Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch
UBND huyện, thị xã; Trưởng Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh và Trưởng phòng Tư
pháp huyện, thị xã trong việc giúp Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch UBND huyện,
thị xã phối hợp thực hiện quản lý một số mặt về công tác tổ chức, cán bộ và hoạt
động của THADS huyện, thị xã (gọi chung là THADS địa phương) trên địa bàn tỉnh.
2. Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã giải quyết
công việc theo phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền được phân công hoặc ủy quyền
theo quy định của pháp luật; đảm bảo có sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ
trong việc quản lý xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức THADS địa phương đủ về số
lượng, mạnh về chất lượng và hoạt động có hiệu quả.
3. Trưởng THADS tỉnh phối hợp với Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã kịp
thời giải quyết công việc trong phạm vi quyền hạn của mình và theo quy định
pháp luật; thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch
UBND huyện, thị xã trong việc phối hợp thực hiện quản lý một số mặt về công tác
tổ chức, cán bộ và hoạt động; nâng cao hiệu quả hoạt động của THADS địa phương.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Sự phối hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã
theo nguyên tắc kết hợp giữa quản lý ngành với quản lý theo đơn vị hành chính,
nhằm phát huy tính chủ động và trách nhiệm của ngành, địa phương trong quản lý
một số mặt về công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động của THADS có hiệu quả. Sự
phối hợp thực hiện thông qua các hình thức:
a) Trao đổi ý kiến bằng văn bản hoặc trực tiếp;
b) Thông báo bằng văn bản;
c) Phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động THADS địa phương.
2. Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch UBND huyện, thị xã chủ động hướng dẫn,
chỉ đạo những vấn đề liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động THADS
địa phương theo thẩm quyền và phải kịp thời thông báo hoặc trao đổi ý kiến để
thống nhất giữa ngành, địa phương; nếu không thống nhất thì báo cáo xin ý kiến
Chủ tịch UBND tỉnh trước khi ra quyết định.
Chương II
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP VÀ CHỦ TỊCH
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THỊ XÃ
Điều 3. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp
1. Thực hiện nhiệm vụ theo Quy chế ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của
THADS tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, THADS huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005
của Bộ trưởng Bộ Tư pháp). Khi thực hiện các nhiệm vụ này, Giám đốc Sở Tư pháp:
a) Thống nhất với Chủ tịch UBND huyện, thị xã trước khi:
- Quyết định điều động, luân chuyển Chấp hành viên THADS huyện, thị xã
trong phạm vi địa bàn tỉnh;
- Trình ra Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
chức danh Chấp hành viên; miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên THADS
địa phương;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng
THADS huyện, thị xã;
- Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cho nghỉ việc theo diện tinh giảm
biên chế đối với công chức THADS địa phương;
- Quyết định cho nghỉ hưu, thôi việc đối với công chức THADS địa phương
theo thẩm quyền;
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Trưởng THADS huyện, thị
xã;
- Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Trưởng, Phó Trưởng THADS huyện,
thị xã;
- Đề nghị khen thưởng cho tập thể và các cá nhân THADS huyện, thị xã từ
hình thức bằng khen của Bộ Tư pháp, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trở lên;
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau về các vấn đề trên thì Giám đốc Sở Tư
pháp giải quyết theo thẩm quyền, sau đó thông báo cho Chủ tịch UBND huyện, thị
xã và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Riêng nội dung đoạn 2, điểm a, khoản này,
Giám đốc Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn
Chấp hành viên xem xét, quyết định.
b) Trao đổi ý kiến với Chủ tịch UBND huyện, thị xã trước khi:
- Xây dựng quy hoạch các chức danh Trưởng và Phó Trưởng THADS theo yêu cầu
chung của Đảng, Nhà nước và Bộ Tư pháp đối với THADS địa phương;
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn Chấp hành
viên, Trưởng và Phó Trưởng THADS cho cơ quan THADS địa phương;
Trong trường hợp có ý kiến khác nhau về các vấn đề trên thì Giám đốc Sở Tư
pháp quyết định theo thẩm quyền và thông báo cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã và
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
c) Thông báo bằng văn bản với Chủ tịch UBND huyện, thị xã khi:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và kiện toàn bộ máy THADS địa phương;
- Thực hiện chỉ tiêu biên chế cho cơ quan THADS địa phương theo quy định của
Bộ Tư pháp;
- Quyết định kiểm tra, thanh tra hoạt động thi hành án của THADS địa
phương;
- Thực hiện việc thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo qui định
của pháp luật, giải quyết những vấn đề mới phát sinh liên quan đến công tác tổ
chức và hoạt động của THADS địa phương.
