ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4793/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 15
tháng 09 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN
BÁO CÁO CỦA CÁC TỔ CHỨC NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ
NỘI ĐẶT TẠI ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN; CÁC NHÂN VIÊN KỸ
THUẬT CÔNG TÁC TRÊN ĐỊA BÀN CẤP XÃ VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11
năm 2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
61/2008/TTLT-BNN-BNV ngày 15 tháng 5 năm 2008
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện và nhiệm vụ quản lý
nhà nước của UBND cấp xã về Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 04/2009/TT-BNN
ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn
nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành nông nghiệp và Phát
triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã;
Căn cứ Quyết định số
2851/QĐ-BNN-TCCB ngày 08 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc ban hành Quy chế mẫu về quản lý, phối hợp công tác và
chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy
ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp
xã với Ủy ban nhân dân cấp xã;
Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; Quyết
định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009 về
việc ban hành quy định về Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền
công, CB, CC, VC và LĐHĐ trong các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội; Quyết
định số 11/2012/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 về
việc Sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh một số điều của Quyết định số
103/2009/QĐ-UBND ngày 24/9/2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 324/TTr-SNN ngày 25 tháng 12 năm
2013 về việc ban hành Quy chế về quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin
báo cáo của các tổ chức ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn
Thành phố Hà Nội đặt tại địa bàn cấp huyện với Ủy
ban nhân dân cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp
xã với Ủy ban nhân dân cấp xã và Báo cáo
số 184/SNV-QLSN ngày 21 tháng 01 năm 2014 của Sở Nội vụ về việc thẩm định Tờ
trình và dự thảo Quy chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về
quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn Thành phố Hà Nội đặt tại địa
bàn cấp huyện với Ủy ban nhân dân cấp huyện;
các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban nhân dân cấp xã".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày
kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở:
Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ
tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND
các xã, phường, thị trấn và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN và PTNT;
- Thường trực Thành ủy, HĐND TP;
- Đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- CVP, PVP Nguyễn Ngọc Sơn;
- Lưu: VT, NNNT (Túy 2b).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Xuân Việt
|
QUY CHẾ
VỀ QUẢN LÝ, PHỐI HỢP CÔNG TÁC VÀ CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO CỦA CÁC TỔ CHỨC
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẶT TẠI ĐỊA BÀN CẤP
HUYỆN VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN; CÁC NHÂN VIÊN KỸ THUẬT CÔNG TÁC TRÊN ĐỊA
BÀN CẤP XÃ VỚI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4793/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm, quyền hạn trong
quản lý, phối hợp công tác và chế độ
thông tin báo cáo của các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thành phố đặt tại địa bàn quận, huyện, thị xã với Ủy
ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); các nhân viên kỹ
thuật công tác trên địa bàn cấp xã với Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong việc chỉ đạo, triển khai thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trong các lĩnh vực công tác
của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn cấp huyện, xã.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà
Nội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Thủ trưởng các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế
các quận, huyện, thị xã; các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã và
các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước và thực
hiện các dịch vụ công phục vụ công tác quản lý nhà nước về Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ở cấp huyện, cấp xã chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn không có các tổ chức trực thuộc đặt tại địa bàn quận, huyện,
thị xã, cũng chịu sự điều chỉnh của Quy chế này: Có trách nhiệm thực hiện việc
quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo với UBND cấp huyện (qua Phòng Kinh tế).
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. “Các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn thành phố Hà Nội đặt tại địa bàn quận, huyện, thị xã” là các tổ chức
trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: Chi cục Thú y, Chi cục
Bảo vệ thực vật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, Chi
cục Thủy lợi, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy
sản, Chi cục Phát triển nông thôn; các Trung tâm: Khuyến nông, Phát triển chăn
nuôi, Phát triển cây trồng, Giống Thủy sản, Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường
nông thôn, Cứu hộ động vật hoang dã, Phát triển
Lâm nghiệp và các tổ chức trực thuộc các Chi cục, các Trung tâm đặt tại địa bàn
cấp huyện:
- Các Trạm thuộc Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản,
Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản;
- Các Hạt, Trạm, Đội thuộc Chi cục Kiểm lâm;
- Các Hạt Quản lý đê thuộc Chi cục Đê điều và PCLB;
- Các Trạm, Trại thuộc Trung tâm Khuyến nông;
- Trạm Thực nghiệm giống cây trồng thuộc Trung tâm
Phát triển cây trồng;
- Các Trạm thuộc Trung tâm Phát triển chăn nuôi...
2. “Các nhân viên kỹ thuật” là nhân viên chuyên môn, kỹ thuật Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn do các Chi cục, Trung tâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ký hợp đồng hoặc được tuyển dụng, điều động về công tác tại các xã, phường,
thị trấn: Nhân viên kỹ thuật chăn nuôi, thú y; Nhân viên kỹ thuật trồng trọt, bảo
vệ thực vật; khuyến nông viên... trên địa bàn (sau đây gọi chung là nhân viên kỹ
thuật nông nghiệp).
3. “Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã” bao gồm: Ban Chỉ huy Quân sự, Công an, Thanh tra, Phòng Tài nguyên và Môi
trường, Văn hóa và Thông tin, Quản lý đô thị; Đội Quản lý thị trường; các tổ chức
đoàn thể, lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức khác có liên quan trên địa
bàn.
Chương II
NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC,
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ VÀ PHỐI HỢP CÔNG TÁC
Điều 4. Nội dung quản lý, phối
hợp chung
1. Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật Nhà nước, các quy định của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các Bộ, Ngành của Trung ương có liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển ngành phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của cấp
huyện, cấp xã.
3. Triển khai nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong từng lĩnh vực cụ thể trên địa bàn cấp huyện, xã.
Điều 5. Nguyên tắc quản lý, phối hợp công tác
1. Đảm bảo tính thống nhất giữa quản lý ngành, lĩnh
vực công tác từ Thành phố tới cơ sở với quản lý theo địa bàn trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các tổ chức được pháp luật quy định.
2. Trình tự giải quyết công việc được thực hiện
theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác và quy chế làm việc
của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn
cấp xã.
3. Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
4. Sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin, báo
cáo theo đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Điều 6. Phương pháp phối hợp khi giải quyết công việc cụ
thể
1. Khi cần giải quyết các vấn đề về tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đặt tại địa bàn cấp huyện hoặc nhiệm
vụ của các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp xã nhưng có liên quan
trực tiếp tới thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
chủ trì mời các tổ chức, cá nhân này họp. Nếu vượt quá thẩm quyền thì Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì, đại diện Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Thủ trưởng các tổ chức ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn có liên quan được mời để tham gia ý kiến.
2. Khi cần phối hợp để giải quyết các lĩnh vực công
tác có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quản lý ngành thuộc thẩm quyền, trách
nhiệm của từng tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt trên địa
bàn cấp huyện thì Thủ trưởng của các tổ chức này chủ trì mời các tổ chức có liên quan họp thảo luận, bàn bạc giải
quyết. Nếu vượt quá thẩm quyền, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hà Nội và cấp có thẩm quyền để chủ trì
xem xét, giải quyết.
3. Trong trường hợp cần giải quyết công việc mà
không tổ chức họp được, hoặc không cần tổ chức họp thì có thể bằng hình thức
báo cáo, trao đổi thông tin qua các phương tiện thông tin, liên lạc, thống nhất
ý kiến bằng văn bản.
