ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
5084/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ĐẤU THẦU LỰA CHỌN
NHÀ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 4143/QĐ-UBND ngày 13 tháng 09 năm 2007 của Ủy ban nhân dân
thành phố về thành lập Hội đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án có sử dụng
đất trên địa bàn thành phố;
Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng tại Tờ trình số 004/TTr-HĐĐTLCNĐT ngày 11
tháng 10 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Hội
đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư các dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành
phố.
Điều 2. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài
chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông - Công chính, Sở
Tư pháp, Thủ trưởng các sở - ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
- huyện, Chủ tịch Hội đồng và các thành viên có tên trong Quyết định số
4143/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài
|
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG ĐẤU THẦU LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ CÁC DỰ
ÁN CÓ SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5084/QĐ-UBND ngày 12 tháng 11 năm
2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy chế này được áp dụng để tổ chức thực hiện việc đấu
thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành
phố, do Hội đồng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (sau đây gọi tắt là Hội đồng) làm
bên mời thầu.
Điều 2. Các thành viên thuộc cơ quan, đơn vị được cử vào Hội đồng
là người có thẩm quyền và trực tiếp có ý kiến giải quyết về những vấn đề liên
quan đến chức năng nhiệm vụ của cơ quan mình.
Chương 2:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 3.
Nguyên tắc làm việc
Hội đồng làm việc theo nguyên tắc
tập thể, quyết định các vấn đề bằng cách biểu quyết lấy ý kiến đa số (bỏ phiếu
kín hoặc giơ tay biểu quyết). Khi biểu quyết phải có từ sáu (06) thành viên Hội
đồng trở lên. Trường hợp ý kiến nhất trí và không nhất trí bằng nhau thì Chủ tịch
Hội đồng sẽ có ý kiến quyết định. Các ý kiến khác của các thành viên Hội đồng đều
được tôn trọng và được ghi nhận vào biên bản để trình Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét, quyết định.
Tổ chuyên viên của Hội đồng có
trách nhiệm chuẩn bị nội dung hồ sơ có liên quan để Hội đồng xem xét, thông
qua.
Điều 4.
Chế độ làm việc
1. Hội đồng họp để giải quyết
các vấn đề liên quan đến việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện
các dự án có sử dụng đất trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân thành phố
quyết định.
2. Trường hợp thành viên của cơ
quan được cử tham gia vào Hội đồng vắng mặt, phải có ý kiến bằng văn bản về các
nội dung liên quan gửi Hội đồng.
3. Đối với thành viên Tổ chuyên
viên không thể dự họp hoặc không thể tham gia giải quyết hồ sơ được thì Thủ trưởng
cơ quan đó phải có văn bản cử người khác thay thế để không làm chậm tiến độ triển
khai thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng
- Tổ chức công bố dự án đấu thầu
lựa chọn nhà đầu tư trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang Web của
thành phố và trang Web của Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Tổ chức lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu của từng dự án cụ thể do Hội đồng làm bên mời thầu (trên cơ sở
các quy định chung và các tiêu chí cụ thể của từng dự án đã được Ủy ban nhân
dân thành phố thông qua), gửi cơ quan thẩm định để trình Ủy ban nhân dân thành
phố phê duyệt;
- Tổ chức phát hành hồ sơ mời thầu,
nhận hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, gửi cơ quan thẩm định để trình Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt;
- Tiếp nhận, giải quyết các khiếu
nại, kiến nghị của nhà đầu tư theo quy định;
- Lựa chọn đơn vị tư vấn có kinh
nghiệm để hỗ trợ Hội đồng trong trường hợp cần thiết;
- Lập, duyệt dự toán chi phí tổ
chức lựa chọn nhà đầu tư cho từng dự án cụ thể mà Hội đồng làm bên mời thầu;
- Các thành viên của Hội đồng
theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan được giao có trách nhiệm theo dõi quá trình
triển khai thực hiện đầu tư dự án;
- Trong quá trình triển khai thực
hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc ngoài thẩm quyền, Hội đồng có trách nhiệm báo
cáo ngay Ủy ban nhân dân thành phố để được xem xét, giải quyết;
- Chức năng, nhiệm vụ của Tổ
chuyên viên do Hội đồng quyết định.
Điều 6. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng
Chịu trách nhiệm điều hành hoạt
động của Hội đồng; chủ trì các phiên họp Hội đồng; ký Tờ trình gửi cơ quan thẩm
định; ký Tờ trình gửi Ủy ban nhân dân thành phố; thay mặt Hội đồng ký các văn bản
khác có liên quan đến quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư trên cơ sở nhiệm vụ
của Hội đồng được quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 7. Các thành viên của Hội đồng
a) Thành viên thuộc Sở Kế hoạch
và Đầu tư:
- Đầu mối tổ chức quá trình đấu
thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Hội đồng làm bên mời thầu;
- Bố trí thời gian họp của Hội đồng;
- Gửi hồ sơ, tài liệu có liên
quan cho các thành viên trong Hội đồng;
- Tham gia lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định;
- Phát hành hồ sơ mời thầu và nhận
hồ sơ dự thầu của các nhà đầu tư;
- Làm biên bản cuộc họp; lập các
báo cáo và tờ trình có liên quan gửi cơ quan có thẩm quyền.
