BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5672/QĐ-BNN-BVTV
|
Hà Nội, ngày 29
tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị
định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số
33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu,
quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo
vệ thực vật và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 03 thủ tục hành
chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
Điều 2. Các thủ tục hành chính ban kèm theo Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật,
Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ, Cục và đơn vị có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Trang Thông tin của Bộ NN&PTNT (Trung tâm tin học và thống kê);
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính (Vụ PC);
- Lưu VT, BVTV (150).
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 5672/QĐ-BNN-BVTV ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC
PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
STT
|
Số hồ sơ TTHC(1)
|
Tên thủ tục
hành chính
|
Tên VBQPPL quy
định nội dung thay thế
|
Lĩnh vực
|
Cơ quan thực hiện
|
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
|
1
|
B-BNN- 215246-TT
|
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
|
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014
quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
|
Nông nghiệp
|
Các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm
dịch thực vật tại cửa khẩu
|
B-BNN- 203797- TT
|
2
|
B-BNN-230117-TT
|
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái
xuất khẩu
|
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014
quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
|
Nông nghiệp
|
Các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm
dịch thực vật tại cửa khẩu
|
B-BNN-230132-TT
|
3
|
B-BNN-230313-TT
|
Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh
|
Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2014
quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
|
Nông nghiệp
|
Các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm
dịch thực vật tại cửa khẩu
|
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
Thủ tục hành chính cấp trung ương
Lĩnh vực Nông nghiệp
I. Cấp Giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ vật thể nộp trực tiếp
01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật;
- Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật
có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ;
- Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ
sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra
ngay lô vật thể;
- Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật
cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa
trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm
đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc
sinh vật gây hại lạ.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu
cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan
kiểm dịch thực vật
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
(theo mẫu qui định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy
chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của
nước xuất khẩu.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp
thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập
khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy
phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp qui định phải có Giấy phép).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật
vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa
khẩu).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội
địa.
8. Phí, lệ phí: Theo quy định tại
Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí
trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực
bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số
41/2013/QH13;
- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày
30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu,
xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
II. Cấp Giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ vật thể nộp trực tiếp
01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
- Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật
có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ;
- Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ
sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất,
nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí
công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
- Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu qui định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư
33/2014/TT-BNNPTNT) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo
mẫu qui định tại Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể
từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật
của nước nhập khẩu.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu
cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
Trường hợp phát hiện lô vật thể không
đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch
thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo
cho chủ vật thể biết.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan
kiểm dịch thực vật
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất
khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu qui định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông
tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch
thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch
thực vật.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật
vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa
khẩu).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu/tái xuất khẩu.
8. Phí, lệ phí: Theo quy định tại
Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí
trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực
bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ: Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất
khẩu/tái xuất khẩu.
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số
41/2013/QH13;
- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày
30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu,
xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
III. Cấp Giấy chứng
nhận kiểm dịch thực vật quá cảnh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Chủ vật thể nộp trực tiếp
01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
- Bước 2: Cơ quan kiểm dịch thực vật
có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ
sơ;
- Bước 3: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ
sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra
ngay lô vật thể.
- Bước 4: Cơ quan kiểm dịch thực vật
cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa
cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể
đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.
Trường hợp phát hiện lô vật thể bị
nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam
hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các
biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.
2. Cách thức thực hiện:
Hồ sơ được nộp trực tiếp cho cơ quan
kiểm dịch thực vật
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
(theo mẫu qui định tại Phụ lục I
ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT).
b) Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy
chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp
thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập
khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy
phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ
4. Thời hạn giải quyết: 24 giờ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành
chính: Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm
dịch thực vật.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành
chính: các cơ quan kiểm dịch thực vật (bao gồm các Chi cục Kiểm dịch thực vật
vùng I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII và IX; các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa
khẩu).
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội
địa.
8. Phí, lệ phí: Theo quy định tại
Thông tư 223/2012/TT-BTC quy định chế độ thu nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí
trong lĩnh vực bảo vệ thực vật (Mục VI, Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực
bảo vệ thực vật).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ: Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
10. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành
chính:
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số
41/2013/QH13;
- Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày
30/10/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự thủ tục KDTV nhập khẩu,
xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.