Chương III
QUẢN LÝ, PHỐI HỢP TRONG
CÁC LĨNH VỰC CÔNG TÁC CỤ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP HUYỆN, XÃ
Điều 7. Trách nhiệm, quyền hạn
của các tổ chức, cá nhân liên quan
1. Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã:
- Chịu trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về
lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn, theo chức năng, nhiệm
vụ, thẩm quyền và phân cấp quản lý chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc hoặc
tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ, tạo điều
kiện thuận lợi cho các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
trong các hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn;
- Bố trí nơi làm việc và tạo điều kiện thuận lợi để
các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đặt tại địa bàn cấp huyện có trách nhiệm đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp huyện và phối hợp chặt chẽ
với các tổ chức liên quan trên địa bàn
trong công tác quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ theo chức
năng, nhiệm vụ được giao;
3. Các nhân viên kỹ thuật nông nghiệp công tác trên
địa bàn cấp xã: Thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định tại Thông tư số
04/2009/TT-BNN ngày 21 tháng 01 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng
dẫn nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công tác trên địa bàn cấp xã; Quyết định số 73/QĐ-SNN ngày
18 tháng 01 năm 2013 của Sở Nông nghiệp & PTNT và các quy định khác có liên
quan.
4. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
và phân cấp quản lý, các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có
trách nhiệm quản lý, phối hợp thực hiện các nội dung được quy định tại Điều 8 của
Quy chế này.
Điều 8. Trách nhiệm, quyền hạn;
Nội dung quản lý, phối hợp cụ thể trong các lĩnh vực công tác:
I. Quản lý, phối
hợp về công tác chăn nuôi, thú y, thủy sản, cứu hộ động vật hoang dã:
1. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp huyện, xã và
các tổ chức liên quan trên địa bàn:
1.1. UBND cấp huyện:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện
công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản và giết mổ gia súc, gia cầm
trên địa bàn;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án phát triển
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và phòng chống
dịch bệnh trên địa bàn hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Công tác phát triển chăn nuôi, thủy sản bao gồm
các hoạt động: Xây dựng các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn
nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp, chăn nuôi tập trung ngoài khu
dân cư gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường; Phát triển thủy sản theo hướng tập trung thâm
canh, năng suất, chất lượng và phát triển bền vững;
+ Công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã trên địa
bàn;
+ Công tác phòng, chống dịch bệnh: Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y tiêm phòng vắc xin đối với vật
nuôi, vệ sinh tiêu độc, kiểm tra giám sát phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi
và thủy sản, quản lý kinh doanh thuốc thú y, thủy sản, vật tư chăn nuôi thú y,
thủy sản, hành nghề Thú y; xây dựng cơ sở chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản
an toàn dịch bệnh;
+ Chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm trên địa bàn theo quy định.
- Bố trí kinh phí trong công tác phòng, chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn: kinh phí hỗ trợ tiêu hủy, hỗ trợ
thiệt hại; hỗ trợ các lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch: tiêm phòng,
vệ sinh tiêu độc và các hoạt động có liên quan đến công tác phòng chống dịch.
- Chỉ đạo Ủy ban
nhân dân cấp xã:
+ Thực hiện các chương trình, kế hoạch, biện pháp
phát triển chăn nuôi, thủy sản; công tác
thú y, cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã trên địa bàn phụ trách;
+ Tuần tra các sông, hồ tự nhiên trên địa bàn để
phát hiện, xử lý các vụ khai thác thủy sản trái phép (xung điện, thuốc nổ, thuốc
độc);
+ Phối hợp xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi,
thủy sản; phối hợp quản lý đội ngũ nhân
viên kỹ thuật nông nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật và theo thẩm
quyền;
+ Xử lý các hành vi vi phạm về công tác giống, thức
ăn chăn nuôi, thuốc thú y... trên địa bàn.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế:
+ Tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăn
nuôi, thú y, thủy sản, cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã trên địa bàn: Xây dựng
chương trình, kế hoạch, dự án về phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản,
phòng chống dịch bệnh hàng năm; Phối hợp quản lý công tác cứu hộ, bảo tồn các
loài động vật hoang dã trên địa bàn, theo quy định của pháp luật và của Thành
phố;
+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật
về chăn nuôi, thú y, thủy sản, cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã. Hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ đối với cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ về phát triển
chăn nuôi, thú y, thủy sản và chuyển dịch
cơ cấu trong chăn nuôi, thủy sản. Thống
kê, tổng hợp báo cáo số lượng gia súc, gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản
và sản lượng thủy sản; các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản, thuốc thú
y, hóa chất, chế phẩm sinh học, thức ăn dùng
trong nuôi trồng thủy sản; các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh, sơ
chế, chế biến thủy sản, sản phẩm chăn nuôi;
+ Tổ chức thực hiện công tác phát triển chăn nuôi,
thủy sản; phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh trên đàn gia súc,
gia cầm, thủy sản; Tổng hợp, báo cáo về tình hình gia súc, gia cầm, thủy sản...
bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn;
+ Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý về giống, thức
ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các hoạt động dịch vụ về chăn nuôi, thú y, thuốc
thú y, thủy sản; truy xuất nguồn gốc hàng
hóa về thủy sản trên địa bàn; giải quyết
các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về giống, thức ăn chăn nuôi, thủy sản và công tác thú y và thuốc thú y theo
quy định của pháp luật;
+ Đề xuất các biện pháp và tham gia chỉ đạo phòng,
chống dịch bệnh trong chăn nuôi, thủy sản
trên địa bàn;
+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và
đột xuất theo quy định về lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản và vật tư phục vụ
công tác chăn nuôi, thú y.
1.2. UBND cấp xã:
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện
công tác quy hoạch phát triển chăn nuôi, thủy sản và giết mổ gia súc, gia cầm
trên địa bàn;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án phát triển
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm và phòng chống
dịch bệnh trên địa bàn hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Công tác phát triển
chăn nuôi, thủy sản bao gồm các hoạt động: Xây dựng các cơ sở chăn nuôi gia
súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp,
chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử
lý chất thải, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; Phát triển thủy sản
theo hướng tập trung thâm canh, năng suất, chất lượng và phát triển bền vững;
+ Công tác cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã trên địa
bàn;
+ Công tác phòng, chống dịch bệnh: Phối hợp với Chi
cục Thú y tiêm phòng vắc xin đối với vật nuôi, vệ sinh tiêu độc, kiểm tra giám
sát phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi và thủy sản, quản lý kinh doanh thuốc
thú y, thủy sản, vật tư chăn nuôi thú y, thủy sản, hành nghề Thú y; xây dựng cơ
sở chăn nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh;
+ Chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm trên địa bàn theo quy định.
- Bố trí kinh phí trong công tác phòng, chống dịch
bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn: kinh phí hỗ trợ tiêu hủy, hỗ trợ
thiệt hại; hỗ trợ các lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch: tiêm phòng,
vệ sinh tiêu độc và các hoạt động có liên quan đến công tác phòng chống dịch.
1.3. Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã:
Có trách nhiệm phối hợp trong công tác thanh tra,
kiểm tra về công tác giống vật nuôi, thủy sản, công tác thú y; kiểm tra các cơ
sở sản xuất, kinh doanh về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y, dịch vụ
thú y; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăn nuôi, thú y, thủy sản,
sử dụng thuốc thú y trên địa bàn.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
2.1. Những nhiệm vụ các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn phải
đề xuất và phối hợp với Phòng kinh tế thuộc UBND
cấp huyện:
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực thi pháp luật và
quy định của Thành phố về chăn nuôi, thú y, thủy sản trên địa bàn cấp huyện; xử
lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm theo quy định;
- Phối hợp với UBND
cấp huyện xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; Tổ chức liên kết đầu tư
phát triển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn.