b) Thành viên thuộc Sở Quy hoạch
- Kiến trúc:
Tham gia lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, trong đó chịu trách nhiệm trong việc
đánh giá các tiêu chí về quy hoạch, kiến trúc công trình phù hợp tiêu chuẩn quy
phạm và các tiêu chí đã được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua.
c) Thành viên thuộc Sở Tài
chính:
- Thẩm định giá sàn tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất của các khu đất thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư nhằm
cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân
quận - huyện xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, tạm
cư; xác định tổng kinh phí công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các khu
đất thực hiện đấu thầu;
- Tham gia lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, trong đó chịu trách nhiệm trong việc
đánh giá các tiêu chuẩn đáp ứng về mặt tài chính của các nhà đầu tư.
d) Thành viên thuộc Sở Giao
thông - Công chính:
Tham gia lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, là đầu mối xác định các tiêu chuẩn về
phương án tổ chức giao thông, phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật của dự án với
các công trình hạ tầng của ngành giao thông công chính, các ảnh hưởng của dự án
đến các công trình ngầm của thành phố đi ngang khu đất (nếu có).
đ) Thành viên thuộc Sở Xây dựng:
- Tham gia lập kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu,
trong đó chịu trách nhiệm trong việc đánh giá các tiêu chuẩn đáp ứng về phương
án thiết kế xây dựng công trình; xác định giá sàn dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng
công trình.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân
quận, huyện xây dựng phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, tạm
cư;
e) Thành viên thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường:
- Xác định diện tích khu đất,
ranh đất; cung cấp bản đồ hiện trạng vị trí khu đất để công bố cho các nhà đầu
tư;
- Tham gia lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Hỗ trợ nhà đầu tư trúng thầu
thực hiện các thủ tục giao thuê đất cho dự án theo quy định hiện hành.
g) Thành viên thuộc Sở Tư pháp:
- Tham gia xem xét các vấn đề
pháp lý liên quan đến việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và giải quyết
các kiến nghị, khiếu nại của nhà đầu tư;
- Tham gia lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.
h) Các thành viên thuộc Ủy ban
nhân dân quận - huyện:
- Chủ trì xây dựng phương án bồi
thường, giải phóng mặt bằng, phương án tái định cư, tạm cư (nếu có), xác định tổng
kinh phí, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các khu đất thực hiện đấu
thầu; thuê tư vấn thẩm định giá bồi thường, giải phóng mặt bằng khu đất thực hiện
đấu thầu (nếu cần).
- Hỗ trợ nhà đầu tư trong việc
cung cấp các thông tin liên quan đến khu đất;
- Tổ chức thực hiện việc bồi thường,
giải phóng mặt bằng khu đất theo đúng tiến độ đã đề ra;
- Tham gia lập kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu.
Điều 8. Chi phí hoạt động
Chi phí cho công tác đấu thầu lựa
chọn nhà đầu tư bao gồm: chi phí lập hồ sơ mời thầu, chi phí công bố và phát
hành hồ sơ mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí bồi dưỡng
cho Hội đồng và các thành viên Tổ chuyên viên; chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu,
chi phí thuê tư vấn (nếu có)… Các chi phí này do ngân sách thành phố cấp trên
cơ sở dự toán được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt.
Chương 3:
QUY TRÌNH PHỐI HỢP GIẢI
QUYẾT HỒ SƠ
Điều 9. Quy định về thời gian giải quyết hồ sơ
Thời gian xem xét, trình duyệt hồ
sơ mời thầu không quá 20 (hai mươi) ngày.
Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu
tối đa là 45 (bốn mươi lăm) ngày. Tổ chuyên viên tổ chức họp, thống nhất ý kiến
và lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư gửi Hội đồng. Các thành
viên Hội đồng tham dự họp phải chuẩn bị sẵn bản báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu.
Thời gian xem xét, trình duyệt kết
quả đấu thầu không quá 15 (mười lăm) ngày.
Điều 10. Theo dõi, kiểm tra tình hình triển khai dự án
Sau khi công bố nhà đầu tư trúng
thầu, Hội đồng chịu trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi
có địa điểm khu đất kiểm tra, theo dõi tiến độ triển khai thực hiện dự án của
nhà đầu tư và báo cáo định kỳ hàng quý cho Ủy ban nhân dân thành phố. Trường hợp
nhận thấy nhà đầu tư triển khai chậm hơn tiến độ đã quy định phải báo cáo ngay
cho Ủy ban nhân dân thành phố để kịp thời xử lý.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11.
Thủ trưởng các sở - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
- huyện có liên quan, các thành viên Hội đồng và Tổ chuyên viên có trách nhiệm
thi hành Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có những phát sinh cần sửa đổi, bổ sung vào Quy chế, giao Chủ tịch Hội đồng tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài
|