ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
50/2006/QĐ-UBND
|
Tân
An, ngày 01 tháng 11 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA GIÁM
ĐỐC SỞ TƯ PHÁP VỚI CHỦ TỊCH UBND HUYỆN, THỊ XÃ QUẢN LÝ MỘT SỐ MẶT VỀ TỔ CHỨC,
CÁN BỘ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật
tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp
lệnh Thi hành án dân sự ngày 14/01/2004;
Căn cứ Nghị
định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ về cơ quan quản lý thi hành
án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi
hành án dân sự;
Theo đề nghị
tại tờ trình số 922/TTr-STP ngày 28/9/2006 của Sở Tư pháp, và ý kiến đề xuất tại
văn bản số 378/SNV-TCCC ngày 20/10/2006 của Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối
hợp giữa Giám đốc Sở Tư pháp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã quản lý một số mặt
về tổ chức, cán bộ và hoạt động của Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Long
An.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp phối hợp Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã triển khai tổ chức thực hiện.
Quyết định này
có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện,
thị xã thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Cục KTVB, THADS Bộ TP;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT;
- Như điều 3;
- Phòng NCTH (2b);
- Lưu: VT. STP. Kh.
QD 50-ubnd tinh
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Dương Quốc xuân
|
QUY CHẾ PHỐI HỢP
GIỮA GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP VỚI CHỦ TỊCH UBND
HUYỆN, THỊ XÃ QUẢN LÝ MỘT SỐ MẶT VỀ TỔ CHỨC, CÁN BỘ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THI HÀNH
ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 50 /2006/QĐ-UBND ngày 01 /11/2006 của UBND
tỉnh Long An)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này
quy định về trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp và Chủ tịch UBND huyện, thị xã
trong việc phối hợp thực hiện quản lý một số mặt về công tác tổ chức, cán bộ và
hoạt động của Thi hành án dân sự huyện, thị xã (gọi chung là THADS địa phương)
trên địa bàn tỉnh.
2. Giám đốc Sở
Tư pháp phối hợp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã giải quyết công việc đúng phạm
vi trách nhiệm, thẩm quyền được phân công hoặc ủy quyền theo quy định của pháp
luật; bảo đảm có sự phối hợp thống nhất và chặt chẽ trong việc quản lý xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức THADS địa phương đủ về số lượng, mạnh về chất lượng
và hoạt động có hiệu quả.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Sự phối hợp
giữa Giám đốc Sở Tư pháp với Chủ tịch UBND huyện, thị xã theo nguyên tắc kết hợp
giữa quản lý ngành với quản lý theo đơn vị hành chính, nhằm phát huy tính chủ động
và trách nhiệm của ngành, địa phương trong quản lý một số mặt về tổ chức, cán bộ
và hoạt động THADS có hiệu quả. Sự phối hợp thực hiện thông qua các hình thức:
a. Trao đổi ý
kiến bằng văn bản hoặc trực tiếp;
b. Thông báo bằng
văn bản;
c. Phối hợp tổ
chức kiểm tra, thanh tra hoạt động của THADS địa phương.
2. Giám đốc Sở
Tư pháp và Chủ tịch UBND huyện, thị xã chủ động hướng dẫn, chỉ đạo những vấn đề
liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động THADS địa phương theo thẩm
quyền và phải kịp thời thông báo hoặc trao đổi ý kiến để thống nhất giữa ngành,
địa phương; nếu không thống nhất thì báo cáo xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh trước
khi ra quyết định.
Chương II
TRÁCH NHIỆM
PHỐI HỢP CỦA GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP VÀ CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN, THỊ XÃ
Điều 3. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Tư pháp
1. Giúp UBND tỉnh
quản lý nhà nước về THADS ở địa phương trong các việc sau đây:
a. Chỉ đạo công
tác THADS, yêu cầu cơ quan THADS báo cáo công tác THADS ở địa phương;
b. Chỉ đạo việc
tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp ảnh hưởng đến tình hình an
ninh, chính trị ở địa phương theo đề nghị của Trưởng THADS tỉnh;
c. Chỉ đạo UBND
cấp huyện, cơ quan THADS, các cơ quan chuyên môn phối hợp với các Đoàn thể liên
quan trên địa bàn trong công tác THADS ở địa phương;
d. Yêu cầu cơ
quan THADS tỉnh tổ chức kiểm tra, thanh tra; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối
hợp kiểm tra, thanh tra công tác THADS ở địa phương;
đ. Chỉ đạo công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về THADS ở địa phương theo quy định của pháp
luật;
e. Thực hiện
các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và phân công của UBND tỉnh.
2. Thực hiện
các nhiệm vụ theo Quy chế ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho Giám đốc Sở Tư
pháp quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của THADS địa phương (ban hành
kèm theo Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005). Khi thực hiện các nhiệm
vụ này, Giám đốc Sở Tư pháp:
a. Thống nhất với
Chủ tịch UBND huyện, thị xã trước khi:
- Quyết định điều
động, luân chuyển Chấp hành viên THADS huyện, thị xã trong phạm vi địa bàn tỉnh;
- Trình ra Hội
đồng tuyển chọn Chấp hành viên đề nghị bổ nhiệm, tái bổ nhiệm chức danh Chấp
hành viên; miễn nhiệm, cách chức chức danh Chấp hành viên THADS địa phương;
- Đề nghị Bộ
trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng THADS huyện, thị xã;
- Quyết định bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó trưởng THADS huyện, thị xã;
- Quyết định tạm
đình chỉ công tác đối với Trưởng, Phó trưởng THADS huyện, thị xã;
- Đề nghị khen
thưởng cho tập thể và các cá nhân THADS huyện, thị xã từ hình thức bằng khen của
Bộ Tư pháp, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trở lên;
Trong trường hợp
có ý kiến khác nhau về các vấn đề trên thì Giám đốc Sở Tư pháp giải quyết theo
thẩm quyền, sau đó thông báo cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã và báo cáo Chủ tịch
UBND tỉnh. Riêng tiết 2, điểm a, khoản 3 của điều này, Giám đốc Sở Tư pháp báo
cáo Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên xem xét
quyết định.
