ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5248/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN
TOÀN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC” CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ GIAI ĐOẠN 2013 - 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 409/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Chương trình hành
động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09
tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016;
Căn cứ Quyết định số
1063/QĐ-BTP ngày 09 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành
Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát
triển của đất nước” của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013 - 2016;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp - Cơ
quan Thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tại Tờ
trình số 3610/TTr-STP ngày 17 tháng 9 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước”
của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh.
Điều 2. Căn cứ vào Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện
toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” của Thủ tướng Chính
phủ giai đoạn 2013 - 2016 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố, các Sở - ban - ngành, đoàn thể thành phố và Ủy ban nhân
dân quận - huyện xây dựng kế hoạch thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám
đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận - huyện, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố,
quận - huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, PCT/VX;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Trường Cán bộ thành phố;
- Hội Luật gia thành phố;
- Đoàn Luật sư thành phố;
- Các Báo, Đài thành phố;
- VPUB: PVP/PCNC;
- Phòng PCNC (2b);
- Lưu:VT, (PCNC-K) H.
|
CHỦ TỊCH
Lê Hoàng Quân
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN VÀ NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CỦA ĐẤT NƯỚC” CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN
2013 - 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5248/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2013 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
I. MỤC ĐÍCH YÊU
CẦU
1. Mục đích
- Tạo sự chủ động của các cấp, các
ngành trong củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng:
đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất năng lực, trình độ lý luận
chính trị, cơ cấu hợp lý đáp ứng yêu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện hiệu quả
Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành
tư pháp đến năm 2020.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động triển khai Đề án
phù hợp với tình hình thực tiễn và gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường
xuyên, các chương trình, Đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật khác đang
được triển khai tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng
phải bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn
lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ quan, đơn vị, địa
phương.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Bố trí
cán bộ, công chức theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
1.1. Nội dung: Các Sở - ban -
ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện bố trí đủ cán bộ, công chức có trình độ
chuyên môn về pháp luật để theo dõi, thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật.
1.2. Tổ chức thực hiện: các Sở -
ban - ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện.
1.3. Thời gian thực hiện: năm 2013
- 2015.
2. Các hoạt
động quản lý, tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng
2.1. Rà soát, phân loại, đánh giá,
củng cố đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Nội dung: Khảo sát, đánh giá thực
trạng đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Báo cáo viên pháp luật;
Tuyên truyền viên pháp luật; Hòa giải viên cơ sở; công chức làm công tác pháp chế
của các Sở - ban - ngành; công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã để có biện pháp
đào tạo, bồi dưỡng thích hợp.
b) Tổ chức thực hiện:
- Chủ trì: Sở Tư pháp.
- Phối hợp: các Sở - ban - ngành, Ủy
ban nhân dân quận - huyện.
c) Thời gian thực hiện: năm 2014.
2.2. Xây dựng, hoạch định chính
sách, chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng
nhân lực trên cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn
vị, địa phương.
a) Nội dung: Xây dựng chương
trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật, bảo đảm gắn đào tạo với việc bố trí, sử dụng nhân lực trên
cơ sở yêu cầu của công việc, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa
phương.
b) Tổ chức thực hiện: Hội đồng phối
hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, các Sở - ban - ngành và Ủy ban nhân
dân quận - huyện.
c) Thời gian thực hiện: năm 2013 -
2014.
3. Định kỳ tập
huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục
pháp luật cho nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
3.1. Tổ chức tập huấn kiến thức
pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Nội dung: Tổ chức tập huấn kiến
thức pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ
công chức quản lý về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo viên pháp
luật thành phố, quận - huyện; công chức làm công tác pháp chế của sở, ngành;
công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã; tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên
cơ sở.
b) Tổ chức thực hiện:
- Chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật thành phố.
- Thực hiện: các Sở - ban - ngành,
Ủy ban nhân dân quận - huyện.
c) Thời gian thực hiện: năm 2013 -
2016.
3.2. Đào tạo, bồi dưỡng trình độ
lý luận chính trị:
a) Nội dung: Xây dựng kế hoạch phối
hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị, bảo đảm đội ngũ
cán bộ, công chức chuyên về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là đối tượng
thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị theo định
kỳ 06 tháng, 01 năm.
b) Tổ chức thực hiện:
- Chủ trì: các Sở - ban - ngành, Ủy
ban nhân dân quận - huyện.
- Thực hiện: Trường Cán bộ thành
phố.
c) Thời gian thực hiện: năm 2013 -
2016.