2. Khi được Chủ tịch UBND tỉnh ủy nhiệm hoặc trong trường hợp cần thiết,
Giám đốc Sở Tư pháp mời Chủ tịch UBND huyện, thị xã họp để truyền đạt, hướng dẫn
việc thực hiện những vấn đề thuộc các lĩnh lực nêu trên.
Điều 4. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, thị xã
Chủ tịch UBND huyện, thị xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp quản lý một số mặt công tác tổ chức,
cán bộ và hoạt động của THADS địa phương, cụ thể như sau:
1. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc về công tác THADS ở địa phương theo
qui định của pháp luật;
2. Lãnh đạo thực hiện việc kiện toàn tổ chức, cán bộ và nâng cao hiệu quả
hoạt động của cơ quan THADS trong phạm vi địa phương;
3. Có ý kiến bằng văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Trưởng
cơ quan THADS huyện, thị xã; đồng thời, hỗ trợ các điều kiện đảm bảo cho hoạt động
của THADS có hiệu quả;
4. Thực hiện tốt các nội dung phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp trong việc
quản lý công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động của THADS địa phương quy định tại
Điều 3 của Quy chế này;
5. Lãnh đạo công tác quy hoạch cán bộ, chuẩn bị nguồn, tìm nguồn bổ sung
cho đủ biên chế và các chức danh THADS địa phương được phân bổ hàng năm;
6. Lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt cho
các chức danh cán bộ, công chức THADS địa phương;
7. Yêu cầu cơ quan THADS tổ chức kiểm tra, thanh tra; chỉ đạo các cơ quan
hữu quan phối hợp kiểm tra, thanh tra công tác THADS ở địa phương;
8. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án các vụ án lớn, phức tạp, ảnh
hưởng đến tình hình an ninh, chính trị ở địa phương; chỉ đạo UBND các xã, phường,
thị trấn, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan phối hợp hỗ trợ cơ quan THADS
trong việc thi hành án.
Chương III
TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP GIỮA TRƯỞNG THADS TỈNH VÀ TRƯỞNG
PHÒNG TƯ PHÁP HUYỆN, THỊ XÃ
Điều 5. Phối hợp giúp Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch
UBND huyện, thị xã quản lý về THADS địa phương
1. Trưởng THADS tỉnh có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Tư pháp và chịu trách
nhiệm tham mưu thực hiện các mặt công tác theo quy định tại Điều 3 bản Quy chế
này.
2. Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch UBND
huyện, thị xã và chịu trách nhiệm tham mưu thực hiện các mặt công tác theo quy
định tại Điều 4 bản Quy chế này.
Điều 6. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ chung của THADS địa
phương
1. Phối hợp tổ chức kiểm tra về hoạt động, kiểm tra việc chấp hành và thực
thi pháp luật của Chấp hành viên, cán bộ, công chức THADS địa phương;
2. Phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện việc cưỡng chế THADS những vụ việc
xét thấy khó khăn, phức tạp trên địa bàn huyện, thị xã;
3. Phối hợp tham mưu, đề xuất trong công tác tổ chức cán bộ, quy hoạch,
đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức THADS địa phương;
4. Phối hợp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, giới thiệu nhân sự để đề nghị bổ
nhiệm chức danh Chấp hành viên, chức vụ Trưởng và Phó Trưởng THADS địa phương;
tham dự họp kiểm điểm, đề nghị xử lý cán bộ, công chức THADS địa phương;
5. Phối hợp tổ chức thực hiện họp cụm giao ban định kỳ hàng quý;
6. Phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự ủy quyền của Giám đốc Sở
Tư pháp và Chủ tịch UBND huyện, thị xã theo qui định pháp luật.