b. Trao đổi ý
kiến với Chủ tịch UBND huyện, thị xã trước khi:
- Xây dựng quy
hoạch các chức danh Trưởng và Phó trưởng THADS theo yêu cầu chung của Đảng, Nhà
nước và của Bộ Tư pháp đối với THADS địa phương;
- Xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để tạo nguồn Chấp hành viên, Trưởng và Phó
trưởng THADS cho cơ quan THADS địa phương;
- Đề nghị Bộ
trưởng Bộ Tư pháp quyết định nghỉ theo diện tinh giản biên chế đối với công chức
THADS địa phương;
- Quyết định
cho nghỉ hưu, cho thôi việc đối với Chấp hành viên THADS địa phương;
Trong trường hợp
có ý kiến khác nhau về các vấn đề trên thì Giám đốc Sở Tư pháp quyết định theo
thẩm quyền và thông báo cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã, báo cáo Chủ tịch UBND
tỉnh.
c. Thông báo bằng
văn bản với Chủ tịch UBND huyện, thị xã khi:
- Hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan THADS địa phương;
- Thực hiện chỉ
tiêu biên chế cho cơ quan THADS địa phương theo quy định của Bộ Tư pháp;
- Quyết định kiểm
tra, thanh tra hoạt động thi hành án của THADS địa phương;
- Thực hiện việc
thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
d. Phối hợp với
Chủ tịch UBND huyện, thị xã chỉ đạo về công tác chính trị, công tác quần chúng
và giải quyết những vấn đề mới phát sinh liên quan đến công tác tổ chức và hoạt
động của THADS địa phương.
đ. Định kỳ hàng
năm thông báo cho Chủ tịch UBND huyện, thị xã về chủ trương, nhiệm vụ trong
công tác tổ chức, cán bộ và hoạt động của THADS địa phương.
3. Khi được Chủ
tịch UBND tỉnh ủy nhiệm hoặc trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở Tư pháp mời
Chủ tịch UBND huyện, thị xã họp để truyền đạt, hướng dẫn việc thực hiện những vấn
đề thuộc các lĩnh vực nêu trên.
Điều 4. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, thị xã
1. Chủ tịch
UBND huyện, thị xã lãnh đạo, điều hành, giải quyết công việc trong phạm vi nhiệm
vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND quyết định; có trách nhiệm tổ
chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND về quản lý THADS ở
địa phương, như sau:
a. Chỉ đạo công
tác THADS, yêu cầu cơ quan THADS báo cáo công tác THADS ở địa phương;
b. Chỉ đạo việc
tổ chức cưỡng chế thi hành án các vụ án lớn, phức tạp ảnh hưởng đến tình hình
an ninh, chính trị ở địa phương; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn hỗ trợ cơ
quan THADS trong việc thi hành án;
c. Chỉ đạo UBND
xã, phường, thị trấn, cơ quan THADS, các cơ quan chuyên môn phối hợp với các
Đoàn thể liên quan trên địa bàn trong công tác THADS;
d. Yêu cầu cơ
quan THADS tổ chức kiểm tra, thanh tra; chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp
kiểm tra, thanh tra công tác THADS ở địa phương;
đ. Có ý kiến bằng
văn bản về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng, Phó trưởng THADS huyện,
thị xã;
e. Quyết định
khen thưởng hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng tập thể, cá nhân
có thành tích trong công tác THADS.
2. Chủ tịch
UBND huyện, thị xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
UBND quyết định; có trách nhiệm phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp quản lý một số
mặt tổ chức, cán bộ và hoạt động của THADS địa phương, như sau:
a. Tổ chức, chỉ
đạo, kiểm tra đôn đốc về công tác THADS ở địa phương theo quy định của pháp luật;
b. Lãnh đạo thực
hiện việc kiện toàn tổ chức, cán bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của THADS
trong phạm vi địa phương;
c. Chỉ đạo công
tác quản lý về chính trị, tư tưởng, sinh hoạt và xây dựng các tổ chức quần chúng
trong cơ quan THADS ở địa phương. Đồng thời, hỗ trợ các điều kiện bảo đảm cho
hoạt động của THADS có hiệu quả;
d. Lãnh đạo
công tác quy hoạch cán bộ, chuẩn bị nguồn, tìm nguồn bổ sung cho đủ biên chế và
các chức danh THADS địa phương được phân bổ hàng năm;
đ. Lãnh đạo
công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho các chức danh cán
bộ, công chức THADS địa phương.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng
các Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã có trách nhiệm triển khai và tổ
chức thực hiện Quy chế này.
2. Giám đốc Sở
Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa Trưởng THADS tỉnh với Trưởng Phòng Tư
pháp huyện, thị xã; giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện
quy chế này, báo cáo UBND tỉnh./.