2.2. Những nhiệm vụ trước và sau khi tổ chức thực
hiện phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;
- Tổ chức hỗ trợ vật nuôi, thủy sản thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh;
- Kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;
- Chương trình phát triển chăn nuôi; nuôi trồng thủy
sản.
2.3. Những nhiệm vụ các tổ chức ngành nông nghiệp phải phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã:
- Kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ
sinh thú y động vật, sản phẩm động vật, thủy sản; công tác phòng, chống dịch,
phòng trừ bệnh dại trên địa bàn; công tác thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm
theo định kỳ;
- Xử lý tiêu hủy động vật tại các ổ dịch phát sinh
trên địa bàn; Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y về phòng, chống dịch,
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y và các
công tác khác khi có yêu cầu (ngoài nhiệm vụ thường xuyên của Trạm thú y); cứu
hộ, bảo tồn các loài động vật hoang dã trên địa bàn, theo quy định của pháp luật
và của Thành phố;
- Tiếp nhận và cứu hộ các loài động vật hoang dã do
vi phạm pháp luật bị bắt giữ, xử lý tịch thu; phối hợp trong công tác thiêu hủy
động vật hoang dã do bị chết, bị dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, theo quy định
của pháp luật.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hướng dẫn về kỹ thuật
phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; biện pháp ứng dụng các tiến bộ khoa học,
công nghệ mới, để phát triển chăn nuôi; các biện pháp đảm bảo chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm có nguồn gốc từ
chăn nuôi, hướng dẫn các hộ, cơ sở chăn nuôi xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh
trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản;
- Vận động, tuyên truyền các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước về chăn nuôi, thú y; các chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia, Ban chỉ đạo thành phố về công tác
phòng, chống dịch bệnh động vật và các bệnh lây từ gia súc, gia cầm sang người;
- Công tác ngăn ngừa giết mổ gia súc, gia cầm trái
phép và quản lý các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, các hộ chăn nuôi được
giao cho Ủy ban nhân dân phường, xã có
trách nhiệm thực hiện giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về thú y
(Đối với cấp xã);
+ Công tác tổ chức và triển khai thực hiện tiêm
phòng gia súc trên địa bàn của nhân viên thú y xã.
2.4. Những nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết
các tổ chức ngành nông nghiệp phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra của Chủ tịch UBND cấp huyện, xã theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;
quản lý giết mổ gia súc, gia cầm;
- Phối hợp quy hoạch, xây dựng các cơ sở chăn nuôi
tập trung, giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sơ chế,
chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản; hỗ
trợ xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
- Hoạt động của Đoàn kiểm tra liên ngành trên địa
bàn;
- Thống nhất nội dung công tác quản lý hoạt động
liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú y, thủy sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn;
- Xác minh, giải trình các nội dung khiếu nại, tố
cáo của tổ chức, công dân liên quan đến công tác chăn nuôi, thú y, thủy sản,
trên địa bàn.
II. Phối hợp
quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp
1. UBND cấp huyện:
Phối hợp Quản lý chất lượng Nông, lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp; kiểm tra, giám
sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm sản,
thủy sản trên địa bàn. Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực
phẩm lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp quản lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp
& PTNT, UBND Thành phố.
Chỉ đạo Phòng Kinh tế:
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về
quản lý chất lượng nông lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp trên địa bàn;
công tác tuyên truyền đảm bảo chất lượng
an toàn thực phẩm nông, lâm sản và thủy sản;
- Thống kê, tổng hợp báo cáo các cơ sở kinh doanh
nông lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp trên địa bàn;
- Tham mưu, giúp UBND
cấp huyện chỉ đạo điều hành việc kiểm tra, giám sát, đánh giá, phân loại, chứng
nhận các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm, thủy
sản có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định và phân cấp
của Thành phố.
2. UBND cấp
xã:
Phối hợp Quản
lý chất lượng Nông, lâm sản, thủy sản và
vật tư nông nghiệp; kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư
nông nghiệp, sản phẩm nông lâm sản, thủy sản trên địa bàn.
3. Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã:
Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng
nông lâm sản, thủy sản và quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến
nông, lâm sản, thủy sản trên địa bàn; công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về an toàn chất lượng sản phẩm nông lâm sản, thủy sản.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của các tổ chức ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4.1. Những nhiệm vụ tổ chức ngành nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phải đề xuất và phối hợp với Phòng Kinh tế thuộc UBND cấp huyện:
- Thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, chế biến nông lâm sản, thủy sản, vật tư nông nghiệp và cấp
giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm trên địa bàn;
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn thực
phẩm nông, lâm, thủy sản và quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn;
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật,
chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về quản lý
và đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm sản, thủy sản và quản lý vật tư nông nghiệp trên địa bàn đối với các tổ
chức và cá nhân.
- Giám sát chất lượng nông lâm sản theo phân cấp của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND
Thành phố.
4.2. Những nhiệm vụ trước và sau khi tổ chức thực hiện tổ
chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải báo cáo Chủ tịch
UBND cấp huyện:
- Công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng, an
toàn thực phẩm nông, lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp; chế biến bảo quản
nông, lâm, thủy sản; biện pháp xử lý các vi phạm về quản lý chất lượng, an toàn
thực phẩm nông lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp;
4.3. Những nhiệm vụ tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn phải phối hợp với các tổ chức
liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã:
- Công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng, an
toàn thực phẩm nông, lâm sản, thủy sản và vật tư nông nghiệp, xử lý các vi phạm
theo quy định của pháp luật; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản, thủy sản và vật tư nông
nghiệp.
- Kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối
với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông,
lâm, thủy sản.
III. Phối hợp quản lý lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ
thực vật; Phát triển cây trồng; Khuyến nông:
1. UBND cấp
huyện:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề
án, dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, Phát triển cây trồng,
vùng sản xuất chuyên canh trên địa bàn; tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật, công
tác Khuyến nông và chỉ đạo Phòng Kinh tế phối hợp tổ chức thực hiện;
- Bố trí kinh phí và tổ chức phòng trừ sinh vật hại
cây trồng;
- Chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức phòng trừ sinh vật hại
cây trồng theo hướng dẫn của các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn kiểm tra, kiểm soát các hoạt động
kinh doanh phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật để phát hiện và xử
lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế:
+ Phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, tham mưu giúp UBND cấp huyện về công tác quản lý giống được
phép đưa vào sản xuất, hướng dẫn UBND các
xã bố trí cơ cấu giống cây trồng phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương
theo từng mùa/vụ;
+ Kiểm tra,
hướng dẫn sử dụng các loại phân bón, giống cây trồng mới trên địa bàn. Báo cáo
kế hoạch thử nghiệm sản xuất các giống cây trồng mới, thử nghiệm phân bón mới
trên địa bàn gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT trước khi triển khai thử nghiệm sản
xuất theo kế hoạch;
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các
cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật do
cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Thông báo công khai Danh sách
các cơ sở sản xuất đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện thuộc phạm vi quản lý trên
địa bàn. Định kỳ 06 tháng 01 lần, báo cáo các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và xử
lý vi phạm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý trên địa
bàn.
