Điều này và có thêm tập thể Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã. Đại diện lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Ban Tổ chức và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, Thị xã ủy được mời tham dự, được phát biểu ý kiến nhưng không tham gia bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật.

6. Hồ sơ trình Hội đồng kỷ luật gồm: Bản tự kiểm điểm của người vi phạm kỷ luật; biên bản họp đóng góp ý kiến của tập thể quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này; trích ngang sơ yếu lý lịch (theo mẫu) của người vi phạm kỷ luật và các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật.

7. Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật được Chủ tịch Hội đồng kỷ luật gửi giấy mời trước khi họp Hội đồng kỷ luật tối thiểu là 03 ngày làm việc. Trường hợp cán bộ, công chức vắng mặt có lý do chính đáng thì tiếp tục gửi giấy mời lần 2. Nếu đã gửi giấy triệu tập 02 lần mà đương sự vẫn vắng mặt hoặc không viết bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật vẫn tiến hành họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật.

8. Trình tự họp Hội đồng kỷ luật:

Bước 1: Chủ tịch Hội đồng tuyên bố lý do, giới thiệu thành viên và các thành phần dự họp khác (nếu có).

Bước 2: Thư ký Hội đồng trình bày trích ngang sơ yếu lý lịch và các hồ sơ, tài liệu có liên quan.

Bước 3: Người vi phạm kỷ luật đọc bản tự kiểm điểm, nếu vắng thì Thư ký Hội đồng đọc thay.

Bước 4: Thư ký Hội đồng đọc biên bản họp kiểm điểm người vi phạm của tập thể quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều này.

Bước 5: Các thành viên Hội đồng phát biểu ý kiến.

Bước 6: Các thành phần dự họp khác phát biểu ý kiến.

Bước 7: Cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật phát biểu ý kiến về hình thức kỷ luật.

Bước 8: Các thành viên Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật.

Bước 9: Thư ký Hội đồng công bố từng phiếu kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật và hình thức kỷ luật có nhiều phiếu nhất.

Bước 10: Thư ký Hội đồng đọc biên bản họp.

Bước 11: Các thành viên dự họp góp ý.

Bước 12: Thư ký Hội đồng đọc biên bản họp đã được góp ý.

Bước 13: Thư ký và Chủ tịch Hội đồng ký biên bản.

9. Trường hợp kiến nghị hình thức kỷ luật của Hội đồng không được người có thẩm quyền ký quyết định kỷ luật đồng ý bằng văn bản thì Hội đồng kỷ luật tổ chức lại cuộc họp để xem xét lần 2. Trình tự, thủ tục như khoản 8 Điều này. Nếu người có thẩm quyền vẫn không đồng ý với hình thức kỷ luật do Hội đồng kiến nghị thì không được yêu cầu họp lại Hội đồng kỷ luật; ký quyết định và chịu trách nhiệm về hình thức kỷ luật.

10. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp, Hội đồng kỷ luật phải gửi đầy đủ hồ sơ, tài liệu và biên bản họp Hội đồng kỷ luật đến người có thẩm quyền quyết định kỷ luật.

Điều 3. Về thẩm quyền quyết định kỷ luật:

1. Thời hạn ra quyết định kỷ luật: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ, tài liệu và biên bản họp Hội đồng kỷ luật, người có thẩm quyền phải ra quyết định kỷ luật; nếu thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã thì thời hạn ra quyết định kỷ luật là 10 ngày.

2. Thẩm quyền ký quyết định kỷ luật:

a) Những cán bộ giữ các chức vụ bầu cử của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện theo Điều lệ của Đảng, của Mặt trận hoặc đoàn thể.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã ký quyết định kỷ luật:

- Khiển trách, cảnh cáo đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã nếu hành vi vi phạm chưa tới mức bãi nhiệm chức vụ.

- Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, cách chức, buộc thôi việc đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Trưởng và Phó Trưởng Công an xã, Xã đội trưởng và Xã đội phó.

- Hạ bậc lương, buộc thôi việc đối với công chức xã.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký quyết định kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo đối với công chức xã; khiển trách, cảnh cáo hoặc buộc thôi việc đối với cán bộ không chuyên trách phụ trách chuyên môn nghiệp vụ của xã.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 5. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Ngọc Hân

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 61/2006/QĐ-UBND ngày 13/10/2006 quy định thành phần, quy chế làm việc của Hội đồng kỷ luật và thẩm quyền quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn do tỉnh Đồng Tháp ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.557

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.234.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!