Điều 7. Phối hợp xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt
động của THADS địa phương
1. Trưởng THADS tỉnh có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở Tư pháp và chịu trách
nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của THADS địa phương;
trực tiếp tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch
đã ban hành.
2. THADS huyện, thị xã chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt
động hàng năm trên địa bàn huyện, thị xã. Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã có
trách nhiệm giúp UBND, Chủ tịch UBND huyện, thị xã chỉ đạo THADS địa phương kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chương trình, kế hoạch đã ban hành.
Điều 8. Phối hợp quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của
THADS địa phương
1. Trưởng THADS tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền
hạn của mình theo qui định của pháp luật về THADS; chịu trách nhiệm trước Giám
đốc Sở Tư pháp trong việc chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn về hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ công tác THADS trên địa bàn tỉnh; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
các qui định về chuyên môn, nghiệp vụ THADS.
2. Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND,
Chủ tịch UBND huyện, thị xã trong việc chỉ đạo và phối hợp với các Phòng, ban
chuyên môn và các ban, ngành đoàn thể, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa
bàn huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc các qui định về THADS.
3. Trưởng phòng Tư pháp huyện - Phó Ban Chỉ đạo THADS huyện tham mưu cho
UBND, Chủ tịch UBND huyện, thị xã chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành án các
vụ án lớn, phức tạp ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị an ở địa phương trên cơ
sở đề nghị của Trưởng THADS địa phương.
Điều 9. Phối hợp quản lý tổ chức, cán bộ của
THADS địa phương
1. Trưởng THADS tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu và đề nghị Giám đốc Sở Tư
pháp trong công tác quản lý, tổ chức, cán bộ; lao động, tiền lương; tuyển dụng,
đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng, kỷ luật và các chế độ, chính sách khác đối với
đội ngũ cán bộ, công chức THADS địa phương.
2. Sau khi trao đổi thống nhất với Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã về
nhân sự, Trưởng THADS tỉnh chủ động lấy ý kiến theo qui định để tham mưu Giám đốc
Sở Tư pháp trình Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên xem xét, đề nghị bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên THADS địa phương.
3. Trưởng THADS tỉnh và Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã có trách nhiệm
phối hợp giúp Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch UBND huyện, thị xã thoả thuận đề
nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Trưởng THADS; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn
nhiệm, cách chức chức danh Phó Trưởng THADS địa phương.
4. Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức THADS
địa phương, Trưởng THADS tỉnh trao đổi với Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã để
có kế hoạch xác minh, làm rõ. Trưởng THADS tỉnh có trách nhiệm báo cáo Giám đốc
Sở Tư pháp để có chỉ đạo và xử lý theo thẩm quyền.
5. Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã tham mưu UBND, Chủ tịch UBND huyện,
thị xã; phối hợp với Trưởng THADS tỉnh tham gia quản lý, xây dựng tổ chức, kiện
toàn bộ máy THADS địa phương; tạo điều kiện cho THADS địa phương có đủ nhân lực
thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Phối hợp thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
của THADS địa phương
1. Định kỳ tháng, quý, 06 tháng, hàng năm, Trưởng THADS tỉnh và Trưởng
phòng Tư pháp huyện, thị xã báo cáo công tác phối hợp thực hiện Quy chế này với
Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch UBND huyện, thị xã.
2. Trưởng THADS tỉnh và Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã có trách nhiệm
thông báo, trao đổi thường xuyên về các nội dung, kết quả phối hợp hoạt động của
THADS địa phương.
Chương IV
Điều 11. Khen thưởng đối với cơ quan, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp quy định tại Quy chế này.
Điều 12. Các cơ quan, cá nhân không thực hiện hoặc
thực hiện không tốt công tác phối hợp tại Quy chế này thì tuỳ theo tính chất, mức
độ vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các
huyện, thị xã; Trưởng THADS tỉnh và Trưởng phòng Tư pháp huyện, thị xã có trách
nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc việc
thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng
mắc, báo cáo UBND tỉnh xem xét, xử lý./.