2. UBND cấp xã:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề
án, dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, Phát triển cây trồng,
vùng sản xuất chuyên canh trên địa bàn; tiếp nhận các tiến bộ kỹ thuật, công
tác Khuyến nông để phối hợp tổ chức thực hiện;
- Bố trí kinh phí và tổ chức phòng trừ sinh vật hại
cây trồng;
- Tổ chức phòng trừ sinh vật hại cây trồng theo hướng
dẫn của các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phối hợp với các
cơ quan chuyên môn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, kiểm
soát các hoạt động kinh doanh phân bón, giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật
để phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi
phạm.
3. Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện xã:
Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng
giống cây trồng, cây lâm nghiệp và quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống
cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; công tác thông tin,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về sử dụng an toàn giống, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón ... công tác thu hồi quỹ Khuyến nông đối với các hộ vay vốn
sản xuất.
4. Các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
4.1. Những nhiệm vụ các tổ chức ngành nông nghiệp
phải đề xuất và phải phối hợp với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Công tác kiểm dịch thực vật, dịch hại trên cây trồng;
thống kê, khảo sát ước diện tích, năng suất, sản lượng lúa, rau và cây trồng
khác, triển khai các mô hình về khuyến nông;
- Kiểm tra, thống nhất diện tích đền bù do thiên
tai, dịch bệnh gây ra;
- Công tác điều tra, lấy mẫu đất, mẫu nước để kiểm
tra điều kiện sản xuất rau; công tác quy hoạch chi tiết vùng sản xuất rau an
toàn; kiểm tra các tổ chức, cá nhân sản
xuất và sơ chế rau, quả;
- Công tác thanh tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;
- Phối hợp quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp
bền vững, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sinh thái;
- Kế hoạch hỗ
trợ xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
4.2. Những nhiệm vụ trước khi tổ chức thực hiện hoặc thực hiện hoàn thành các
tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Báo cáo về tình hình dịch hại hàng tuần, tháng, vụ,
năm trên địa bàn;
- Tổ chức lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề hoặc các
mô hình trình diễn cho nông dân tại địa phương.
- Việc tìm vị trí cắm biển dự báo sinh vật hại, hoặc
lắp các hệ thống thông tin tuyên truyền.
4.3. Những nhiệm vụ phải phối hợp với các tổ chức
liên quan trên địa bàn cấp huyện và cấp xã.
- Công tác kiểm dịch thực vật, dịch hại trên cây trồng;
thống kê, khảo sát ước diện tích, năng suất, sản lượng lúa, rau và cây trồng
khác, triển khai các mô hình về khuyến nông;
- Điều tra sinh vật hại trên địa bàn, thiêu hủy
sinh vật ngoại lai;
- Chứng nhận sản xuất rau an toàn;
- Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn.
4.4. Những nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết
phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã.
Công tác phòng, chống dịch bệnh cây trồng; tạo vùng
sản xuất nông nghiệp bền vững, vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sinh
thái; hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
IV. Quản lý, phối
hợp về lâm nghiệp, kiểm lâm, Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR):
1. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp huyện, xã và các tổ chức liên quan
trên địa bàn:
1.1. UBND cấp huyện
- Xây dựng chương
trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án, dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, kiểm
lâm, quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; chỉ đạo Phòng
Kinh tế phối hợp tổ chức thực hiện;
- Bố trí kinh phí và tổ chức phòng trừ sâu bệnh hại
rừng, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng;
- Quản lý đất lâm nghiệp, lâm sản, bảo vệ động vật
hoang dã, động thực vật quý hiếm theo quy định của Pháp luật và UBND Thành phố
Hà Nội;
- Thông báo các quy định của pháp luật về quản lý,
bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và các hành vi cấm sử dụng lửa trong rừng,
ven rừng, các quy định khác có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng đối
với các tổ chức, cá nhân;
- Chỉ đạo UBND cấp xã, chủ rừng trên địa bàn tổ chức
công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng, quản lý, phối hợp về lâm nghiệp, kiểm
lâm, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng chống chặt phá rừng, săn bắn động
vật trái phép; phối hợp với các cơ quan chuyên môn của ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh lâm sản, buôn
bán động vật hoang dã, động thực vật quý hiếm ... để phát hiện và xử lý theo
quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
- Chỉ đạo Phòng kinh tế:
+ Tham mưu giúp UBND cấp huyện trong công tác bảo vệ
và Phát triển rừng; quản lý đất lâm nghiệp, lâm sản, bảo vệ động vật hoang dã,
động thực vật quý hiếm; xây dựng các văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quản lý bảo vệ rừng, quản lý đất lâm
nghiệp và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật; công tác ứng
cứu PCCCR, đặc biệt công tác chữa cháy rừng, phòng chống chặt phá rừng, săn bắn
động vật trái phép;
+ Thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và đất
lâm nghiệp trên địa bàn.
1.2. UBND cấp
xã:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề
án, dự án thuộc lĩnh vực lâm nghiệp, kiểm lâm, quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa
cháy rừng trên địa bàn; chỉ đạo Phòng
Kinh tế phối hợp tổ chức thực hiện;
- Bố trí kinh phí và tổ chức phòng trừ sâu bệnh hại
rừng, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng;
- Quản lý đất lâm nghiệp, lâm sản, bảo vệ động vật
hoang dã, động thực vật quý hiếm theo quy định của Pháp luật và UBND Thành phố Hà Nội;
- Thông báo các quy định của pháp luật về quản lý,
bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và các hành vi cấm sử dụng lửa trong rừng,
ven rừng, các quy định khác có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ rừng đối
với các tổ chức, cá nhân;
- Tổ chức công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng, quản
lý, phối hợp về lâm nghiệp, kiểm lâm, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng
chống chặt phá rừng, săn bắn động vật trái phép; phối hợp với các cơ quan
chuyên môn của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh lâm sản,
buôn bán động vật hoang dã, động thực vật quý hiếm ... để phát hiện và xử lý
theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
1.3. Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã:
Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong công
tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng, quản lý
đất lâm nghiệp, quản lý lâm sản ... trên địa bàn; thông tin, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về quản lý bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ động vật
hoang dã, động thực vật quý hiếm; Xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
về quản lý, bảo vệ rừng, đất lâm nghiệp, lâm sản, động vật hoang dã, động, thực
vật quý hiếm theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm, quyền hạn các tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
2.1. Những nhiệm vụ phải đề xuất và phải phối hợp
với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp,
huyện
- Phương án bảo vệ rừng, PCCCR, phòng trừ sâu bệnh
hại rừng, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp;
- Tập huấn các quy định về quản lý bảo vệ, phát triển rừng, quản lý việc khai
thác sử dụng lâm sản, vận động nhân dân bảo
vệ và phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR;
- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với tổ chức, cá
nhân đăng ký nuôi động thực vật hoang dã trên địa bàn; công tác điều tra động,
thực vật quý hiếm đề xuất biện pháp quản lý;
- Công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực lâm nghiệp,
kiểm lâm, phòng cháy, chữa cháy rừng, quản lý lâm sản, động vật hoang dã, động,
thực vật quý hiếm... trên địa bàn.
2.2. Những nhiệm vụ trước khi tổ chức thực hiện
hoặc sau khi thực hiện hoàn thành phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện, xã và Phòng Kinh tế:
- Trường hợp xảy ra phá rừng, cháy rừng, Hạt kiểm
lâm phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện để huy động các tổ chức, lực lượng có
liên quan tham gia ứng cứu kịp thời;
- Công tác diễn tập về phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Việc tổ chức tuần tra truy quét các tổ chức cá
nhân phá hoại rừng, khai thác tàng trữ, mua bán vận chuyển lâm sản, săn bắt động
vật rừng trái phép trên địa bàn;
- Công tác giao đất, giao rừng;
- Công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng;
- Phát hiện những vụ phá rừng, bắt giữ những đối tượng
khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán lâm sản và động vật hoang dã, động, thực vật
quy hiếm trái phép.