3.3. Xây dựng quy hoạch cán bộ có
ngoại ngữ, biết tiếng dân tộc, giỏi tin học làm công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật:
a) Nội dung: xây dựng quy hoạch
cán bộ, công chức có ngoại ngữ, biết tiếng dân tộc làm công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện: các Sở - ban
- ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện.
c) Thời gian thực hiện: năm 2013 -
2016.
3.4. Hỗ trợ thông tin pháp lý, tài
liệu pháp luật cho cán bộ, công chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật:
a) Nội dung: Biên soạn, phát hành
tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng đối tượng, từng địa
phương để cung cấp cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật.
b) Tổ chức thực hiện:
- Chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật thành phố.
- Phối hợp: các Sở - ban - ngành, Ủy
ban nhân dân quận - huyện.
c) Thời gian thực hiện: năm 2014 -
2016.
4. Tổ chức Hội
nghị, hội thảo, tọa đàm về chuyên đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của
đất nước
4.1. Nội dung: Tổ chức hội nghị, hội
thảo, tọa đàm với các tổ chức đoàn thể, Hội Luật gia, Đoàn luật sư, các trường
Đại học, chuyên gia pháp luật về chuyên đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát
triển của đất nước.
4.2. Tổ chức thực hiện:
a) Chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật thành phố.
b) Phối hợp: các Sở - ban - ngành,
Ủy ban nhân dân quận - huyện.
4.3. Thời gian thực hiện: năm
2014.
5. Ứng dụng
công nghệ thông tin, nâng cấp trang web về phổ biến, giáo dục pháp luật
5.1. Nội dung: Ứng dụng công nghệ
thông tin, nâng cấp trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, thường xuyên cập
nhật văn bản pháp luật và thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua
website.
5.2. Tổ chức thực hiện:
a) Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền
thông.
b) Thực hiện: các Sở - ban -
ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện.
5.3. Thời gian thực hiện: năm 2013
- 2016.
6. Tổ chức kiểm
tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án
6.1. Nội dung: Tổ chức kiểm tra,
sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án và triển khai mô hình có hiệu quả trong nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
6.2. Tổ chức thực hiện:
a) Chủ trì: Hội đồng phối hợp phổ
biến, giáo dục pháp luật thành phố.
b) Thực hiện: các Sở - ban -
ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện.
6.3. Thời gian thực hiện:
a) Sơ kết việc thực hiện Đề án: cuối
năm 2014.
b) Tổng kết việc thực hiện Đề án:
năm 2016.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thành lập
Ban chỉ đạo Đề án
1.1. Ban chỉ đạo Đề án gồm các ông
(bà) có tên sau:
a) Ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban;
b) Ông Trần Văn Bảy, Phó Giám đốc
Sở Tư pháp, Phó Trưởng ban thường trực;
c) Bà Trương Thị Hiền, Hiệu trưởng
Trường Cán bộ thành phố, thành viên;
d) Ông Võ Văn Long, Phó Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông, thành viên;
đ) Ông Lê Hoài Trung, Phó Giám đốc
Sở Nội vụ, thành viên;
e) Đại tá Ngô Minh Châu, Phó Giám đốc
Công an thành phố, thành viên;
g) Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch
Hội Luật gia thành phố, thành viên;
h) Ông Trần Công Ly Tao, Phó Chủ
nhiệm Đoàn Luật sư thành phố, thành viên;
i) Ông Nguyễn Tất Năm, Trưởng
phòng Pháp chế Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên;
k) Bà Tạ Thị Minh Thư, Trưởng
phòng Pháp chế Sở Giáo dục và Đào tạo, thành viên.
1.2. Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo
Đề án là Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp.
2. Kinh phí
thực hiện
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại
Kế hoạch này được sử dụng trong dự toán chi thường xuyên của các Sở - ban -
ngành và Ủy ban nhân dân quận - huyện theo phân cấp ngân sách và theo quy định
tài chính hiện hành.
3. Phân công
trách nhiệm
3.1. Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật (cơ quan thường trực là Sở Tư pháp) chỉ đạo, hướng dẫn, theo
dõi việc thực hiện Kế hoạch.
3.2. Các Sở - ban - ngành, Ủy ban
nhân dân quận - huyện căn cứ vào kế hoạch này xây dựng kế hoạch, tổ chức triển
khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Định kỳ hàng năm (trước
ngày 20 tháng 9) báo cáo kết quả thực hiện về Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo
dục pháp luật thành phố (qua Sở Tư pháp).
3.3. Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Ban
Chỉ đạo Đề án thông qua Sở Tư pháp (địa chỉ 141 - 143 Pasteur, phường 6, quận
3, Thành phố Hồ Chí Minh) để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền./.