2.3. Những nhiệm vụ phải phối hợp với các tổ chức
liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã
- Kiểm tra ngăn chặn các hành vi vi phạm quy định của
Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra truy
quét các tổ chức cá nhân phá hoại rừng;
khai thác tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật trái phép
trên địa bàn;
- Tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật, các
quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý khai thác sử dụng lâm sản,
vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng lực lượng quần chúng bảo
vệ rừng, PCCCR; huấn luyện nghiệp vụ các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng và
PCCCR; các quy định về quản lý bảo vệ động vật hoang dã, động, thực vật quý hiếm;
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có rừng, cộng đồng
dân cư trên địa bàn xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng,
PCCCR, quy ước bảo vệ rừng;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về lĩnh
vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản,
gây nuôi, tàng trữ, vận chuyển động vật hoang dã, động thực vật quý hiếm trái
phép ... theo quy định của pháp luật;
- Xác nhận nguồn gốc lâm sản theo quy định của Pháp
luật;
- Công tác canh gác lửa rừng khi có dự báo nguy cơ
cháy rừng cao;
- Thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng, đất
lâm nghiệp trên địa bàn.
2.4. Những nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết
phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và điều động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện, xã.
- Công tác quản lý, bảo vệ rừng; Quản lý lâm sản; động,
thực vật quý hiếm; việc huy động lực lượng, phương tiện để ngăn chặn, ứng cứu kịp
thời khi có xảy ra cháy rừng và chặt, phá rừng nghiêm trọng trên địa bàn hoặc
trong những tình huống cần thiết, cấp bách để bảo vệ rừng;
- Phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển
rừng; Việc quản lý, sử dụng các trang thiết bị để bảo vệ rừng và PCCCR đối với
các tổ chức, cá nhân được trang bị.
V. Quản lý, phối hợp trong lĩnh vực Đê điều và
Phòng chống lụt bão:
1. UBND cấp
huyện:
- Chịu trách nhiệm quản lý đê, kè, công trình đê điều,
bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng,
vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do thiên tai, lũ, lụt, bão gây
ra;
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp
luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên
địa bàn theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo cơ quan chức năng của huyện kiểm tra, xác
minh để xử lý vi phạm về quản lý đê điều;
- Chủ trì phối hợp
với các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác giải
phóng mặt bằng phục vụ các dự án tu bổ, nâng cấp, và kiên cố hóa công trình đê
điều trên địa bàn;
- Huy động lực lượng, nhân lực, vật tư, phương tiện
trong công tác PCLB và chịu trách nhiệm xử lý giờ đầu khi sự cố về đê điều xảy
ra hoặc có lệnh huy động của cấp có thẩm quyền;
- Thành lập lực lượng quản lý đê nhân dân; tăng cường
công tác quản lý đê trên địa bàn;
- Chịu trách nhiệm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về đê điều xảy ra trên địa bàn sau khi nhận được hồ sơ vi phạm
pháp luật về đê điều, do cơ quan quản lý chuyên môn về đê điều lập (Hạt QLĐ,
Chi cục đê điều &PCLB).
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật và kiến
thức liên quan đến công tác quản lý đê điều, PCLB đối với các tổ chức, cá nhân,
lực lượng xung kích tập trung, lực lượng canh gác đê và các lực lượng liên
quan;
- Quản lý về hành chính các hoạt động tu bổ đê, kè
trên địa bàn;
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế, UBND cấp xã phối hợp với
các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và thực
hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa,
bảo vệ đê, kè và hộ đê; kiểm tra, xác minh, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm
về quản lý đê điều theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế:
+ Tham mưu giúp UBND
cấp huyện trong công tác quản lý, bảo vệ đê, kè, công trình đê điều; xây dựng kế
hoạch tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và công tác hộ đê, phòng chống lụt,
bão...; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều, phòng chống lụt
bão, úng ngập trên địa bàn;
+ Phối hợp với
các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án tu bổ, nâng cấp,
kiên cố hóa công trình đê điều; bảo vệ đê, công trình đê và công tác hộ đê,
công tác phòng chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai...; Tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về đê điều và phòng chống lụt bão, úng ngập trên địa bàn.
2. UBND cấp xã:
- Chịu trách nhiệm quản lý đê, kè, công trình đê điều,
bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục
hậu quả do thiên tai, lũ, lụt, bão gây ra;
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về đê
điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết khiếu nại, tố
cáo theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn theo
quy định của pháp luật;
- Chủ trì phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án tu
bổ, nâng cấp, và kiên cố hóa công trình đê điều trên địa bàn;
- Huy động lực lượng, nhân lực, vật tư, phương tiện
trong công tác PCLB và chịu trách nhiệm xử lý giờ đầu khi sự cố về đê điều xảy
ra hoặc có lệnh huy động của cấp có thẩm quyền;
- Tuyển dụng, quản lý
lực lượng quản lý đê nhân dân; tăng cường
công tác quản lý đê trên địa bàn;
- Chịu trách nhiệm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về đê điều xảy ra trên địa bàn sau khi nhận được hồ sơ vi phạm
pháp luật về đê điều, do cơ quan quản lý chuyên môn về đê điều lập (Hạt QLĐ,
Chi cục đê điều &PCLB).
- Phối hợp tổ chức tập huấn, tuyên truyền pháp luật
và kiến thức liên quan đến công tác quản lý đê điều, PCLB đối với các tổ chức,
cá nhân, lực lượng xung kích tập trung, lực lượng canh gác đê và các lực lượng
liên quan;
- Quản lý về hành chính các hoạt động tu bổ đê, kè
trên địa bàn;
- Phối hợp với các tổ
chức ngành Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, dự án đầu tư
xây dựng, tu bổ; nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê, kè và hộ đê; kiểm tra, xác
minh, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý đê điều theo thẩm quyền.
3. Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện,
xã:
Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ đê, kè, công trình
đê điều; ứng cứu kịp thời việc phòng chống lụt, bão; Quản lý, bảo quản phương
tiện, máy móc, thiết bị dụng cụ đê xử lý sự cố về
đê điều và phòng chống lụt bão; Xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về
quản lý, bảo vệ đê, kè, hành lang đê, công trình đê theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
4.1. Những nhiệm vụ phải đề xuất và phải phối hợp
với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Luật đê điều,
pháp lệnh PCLB và các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác quản lý
đê điều và PCLB trên địa bàn;
- Lập kế hoạch tu bổ đê điều, phòng chống lụt bão
hàng năm.
4.2. Những nhiệm vụ trước khi tổ chức thực hiện
hoặc sau khi thực hiện hoàn thành phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện, xã và
Phòng Kinh tế:
- Công tác thanh tra, kiểm tra các tuyến đê trên địa
bàn, phát hiện lập biên bản vi phạm pháp luật về đê điều và thiết lập hồ sơ vi
phạm theo quy định. Gửi hồ sơ vi phạm đến UBND
cấp huyện, xã để xử lý theo thẩm quyền;
- Công tác kỹ thuật trong việc xử lý sự cố giờ đầu
về đê điều;
- Kiểm tra đánh giá chất lượng công trình đê, kè, cống.
Xây dựng phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm, bảo vệ công trình;
- Quản lý vật tư dự trữ phòng chống lụt bão được
giao;
- Công tác diễn tập phòng chống lụt, bão…;
- Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
của lực lượng quản lý đê nhân dân;
- Giám sát các hoạt động liên quan đến đê điều như
tu bổ, xử lý sự cố, lắp đặt thiết bị;
- Kiểm tra,
giám sát các nội dung trong giấy phép được cấp của các cá nhân, đơn vị hoạt động
liên quan đến đê điều;
4.3. Những nhiệm vụ phải phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện và cấp
xã.
- Công tác thanh tra, kiểm tra đê, kè, các công
trình đê điều trên địa bàn, thanh tra các hành vi vi phạm Luật Đê điều để xử lý
theo quy định của pháp luật;
- Xử lý các sự cố sạt, lở đê, tràn, vỡ đê (nếu có);
công tác ứng cứu lụt, bão;
- Công tác diễn tập phòng chống lụt, bão;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống lụt
bão, giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ đê, công trình đê điều ...
4.4. Những nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết
phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và điều động
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã
- Công tác kiểm tra đê, công trình đê điều trên địa
bàn;
- Xử lý các sự cố sạt, lở đê, tràn, vỡ đê (nếu có);
công tác ứng cứu lụt, bão;
- Công tác quản lý, bảo vệ đê, bảo vệ công trình đê
điều; việc huy động lực lượng, phương tiện để ngăn chặn, ứng cứu kịp thời khi
có sự cố xảy ra có nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của đê; tài sản của Nhà nước
và nhân dân; công tác chống lụt, bão hoặc trong những tình huống cần thiết, cấp
bách để bảo vệ đê;
- Phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ đê điều; Việc
quản lý, sử dụng các trang thiết bị, vật tư, phương tiện để phòng chống lụt,
bão.
VI. Quản lý, phối hợp về khai thác và bảo vệ
công trình thủy lợi, phòng chống úng hạn:
1. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp huyện, xã và
các tổ chức liên quan trên địa bàn:
1.1. UBND
cấp huyện:
- Quản lý các công trình thủy lợi, tu bổ, nâng cấp,
kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn theo phân cấp;
- Kiểm tra công trình thủy lợi trên địa bàn trước
và sau mùa mưa bão, báo cáo hiện trạng công trình thủy lợi với UBND thành phố (qua tổ chức ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn); Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công
trình thủy lợi; Xây dựng và thực hiện kế hoạch
về công tác thủy lợi theo phân cấp;
- Xây dựng phương án phòng chống úng, hạn trên địa
bàn;
- Quản lý tài nguyên nước; khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi theo quy định của pháp luật; ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm
hành lang bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn theo thẩm quyền. Báo cáo tình
hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi từng
tháng, quý, năm;
- Quyết định
theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm
quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục úng,
hạn;
- Tổ chức, chỉ đạo cơ quan chức năng của huyện
thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi; giải quyết
khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi trên địa bàn theo
thẩm quyền;
- Chủ trì phối hợp
với các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác giải
phóng mặt bằng phục vụ các dự án tu bổ, nâng cấp công trình thủy lợi; kiên cố
hóa kênh mương, hồ chứa tưới tiêu trên địa bàn;
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế, UBND cấp xã phối hợp với
các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương, hồ chứa;
kiểm tra, xác minh, xử lý các vi phạm về quản lý công trình thủy lợi theo thẩm
quyền và phân cấp quản lý;
- Chỉ đạo UBND
cấp xã, các HTX quyết toán diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; xây dựng
kế hoạch cấp bù kinh phí miễn thu thủy lợi phí và kế hoạch phục vụ sản xuất
hàng năm.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế:
+ Tham mưu giúp UBND
cấp huyện trong công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi,
tu bổ, nâng cấp, khai thông dòng chảy, kiên cố hóa kênh mương, hồ chứa, phòng
chống úng, hạn...; Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản
lý, bảo vệ, khai thác công trình thủy lợi; Thống kê diện tích sản xuất nông nghiệp có sử dụng tưới, tiêu trên địa
bàn; xây dựng kế hoạch cấp bù kinh phí miễn thu thủy lợi phí và kế hoạch
phục vụ sản xuất hàng năm;
+ Phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án tu bổ,
nâng cấp và kiên cố hóa công trình thủy lợi, kênh mương, hồ chứa; công tác
phòng chống úng, hạn.
1.2. UBND cấp xã:
- Quản lý các công trình thủy lợi, tu bổ, nâng cấp,
kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn theo phân cấp;
- Kiểm tra công trình thủy lợi trên địa bàn trước
và sau mùa mưa bão, báo cáo hiện trạng công trình thủy lợi với UBND cấp huyện;
Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi; Xây dựng và thực
hiện kế hoạch về công tác thủy lợi theo phân cấp;
- Xây dựng phương án phòng chống úng, hạn trên địa
bàn;
- Quản lý tài nguyên nước; khai thác và bảo vệ công
trình thủy lợi theo quy định của pháp luật;
ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi trên địa
bàn theo thẩm quyền. Báo cáo tình hình vi phạm và kết quả xử lý vi phạm hành
lang bảo vệ công trình thủy lợi từng tháng, quý, năm;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động
lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục úng, hạn;
- Tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về
thủy lợi; giải quyết khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về thủy lợi
trên địa bàn theo thẩm quyền;
- Chủ trì phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án tu
bổ, nâng cấp công trình thủy lợi; kiên cố hóa kênh mương, hồ chứa tưới tiêu
trên địa bàn;
- Phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ,
nâng cấp, kiên cố hóa kênh mương, hồ chứa; kiểm tra, xác minh, xử lý các vi phạm
về quản lý công trình thủy lợi theo thẩm quyền và phân cấp quản lý;
- Quyết toán diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn; xây dựng kế hoạch cấp bù kinh phí miễn thu thủy lợi phí và kế hoạch phục vụ
sản xuất hàng năm.
1.3. Các tổ chức
liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã:
Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý,
bảo vệ các công trình thủy lợi; ứng cứu kịp thời việc xử lý úng, hạn; Quản lý,
bảo quản phương tiện, máy móc, thiết bị dụng cụ để xử lý, khắc phục úng, hạn; Xử
lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về quản lý, khai thác công trình thủy
lợi, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1. Những nhiệm vụ phải đề xuất và phải phối hợp
với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp, huyện:
- Lập kế hoạch tu bổ, kiên cố hóa các công trình thủy
lợi, phòng chống úng, hạn hàng năm;
- Kiểm tra công trình thủy lợi trọng điểm trên địa
bàn trước và sau mùa mưa bão, đảm bảo an toàn hồ chứa nước. Lập kế hoạch đầu
tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi;
- Xây dựng phương án phòng chống hạn vụ đông xuân;
Phương án phòng chống úng ngập vụ mùa. Đề xuất giải pháp, chính sách trong công
tác phòng chống hạn, úng, ngập trên địa bàn.
2.2. Những nhiệm vụ trước khi tổ chức thực hiện
hoặc sau khi thực hiện hoàn thành phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện, xã và
Phòng Kinh tế:
- Công tác kiểm tra hệ thống công trình thủy lợi,
các tuyến kênh, mương, dòng chảy ở các sông, hồ phục vụ cho tưới tiêu; phát hiện,
lập biên bản, hồ sơ vi phạm pháp luật về công trình thủy lợi đề nghị UBND cấp huyện, xã xử lý theo thẩm quyền;
- Công tác kỹ thuật trong việc xử lý sự cố các công
trình thủy lợi, việc tắc nghẽn dòng chảy sông, hồ, kênh mương;
- Quản lý vật tư dự trữ, máy móc thiết bị phòng chống
úng, hạn;
- Thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn;
- Giám sát mọi hoạt động liên quan đến công tác quản
lý công trình thủy lợi.
2.3. Những nhiệm vụ phải phối hợp với các tổ chức
liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã
- Xây dựng phương án phòng chống hạn vụ đông xuân;
Phương án phòng chống úng ngập vụ mùa; Đề xuất giải pháp, chính sách tăng cường
công tác phòng chống hạn, úng, ngập trên địa bàn;
- Công tác miễn thu thủy lợi phí theo quy định của
pháp luật, của UBND Thành phố: kiểm tra,
tổng hợp diện tích miễn thu thủy lợi phí của các xã, HTX và các Công ty TNHHMTV
Đầu tư Phát triển thủy lợi;
- Kiểm tra, giám sát việc cấp, thu hồi, gia hạn giấy
phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, việc xả nước thải vào
hệ thống công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi; Quản lý tài
nguyên nước; Phát hiện, lập biên bản, hồ sơ vi phạm pháp luật về công trình thủy
lợi đề nghị UBND cấp huyện, xã xử lý theo
thẩm quyền;
- Kiểm tra thực hiện quy trình kỹ thuật vận hành, đảm
bảo an toàn hồ chứa nước trên địa bàn;
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức
pháp luật về quản lý tài nguyên nước và Pháp lệnh khai thác, bảo vệ công trình
thủy lợi;
- Công tác diễn tập phòng chống úng, ngập.
2.4. Những nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết
phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và điều động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã:
- Công tác thực hiện quy trình kỹ thuật vận hành
các công trình thủy lợi, đảm bảo an toàn hồ chứa nước, phương án tiêu nước trên
địa bàn;
- Xử lý, khắc phục các sự cố về công trình thủy lợi,
kênh, mương, hồ chứa …;
- Công tác quản lý, bảo vệ công trình thủy lợi; việc
huy động lực lượng, phương tiện để ngăn chặn, ứng cứu kịp thời do thiên tai
bão, lũ gây úng ngập trên diện tích sản xuất nông nghiệp hoặc trong những tình
huống cần thiết, cấp bách để bảo vệ công trình thủy lợi, khắc phục úng, hạn
trên địa bàn;
- Phương án, kế hoạch quản lý, bảo vệ công trình thủy
lợi; Việc quản lý, sử dụng các trang thiết bị để phòng chống úng, hạn.
VII. Quản lý, phối hợp trong công tác Nước sinh
hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn.
1. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp huyện, xã và
các tổ chức liên quan trên địa bàn:
1.1. UBND
cấp huyện:
- Xây dựng kế hoạch cấp nước sinh hoạt và Vệ sinh
môi trường nông thôn; Quản lý tài nguyên nước và các Trạm cấp nước sinh hoạt
trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của Thành phố;
- Tổ chức, chỉ
đạo cơ quan chức năng của huyện thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý, khai thác tài
nguyên nước; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn trên
địa bàn;
- Tổ chức
tuyên truyền, vận động người dân trong việc quản lý, khai thác, sử dụng nguồn
nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn;
- Tổng hợp, theo dõi, báo cáo định kỳ hàng năm về
nước sạch và VSMTNT;
- Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng
mới các công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các Trạm
cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn, các cơ sở xử lý rác thải trên địa bàn;
- Chỉ đạo UBND cấp xã phối
hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc
lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư, thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn.
- Chỉ đạo Phòng Kinh tế:
+ Tham mưu giúp UBND
cấp huyện trong công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn trên địa bàn; thanh tra, kiểm tra việc quản lý khai
thác, sử dụng tài nguyên nước, công trình cấp
nước sinh hoạt và công tác xử lý vệ sinh môi trường nông thôn. Tuyên truyền, phổ
biến kiến thức và các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử
dụng tài nguyên nước. Thống kê các trạm cấp nước sinh hoạt, các cơ sở xử lý vệ
sinh môi trường nông thôn;
+ Phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác quy hoạch, kế hoạch cấp nước sinh hoạt và xử
lý vệ sinh môi trường nông thôn; việc quản lý, vận hành hệ thống cung cấp nước
sạch trên địa bàn.
1.2. UBND
cấp xã:
- Xây dựng kế hoạch cấp nước sinh hoạt và Vệ sinh
môi trường nông thôn; Quản lý tài nguyên nước và các Trạm cấp nước sinh hoạt
trên địa bàn theo quy định của pháp luật và của
Thành phố;
- Tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp
luật về quản lý, khai thác tài nguyên nước; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại,
tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nguồn nước sinh hoạt và vệ sinh
môi trường nông thôn trên địa bàn;
- Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân trong việc
quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo vệ sinh
môi trường nông thôn;
- Tổng hợp, theo dõi, báo cáo định kỳ hàng năm về
nước sạch và VSMTNT;
- Lập kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng
mới các công trình cấp nước sinh hoạt và
vệ sinh môi trường nông thôn;
- Phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng các Trạm
cấp nước sinh hoạt vùng nông thôn, các cơ sở xử lý rác thải trên địa bàn;
- Phối hợp với
các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch,
kế hoạch đầu tư, thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường
nông thôn.
1.3. Các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện
xã:
Có trách nhiệm phối
hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công
tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, khai thác tài nguyên nước sinh hoạt và đảm
bảo vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý các Trạm cấp nước sinh hoạt. Xử lý
các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quản lý, khai thác tài nguyên nước sinh
hoạt và vi phạm về vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1. Những nhiệm vụ phải đề xuất và phải phối hợp
với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp, huyện:
- Lập chương trình, kế hoạch dài hạn và hàng năm;
khảo sát lập báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình cấp nước;
- Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự
án được phê duyệt trên địa bàn quận, huyện;
- Thi công xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt
và vệ sinh môi trường nông thôn. Xác định mốc địa giới khu vực thi công, giải
phóng mặt bằng xây dựng công trình; điều tra lập kế hoạch mở rộng mạng lưới
cung cấp nước;
- Phổ biến, hướng dẫn thủ tục lắp đặt thủy lượng kế
và giám sát thu tiền sử dụng nước của hộ dân;
- Tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách về
đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Vận động người dân thực hiện
xây nhà vệ sinh và thiết bị xử lý chất thải trong quá trình sản xuất nông nghiệp...
2.2. Những nhiệm vụ trước khi tổ chức thực hiện
hoặc sau khi thực hiện hoàn thành phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện, xã và
Phòng Kinh tế:
- Thực hiện kế
hoạch, chương trình, dự án cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường trên địa
bàn;
- Thi công xây dựng các công trình nước sạch và vệ
sinh môi trường, xác định địa giới khu vực thi công giải phóng mặt bằng xây dựng;
điều tra lập kế hoạch mở rộng mạng lưới cung cấp nước;
- Công tác kiểm tra việc khai thác tài nguyên nước,
quản lý các Trạm cấp nước sinh hoạt và công tác xử lý vệ sinh môi trường; phát
hiện, lập biên bản, hồ sơ các trường hợp
vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên nước sinh hoạt;
- Các hoạt động liên quan đến công tác quản lý,
khai thác tài nguyên nước và vệ sinh môi trường nông thôn.
2.3. Những nhiệm vụ phải phối hợp với các tổ chức
liên quan trên địa bàn cấp huyện, xã
- Thống nhất phương án bảo quản hệ thống công trình
cấp nước sinh hoạt, các quy định về quản lý và xử lý các vi phạm, phá hoại tuyến
ống, công trình cấp nước sinh hoạt;
- Tập huấn, hướng dẫn việc bảo dưỡng, vận hành các
công trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường an toàn và hiệu quả;
- Theo dõi, giám sát, thống kê, báo cáo theo định kỳ;
- Đề xuất chính sách và công tác quản lý, vận hành
các trạm cung cấp nước.
2.4. Những nhiệm vụ trong trường hợp cần thiết
phải chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và điều động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện:
Công tác kiểm tra việc khai thác tài nguyên nước, xử
lý sự cố các Trạm cấp nước sinh hoạt, xử
lý các vi phạm về vệ sinh môi trường nông thôn; phá hoại hệ thống đường ống,
công trình cấp nước sinh hoạt.
VIII. Quản lý phối
hợp chương trình xây dựng Nông
thôn mới:
1. Trách nhiệm, quyền hạn của UBND cấp huyện, xã và
các tổ chức liên quan trên địa bàn:
1.1. UBND
cấp huyện:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn theo chương trình, kế hoạch và Đề án;
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nội dung phương pháp và mục tiêu của chương
trình xây dựng nông thôn mới;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ các
xã trong quá trình xây dựng đề án và tổ chức thực hiện;
- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm báo
cáo Ban chỉ đạo (qua cơ quan thường trực) kết quả thực hiện công tác xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn. Tham dự các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết của
Chương trình.
- Phòng kinh tế:
+ Tham mưu giúp UBND
cấp huyện về chương trình, kế hoạch công tác xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn, kiểm tra đánh giá việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Thống kê, báo cáo các xã đăng ký và các xã trong kế
hoạch xây dựng nông thôn thôn mới của Thành phố;
+ Làm đầu mối phối hợp, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện nội dung liên quan đến phát triển nông thôn; tổng hợp tình hình, báo cáo
việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn về các lĩnh vực: phát triển
kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp…;
+ Phối hợp với các tổ chức ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn trong công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng nông thôn mới;
Khảo sát, đánh giá các tiêu chí tiêu chí theo quy định để được công nhận nông
thôn mới đối với các xã đã được công nhận và các xã đang xây dựng nông thôn mới;
Tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo sơ kết, tổng kết và các báo cáo đột xuất theo
yêu cầu của cấp có thẩm quyền.
1.2. UBND
cấp xã:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn theo chương trình, kế hoạch và Đề án;
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, nội dung phương pháp và mục tiêu của chương
trình xây dựng nông thôn mới;
1.3. Các tổ chức
liên quan trên địa bàn cấp huyện xã:
Có trách nhiệm phối hợp với các tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác tuyên truyền mục tiêu quốc gia,
chương trình kế hoạch của Thành phố về xây dựng nông thôn mới; kiểm tra, giám
sát các hoạt động có liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới; Xử lý các tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong công tác xây dựng nông thôn mới theo quy
định của pháp luật và UBND Thành phố Hà Nội.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức ngành Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
2.1. Những nhiệm vụ phải đề xuất và phải phối hợp
với Phòng Kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp,
huyện:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia về xây dựng nông thôn mới; kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo xây dựng
nông thôn mới;
- Khảo sát đánh giá các tiêu chí theo quy định để
được công nhận nông thôn mới đối với các xã trên địa bàn đã được công nhận và các xã đang thực hiện xây dựng
nông thôn mới;
- Thống nhất số liệu để báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng
kết và đột xuất theo yêu cầu về công tác xây dựng nông thôn mới;
- Tổng hợp, đề xuất kinh phí thực hiện Chương trình
báo cáo Thường trực Ban Chỉ đạo. Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan xây dựng
kế hoạch phân bổ vốn hàng năm theo các mục tiêu của chương trình;
- Công tác xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ
liệu phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá chương trình.
2.3. Những nhiệm vụ trước khi tổ chức thực hiện
hoặc sau khi thực hiện hoàn thành phải báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch,
dự án được phê duyệt trên địa bàn và việc đề xuất cơ chế, chính sách để đảm bảo
thực hiện xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới.
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện xây dựng nông
thôn mới;
2.3. Những nhiệm vụ phải phối hợp với các tổ chức liên quan trên địa bàn cấp huyện và cấp
xã
- Việc xác định, đánh giá các tiêu chí theo quy định
để được công nhận nông thôn mới đối với các xã đã được công nhận và các xã đang
thực hiện xây dựng nông thôn mới;
- Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông
thôn mới theo phân công của Ban chỉ đạo; kiểm tra, giám sát các hoạt động có
liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới; Việc xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, cản trở trong công
tác xây dựng nông thôn mới.
Chương IV
CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO
CÁO GIAO BAN, SƠ KẾT VÀ TỔNG KẾT
Điều 9. Thông tin báo cáo
1. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất và khi có
yêu cầu các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại
Điều 3 Quy chế này có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác
chuyên môn và các nội dung thực hiện phối hợp công tác với cơ quan quản lý cấp
trên, đồng thời gửi UBND và Phòng Kinh tế
cấp huyện.
2. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc đột xuất và khi có
yêu cầu, Phòng Kinh tế cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực
hiện công tác chuyên môn và các nội dung thực hiện phối hợp công tác của các tổ
chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hà Nội.
3. Hàng tuần, hàng tháng, quý hoặc đột xuất và khi
có yêu cầu các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã có trách nhiệm báo cáo với
Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức ngành
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt trên địa bàn về tình hình, kết quả thực
hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 10. Giao ban
Định kỳ hàng tháng, quý, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì tổ chức họp giao ban rút kinh
nghiệm việc thực hiện công tác quản lý, phối hợp, thông tin báo cáo theo Quy chế
này, thành phần gồm: UBND cấp huyện, Phòng Kinh tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn và các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt trên địa
bàn; UBND cấp xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn cấp huyện (nếu
có nội dung quản lý, phối hợp công tác có liên quan).
Điều 11. Sơ kết, tổng kết
1. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổ chức họp sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quy chế; đồng thời lấy ý kiến
góp ý để bổ sung, hoàn thiện Quy chế cho phù hợp với thực tiễn. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định
điều chỉnh, bổ sung Quy chế.
2. Năm năm một lần, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Hà Nội chủ trì tổ chức cuộc họp tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy
chế trên địa bàn thành phố.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Trách nhiệm thi hành
1. Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng
các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng phòng Kinh tế cấp
huyện, Chủ tịch UBND cấp xã; các nhân viên kỹ thuật công tác trên địa bàn cấp
xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước
về Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm thi
hành Quy chế này.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách
nhiệm chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức ngành Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đặt trên địa bàn cấp huyện, các nhân viên kỹ thuật công
tác trên địa bàn cấp xã và phối hợp với các ngành, tổ chức liên quan, UBND cấp
huyện, UBND cấp xã thực hiện Quy chế này.
3. Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu có vướng mắc,
Thủ trưởng các tổ chức ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, UBND cấp xã phản ánh
bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét, quyết định.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể
từ ngày ký.
2. Những vấn đề chưa được quy định trong Quy chế
này, khi cần giải quyết công việc có phát sinh, thì căn cứ các quy định hiện
hành của pháp luật và của Thành phố Hà Nội để thực hiện./.